Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2021-2022

doc 5 trang Hoài Anh 4472
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_9_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2021-2022

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn 9 Vận dụng Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Cộng Cấp độ Cấp độ cao thấp Tên chủ đề Xác định tác giả, tác phẩm, thể thơ, hoàn Phần đọc - cảnh sáng tác hiểu Nhận biết Nêu được tác được các biện dụng của các pháp tu từ biện pháp tu từ đó Số câu 2/3 1/3 1 Số điểm 2,5 0,5 3 Tỉ lệ % 25% 5% 30% Nhận biết Suy nghĩ về Cách viết được kiểu văn cuộc sống có đoạn văn bản ý nghĩa của nghị luận xã Phần tạo lập mỗi con hội văn bản người Nhận biết Xác định Cách viết Sáng tạo được kiểu văn vấn đề nghị bài văn nghị trong cách bản luận luận văn viết bài học Số câu 0,25 0,5 0,5 0,25 2 Số điểm 1,5 2,5 3 1 7 Tỉ lệ % 15% 25% 30% 10% 70% Số câu 1 1,25 0,5 0,25 3 Số điểm 3 3 3 1 10 Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% 100%
  2. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn 9 (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1 (3 điểm) Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời các câu hỏi: Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. a. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? b. Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ ? c. Chỉ ra và nêu tác dụng một biện pháp tu từ trong khổ thơ ? Câu 2: (2 điểm) Từ nội dung khổ thơ hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 6 - 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về cuộc sống có ý nghĩa của mỗi con người ? Câu 3 : (5 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê./.
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA KỲ II NĂM HỌC: 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn 9 Câu Ý Nội dung Điểm Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu 3,0 - Đoạn trích nằm trong văn bản Mùa xuân nho nhỏ 0,5 đ a - Tác giả: Thanh Hải 0,5 đ Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được Thanh Hải sáng tác vào tháng 11/ 1980 trong hoàn cảnh đất nước đang hồi sinh b nhưng cũng vào lúc này nhà thơ mắc bệnh hiểm nghèo, 1 đ 1 ông đã sáng tác bài Mùa xuân nho nhỏ ngay trên chính giường bệnh của mình. HS có thể chọn một trong ba phép tu từ sau: + Phép nhân hóa: Đất nước “vất vả”,“gian lao”-> Hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang dáng vóc tảo tần, cần cù của người mẹ, người chị. + Phép so sánh: Đất nước với “ vì sao, cứ đi lên phía trước”-> nhà thơ sáng tạo hình ảnh đất nước khiêm nhường c 1 đ nhưng cũng rất tráng lệ: Là một vì sao nhưng ở vị trí lên trước dẫn đầu, đó cũng là hình ảnh của cách mạng Việt Nam, của đất nước trong lịch sử. + Điệp từ “đất nước”, cùng phép so sánh, nhân hóa góp phần làm nổi bật và gợi ấn tượng sâu sắc về hình ảnh đất nước với niềm yêu mến, tự hào của tác giả. Viết đoạn văn (khoảng 7-8 dòng) 2,0 a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, 0,25 qui nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành, đúng yêu cầu về dung lượng. 2 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: vai trò của việc đọc 0,25 sách. c. Có thể lựa chọn cách lập luận: Đoạn thơ được trích trong vài "Mùa xuân nho nhỏ" của tác giả Thanh Hải gợi cho em nhiều suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống đối với mỗi con người. - Được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước hòa bình chúng ta phải biết yêu cuộc sống, yêu đất nước, biết ơn những con người Việt Nam cần cù trong lao động, anh dũng kiên cường. Cuộc sống đem đến cho chúng ta sự sống 1,25 phải biết nâng niu, gìn giữ. - Phải biết tin yêu và tin tưởng rằng Tổ Quốc ta dù trải qua bao thăng trầm biến đổi bởi chiến tranh, bom đạn, nhưng vẫn ngời sáng lung linh. - Phải biết tự hào, trân trọng gìn giữ và phải ra sức cống hiến, phát triển để nước nhà đi lên và cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.
  4. - Phải biết hóa thân "sống đẹp" để hiến dâng, để phục vụ cho một mục đích cao cả "làm nên đất nước muôn đời". đ. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 Chữ viết, trình bày sạch sẽ, khoa học. Viết bài văn 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. 0,25 Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận *Mở bài - Giới thiệu tácgiả : Lê Minh Khuê là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam thời chống Mĩ. Bà có sở trường viết truyện ngắn với đề tài chiến tranh, thường tập trung khai thác cuộc sống chiến đấu của thê' hệ trẻ ở Trường Sơn. - Giới thiệu tác phẩm : "Những ngôi sao xa xôi" là mộttrong những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta đang diễn ra vô cùng ác liệt. Truyện ngắn làm nổi bật hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn - gan góc, quả cảm, lạc quan, yêu đời, có tinh 3 thần trách nhiệm cao. Phương Định - nhân vật chính và cũng là người kể chuyện - là một điển hình như thế! - Giới thiệu đoạn trích : Có thể nói đây là đoạn hay nhất trong tác phẩm, thể hiện rõ sự dũng cảm của Phương Định. *Thân bài - Giới thiệu sơ lược về nhân vật : Phương Định là một người con gái Hà Nội, khá xinh xắn, đáng yêu. Cô đã tham gia vào chiến trường 3 năm, hiện thuộc tổ trinh sát mặt đường, hàng ngày phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần phải phá bom. Có nhiều phẩm chất đáng mến như tâm hồn nhạy cảm, mơ mộng, lạc quan, yêu đời và giàu tình yêu thương đối với đổng đội nhưng đáng chú ý nhất là sự dũng cảm và tinh thần trách nhiệm trong công việc. - Cảm nhận về nhân vật qua đoạn trích đã cho : 3,5 *Công việc của Phương Định : - Thời gian làm việc : Cô và đồng đội làm việc"chạy trên cao điểm cả ban ngày". Công việc luôn ẩn chứa hiểm nguy, có thể lấy đi tính mạng con người: "Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom". Hằng ngày, các cô gái phải đối mặt với "đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ẩm ì xa dần". ->Lối miêu tả chân thực khiến người đọc cũng phải rùng
  5. mình khi tưởng tượng lại không khí của những cuộc gỡ bom. *Thái độ, tinh thẩn của Phương Định : Cô đã quen với việc phải đối mặt với "Thần chết" mỗi ngày. Thậm chí, cô vẫn làm việc ngay cả khi"còn mộtvết thương chưa lành miệng ở đùi " - thật "lì lợm"! Mỗi lẩn gỡ bom mìn, "thần kinh thì căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ". Đó thực sự là công việc nguy hiểm nhưng cô gái vẫn không hề nản, vẫn luôn làm việc với tinh thẩn trách nhiệm cao nhất: "khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào" rồi mới yên tâm chạy về hang ở. Khi hoàn thành nhiệm vụ, cô trở về nơi ở với tâm trạng hoàn toàn thư thái, như chưa hề trải qua cơn sinh - tử: "ngửa cổ uống nước","nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ". =>Cô gái ấy nhỏ người nhưng ý chí và lòng quả cảm không hề nhỏ bé, khiến người đọc vô cùng cảm phục. *Đặc sắc nghệ thuật : Ngôi kể thứ nhất, nhân vật tự kể khiến câu chuyện hiện lên chân thực, chi tiết, tỉ mỉ; đồng thời dễ dàng bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình. *Kết bài Phương Định là một nữ chiến sĩ vô cùng gan dạ, có tinh thẩn trách nhiệm cao, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cô là điển hình cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ, là tấm gương sáng cho lớp trẻ hôm nay noi theo và học tập. Suy ngẫm về vai trò của tuổi trẻ hiện nay trong việc bảo vệ đất nước; liên hệ bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 Chữ viết, trình bày sạch sẽ, khoa học. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách 0,5 diễn đạt mới mẻ. Tổng 10