Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 6
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_tieng_viet_lop_6.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 6
- KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 6 THỜI GIAN 30 PHÚT Câu 1: Nhận định nào đúng? A. Từ đơn là từ chỉ có một tiếng. B. Từ đơn là từ chỉ có một chữ. C. Từ đơn là từ có nhiều hơn một tiếng. D. Từ đơn là từ có hai tiếng. Câu 2: Trong các từ sau đây, từ nào là từ đơn? A. Nhọn hoắt B. Ngơ ngác C. Tôi D. Cá đuôi cờ Câu 3: Nhận định nào đúng? A. Từ phức là từ chỉ có một tiếng. B. Từ phức là từ gồm có hai hoặc nhiều hơn hai tiếng. C. Từ phức là từ gồm có ba tiếng. D. Từ phức là từ gồm có hai hoặc nhiều hơn hai chữ. Câu 4: Hãy cho biết biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu ca dao sau: “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” A. Nhân hoá B. So sánh C. Điệp ngữ D. Tất cả các đáp án trên
- Câu 5: Hãy cho biết biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các câu thơ sau: “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!” A. Nhân hoá B. So sánh C. Điệp ngữ D. Tất cả các đáp án trên Câu 6: Hãy cho biết biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu ca dao sau: “Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”. A. Nhân hoá B. So sánh C. Điệp ngữ D. Tất cả các đáp án trên Câu 7: Thế nào là biện pháp tu từ so sánh? A. Đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác với mục đích tăng sức gợi hình, gợi cảm khi diễn đạt. B. Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người. C. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau. D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
- Câu 8: Trong các câu sau đây, câu nào KHÔNG sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá? A. Chim gặp bác Chào Mào, “chào bác!” B. Ông mặt trời trốn sau đám mây. C. Từng làn gió trêu đùa mái tóc em. D. Một tiếng chim kêu sáng cả rừng. Câu 9: Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bởi cách nào? “Vì mây cho núi lên trời Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng”. A. Dùng những từ vốn chỉ người để chỉ sự vật. B. Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật. C. Dùng từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật. D. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. Câu 10: Trong các câu văn dưới đây, câu nào KHÔNG sử dụng phép so sánh? A. Trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. B. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. C. Rồi cả nhà- trừ tôi- vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế. D. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư?