Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 (Ban nâng cao) - Mã đề 209 - Trường THPT Lê Lợi

doc 1 trang thaodu 3640
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 (Ban nâng cao) - Mã đề 209 - Trường THPT Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_10_ban_nang_cao_ma_de.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 (Ban nâng cao) - Mã đề 209 - Trường THPT Lê Lợi

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II Trường THPT Lê Lợi MÔN: SINH HỌC 10 Thời gian làm bài:45 phút Họ, tên thí sinh: Lớp: Mã đề thi: 209 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Câu 1: Quá trình tiềm tan là A. ADN gắn vào NST của tế bào chủ, tế bào sinh trưởng bình thường. B. virut nhân lên và phá vỡ tế bào. C. sinh tổng hợp các thành phần của virut. D. lắp giáp vỏ vào phần lõi. Câu 2: Loại virut nào được đặc biệt sử dụng nhiều trong việc chuyển ghép gen A. virut kí sinh ở vi sinh vật. B. virut kí sinh ở thực vật. C. virut kí sinh ở người. D. virut kí sinh ở động vật. Câu 3: Lõi của virut HIV là A. ADN và ARN. B. ARN. C. ADN. D. ADN mạch đơn. Câu 4: Hợp chất nào diệt khẩn có tính chọn lọc A. kháng sinh. B. cồn. C. iot. D. các kim loại nặng. Câu 5: Khi bị nhiễm virút, cây thường có những biểu hiện nào sau đây A. thân bị lùn hay còi cọc. B. lá bị đốm vàng, đốm nâu, sọc C. tùy từng loại virut mà có một hay các biểu hiện bệnh trên. D. lá bi xoăn hay héo, bị vàng và rụng Câu 6: Bộ gen của virut là A. ARN. B. ADN. C. ADN hoặc ARN tùy loại. D. ADN và ARN. Câu 7: Vật chất di truyền có cả ở virut, sinh vật nhân sơ, sinh vật nhân thực là axit nucleic dạng A. sợi kép, vòng. B. sợi đơn, thẳng. C. sợi đơn, vòng. D. sợi kép, thẳng. Câu 8: Vi rut có thể tổng hợp axit nucleic và protein là nhờ A. sử dụng enzim và nguyên liệu tế bào B. có kích thước nhỏ. C. có vỏ capsit. D. có vỏ ngoài. Câu 9: Trong các loại virut sau, loại virut nào có chứa ADN hai mạch A. virút cúm. B. virut khảm thuốc lá. C. phagơ T2. D. HIV. Câu 10: Cấu tạo của virut gồm A. ADN và vỏ prôtêin. B. nhiễm sắc thể và prôtêin. C. một loại axit nucleic và vỏ prôtêin. D. ARN và vỏ prôtêin. Câu 11: Phagơ là virút kí sinh ở A. người. B. vi sinh vật C. thực vật. D. động vật. Câu 12: Vi khuẩn lac tic dinh dưỡng theo kiểu A. hóa tự dưỡng. B. quang tự dưỡng. C. quang dị dưỡng. D. hóa dị dưỡng. Câu 13: Vi sinh vật kí sinh ở động vật thuộc nhóm vi sinh vật A. ưa nhiệt. B. ưa siêu nhiệt C. ưa ấm. D. ưa lạnh. Câu 14: Virut độc là loại virut A. tiết ra enzim tiêu diệt tế bào vật chủ B. làm tan tế bào vật chủ. C. không làm tan tế bào vật chủ. D. kết hợp với tế bào chủ và nhân lên Câu 15: Mỗi loại vi rut chỉ nhân lên trong các tế bào nhất định vì A. tế bào có tính đặc hiệu. B. vi rut và tế bào có cấu tạo khác nhau. C. vi rut không có cấu tạo tế bào. D. vi rut có tính đặc hiệu. Câu 16: Capsome là A. đơn phân của axit nucleic cấu tạo nên lõi vi rut B. lõi của virut. C. vỏ bọc ngoài của vi rút. D. đơn phân cấu tạo nên vỏ capsit. Câu 17: Miễn dịch thể dịch là loại miễn dịch A. có sự tham gia của tế bào Limpho T độc. B. sản xuất ra kháng thể. C. sản xuất ra kháng nguyên D. mang tính bẩm sinh. Câu 18: Virut sau khi nhân lên trong tế bòa thực vật sẽ lan sang các tế bào khác thông qua A. hệ mạch dẫn. B. các khoảng gian bào. C. lưới nội chất. D. cầu sinh chất. Câu 19: Hiện tượng co nguyên sinh chất sẽ xảy ra khi cho vi sinh vật vào môi trường A. nước tinh khiết. B. đẳng trương. C. nhược trương. D. ưu trương. Câu 20: Sự hình thành cầu nối liên kết hóa học đặc hiệu giữa các thụ thể của virut và tế bào chủ diễn ra ở giai đoạn A. hấp phụ. B. xâm nhập. C. tổng hợp. D. lắp ráp