Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - GDCS - NV03 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Bình Dương (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - GDCS - NV03 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Bình Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_6_gdcs_nv03_nam_hoc_20.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - GDCS - NV03 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Bình Dương (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ KIỂM TRA HỌC KỲ II - Năm học: 2018 - 2019 TỈNH BÌNH DƯƠNG Môn thi: NGỮ VĂN 6 - GDCS Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao phát đề) (Đề thi gồm có 02 trang) ĐỀ ĐỀ THI THỬ HKII - NV03 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Gồm có 15 câu trắc nghiệm, hãy chọn đáp án đúng nhất trong mỗi câu dưới đây. Câu 1: Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” - của nhà văn nào ? A. Nguyễn Sen B. Tố Hữu C. Văn Cao D. Võ Quảng Câu 2: Tại sao khi đứng trước bức tranh đoạt giải của em gái, người anh muốn nói với mẹ: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”? A. Vì anh hối hận về những gì mình đã dành cho em và thấy không xứng đáng B. Vì bức tranh không vẽ với tấm lòng trong sáng của em gái C. Vì anh cảm thấy hãnh diện về bản thân D. Vì anh nhận được tình cảm của em và thấy mình không đẹp như bức tranh Câu 3: Nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong bài “Vượt thác” - Võ Quảng là gì ? A. Nhân hóa, so sánh B. Miêu tả kết hợp biểu cảm C. Miêu tả cảnh kết hợp tả người D. Miểu tả cảnh kết hợp nhân hóa, so sánh Câu 4: Câu văn sau: “Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa”. Câu trên có mấy vị ngữ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 5: Trong câu “Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài hoa”, phó từ “thường” thuộc loại? A. Chỉ sự tiếp diễn B. Chỉ mức độ C. Chỉ thời gian D. Chỉ tần suất Câu 6: Câu nào không phải là câu trần thuật đơn có từ “là”? A. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa B. Bồ Các là bác chim ri C. Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc đồng quê D. Vua phong cho chàng là Phù Đổng Thiên Vương Câu 7: Trong các câu văn sau, câu nào không sử dụng phó từ? A. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. B. Sợi râu tôi dài và uốn cong. C. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp. D. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Câu 8: Nếu viết: "Cho đến chiều tối, vượt qua thác Cổ Cò" thì câu văn mắc lỗi nào? A. Thiếu vị ngữ B. Thiếu chủ ngữ C. Sai quan hệ ngữ nghĩa D. Thiếu C - V Câu 9: Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào? “Vì mây cho núi lên trời Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng” A.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật B. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật C. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng D. Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật Câu 10: Xác định kiểu ẩn dụ trong câu thơ sau: “Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay” A. Hình thức B. Phẩm chất C. Cách thức D. Chuyển đổi cảm giác Câu 11: Chi tiết nào sau đây cho thấy người anh tỏ ra ích kỉ với em gái mình? A.Luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài B. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên
- C. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra D. Bây giờ tôi cảm thấy nó như chọc tức tôi Câu 12: Chi tiết sau thể hiện điều gì ở Mèn? “Tôi rình đến lúc chị Cốc rỉa cánh quay đầu lại phía cửa tổ tôi, tôi cất giọng véo von: Cái Cò, cái Vạc, cái Nông Ba cái cùng béo, vặt lông cái nào? Vặt lông cái Cốc cho tao Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, [ ]” A. Kiêu căng, gang dạ B. Tự cao tự đại C. Liều lĩnh, táo bạo D. Nghêu ngao, giỡn cợt Câu 13: Vì sao hình ảnh nhân vật đứa con của chú Hai trong văn bản “Vượt thác” có tên là Cù Lao? A. Vì sinh ra ngoài đảo lớn B. Vì sinh ra ở làng Cù Lao C. Vì sinh ra ngoài đảo nhỏ D. Vì sinh ra ở quê làng Câu 14: Cuộc vượt thác của con thuyền được miêu tả theo trình tự nào? A.Đoạn sông đồng bằng - đoạn sông nhiều thác - đoạn sông bằng phẳng B. Đoạn sông chân thác - đoạn sông nhiều thác dữ - đoạn sông qua thác dữ C. Đoạn sông phẳng lặng - đoạn sông nhiều thác dữ - đoạn sông qua thác dữ D. Đoạn sông nhiều thác - đoạn sông nhiều thác dữ - đoạn sông phẳng lặng Câu 15: Dòng nào sau đây nói lên đúng nhất ý nghĩa văn bản “Bức tranh của em gái tôi” - nhà văn Tạ Duy Anh? A. Lòng ghen tị, ích kỉ được thức tỉnh và thấp kém hơn bao giờ hết B. Lòng ghen tị và sự thi đua có một khoảng xa cách như giữa tật xấu xa và đức hạnh C. Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn lòng ghen ghét, đố kị D. Lòng đố kị sẽ làm suy thoái nhân cách của con người II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu 1: (0,5 điểm) Hãy nêu giá trị nghệ thuật và nội dung trong văn bản “Vượt thác” - nhà văn Võ Quảng? Câu 2: (1,0 điểm) a) Ẩn dụ là gì? Kể tên các kiểu ẩn dụ? b) Phép hoán dụ trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào? “Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương” Câu 3: (0,5 điểm) Trong cuốn sách Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả, nhà văn Tô Hoài có dẫn lời của một nhà văn Pháp như sau: “Một trăm thân cây bạch dương giống nhau cả trăm, một trăm ánh lửa giống nhau cả trăm. Mới nhìn tưởng thế, nhưng nhìn kĩ thì thân cây bạch dương nào cũng khác nhau, ngọn lửa nào cũng khác nhau. Trong đó ta gặp bao nhiêu người, phải thấy ra mỗi người mỗi khác nhau không một ai giống ai”. Thông qua lời dẫn trên, nhà văn Tô Hoài muốn khuyên ta điều gì khi viết văn miêu tả? Câu 4: (5,0 điểm) Hãy tả hình ảnh một người thầy (cô) mà em yêu quý nhất./. Hết (Thí sinh không sử dụng tài liệu - giám thị không giải thích gì thêm)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: Ngữ văn – Lớp 6 (Gồm 02 trang) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Gồm có 15 câu. Học sinh chọn đáp án đúng nhất. Mỗi câu đúng được 0,2 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án A A C C D D B B A B C B C C B II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu Ý Đáp án Điểm số 1 * Nghệ thuật: 0,25 điểm - Ngôn ngữ giàu hình ảnh - Miêu tả cảnh kết hợp tả người - Hình ảnh độc đáo - Nhân hóa, so sánh phong phú * Nội dung: - Là bài ca về thiên nhiên, quê hương đất nước, lao động 0,125 điểm - Từ đó, kín đáo nói lên tình yêu đất nước, dân tộc của nhà văn 0,125 điểm 2 a) * Khái niệm: 0,25 điểm Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng, khác có nét tương đồng. Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt * Các kiểu hoán dụ: - Ẩn dụ hình thức 0,125 điểm - Ẩn dụ cách thức 0,125 điểm - Ẩn dụ phẩm chất 0,125 điểm - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 0,125 điểm b) Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật 0,25 điểm 3 - Nhà văn Tô Hoài muốn khuyên chúng ta: + Khi làm văn miêu tả phải quan sát tinh tế, tỉ mỉ để tìm ra nét 0,25 điểm riêng, nét mới mẻ, độc đáo của đối tượng miêu tả. + Làm văn miêu tả phải có sự liên tưởng, sáng tạo, không rập 0,25 điểm khuôn, máy móc. * Lưu ý: - Học sinh trình bày được một trong hai ý giám khảo cho điểm tối đa. - Học sinh có thể diễn đạt khác, giám khảo không chấm bài rập khuôn theo ngôn ngữ của đáp án. 4 MB Giới thiệu về người thầy (cô) mà em yêu quý nhất 0,5 điểm TB Lần lượt miêu tả theo trình tự sau: a) Tả ngoại hình 1,0 điểm (Hình dáng, cử chỉ bên ngoài) b) Tả tính cách 1,0 điểm (Tính tình, sở thích, nhân phẩm) c) Tả công việc 1,0 điểm (Chăm chỉ, siêng năng, tính chất công việc)
- d) Tả kỉ niệm giữa em với người thầy (cô) đó 1,0 điểm KB Nêu cảm nghĩ của em về người thầy (cô) ấy. 0,5 điểm Biểu điểm bài Làm văn: - Đáp ứng đủ các yêu cầu của đề, bố cục đủ 3 phần, diễn đạt 4-5 điểm trôi chảy, mạch lạc, bài viết chân thật, xúc động. - Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu của đề, còn mắc một 3-4 điểm vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Đáp ứng được 2/3 các yêu cầu trên. 2-3 điểm - Đáp ứng được nửa các yêu cầu của đề. 1-2 điểm - Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. 0,5 - 1 diểm - Hoàn toàn lạc đề 0 điểm * Lưu ý: Thí sinh có thể viết văn theo ý riêng nhưng phải đảm bảo cấu trúc 3 phần. Diễn đạt theo đúng trình tự các ý. Khuyến khích các bài văn có tính sáng tạo./. Hết