Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tích Sơn (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 8390
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tích Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2016_2017_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tích Sơn (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS TÍCH SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016-2017 Môn: Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút I.MỤC TIÊU Thu thập thông tin, mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì 2 theo ba nội dung Văn học, tiếng Việt, Tập làm văn. Mục đích của các bài kiểm tra là đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận. Cụ thể đánh giá mức độ cần đạt của HS sau các bài đọc về văn bản nghị luận, văn bản truyện hiện đại, dấu chấm lửng, câu bị động, phương thức biểu đạt, văn bản nghị luận. II. HÌNH THỨC - Hình thức đề kiểm tra: trắc nghiệm khách quan và tự luận - Cách thức tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm và phần tự luận trong vòng 90 phút III. THIẾT LẬP KHUNG MA TRẬN Tên chủ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng đề TN TL TN TL Thấp cao ( chương, phần ) 1.Văn học Nhớ tên tác Hiểu giá trị nội Tóm tắt -Văn nghị giả, tác dung và nghệ văn bản luận phẩm thuật của đoạn truyện -Văn bản trích truyện hiện đại Số câu Số câu: 1 Số câu: 3 Số câu: 7 Số câu: 3 Số điểm:0,5 Số điểm: 0,5 Số điểm 2 Số điểm 3,0 Số điểm Tỷ lệ: 5% Tỷ lệ: 5% Tỉ lệ 20% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ 2. Tiếng Nhận diện Hiểu tác dụng Việt câu chủ của dấu chấm - Dấu động lửng chấm lửng - câu chủ
  2. động, bị động. Số câu Số câu: 5 Số câu: 4 Số câu: 2 Số điểm Số điểm:0,5 Số điểm: 0,5 Số điểm:1 Tỉ lệ Tỷ lệ: 5 % Tỷ lệ: 5 % Tỉ lệ 10% 3. Tập -Nhận ra Viết bài làm văn PTBĐ của Văn nghị - Phương đoạn trích luận giải thức biểu -Nhận ra thích và đạt mục đích chứng - Văn bản của văn bản minh đề nghị nghị luận - Tạo lập văn bản nghị luận Số câu Số câu 2,6 Số câu 8 Số câu: 3 Số điểm Số điểm:1 Số điểm 5 Số điểm:6 Tỉ lệ Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ 50% Tỉ lệ 60% Tổng số Số câu: 4 Số câu: 2 Số câu: 2 Số câu: 8 câu Số điểm: 2,0 Số điểm: 1 Số điểm: 7,0 Số điểm 10 Tổng số Tỉ lệ 20% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ 70% Tỉ lệ 100 % điểm Tỉ lệ % IV. ĐỀ KIỂM TRA Trắc nghiệm( 3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng: Bấy giờ ai nấy ở trong đình đều nôn nao, sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời: - Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi! Quan lớn đỏ mặt tía tai quay ra quát rằng: - Đê vỡ rồi! Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không? Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? không còn phép tắc gì nữa à? - Dạ, bẩm ( Theo Ngữ văn 7, tập 2) Câu 1: Ai là tác giả của đoạn văn trên? A. Hoài Thanh
  3. B. Hồ Chí Minh C. Phạm Duy Tốn D. Đặng Thai Mai Câu 2: Trong đoạn trích trên tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? A. Kể xen tả B. Kể và biểu cảm C. Miêu tả và biểu cảm D. Miêu tả và nghị luận Câu 3: Mục đích chính của đoạn trích trên là gì? A. Tố cáo tội ác của quan phụ mẫu B. Tố cáo tên quan phụ mẫu hống hách vô trách nhiệm C. Tả thái độ của mọi người trong đình khi nghe tin vỡ đê D. Thể hiện sự sợ hãi của mọi người và anh lính hầu Câu 4: Trong câu “ Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi!” dấu chấm lửng có tác dụng gì? A. Tỏ ý còn nhiều cung bậc chưa kể ra hết B. Biểu hi ện sự kéo dài của lời nói C. Nói lên sự ngập ngừng, đứt quãng D. Tỏ ý người viết lấp lửng hàm ý một vấn đề gì đó Câu 5: Câu “ Đê vỡ rồi” là câu chủ động, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 6: Mục đích của văn nghị luận là gì? A. Nhằm kể lại đầy đủ một câu chuyện nào đó. B. Nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết. C. Nhằm tái hiện sự vật, sự việc, con người và cảnh vật một cách sinh động. D. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm, một nhận xét nào đó. Tự luận ( 7 điểm) Câu 7: ( 2 điểm) Tóm tắt truyện “Sống chết mặc bay” trong khoảng 5-10 dòng? Câu 8:( 5 điểm) : Giải thích và chứng minh câu tục ngữ: “ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” V. ĐÁP ÁN I.Trắc nghiệm Mức tối đa 1 2 3 4 5 6 C A B C B D Mức ko đạt Chọn không đúng đáp án trên hoặc kkông chọn đáp án nào.
  4. I.TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu Nội dung Điểm * Mức tối đa: 2 điểm Hình thức: - Viết dưới hình thức một đoạn văn. - Diễn đạt mạch lạc rõ ràng, bằng lời văn của mình, không sai lỗi 0,5 đ 7 chính tả, dùng từ, đặt câu, chữ viết sạch đẹp. Nội dung Gần một giờ đêm, ở làng X thuộc phủ X, trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà dâng lên rất cao. Nhân dân suốt từ chiều mệt lử vì hộ đê chống lũ. Ở trong đình cao quan phụ mẫu với đủ thứ tiện nghi đang cùng kẻ dưới đánh tổ tôm, không mảy may để tâm tới chuyện 1,5 đ đê sắp vỡ. Có người tới báo đê vỡ thì quan đỏ mặt tía tai quát và đuổi đi. Trong lúc quan sung sướng vì ù ván bài to thì vùng ấy nước tràn lênh láng xoáy thành vực sâu. Tình cảnh người dân trăm sầu nghìn thảm. *Mức chưa tối đa:1,5- 2 điểm Chỉ tóm tắt được một nửa so với yêu cầu trên. Trình bày còn xấu, có sai sót về lỗi chính tả. *Mức chưa tối đa: 0,5-1 điểm Chỉ tóm tắt được một phần nhỏ trong nội dung Mắc nhiều lỗi chính tả, sai về ngữ pháp, chữ viết cẩu thả. * Mức chưa đạt: 0 điểm Không viết bài hoặc có viết nhưng sai lệch hoàn toàn. *Mức tối đa: 5 điểm Viết bài văn nghị luận giải thích và chứng minh 8 Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, văn viết lưu loát. Về cơ bản, phải nêu bật được các nội dung sau: a, Mở bài: - Giới thiệu câu tục ngữ - Nội dung khái quát của câu tục ngữ: Đoàn kết tương thân tương ái là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Tình cảm ấy xuất phát từ tình thương, niềm đồng cảm, biết lo lắng cho nhau giữa những 0,5đ người trong cùng một gia đình, một tập thể. b, Thân bài: * Giải thích câu tục ngữ: “ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
  5. - Nghĩa đen: 2đ + Tàu: máng đựng thức ăn trong chuồng ngựa, cũng dùng để gọi chuồng ngựa. + Nghĩa của cả câu: một con ngựa ốm, không ăn cỏ, cả đàn ngựa cũng không thiết đến việc ăn uống, không để ý đến bản thân mình. - Nghĩa bóng: trong gia đình, trong một tập thể có một người gặp chuyện không may thì những người khác cũng lo lắng. * Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: - Trong gia đình nếu có người ốm đau , gặp hoạn nạn, những người 2đ khác đều lo lắng, cố gắng làm sao giúp đỡ người không may qua bước khó khăn. - Trong cộng đồng còn nhiều người bất hạnh như người tàn tật, nạn nhân của thiên tai bão lũ, nạn nhân chất độc da cam có rất nhiều người, rất nhiều phong trào chia sẻ nỗi đau đó như: ngày vì người nghèo, các chương trình: trái tim cho em, chung tay xoa dịu nỗi đau da cam c, Kết bài: - Khẳng định lại tính đúng đắn của câu tục ngữ . - Liên hệ bản thân: một học sinh có thể góp sức nhỏ bé của mình, chi sẻ khó khăn cùng những người trong gia đình, trong lớp học, 0,5đ trong xã hội như giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà, xây dựng quỹ tình thương giúp đỡ các bạn nghèo trong lớp, tham gia các hoạt động từ thiên *Mức chưa tối đa : 3,5- 4 điểm Cơ bản đáp ứng yêu cầu, văn viết có các luận điểm rõ ràng, diễn đạt trong sáng. * Mức chưa tối đa : 2,5- 3 điểm Đáp ứng 3/4yêu cầu, văn viết mạch lạc , có thể mắc vài sai sót về chính tả. * Mức chưa tối đa : 1-1,5 điểm Đáp ứng1/3 yêu cầu, diễn đạt có thể chưa thật tốt nhưng phải thoát ý. Còn có thể mắc lỗi về dùng từ, ngữ pháp. * Mức chưa tối đa : 0,5- 1 điểm: Sơ sài về nội dung và hình thức trình bày * Mức chưa đạt: 0 điểm Sai lạc cả về nội dung và phương pháp.