Đề kiểm tra thử lần 2 môn Hóa học Lớp 12 - Đề 4 (Kèm đáp án)

pdf 3 trang thaodu 5150
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra thử lần 2 môn Hóa học Lớp 12 - Đề 4 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_thu_lan_2_mon_hoa_hoc_lop_12_de_4_kem_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra thử lần 2 môn Hóa học Lớp 12 - Đề 4 (Kèm đáp án)

  1. – Câu 1: Etyl propionat có mùi A. hoa hồng. B. chuối chín. C. hoa nhài. D. dứa. Câu 2: Chất nào sau đây được dùng làm thuốc súng không khói? A. Tơ visco. B. Xenlulozơ trinitrat. C. Amoni gluconat. D. Sobitol. Câu 3: Chất nào sau đây là chất khí ở điều kiện thường? A. Alanin. B. Etylamin. C. Anilin. D. Butylamin. Câu 4: Nguyên liệu để sản xuất tơ nilon - 6 là A. axit -aminoenantoic. B. axit -aminocaproic. C. axit glutamic. D. hexametylenđiamin. Câu 5: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa hồng? A. Lysin. B. Axit glutamic. C. Propylamin. D. Glyxin. Câu 6: Phát biểu nào sau đây sai? A. Các protein đều không tan trong nước. B. Khi thủy phân protein đơn giản chỉ cho hỗn hợp các α-amino axit. C. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. D. Liên kết peptit là liên kết –CO–NH– giữa hai đơn vị α-amino axit. Câu 7: Polime nào sau đây là polime bán tổng hợp? A. Cao su buna. B. Amilopectin. C. Tơ visco. D. Polistiren. Câu 8: Chất nào sau đây được dùng làm ống dẫn nước? A. Poli(vinyl clorua). B. Poli(meyl metacrylat). C. Tơ lapsan. D. Cao su buna – S. Câu 9: Lưu hóa cao su thiên nhiên thu được sản phẩm X. Trong thành phần của X không chứa nguyên tố nào sau đây? A. Nitơ. B. Cacbon. C. Hiđro. D. Lưu huỳnh. Câu 10: Cho các nhận định sau: (a) Phản ứng thủy phân etyl axetat trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. (b) Thủy phân vinyl fomat trong NaOH dư thu được ancol. (c) Các este đều không tham gia phản ứng tráng bạc. (d) Thủy phân este trong môi trường kiềm luôn thu được muối. Số nhận định đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 11: Không thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt 2 dung dịch không màu đựng riêng biệt: glucozơ và axit axetic? A. quỳ tím. B. dung dịch NaCl. C. Cu(OH)2. D. dung dịch AgNO3/NH3. Câu 12: Thủy phân hoàn toàn 1 mol tripeptit X mạch hở, thu được 1 mol glyxin, 1 mol alanin, 1 mol valin. Số tripeptit X thỏa mãn tính chất trên là A. 4. B. 6. C. 5. D. 3. Câu 13: Có bao nhiêu amino axit mạch không phân nhánh có cùng công thức phân tử là C4H9NO2? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 14: Trong các chất dưới đây, chất nào có tính bazơ yếu nhất? A. Metylamin. B. Etylamin. C. Anilin. D. Trimetylamin. 1
  2. – Câu 15: Tơ nilon-6,6 và tơ tằm đều A. kém bền với nhiệt, với axit và kiềm. B. có cùng phân tử khối. C. thuộc loại tơ thiên nhiên. D. có thể bện làm dây cáp, dây dù. Câu 16: Cho các polime sau: tơ tằm (1); bông (2); tơ visco (3); tơ nilon-6,6 (4); tơ axetat (5). Polime nào có nguồn gốc từ xenlulozơ hay có thành phần chính là xenlulozơ? A. (1), (2), (3), (5). B. (2), (3), (5). C. (3), (4), (5). D. (1, (2), (3). Câu 17: Một loại polietilen (PE) có khối lượng phân tử là 47600 đvC. Hệ số polime hóa của loại PE này là A. 3000. B. 1780. C. 5000. D. 1700. Câu 18: Hóa chất được dùng để phân biệt 4 dung dịch không màu đựng riêng biệt: metylamin, axit glutamic, etanol và glucozơ là A. phenolphtalein và NaOH. B. quỳ tím và Cu(OH)2. C. quỳ tím và I2. D. phenolphtalein và I2. Câu 19: Trung hòa 20 gam dung dịch của một amin đơn chức X có nồng độ 22,5% cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là A. C2H7N. B. CH5N. C. C3H5N. D. C3H7N. Câu 20: Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 7,5 gam H2N‒CH2‒COOH cần dùng vừa đủ V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là A. 100. B. 50. C. 150. D. 200. Câu 21: Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit mạch hở Glu−Gly trong dung dịch KOH dư, đun nóng, sau phản ứng thu được 40,32 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là A. 24,48. B. 34,50. C. 33,32. D. 35,41. Câu 22: Monome được dùng để điều chế polime: là A. Buta – 1,3 – đien và vinyl xianua. B. Buta – 1,3 – đien và stiren. C. Isopren và vinyl xianua. D. Isopren và stiren. Câu 23: Clo hoá PVC thu được một polime chứa 61,3833% clo về khối lượng, trung bình một phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 24: Cho các phát biểu sau (a) Axit oxalic là một trong những nguyên liệu để sản xuất nilon - 6,6. (b) Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định mà nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ khá rộng. (c) Khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím đặc trưng. (d) Tơ tằm và tơ axetat đều thuộc tơ nhân tạo. (e) Protein đơn giản là những protein được tạo thành từ các gốc α-amino axit và β-amino axit. Số phát biểu đ là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 25: X là một α-amino axit no, mạch hở, chứa 1 nhóm chức –NH2 và 1 nhóm chức –COOH. Hỗn hợp Y gồm các peptit mạch hở X–Gly, X–X–Gly và X–X–X–Gly có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2:3. Cho 146,88 gam hỗn hợp Y tác dụng vừa đủ với dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và KOH 1,5M đun nóng, thu được dung dịch chứa 217,60 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol Y cần vừa đủ V lít O2 (đktc). Giá trị của V là A. 64,512. B. 48,384. C. 96,768. D. 50,400. 2
  3. – Câu 26: Tripeptit mạch hở X và tetrapeptit mạch hở Y đều được tạo ra từ một amino axit no, mạch hở có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Y thì số mol O2 cần phản ứng 1,8 mol. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được sản phẩm gồm H2O, CO2 và N2 trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O bằng m gam. Giá trị của m là A. 36,3. B. 54,9. C. 73,5. D. 92,1. Câu 27: Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol một đecapeptit X (mạch hở, được tạo bởi các α-amino axit có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được chất rắn có khối lượng lớn hơn khối lượng của X là m gam. Giá trị của m là A. 52,7. B. 50,85. C. 47,25. D. 43,60. Câu 28: Cho 0,76 gam hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức, có số mol bằng nhau, phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 1,49 gam muối. Khối lượng của amin có phân tử khối lớn hơn trong 0,76 gam X là A. 0,58 gam. B. 0,31 gam. C. 0,45 gam. D. 0,38 gam. Câu 29: Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol): (a) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O (b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4 (c) nX3 + nX4 → nilon-6,6 + 2nH2O (d) 2X2 + X3 → X5 + 2H2O Phân tử khối của X5 là A. 174. B. 216. C. 202. D. 198. Câu 30: Thực hiện thí nghiệm với các dung dịch: X, Y, Z, T, E. Kết quả được ghi lại ở bảng sau: Mẫ ố ệ ợ X Quỳ tím Chuyển thành màu xanh Y Dung dịch iot Có màu xanh tím Z Cu(OH)2 Có màu xanh lam T Cu(OH)2 Có màu tím E Nước brom Có kết tủa trắng Chất tan có trong X, Y, Z, T, E lần lượt là: A. Lysin, hồ tinh bột, saccarozơ, lòng trắng trứng, anilin. B. Axit glutamic, lòng trắng trứng, saccarozơ, hồ tinh bột, anilin. C. Anilin, hồ tinh bột, lòng trắng trứng, saccarozơ, axit glutamic. D. Lysin, hồ tinh bột, saccarozơ, anilin, lòng trắng trứng. Hết 3