Đề kiểm tra một tiết môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mot_tiet_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2019_2020_co.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra một tiết môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)
- KIỂM TRA MỘT TIẾT - NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: NGỮ VĂN 8 (Đề có 1 trang) Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 8 câu) * Phần trắc nghiệm khách quan: (mỗi ý đúng được 0,5điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất: Câu 1 (0.5điểm): Chủ đề của văn bản "Tôi đi học" nằm ở phần nào? A. Các từ ngữ, câu then chốt trong văn bản; B. Quan hệ giữa các phần của văn bản; C. Nhan đề của văn bản; D. Cả 3 yếu tố trên. Câu 2 (0.5điểm): Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố được viết theo thể loại nào? A. Truyện ngắn; B. Truyện vừa; C. Tiểu thuyết; D. Hồi ký. Câu 3 (0.5điểm): Đoạn trích “Trong lòng mẹ” được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất; B. Ngôi thứ hai; C. Ngôi thứ ba số ít; D. Ngôi thứ ba số nhiều. Câu 4 (0.5điểm): Theo em vì sao chị Dậu trong “Tức nước vỡ bờ” được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám ? A. Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay; B. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay; C. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vẫn giữ được những phẩm chất vô cùng cao đẹp; D. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước sự áp bức của bọn thực dân phong kiến. Câu 5 (0.5điểm): Ý kiến nào nói đầy đủ nhất về nghệ thuật xây dựng nhân vật chính của nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn “Lão Hạc”? A. Đặt nhân vật vào tình huống trớ trêu để bộc lộ mình; B. Để cho nhân vật khác nhận xét về nhân vật chính; C. Để cho nhân vật đối thoại với các nhân vật khác để bộc lộ mình; D. Cả A,B,C. Câu 6 (0.5điểm): Nhận định nào sau đây đúng với nội dung của đoạn trích “Trong lòng mẹ”? A. Đoạn trích chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của bé Hồng; B. Đoạn trích chủ yếu trình bày những cay đắng, tủi cực và tình yêu thương của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh; C. Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô bé Hồng; D. Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng. * Phần tự luận:(7 điểm) Câu 7 (2điểm): Hãy tóm tắt các lần mộng tưởng của cô bé bán diêm trong truyện ngắn “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen rồi cho biết mộng tưởng nào gắn với thực tế và mộng tưởng nào thuần tuý chỉ là mộng tưởng? Câu 8 (5điểm): Nêu cảm nhận của em về nhân vật lão Hạc (Lão Hạc- Nam Cao).
- Phần đáp án câu trắc nghiệm: 001 1 D 2 C 3 A 4 C 5 B 6 B Phần đáp án câu tự luận: Câu 7 (2 điểm) Hãy tóm tắt các lần mộng tưởng của cô bé bán diêm trong truyện ngắn “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen rồi cho biết mộng tưởng nào gắn với thực tế và mộng tưởng nào thuần tuý chỉ là mộng tưởng? Gợi ý làm bài: * Các lần mộng tưởng của cô bé bán diêm: (1đ) - lần 1: lò sưởi; - Lần 2: Bàn ăn; - lần 3: cây thông nô-en; - Lần 4: hình ảnh người bà đang mỉm cười với em; - Lần 5: Hai bà cháu nắm tay nhau bay lên trời. * Mộng tưởng gắn với thực tế: lò sưởi, bàn ăn, cây thông nô-en (0.5đ) * Mộng tưởng thuần túy là mộng tưởng: con ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, Hai bà cháu nắm tay nhau bay lên trời. (0.5đ) Câu 8 (5 điểm) Nêu cảm nhận của em về nhân vật lão Hạc (Lão Hạc- Nam Cao) Gợi ý làm bài: * Mở bài: (0,5đ) Giới thiệu khái quát về đoạn trích và cảm nhận chung về nhân vật lão Hạc: Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ nhưng có phẩm chất vô cùng cao quý. * Thân bài: Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ (Vợ chết sớm, nghèo không đủ tiền dựng vợ cho con -> người con trai duy nhất phải bỏ đi đồn điền cao su) (0,5đ) - Lão Hạc là người thương con sâu sắc (Lão cố tích góp dành dụm tiền để cho con, quyết định bán cậu Vàng để không phải tiêu phạm vào đồng tiền, mảnh v- ườn đang cố giữ trọn vẹn cho anh con trai, chọn lấy cái chết để bảo toàn căn nhà và mảnh vườn ấy.) (1đ) - Lão Hạc là người sống tình nghĩa chung thuỷ (Lão ăn năn day dứt vì "Già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó". Lão vô cùng đau đớn xót xa.) (1đ) - Lão Hạc là người cẩn thận và giàu lòng tự trọng (Lão lo không giữ được mảnh vườn cho anh con trai đang xa làng biền biệt. Lão đành nhịn ăn chứ không muốn gây phiền hà cho hàng xóm, láng giềng. Lão đã chuẩn bị chu đáo cho cái chết của mình.) (1,5đ) * Kết bài: Đánh giá lại giá trị của đoạn trích và hình ảnh nhân vật lão Hạc. (0.5đ) HẾT
- Mức độ kiến thức Thông Nội dung Nhận biết Vận dụng Vận dụng cao hiểu Tổng kiến thức TNK TNKQ TL TNKQ TL TL TNKQ TL Q Truyện và ký Biết được chủ đề, ngôi kể, thể loại của Việt Nam một số văn bản giai đoạn 1930-1945 Số câu: 3 3 1 7 câu Số điểm: 1.5đ 1.5đ 5đ 8 điểm Tỷ lệ phầm 15% 15% 50% 80 % trăm: Truyện nước Tóm tắt nội dung đoạn truyện đã học ngoài Số câu: 1 1 câu Số điểm: 2đ 2 điểm Tỷ lệ phầm 20% 20 % trăm: Tổng số câu: 3 câu 3 câu 1 câu 1 câu 8 câu Tổng số 1.5 điểm 1.5 điểm 2 điểm 5 điểm 10 điểm điểm: 15 % 15 % 20 % 50 % 100 % Tỷ lệ phầm trăm: