Đề kiểm tra một tiết môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 143-135: Viết bài làm văn số 7

docx 4 trang thaodu 5070
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 143-135: Viết bài làm văn số 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mot_tiet_mon_ngu_van_lop_9_tiet_143_135_viet_bai.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra một tiết môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 143-135: Viết bài làm văn số 7

  1. Trường THCS Tiết 134-135: Viết bài làm văn số 7 Lớp: 9 Thời gian: 90 phút Họ tên: Môn: Ngữ văn 9 Điểm Lời phê của thầy cô giáo Đề bài: PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. (SGK Ngữ Văn 9, tập 2) Câu1: Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào? Câu 2: Bài thơ được viết ở thể thơ gì? Câu 3: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Câu 4: Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời thơ ấy là gì? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm) Câu 1(2,0 điểm) Lấy tựa đề: "Gia đình và quê hương – chiếc nôi nâng đỡ đời con". Hãy viết một đoạn văn nghị luận ( khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về nguồn cội yêu thương của mỗi con người. Câu 2(5.0 điểm) "Nói với con" – áng thơ tinh tế, sâu sắc về tình cảm gia đình, tình quê hương của nhà thơ Y Phương. ĐÁP ÁN TIẾT 134-135 PHẦN I 1. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ: "Nói với con" .Tác giả: Y Phương (0,5 điểm) 2. Thể thơ tự do (0,5 điểm) 3. Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ ra đời vào năm 1980 – khi đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi nói riêng vô
  2. cùng khó khăn, thiếu thốn. Từ hiện thực khó khăn ấy, nhà thơ viết bài thơ này để tâm sự với chính mình, động viên mình, đồng thời để nhắc nhở con cái sau này.( 1.0 điểm) 4. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời thơ ấy là: Cha nhắc con "lên đường" đến những chân trời mới, dù ở bất cứ đâu cũng không bao giờ được sống tầm thường nhỏ bé, phải luôn giữ lấy cốt cách giản dị, ý chí, nghị lực của người đồng mình và có niềm tin vững bước trên đường đời HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa (1.0 điểm) PHẦN II 1.Giới thiệu vấn đề nghị luận: nguồn cội yêu thương của mỗi con người Gia đình và quê hương là điều không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người sẽ là bến đỗ bình yên cho mỗi con người. Trích dẫn câu nói. Khẳng định ý nghĩa gia đình và quê hương trong cuộc sống của mỗi con người: Cùng với gia đình là quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của ta. Nơi ấy mọi người ta quen biết và thân thiết, có cảnh quê thơ mộng trữ tình, có những kỷ niệm ngày ấu thơ cùng bè bạn, những ngày cắp sách đến trường. Gia đình và quê hương sẽ là bến đỗ bình yên cho mỗi con người; dù ai đi đâu, ở đâu cũng sẽ luôn tự nhắc nhở hãy nhớ về nguồn cội quê hương Gia đình là nơi có mẹ, có cha, có những người thân yêu, ruột thịt của chúng ta. ở nơi ấy chúng ta được yêu thương, nâng đỡ khôn lớn và trưởng thành. 2. Những việc làm để xây dựng quê hương và rạng rỡ gia đình: Với gia đình, chúng ta hãy làm tròn bổn phận của người con, người cháu: học giỏi, chăm ngoan, hiếu thảo để ông bà, cha mẹ vui lòng. Với quê hương, hãy góp sức trong công việc xây dựng quê hương, tham gia các phong trào vệ sinh môi trường để làm đẹp quê hương, đấu tranh trước những tệ nạn xã hội đang diễn ra ở quê hương Có thể khi trưởng thành trở về quê hương lập nghiệp, xây dựng quê mình ngày một giàu đẹp. 3. Có thái độ phê phán trước những hành vi: Phá hoại cơ sở vật chất Những suy nghĩ chưa tốt về quê hương; chê quê hương nghèo khó, chê bai quê lam lũ, lạc hậu, không muốn nhận quê hương mình 4. Liên hệ mở rộng: Câu 2 Mở bài - Dẫn dắt từ tình cảm gia đình thiêng liêng, trong đó có tình yêu của cha mẹ dành cho con cái. - Giới thiệu bài thơ ''Nói với con'' của tác giả Y Phương thể hiện tình yêu thương và ước nguyện tha thiết của các bậc cha mẹ, mong các con nối tiếp xứng đáng và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương. (Ca dao từng có câu: "Công cha như núi Thái Sơn". Có phải vì vậy mà người cha luôn khao khát những đứa con có được sự vững vàng, rắn rỏi mạnh mẽ trên đường đời. Qua
  3. bài thơ Nói với con của Y Phương, người đọc nhận thấy tình cảm và mong ước của một người cha như vậy dành cho con, một thứ tình cảm nồng ấm và thiêng liêng, giản dị. Bài thơ đồng thời cũng gợi cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc về trách nhiệm của người làm con. Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Nhà thơ đã mở rộng từ tình cảm gia đình đến tình cảm quê hượng, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống) Thân bài 1)Khái quát : Với lời thơ đậm đà bản sắc dân tộc, giọng thơ tha thiết và mạnh mẽ, bài thơ là lời dặn dò của người cha đối với con về quê hương nguồn cội của mình để con vào đời và sống xứng đáng hơn. 2) Phân tích : a /Lời nhắc nhớ con lớn lên trong tình yêu thương, nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống cần lao của quê hương: - Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là sâu sắc và vô hạn, thể hiện qua hình ảnh giản dị và cách diễn đạt mộc mạc. Đây là hình ảnh của một gia đình đầm ấm, hạnh phúc ; chiếc nôi đầu đời cho con. - Thiên nhiên đẹp đẽ, cuộc sống cần lao của con người quê hương góp phần tạo nên đời sống tinh thần phong phú cho con, nuôi dưỡng con nên vóc hình. b/ Ước nguyện tha thiết của người cha đối với con: - Mong con tự hào với sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương ; từ đó biết chấp nhận và vượt qua mọi gian nan, thử thách bằng ý chí và niềm tin vững chắc. - Mong con sống xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. c/ Lời dặn con lên đường Không được sống nhỏ bé. Kết bài - Bài thơ thể hiện được điều tâm huyết nhất mà người cha muốn nói với con. Đó chính là lòng tự hào với sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương và niềm tin vững chắc khi bước vào đời. - Qua bài thơ ''Nói với con'', người đọc rung động trước tình cảm cha con thắm thiết và tình yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ. (Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thể hiện, diễn tả tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao. Bài thơ nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, của dân tộc. Qua lời nói với con, ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Những bài học mà người cha trong bài thơ Nói với con có lẽ là những bài học mà bất kỳ người cha nào cũng muốn dạy cho con mình. Và những bài học giản dị, mộc mạc đó có lẽ sẽ theo con suốt trên chặng đường đời, bài học của cha – bài học đầy ý nghĩa sâu sắc.)