Đề kiểm tra tập trung lần 1 học kỳ II môn Hóa học Lớp 11 (Kèm đáp án)

docx 3 trang thaodu 6970
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra tập trung lần 1 học kỳ II môn Hóa học Lớp 11 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_tap_trung_lan_1_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_11_kem.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra tập trung lần 1 học kỳ II môn Hóa học Lớp 11 (Kèm đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG LẦN 1 – HK II – HÓA 11 ANKAN ANKEN ANKADIEN ANKIN BT 6 7 3 5 LT 2 4 1 2 Đề gồm 30 câu trắc nghiệm – 45 phút Câu 1: Ankan là hiđrocacbon có công thức phân tử dạng A. CnH2n. B. CnH2n+2. C. CnH2n–2 D. CnH2n–6. Câu 2: Có bao nhiêu ankan đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12 ? A. 3 đồng phân. B. 4 đồng phân. C. 5 đồng phân. D. 6 đồng phân. Câu 3: Công thức cấu tạo của chất có tên gọi 2-metylbutan A. CH3-CH2-CH2-CH3. B. CH3-CH(CH3)-CH3 C. CH3-CH2-CH(CH3)-CH3. D. CH3-CH2-CH(CH3)-CH2-CH3. Câu 4: Hiđrocacbon X có công thức phân tử C5H12 khi tác dụng với clo tạo được 1 dẫn xuất monoclo duy nhất. Tên của X là A. pentan. B. isopentan. C. 2,2–đimetylpropan. D. 2,3–đimetylpropan Câu 5: Phản ứng đặc trưng của ankan là A. Phản ứng tách. B. Phản ứng thế. C. Phản ứng cộng. D. Cả A, B và C. Câu 6: Để nhận biết các bình riêng biệt đựng các khí không màu sau đây: propan, hidro. Ta có thể dùng hoá chất: A. Dung dịch AgNO3/NH3.B. Dung dịch Ca(OH) 2 C. dung dịch bromD. đốt cháy, dẫn sản phẩm qua nước vôi trong Câu 7: Công thức phân tử của các anken có dạng A. CnH2n+2 (n ≤ 2). B. CnH2n (n ≥ 3). C. CnH2n (n ≥ 2) D. CnH2n–2. (n ≤ 3) Câu 8: Có bao nhiêu anken đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C4H8 ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5 Câu 9: Tên đầy đủ của X có công thức cấu tạo là A. cis–pent–2–en. B. trans–pent–2–en. C. trans–pent–3–en. D. cis–pent–3–en. Câu 10: Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, the qui tắc maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính ? A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br C. CH3-CH2-CHBr-CH3. B. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br D. CH3-CH2-CH2-CH2Br. Câu 11: Trùng hợp eten, sản phẩm thu được có tên gọi là: A. poli propilen B. poli vinylclorua C. poli etilen D. poli stiren Câu 12: Oxi hoá etilen bằng dung dịch KM nO4 thu được sản phẩm là:
  2. A. MnO2, C2H4(OH)2, KOH C. K2CO3, H2O, MnO2. B. C2H5OH, MnO2, KOH D. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2. Câu 13: Trong phòng thí nghiệm , etilen có thể được điều chế bằng phương pháp nào sau đây? A. Từ sản phẩm của quá trình crackinh dầu mỏ. B. Đun sôi hỗn hợp gồm etanol với axit H2SO4đặc. C. Nhiệt phân metan. D. Cho hiđro tác dụng với cacbon. Câu 14: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở 40oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là A. CH3CHBrCH=CH2 B. CH3CH=CHCH2Br. C. CH2BrCH2CH=CH2 D. CH3CH=CBrCH3. Câu 15: Công thức phân tử của butađien (đivinyl) và isopren (2-metylbuta-1,3-đien) lần lượt là A. C4H6 và C5H10. B. C4H4 và C5H8. C. C4H6 và C5H8. D. C4H8 và C5H10 Câu 16: Trùng hợp isopren tạo ra cao su isopren có cấu tạo là A. (-CH2-C(CH3)-CH-CH2-)n . C. (-CH2-C(CH3)-CH=CH2-)n . B. (-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n D. (-CH2-CH(CH3)-CH2-CH2-)n . Câu 17: Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa A. 3. B. 2.C. 4. D. 1. Câu 18: Cho phản ứng : 3C2H2 → C6H6 . Phản ứng trên là phản ứng A. đime hóaB. nhị hợp C. trime hóa D. cộng Câu 19: Cho sơ đồ phản ứng sau: CH3-C≡CH + AgNO3/ NH3 X + NH4NO3 X có công thức cấu tạo là? A. CH3-CAg≡CAg. B. CH 3-C≡CAg. C. AgCH2-C≡CAg.D. A, B, C đều có thể đúng. Câu 20: Để nhận biết các bình riêng biệt đựng các khí không màu sau đây: etan, etilen, axetilen ta có thể dùng hoá chất: A. Dung dịch AgNO3/NH3 và dd bromB. Dung dịch AgNO 3/NH3 và dung dịch Ca(OH)2 C. Dung dịch brom và dung dịch Ca(OH)2 D. Dung dịch brom, tàn đóm Câu 21: Để nhận biết các bình riêng biệt đựng các khí không màu sau đây: but-1-in và but-2-in. Ta có thể dùng hoá chất: A. Dung dịch AgNO3/NH3.B. Dung dịch Ca(OH) 2 C. dung dịch bromD. oxi (đốt cháy) Câu 22: Brom hoá ankan X chỉ tạo được một dẫn xuất monobrom Y duy nhất. Y có phần trăm khối lượng C = 12,63%. Ankan X có tên là (C=12, H=1, Br=80) A. propan B. neopentan C.etan D. metan Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn một ankan X thu được 3,36 lít khí CO 2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của X là (C=12, H=1) A. CH4. B. C2H6. C. C3H8 D. C4H10. Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít C3H6 (đktc) thu được V lít CO2 (đktc) và m gam nước. Giá trị của m và V là. A. 4,48 và 3,6. B. 6,72 và 5,4 C. 13,44 và 10,8. D. 13,44 và 14,4 Câu 25: Anken A có tỉ khối hơi đối với oxi là 1,75. Công thức phân tử của A là (C=12, H=1) A. C3H8 B. C3H6 C. C4H8 D. C4H10
  3. Câu 26: Cho 4,2 gam một anken đi qua bình đựng dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy có 16 gam brom đã phản ứng. Công thức phân tử của anken trên là (C=12, H=1, Br=80) A. C3H6. B. C2H4 C. C4H8 D. C5H10 Câu 27: Cho một anken X tác dụng với dung dịch brom thu được chất hữu cơ Y có phần trăm về khối lượng của brom là 79,21%. Xác định CTPT của X. (C=12, H=1, Br=80) A. C3H6. B. C2H4 C. C4H8 D. C5H10 Câu 28: Dẫn từ từ 4,48 lít hỗn hợp khí etilen và metan (đktc) vào dung dịch brom dư thấy có 24 gam brom phản ứng. Thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là (C=12, H=1, Br=80) A. 2,24 lít và 2,24 lít. B. 3,36 lít và 1,12 lít. C. 1,12 lít và 3,36 lít. D. 2,8 lít và 1,68 lít. Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 8,10 gam ankađien X, thu được 8,1 gam H 2O. Công thức phân tử của X là (C=12, H=1, O=16) A. C4H6. B. C4H8. C. C5H10. D. C5H8. Câu 30: 4 gam một ankin X có thể làm mất màu tối đa 100 ml dung dịch Br2 2M. CTPT X là (C=12, H=1, Br=80) A. C5H8 . B. C 2H2. C. C3H4.D. C 4H6.