Đề kiểm tra học sinh năng khiếu cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Đông Thành (Có đáp án)

docx 4 trang thaodu 5760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học sinh năng khiếu cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Đông Thành (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_sinh_nang_khieu_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_6.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học sinh năng khiếu cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Đông Thành (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS ĐÔNG THÀNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH NK CẤP HUYỆN Môn: Ngữ văn lớp 6 Thời gian: 135 phút ( không kể thời gian giao đề ) I. Mục đích: 1. Kiến thức: - Kiểm tra, đánh giá trình độ kiến thức của HS về năng lực đọc hiểu văn bản, tạo lập văn bản và vận dụng kiến thức để cảm thụ cái hay cái đẹp của văn học - Kiến thức văn tự sự. 2. Kĩ năng và năng lực: - Đọc – hiểu văn bản. - Kĩ năng quan sát tưởng tượng, viết bài văn miêu tả cảnh. - Năng lực sử dụng tiếng Việt, tạo lập văn bản, cảm thụ văn học 3. Thái độ: - Chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lí nhất. - Tình yêu văn chương, yêu và gắn bó với cuộc sống. II. Hình thức: Tự luận. III. Ma trận: Mức độ Nhận Thông Vận dụng Vận dụng Tổng biết hiểu cao Chủ đề Tập làm văn Cảm nhận nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ Số câu 1 1 Số điểm 8.0 8.0 Tỉ lệ % 40% 40% Viết bài văn kể chuyện tưởng tượng. Số câu 1 1 Số điểm 12.0 12.0 Tỉ lệ % 60% 60% Tổng số câu 1 1 2 Tổng số điểm 8.0 12 20 Tỉ lệ % 40% 60% 100%
  2. IV. Đề bài: Câu 1 (8.0 điểm): Cảm nhận của em về bài thơ sau của tác giả Lê Hồng Thiện: Trăng của mỗi người Mẹ bảo: trăng như lưỡi liềm Ông rằng trăng tựa con thuyền cong mui Bà nhìn như hạt cau phơi Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn Bố nhớ khi vượt Trường Sơn Trăng như cánh võng chập chờn trong mây. ( Thơ với tuổi học trò – Tập I NXB Lao Động- Hà Nội, 1993) Câu 2: (12.0 điểm) Một lần, khi ra thăm vườn rau, vô tình em nghe được cuộc trò chuyện giữa Sâu Rau và Giun Đất. Hãy kể lại câu chuyện đó. V. Hướng dẫn chấm: Phần Câu Yêu cầu Điểm 1 1/ Yêu cầu về kỹ năng: 1.0 - HS biết cách viết bài văn cảm thụ ngắn có bố cục rõ ràng, văn viết trôi chảy, giàu cảm xúc. - Lời văn chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả và diễn đạt. 2/ Yêu cầu về kiến thức: 7.0 Học sinh có những cảm nhận khác nhau về bài thơ song cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau: Tập làm văn * Về nghệ thuật: - Nghệ thuật so sánh đặc sắc: trăng được ví với 1.0 những hình ảnh rất đỗi gần gũi: “ như lưỡi liềm”, “ tựa con thuyền cong mui”, “ như hạt cau phơi”, “ quả chuối vàng tươi”, “ như cánh võng chập chờn trong mây”. - Lời thơ giản dị, trong sáng, giọng điệu dí dỏm. 0.5 * Về nội dung: 5.5 - Bài thơ là những cảm nhận rất thú vị, độc đáo về trăng: nhà thơ đã mượn lời của từng thành viên trong gia đình để nhìn trăng theo cách liên
  3. tưởng riêng bằng tâm lý, lứa tuổi, công việc khác nhau: + Mẹ là người tay liềm, tay hái quen việc đồng ruộng nên thấy “trăng như lưỡi liềm” + ông quen việc sông nước nên thấy “trăng tựa con thuyền cong mui”; + bà nhìn trăng ra “hạt cau phơi” bởi bà hay ăn trầu; + cháu thấy trăng ngon như “ quả chuối vàng tươi trong vườn”, cháu thiết thực hơn, vì cái tính háu ăn của con trẻ, + bố- chú bộ đội Trường Sơn, vầng trăng trong tâm trí bố lúc ẩn, lúc hiện với bao kỉ niệm trong chiến tranh gian lao nhưng hào hùng, thơ mộng. 0.5 - Kết luận về nghệ thuật, ý nghĩa, sức lan tỏa của đoạn thơ. 2 Viết bài văn kể chuyện tưởng tượng 12.0 a. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh cần viết bài kể chuyện tưởng tượng, 1.0 có bố cục 3 phần mạch lạc, chặt chẽ, kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Sử dụng linh hoạt các hình thức ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại. - Văn viết trôi chảy, giàu cảm xúc, biết vận dụng tốt trí tưởng tượng, sáng tạo thêm các chi tiết và ngôi kể phù hợp. b. Yêu cầu về kiến thức: 11.0. * Giới thiệu hoàn cảnh nghe được câu chuyện 1.0 giữa Sâu Rau và Giun Đất * Học sinh có thể kể nhiều hướng khác nhau. Nhưng cần đảm bảo có các nhân vật như yêu 8.0 cầu, các chuỗi sự việc liên kết với nhau và theo trình tự hợp lí, câu chuyện phải mang một ý nghĩa, một bài học nào đó. - Xây dựng được cuộc trò chuyện của Sâu Rau và Giun Đất thể hiện : + Quan điểm, thái độ và cách sống của từng nhân vật. + Là hai nhân vật đối lập về tính cách và quan điểm: Giun Đất chăm chỉ, hiền lành; Sâu Rau lười biếng, ăn bám, bảo thủ + Vai trò của từng nhân vật với cuộc sống: Kẻ sống có ích, kẻ phá hoại rau màu
  4. - Kết cục của từng nhân vật hợp lí để toát lên bài học. * Cảm nghĩ của bản thân: - Bày tỏ thái độ yêu ghét với từng nhân vật 2.0 - Rút ra bài học: tùy học sinh tự rút ra bài học. (Có thể là : phải chăm chỉ làm việc, không được sống ăn bám thì cuộc sống mới có ý nghĩa. Hết