Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

docx 2 trang thaodu 6712
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2018_2019_co.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

  1. Họ tên: Lớp: ĐỀ KIỂM TRA HK II NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 8 ( 45 phút ) Điểm Lời phê của thầy, cô giáo I. TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm) Hãy khoanh tròn vào phương án trả lời đúng Câu 1. Tình thái từ “ chứ” trong câu: “ Bác trai đã khá rồi chứ ?” ( Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố) thuộc nhóm tình thái từ nào ? A. Tình thái từ cầu khiến B. Tình thái từ nghi vấn C. Tình thái từ cảm thán D. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm Câu 2. Cho hai câu đơn: Mẹ đi làm. Em đi học. Trong các câu ghép được tạo thành sau đây, câu nào không hợp lí về nghĩa ? A. Mẹ đi làm còn em đi học B. Mẹ đi làm, em đi học C. Mẹ đi làm nhưng em đi học D. Mẹ đi làm và em đi học Câu 3. Câu nghi vấn : “ Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu ?” ( Nam Cao, Lão Hạc) được dùng để làm gì ? A. Hỏi. B. Cầu khiến. C. Đe dọa. D. Phủ định. Câu 4. Câu cầu khiến: “ Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu” ( Ngữ Văn 6, tập 2) được dùng để làm gì ? A. Đề nghị. B. Yêu cầu. C. Khuyên bảo. D. Sai khiến. Câu 5. Câu phủ định là câu ? A. có những từ : biết bao, ôi, thay B. có sử dụng dấu chấm than . C. có ngữ điệu phủ định. D. có những từ phủ định:không, chẳng, chưa . Câu 6. Câu : “ Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không” ( Hịch tướng sĩ) thuộc kiểu hành động nói nào ? A. hành động hỏi B. hành động trình bày . C. hành động điều khiển. D. hành động hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc Câu 7. Các câu trong đoạn trích “ Nước Đại Việt ta” thuộc hành động nói nào ? A. Hành động hứa hẹn. B. Hành động trình bày. C. Hành động bộc lộ cảm xúc. D. Hành động hỏi. Câu 8. Trật tự từ trong câu nào thể hiện thứ tự trước, sau của thời gian ? A. Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần. ( Tố Hữu) B. Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. ( Tế Hanh) C. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập ( Nguyễn Trãi) D. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ. ( Hồ Chí Minh) II. TỰ LUẬN: (8 điểm) Câu 1 ( 1,5 đ) : Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Sao cụ lo xa thế ? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay ! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ? - Không, ông giáo ạ ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu ?( Nam Cao, Lão Hạc) a. Viết lại câu nghi vấn mà em xác định trong đoạn trích trên ? b. Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn ? Câu 2 ( 2,0 đ): Hãy xác định hành động nói và cách dùng của các hành động nói trong các câu sau: Tôi bật cười bảo lão (1): - Sao cụ lo xa quá thế ?(2). Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ !(3). Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! (4) (Nam Cao, Lão Hạc).
  2. Câu 3 ( 4,5 đ): Từ bài “ Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn, bằng hiểu biết của mình, em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 15 - 20 dòng) về vấn đề : Ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt./. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM Phần I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm - mỗi câu trả lời đúng 0, 25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C D C D A B C Phần II. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1:(3,0 điểm) * HS xác định câu nghi vấn : (0,75 điểm) - Sao cụ lo xa thế ? - Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ? - Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu ? * Chỉ ra được đặc điểm của các câu nghi vấn (0,75 điểm) - có từ nghi vấn: từ sao - dấu hỏi chấm - có từ nghi vấn: từ gì- dấu hỏi chấm - có từ nghi vấn: từ gì - dấu hỏi chấm * Hoặc HS có thể trả lời : có các từ nghi vấn “ sao, gì, gì ” và có dấu hỏi chấm ở cuối mỗi câu ( Cho 0,75 đ) Câu 2: (2,0 điểm) Học sinh nêu được - Câu (1) Hành động kể - Cách dùng gián tiếp ( 0,5) - Câu (2) Hành động bộc lộ cảm xúc - Cách dùng trực tiếp ( 0,5) - Câu (3) Hành động nhận định - Cách dùng trực tiếp ( 0,5) - Câu (4) Hành động đề nghị - Cách dùng gián tiếp (0,5) Câu 3:(4,5 điểm) - Viết được đoạn văn theo yêu cầu (0,5 đ) - Đảm bảo nội dung theo yêu cầu sau (4,0 đ) Yêu cầu nội dung của đoạn văn : Làm nổi bật luận điểm: Ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt Trong bài "Chiếu dời đô", Lý Công Uẩn ra đời đã thể hiện ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt ta. Để có thể thuyết phục khát vọng dời đô của mình, đầu tiên tác giả nêu lên dẫn chứng về các lần dời đô thời Tam đại của Trung Quốc, rồi qua đó phê phán hai triều Đinh, Lê khinh thường mệnh trời, theo ý riêng mình mà cứ đóng đô ở Hoa Lư. Sau đó, tác giả còn đưa ra những tác hại của việc không chịu dời đô của hai nhà Đinh, Lê và tỏ lòng đau xót : "Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi". ( 2 đ) Tiếp theo, nhà vua đưa ra những thuận lợi của Đại La : "Ở vào nơi trung tâm trời đất ; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây ; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rồng mà bằng ; đất cao mà thoáng". Thậm chí ông còn nêu những thuận lợi cho người dân : "Dân chúng khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Kết thúc bài văn bằng một câu hỏi mang tính dân chủ, đã khiến bài chiếu này trở thành một văn bản nghị luận đặc sắc, tăng tính thuyết phục hơn. ( 2 đ) Và quả nhiên, việc dời đô đã là một việc làm đúng đắn, không chỉ là trong lịch sử, mà sau này, Thăng Long Hà Nội vẫn còn là thủ đô của Việt Nam. Chú ý:-Bài làm trình bày mắc < 5 lỗi chính tả trừ 0,5đ.Trên 5 lỗi chính tả trừ 1,0 đ. -G/V tuỳ từng bài làm và cách trình bày mà cho điểm thích hợp.