Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 9 - Mã đề 001 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 9 - Mã đề 001 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_9_ma_de_001_nam_hoc_20.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 9 - Mã đề 001 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
- ĐỀ THI HỌC KÌ II- Hoá 9 (Năm học 2018-2019) Mã đề : 001 Họ, tên học sinh: Lớp: Bảng đáp án trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Chọn Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Chọn Chọn đáp án đúng ở mỗi câu và điền vào bảng đáp án trắc nghiệm bên trên. Câu 01: Để nhận biết các bình khí CH4, C2H4, CO2, và SO2 nên dùng phương pháp hóa học là: A. nước Br2 và Ca(OH)2. B. nước Br2 và O2 ( đốt cháy). C. O2 (đốt cháy) và dung dịch Ca(OH)2. D. dung dịch NaOH và nước Br2. Câu 02: Cho 25,2 gam glucozơ lên men rượu. Khối lượng rượu và thể tích khí CO2 (ở đktc) thu được lần lượt là (hiệu suất 100%) A. 12,88 gamvà 12,32 lít. B. 12,88 gam và 6,272 lít. C. 128,8 gam và 62,72 lít. D. 12,88 gam và 62,72 lít. Câu 03: Cho 10 gam hỗn hợp gồm rượu etylic và axit axetic tham gia phản ứng vừa đủ với 7,42 gam Na2CO3. Thành phần % khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu là: A. CH3COOH (16%), C2H5OH (84%). B. CH3COOH (58%), C2H5OH (42%). C. CH3COOH (84%), C2H5OH (16%). D. CH3COOH (42%), C2H5OH (58%). Câu 04: Thủy phân chất béo trong môi trường axit thu được: A. glixerol và một loại axit béo. B. glixerol và một số loại axit béo. C. glixerol và một muối của axit béo. D. glixerol và xà phòng. Câu 05: Chọn phương pháp tốt nhất làm sạch vết dầu ăn dính trên quần áo. A. Giặt bằng giấm. B. Giặt bằng nước. C. Giặt bằng xà phòng. D. Giặt bằng dung dịch axit sunfuric loãng. Câu 06: Hợp chất không tan trong nước là: A. CH3-CH2-COOH. B. CH3-CH2-OH. C. C6H12O6. D. (C17H33COO)3C3H5. Câu 07: Có ba lọ không nhãn đựng : rượu etylic, axit axetic, dầu ăn. Có thể phân biệt bằng cách nào sau đây ? A. Dùng quỳ tím và nước. B. Khí cacbon đioxit và nước. C. Kim loại natri và nước. D. Phenolphtalein và nước. Câu 08: Khi lên men glucozơ thấy thoát ra 16,8 lít khí cacbonic (đktc).Thể tích rượu (d = 0,8 g/ml) thu được là: A. 27,6 ml. B. 86,25 ml. C. 43,125 ml. D. 34,125 ml. Câu 09: Muốn có 1462,5 gam glucozơ thì khối lượng saccarozơ (hiệu suất phản ứng 100%) cần đem thủy phân là: A. 2778,75 gam. B. 2697,5 gam. C. 2877,75 gam. D. 2967,5 gam. Câu 10: Dãy các chất đều phản ứng với dung dịch NaOH là: A. CH3COOH, (-C6H10O5-)n. B. CH3COOC2H5 , C2H5OH.
- C. CH3COOH , C2H5OH. D. CH3COOH, CH3COOC2H5. to Câu 11: Cho phương trình hóa học: 2X + 7O2 4CO2 + 6H2O X là: A. C2H2. B. C2H4. C. C2H6. D. C6H6. Câu 12: Trùng hợp 0,5 tấn etilen với hiệu suất 90 % thì khối lượng polietilen thu được là: A. 0,5 tấn. B. 5 tấn. C. 4,5 tấn. D. 0,45 tấn. Câu 13: Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ? A. CH4, C2H6, CO2. B. C6H6, CH4, C2H5OH. C. CH4, C2H2, CO. D. C2H2, C2H6O, CaCO3. Câu 14:Dãy các chất nào sau đây đều là hiđrocacbon ? A. C2H6, C4H10, C2H4. B. CH4, C2H2, C3H7Cl. C. C2H4, CH4, C2H5Cl. D. C2H6O, C3H8, C2H2. Câu 15: Dãy các chất nào sau đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon ? A. C2H6O, CH4, C2H2. B. C2H4, C3H7Cl, CH4. C. C2H6O, C3H7Cl, C2H5Cl. D. C2H6O, C3H8, C2H2. Câu 16: Trong các chất sau: CH4, CO2, C2H4, Na2CO3, C2H5ONa có: A. 1 hợp chất hữu cơ, 4 hợp chất vô cơ. B. 2 hợp chất hữu cơ, 3 hợp chất vô cơ. C. 4 hợp chất hữu cơ,1 hợp chất vơ cơ. D. 3 hợp chất hữu cơ, 2 hợp chất vô cơ. Câu 17: Hoá trị của cacbon, oxi, hiđro trong hợp chất hữu cơ lần lượt là: A. IV, II, II. B. IV, III, I. C. II, IV, I. D. IV, II, I. Câu 18: Nguyên tử cacbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành các dạng mạch cacbon là: A. mạch vòng. B. mạch thẳng, mạch nhánh. C. mạch vòng, mạch thẳng, mạch nhánh. D. mạch nhánh. Câu 19: Công thức cấu tạo của một hợp chất cho biết: A. thành phần phân tử. B. trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. C. thành phần phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. D. thành phần phân tử và sự tham gia liên kết với các hợp chất khác. Câu 20: Hãy cho biết chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn ? A. C4H6. B. C2H4. C. C2H6. D. C2H2. Câu 21: Số liên kết đơn trong phân tử C4H8 mạch hở là: A. 10. B. 12. C. 8. D. 13. Câu 22: Cho các chất sau: H2O, HCl, Cl2, O2, CO2. Khí metan phản ứng được với: A. H2O, HCl. B. Cl2, O2. C. HCl, Cl2. D. O2, CO2. Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon thu được số mol H2O gấp đôi số mol CO2. Công thức phân tử hiđrocacbon đó là: A. C2H4. B. C2H6. C. CH4. D. C2H2. Câu 24: Để tinh chế khí metan có lẫn etilen và axetilen, ta dùng: A. dung dịch nước brom dư. B. dung dịch NaOH dư. C. dung dịch AgNO3/NH3 dư. D. dung dịch nước vôi trong dư. Câu 25: Khi đốt cháy hoàn toàn một thể tích hiđrocacbon X, thu được thể tích CO2 bằng thể tích hiđrocacbon X khi đem đốt (cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Hiđrocacbon đó là: A. C2H2. B. C2H4. C. CH4. D. C3H6. Câu 26: Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 8 gam khí metan là: A. 11,2 lít. B. 4,48 lít. C. 33,6 lít. D. 22,4 lít. Câu 27: Khi đốt cháy khí etilen thì số mol CO2 và H2O được tạo thành theo tỉ lệ: A. 2 : 1. B. 1 : 2. C. 1 : 3. D. 1 : 1. Câu 28: Các trái cây, trong quá trình chín sẽ thoát ra một lượng nhỏ chất khí: A. metan. B. etan. C. etilen. D. axetilen. Câu 29:Khí etilen cho phản ứng đặc trưng là:
- A. phản ứng cháy. B. phản ứng thế. C. phản ứng cộng. D. phản ứng phân hủy. Câu 30: Biết 0,01 mol hiđrocacbon X có thể tác dụng tối đa với 100ml dung dịch brom 0,1M. Vậy X là: A. C2H4. B. CH4. C. C2H2. D. C2H6. to Câu 31:Một hiđrocacbon X khi đốt cháy có phương trình hóa học như sau: X + 3O2 2CO2 + 2H2O Hiđrocacbon X là: A. C2H4. B. C2H6. C. CH4. D. C2H2. Câu 32: Biết rằng 0,1 lít khí axetilen ( đktc) thì có thể làm mất màu tối đa 100 ml dung dịch brom. Nếu dùng 0,1 lít khí etilen ( đktc) thì có thể làm mất màu tối đa thể tích dung dịch brom trên là: A. 300 ml. B. 200 ml. C. 100 ml. D. 50 ml. Câu 33: Một hiđrocacbon ở thể khí thường được dùng làm nhiên liệu để hàn cắt kim loại, đó là: A. metan. B. etilen. C. axetilen. D. etan. Câu 34: Khí axetilen không có tính chất hóa học nào sau đây ? A. Phản ứng cộng với dung dịch brom. B. Phản ứng cháy với oxi. C. Phản ứng cộng với hiđro. D. Phản ứng thế với clo ngoài ánh sáng. Câu 35: Một hiđrocacbon X khi đốt cháy tuân theo phương trình hóa học sau: t0 2X + 5O2 4 Y + 2H2O Hiđrocacbon X là: A. etilen. B. axetilen. C. metan. D. C2H6 (etan). Câu 36: Dẫn 0,1 mol khí axetilen qua dung dịch nước brom dư. Khối lượng brom tham gia phản ứng là: A. 16,0 gam. B. 20,0 gam. C. 26,0 gam. D. 32,0 gam. Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol khí axetilen thì cần bao nhiêu lít không khí (các khí đo ở đktc, biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí)? A. 300 lít. B. 280 lít. C. 240 lít. D. 120 lít. Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít khí C2H2 trong bình chứa khí oxi dư. Thể tích khí CO2 thu được (trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) là: A. 11,2 lít. B. 16,8 lít. C. 22,4 lít. D. 33,6 lít. Câu 39: Đốt hoàn toàn 24 ml hỗn hợp axetilen và metan phải dùng 54 ml oxi ( các thể tích khí đo ở đktc). Thể tích khí CO2 sinh ra là: A. 24 ml. B. 30 ml. C. 36 ml. D. 42 ml. Câu 40:Dẫn 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí metan và axetilen qua bình đựng dung dịch brom dư có 16 gam brom tham gia phản ứng. Thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là: A. 4,48 lít; 1,12 lít. B. 3,36 lít; 2,24 lít. C. 1,12 lít; 4,48 lít. D. 2,24 lít; 3,36 lít