Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ngô Gia Tự (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ngô Gia Tự (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_vat_li_lop_6_nam_hoc_2019_2020_tru.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ngô Gia Tự (Có đáp án)
- Trường THCS Ngô Gia Tự ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN VẬT LÍ - LỚP 6 Năm học : 2019 – 2020 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Từ tiết 21 – tiết 27 theo PPCT - Vật lý 6 2.Kỹ năng: -Biết được sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí - Biết dụng cụ đo nhiệt độ, các loại nhiệt kế đã học - Biết được sự chuyển thể các chất: Sự nóng chảy, sự đông đặc, sự bay hơi, sự ngưng tụ. - Hiểu đực nguyên lí hoạt động của nhiệt kế - Giải được các BT sự nở vì nhiệt, sự chuyển thể của các chất. vẽ, nêu được dường biểu diễn 3. Thái độ: Học sinh làm bài nghiêm túc, trung thực 4. Phát triển năng lực: Tư duy, tính toán, tự học II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (30% TN - 3đ – 15ph , 70% TL 7đ – 30ph) III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA : Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TÊN cao CHỦ ĐỀ TNK TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TL Q - Biết các chất nở ra - Hiểu được khi thể . - Vận dụng kiến - Giải bài tập khi nóng lên co lại tích tăng thì khối thức về sự nở vi nâng cao về khi lạnh đi lượng riêng và trọng nhiệt để giải thích sự nở vì 1. Sự nở vì - Biết các chất lỏng, lượng riêng giảm. một số hiện tượng nhiệt. nhiệt của các rắn khác nhau nở vì - Hiểu được nguyên và ứng dụng thực chất. Nhiệt kế - nhiệt khác nhau, các lý của các loại nhiệt tế. Nhiệt giai chất khí khác nhau kế thông thường. nở vì nhiệt giống - Sử dụng được nhiệt (4 tiết) nhau. kế đo nhiệt độ. - Biết nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ Số câu hỏi: 9 3 2 1 2 1 Số điểm: 4,75 0,75 0,5 2,0 0, 5 1, 0 Tỉ lệ: 47,5% 7,5% 5% 20% 5% 10% - Biết các khái niệm - Hiểu được quá Vẽ được đường về sự chuyển thể. trình chuyển thể từ biểu diễn sự nóng - Nêu được đặc rắn sang lỏng của cháy, sự đông đặc 2 . Sự chuyển điểm về nhiệt độ của các chất. của các chất thể của các quá trình nóng chảy, - Hiểu được quá -Nêu được nhiệt chất. đông đặc. trình chuyển thể độ, thời gian (4tiết) trong sự ngưng tụ trong quá trình của chất lỏng. nóng chảy, đông đặc Số câu : 7 1 1 2 2 1 Số điểm: 5,25 0,25 2,0 0,50 0, 5 2.0 Tỉ lệ: 52,5% 5% 20% 5% 5% 20%
- Tổng số câu: Số câu; 5 Số câu: 5 Số câu:5 Số câu: 1 16 Tổng số điểm: Số điểm:3,0 Số điểm: 3,0 Số điểm: 3,0 Số điểm: 1,0 10 Tỉ lệ: 100% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 10% IV. Nội dung đề PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Thời gian 15’ Câu 1: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn. A. Khối lượng của vật tăng B. Thể tích của vật giảm C. Khối lượng riêng của vật tăng D. Thể tích của vật tăng. Câu 2: . Một chai thuỷ tinh được đậy bằng nắp kim loại. Nắp bị giữ chặt. Hỏi phải mở nắp bằng cách nào sau đây? A. Hơ nóng cổ chai B. Hơ nóng cả nắp và cổ chai C. Hơ nóng đáy chai D. Hơ nóng nắp chai Câu 3: Tại sao các tấm tôn lợp nhà lại thường có dạng lượn sóng? A. Để dễ thoát nước B. Để tấm tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 4: Các chất rắn, lỏng và khí đều dãn nở vì nhiệt. Chất nào dãn nở nhiều nhất? A. Rắn B. Lỏng C. Khí D. Dãn nở như nhau Câu 5: Băng kép được chế tạo dựa trên hiện tượng: A. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau B. Chất rắn nở ra khi nóng lên C. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau D. Chất rắn co lại khi lạnh đi Câu 6: Nhiệt kế được cấu tạo dựa vào hiện tượng: A. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng B. Dãn nở vì nhiệt của chất rắn C. Dãn nở vì nhiệt của chất khí D. Dãn nở vì nhiệt của các chất Câu 7: Nhiệt kế y tế dùng để đo: A. Nhiệt độ của nước đá B. Thân nhiệt của người C. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi D. Nhiệt độ của môi trường Câu 8 : Trường hợp nào cục nước đá tan nhanh hơn khi được thả vào: A. Nước ở nhiệt độ 300C B. Nước ở nhiệt độ 00C C. Nước ở nhiệt độ -300C D. Nước ở nhiệt độ 100C Câu 9 : Khi đúc đồng, gang, thép người ta đã ứng dụng các hiện tượng vật lí nào? A. Hoá hơi và ngưng tụ B. Nóng chảy và đông đặc C. Nung nóng D. Tất cả các câu trên đều sai Câu 10: Hiện tượng đông đặc là hiện tượng: A. Một khối chất lỏng biến thành chất rắn B. Một khối chất khí biến thành chất lỏng C. Một khối chất rắn biến thành chất lỏng D. Một khối chất khí biến thành chất rắn Câu 11: Nước bên trong lọ thuỷ tinh bay hơi càng nhanh khi: A. Mặt thoáng lọ càng nhỏ B. Lọ càng nhỏ C. Lọ càng lớn D. Mặt thoáng lọ càng lớn Câu 12 : Chưng cất nước hoặc chưng cất rượu là ứng dụng vào các hiện tượng vật lí nào? A. Nóng chảy B. đông đặc C. bay hơi và ngưng tụ D. bay hơi .HẾT PHẦN TỰ LUẬN: ( 7đ) Thời gian: 30 phút Câu 13: ( 2.0đ ) So sánh sự giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất khí? Câu 14: (2,0đ) Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào mấy yếu tố? Kể tên những yếu tố đó? Câu 15 : (1.0 điểm)
- Tại sao bảng chia độ của Nhiệt kế y tế không có nhiệt độ dưới 340C và trên 420C ? Câu 16: (2.0 điểm) Hình vẽ bên là đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất ở thể rắn a) Đường biểu diễn này là của chất gì? Vì sao? b) Từ phút 0 đến phút thứ 4, nhiệt độ của chất này như thế nào? Chất ở thể gì? c) Để đưa nhiệt độ chất này từ 500C tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian bao nhiêu phút? Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7 chất rắn này tồn tại ở thể nào? V. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM A-Trắc nghiệm (3,0đ) : Mỗi câu 0,25đ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 D A B C A A B A B A D C B-Tự luận :(7,0đ) Câu 13: 2,0đ - Giống nhau: các chất lỏng và chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. 1,0đ - Khác nhau: + Các chất lỏng khác nhau thì co dãn vì nhiệt khác nhau. 0,5đ + Các chất khí khác nhau thì co dãn vì nhiệt giống nhau, 0,5đ chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng. Câu 14: 2,0đ - Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào 3 yếu tố: 0, 5đ + Nhiệt độ 0, 5đ + Gió 0, 5đ + Diện tích của mặt thoáng của chất lỏng. 0, 5đ Câu 15: 1,0đ Vì nhiệt độ của cơ thể người chỉ nằm trong khoảng 350C đến 420C . Câu 16: 2,0 đ (Mỗi ý: 1,0đ) a) Đường biểu diễn là chất Băng phiến. 0,5đ Vì nhiệt độ nóng chảy của băng phiến 800C 0,5đ b) Từ phút 0 đến phút thứ 4 nhiệt độ của chất này tăng. 0,25đ Băng phiến ở thể rắn 0,25đ c) Để đưa nhiệt độ từ 500C đến nhiệt độ nóng chảy cần thời gian 4 phút. 0,25đ Từ phút thứ 7 đến phút thứ 11băng phiến ở thể lỏng. 0,25đ . Ninh hưng, ngày 08 tháng 6 năm 2020 Tổ CM Nhóm CM GVBM Võ Văn Vân Nguyễn Khắc Hồng Phan Văn Xuấn