Đề kiểm tra học kỳ II môn Địa lý Lớp 12 - Mã đề 1.2 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lục Ngạn số 1

doc 4 trang thaodu 2400
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Địa lý Lớp 12 - Mã đề 1.2 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lục Ngạn số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_dia_ly_lop_12_ma_de_1_2_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Địa lý Lớp 12 - Mã đề 1.2 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lục Ngạn số 1

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 (NĂM HỌC 2018-2019) TRƯỜNG THPT LỤC NGẠN SỐ 1 Môn: ĐỊA LÍ (Đề chính thức) Thời gian: 45 phút Đề thi gồm 4 trang (Không kể thời gian giao đề) Mã đề thi: 1.2 Họ, tên thí sinh: Câu 1: Vùng nào có mật độ dân số cao nhất và thấp nhất của nước ta A. Đồng Bằng sông Hồng và Duyên hải Nam Trung Bộ B. Đồng Bằng sông Cửu Long và Bắc trung Bộ C. Đồng Bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên D. Đồng Bằng sông Hồng và Tây Bắc Câu 2: Vùng có số lượng trang trại nhiều nhất nước ta hiện nay là A. Đông Nam Bộ. B. Đồng Bằng sông Hồng. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 3: Cho bảng số liệu: Kim ngạch xuất – nhập khẩu hàng hóa ở nước ta trong giai đoạn 2000-2014 (Đơn vị: triệu USD) Năm Tổng số Xuất khẩu Nhập khẩu 2000 30119.2 14482.7 15636.5 2005 69208.2 32447.1 36761.1 2010 157075.3 72236.7 84838.6 2012 228309.6 114529.2 113780.4 2014 298066.2 150217.1 147849.1 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Từ bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất khẩu hàng hóa của nước ta trong giai đoạn 2000-2014? A. Kim ngạch nhập khẩu tăng chậm hơn kim ngạch xuất khẩu. B. Kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh hơn kim ngạch xuất khẩu. C. Giai đoạn 2000-2010, kim ngạch xuất khẩu luôn nhỏ hơn nhập khẩu. D. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta tăng liên tục. Câu 4: Đây không phải là biện pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn: A. Phân chia lại ruộng đất, giao đất giao rừng cho nông dân. B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản. C. Coi trọng kinh tế hộ gia đình, phát triển nền kinh tế hàng hoá. D. Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất địa phương. Câu 5: Nhân tố tự nhiên gây khó khăn nhất cho sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên là A. mùa khô sâu sắc và kéo dài. B. chịu ảnh hưởng của bão, sương muối. C. sông ngòi ngắn và dốc. D. địa hình có sự phân bậc. Câu 6: Đây là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của Duyên hải miền Trung. A. Thanh Hoá. B. Đà Nẵng. C. Nha Trang. D. Vinh. Câu 7: Ngành nào sau đây là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta? A. Công nghiệp năng lượng. B. Công nghiệp vật liệu. C. Công nghiệp sản xuất công cụ. D. Công nghiệp khai thác Câu 8: Vùng nào có đô thị ít nhất nước ta ? A. Đồng bằng sông Hồng B. Trung du và miền núi Bắc Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải miền Trung . Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm tự nhiên của Tây Nguyên? A. Khí hậu phân hóa sâu sắc theo mùa. B. Đất xám trên phù sa cổ chiếm phần lớn diện tích. C. Trữ năng thủy điện tập trung chủ yếu trên các sông Xê Xan và Xrê Pôk. Trang 1/4 - Mã đề thi 1.2
  2. D. Độ che phủ rừng lớn nhất cả nước, nhưng đang bị suy giảm nghiêm trọng. Câu 10: Cho biểu đồ sau: (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2014 ,NXB Thống kê 2015) Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây? A. Giá trị nuôi trồng thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010. B. Giá trị khai thác thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010. C. Tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010. D. Cơ cấu sản lượng ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010. Câu 11: Tuyến đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa A. nối liền các tỉnh duyên hải với Tây Nguyên B. thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía Tây đất nước C. là tuyến đường "tránh" để hạn chế sự quá tải cho Quốc lộ 1A D. tạo điều kiện để giao lưu dễ dàng với các nước bạn Lào và Campuchia Câu 12: Vụ đông đã trở thành vụ chính của : A. Đông Nam Bộ B. Đồng bằng sông Hồng C. Bắc Trung Bộ D. Duyên hải Nam Trung Bộ Câu 13: Việc trồng các loại cây có nguồn gốc cận nhiệt ở Tây Nguyên được thực hiện ở: A.Trên các vùng núi cao giáp biên giới Việt – Lào B. Các cao nguyên có độ cao dưới 1000m C. Các vùng phía Nam Tây Nguyên, nơi tránh gió mạnh D. Các cao nguyên có độ cao trên 1000m Câu 14: Cho biểu đồ CƠ CẤU GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (%) Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên? A. Kinh tế ngoài nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và đang có xu hướng tăng lên. B. Tỷ trọng kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng, kinh tế ngoài nhà nước giảm. C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ nhất nhưng đang có xu hướng tăng nhanh. D. Tỷ trọng kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài nhà nước tăng, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm. Câu 15: Hai hệ thống sông có trữ năng thủy điện lớn nhất nước ta là A. Hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai B. Hệ thống sông Hồng và sông Mê Công C. Hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai D. Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình Câu 16: Một trong các ngư trường trọng điểm để đánh bắt cá của nước ta là A. quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. B. Lạng Sơn- Quảng Ninh. C. Hà Nội - Ninh Bình. D. Cần Thơ - Cà Mau. Câu 17: Ở trung du miền núi Bắc Bộ, khu vực có điều kiện thuận lợi nhất để trồng các loại cây thuốc quý là: Trang 2/4 - Mã đề thi 1.2
  3. A. Các cao nguyên đá vôi ở vùng Tây Bắc. B. Các đồng bằng miền núi như: Nghĩa Lộ, Than Uyên. C. Trên dãy Hoàng Liên Sơn và núi cao giáp biên giới. D. Dọc các thung lũng sông lớn. Câu 18: Nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng trên dòng sông nào của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Sông Chảy. B. Sông Lô. C. Sông Đà. D. Sông Hồng Câu 19: Điểm giống nhau giữa Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. đều có vị trí giáp biển. B. có mùa khô sâu sắc. C. có tiềm năng lớn về thủy điện. D. có một mùa đông lạnh. Câu 20: Ý nào sau đây không đúng với nhóm ngành theo phân loại hiện hành ở nước ta? A. Nhóm công nghiệp chế biến. B. Nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước. C. Nhóm công nghiệp chế tạo máy. D. Nhóm công nghiệp khai thác. Câu 21: Tỉnh trọng điểm về nghề cá ở Bắc Trung Bộ là A. Nghệ An B. Thanh Hóa C. Nghệ Tĩnh D. Quảng Trị Câu 22: Trở ngại chính đối với sự hoạt động của giao thông vận tải đường bộ nước ta là A. mạng lưới sông ngòi dày đặc. B. thiếu vốn và lao động kĩ thuật cao. C. phần lớn lãnh thổ là địa hình đồi núi. D. khí hậu và thời tiết thất thường. Câu 23: Cho bảng số liệu sau: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Nghìn tỉ đồng) Năm 2010 2012 2013 2014 Tổng số 1887 2922 3222 3541 Kinh tế Nhà nước 633 954 1040 1131 Kinh tế ngoài Nhà nước 927 1448 1560 1706 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 327 520 622 704 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010 - 2014 là biểu đồ A. tròn B. đường biểu diễn. C. cột D. miền Câu 24: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết sắt có ở nơi nào sau đây? A. Phú Vang. B. Lệ Thủy. C. Quỳ Châu. D. Thạch Khê. Câu 25: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết Khu kinh tế ven biển Năm Căn thuộc tỉnh nào ? A. Cà Mau. B. Trà Vinh. C. Sóc Trăng. D. Bến Tre. Câu 26: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Campuchia? A. Bình Thuận. B. Bình Phước. C. Lâm Đồng. D. Ninh Thuận. Câu 27: Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn nước ta ngày càng tăng nhờ A. việc đa dạng hoá cơ cấu kinh tế ở nông thôn. B. lao động nông thôn ngày càng đông đúc. C. thanh niên nông thôn đã bỏ ra thành thị tìm việc làm. D. chất lượng lao động ở nông thôn không được nâng lên. Câu 28: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết nơi nào có khu dự trữ sinh quyển thế giới? A. Tràm Chim. B. Cần Giờ. C. Yok Đôn. D. Núi Chúa. Câu 29: .Xu hướng nổi bật của chăn nuôi nuớc ta hiện nay là: A. Đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá, chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp. B. Kết hợp chăn nuôi trên cả ba khu vực: Gia đình, tập thể và quốc doanh. C. Phát triển chăn nuôi bò sữa ở các vùng ven các thành phố lớn và khu công nghiệp. D. Tăng tỉ trọng chăn nuôi tiểu gia súc, gia cầm theo hình thức gia đình, trang trại. Câu 30: Tại sao ngành du lịch nước ta có sự phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây? A. Do chính sách Đổi mới và mở cửa của nhà nước, thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài trong phát triển du lịch, nước ta giàu tài nguyên du lịch và những tài nguyên này đang được khai thác ngày càng hiệu quả. B. Do chính sách Đổi mới và mở cửa của nhà nước, mức sống của người dân được nâng cao, nước ta giàu tài nguyên du lịch và những tài nguyên này đang được khai thác ngày càng hiệu quả. C. Do nước ta giàu tài nguyên du lịch, những tài nguyên này đang được khai thác ngày càng hiệu quả, thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài để phát triển du lịch. Trang 3/4 - Mã đề thi 1.2
  4. D. Do nước ta giàu tài nguyên du lịch, những tài nguyên này đang được khai thác ngày càng hiệu quả và chính sách mở cửa của nhà nước. Câu 31: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đỉnh núi nào sau đây cao hơn cả? A. Kon Ka Kinh. B. Ngọc Krinh. C. Ngọc Linh. D. Vọng Phu. Câu 32: Nguyên nhân trực tiếp giúp sản lượng đánh bắt hải sản của nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây là do A. tăng số lượng tàu thuyền và công suất của tàu. B. thời tiết thuận lợi. C. người dân có nhiều kinh nghiệm. D. tăng số lượng cảng cá. Câu 33: Đâu không phải là đặc điểm của nền nông nghiệp hàng hoá? A. Đẩy mạnh thâm canh và chuyên môn hoá sản phẩm B. Mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại nông sản khác nhau C. Người sản xuất quan tâm đến lợi nhuận hơn là số lượng D. Gắn liền nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp Câu 34: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động không phải là giải pháp nhằm A. nâng cao thu nhập cho người lao động. B. góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm. C. nâng cao tay nghề cho người lao động. D. góp phần giảm tỉ lệ gia tăng dân số. Câu 35: Điểm khác nhau giữa nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và nhà máy nhiệt điện ở miền Nam là A. các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn. B. miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí. C. các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam. D. miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố. Câu 36: Ý nào dưới đây đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Tiếp giáp với Trung Quốc và Campuchia B. Có kinh tế phát triển nhất. C. Có dân số đông nhất so với các vùng khác trong cả nước. D. Có diện tích rộng nhất so với các vùng khác trong cả nước Câu 37: Nói "Việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay", bởi vì: A. Lao động trẻ chủ yếu tập trung ở thành phố dẫn đến tình trạng tệ nạn xã hội gia tăng B. Trình độ người lao động còn thấp và chậm đổi mới C. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn khá phổ biến D. Đa số nguồn lao động nước ta chủ yếu tập trung ở nông thôn, thu nhập thấp Câu 38: Khó khăn lớn nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trong phát triển chăn nuôi gia súc lớn là A. khí hậu lạnh giá và con giống có chất lượng cao còn ít. B. nguồn thức ăn và dịch vụ vận chuyển sản phẩm tới vùng tiêu thụ còn hạn chế. C. địa hình nhiều đồi núi hiểm trở và thị trường tiêu thụ không ổn định. D. người dân thiếu kinh nghiệm chăn nuôi, không được hỗ trợ về kĩ thuật. Câu 39: Kim ngạch xuất khẩu của nuớc ta ngày càng tăng, chủ yếu là nhờ: A. Thu hút vốn đầu tư nuớc ngoài. B. Phát triển công nghiệp chế biến. C. Mở rộng và đa dạng hoá thị truờng. D. Đẩy mạnh khai thác tài nguyên khoáng sản. Câu 40: Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi trồng hải sản nhất là A. Duyên hải miền Trung. B. Đông Nam Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Đồng bằng sông Cửu Long. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 1.2