Đề kiểm tra trắc nghiệm môn Ngữ văn Khối 6 (Kèm đáp án)

docx 9 trang thaodu 9450
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra trắc nghiệm môn Ngữ văn Khối 6 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_trac_nghiem_mon_ngu_van_khoi_6_kem_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra trắc nghiệm môn Ngữ văn Khối 6 (Kèm đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM KHỐI 6 Câu 1. Từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ đó là gì ? A . Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Phó từ Câu 2. Từ trong cụm từ “ đã đi nhiều nơi” bổ sung ý nghĩa gì cho động từ ? A. Chỉ mức độ B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự C. Chỉ sự cầu khiến D. Chỉ quan hệ thời gian Câu 3. Văn bản Bài học đường đời đầu tiên được trích từ tác phẩm nào trong các tác phẩm sau ? A. Con dế ma B. Quê nội C. Dế Mèn phiêu lưu kí D. Đất rừng phương Nam Câu 4. Nhân vật chính trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên là ? A. Tác giả B. Chị Cốc C. Dế Choắt D. Dế Mèn Câu 5. Chi tiết nào sau đây thể hiện rõ tính cách hung hăng, ngạo mạn, không coi ai ra gì của Dế mèn qua văn bản Bài học đường đời đầu tiên ? A. Trịnh trọng đưa hai tay lên vuốt râu B. Đi đứng oai vệ C. Khi to tiếng thì ai cũng nhịn D. Ngứa chân đá, ghẹo anh Gọng Vó Câu 6. Câu thơ “ Trẻ em như búp trên cành” sử dụng phép tu từ gì ? A. So sánh B.Ẩn dụ C. Nhân hoá D. Hoán dụ Câu 7. Một cấu tạo đầy đủ của phép so sánh gồm mấy yếu tố ? A. Bốn yếu tố B.Năm yếu tố C. Ba yếu tố D.Nhiều hơn ba
  2. Câu 8 . Cảnh thiên nhiên và con người trong Văn bản Sông nước Cà Mau được tác giả viết về miền nào của Tổ quốc ? A. Miền Nam B. Miền Trung du C. Miền Trung D.Miền Bắc Câu 9. Cách gọi tên cho từng con kênh, con rạch ở vùng Cà Mau trong bài Sông nước Cà Mau có gì đặc biệt ? A. Dùng những từ hoa mỹ B. Dựa theo đặc điểm riêng biệt mà gọi thành tên C. Cách gọi thể hiện nếp sống của người dân D. Cách gọi theo người dân địa phương Câu 10: Văn bản Bức tranh của em gái tôi được viết theo thể loại : A. Kí B. Hồi kí C. Truyện ngắn D. Miêu tả Câu 11: Kiều Phương trong truyện Bức tranh của em gái tôi, có tài năng gì ? A. Hội hoạ B. Múa C. Viết văn thơ D. Nghệ thuật Câu 12: Kiều Phương trong Bức tranh của em gái tôi đã giúp anh trai thành người tốt hơn bằng cách nào ? A. Đối xử tốt với anh mình B. Tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu C. Đối xử với anh giống như anh đã đối xử với mình D. Xa lánh anh trai
  3. Câu 13: Phương thức biểu đạt được sử dụng chủ yếu trong bài Sông nước Cà Mau là gì ? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Thuyết minh Câu 14: Chi tiết nào dưới đây trong văn bản Vượt thác dự báo trước mắt là khúc sông có nhiều thác dữ ? A. Thuyền rẽ sóng lướt bon bon B. Thuyền nào cũng xuôi chậm chậm C. Núi cao như đột ngột hiện ra D. Chiếc sào của dượng Hương Thư dưới sức chống bị cong lại. Câu 15: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong cụm từ sau: “ Nặng như ” để tạo thành thành ngữ? A. Đá B. Chì C. Trâu D. Lợn Câu 16: Dòng nào sau đây giải thích đúng nhan đề buổi học cuối cùng trong văn bản Buổi học cuối cùng ? A. Cuối cùng của một buổi học B. Buổi học cuối cùng trong năm C. Buổi học cuối cùng của tiếng mẹ đẻ D. Buổi học cuối cùng của các thứ tiếng Câu 17: Truyện Buổi học cuối cùng chủ yếu xoay quanh những nhân vật nào ? A. Thầy Ha-men và cậu học trò Phrăng. B. Thầy Ha-men với mọi người C. Những người dân trong vùng An-dat và Lo-ren D. Phrăng và đám bạn cùng lớp Câu 18: Dòng nào sau đây diễn tả đúng tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng ? A. Nghĩ rằng việc học rất khó khăn, chán nản không muốn học. B. Giận mình, ăn năn, hối hận, ham học. C. Lúng túng và xấu hổ vì kgông đọc được bài. D. Cảm thấy người thầy thật lớn lao. Câu 19: Văn bản buổi học cuối cùng, thầy Ha-men chủ yếu dạy cho học trò điều gì ?
  4. A. Tình yêu tiếng nói dân tộc. B. Tình yêu thầy cô C. Tình yêu thương dành cho cha mẹ D. Tình yêu với tất cả mọi người Câu 20. Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống để câu nói của thầy Ha-men được trọn vẹn : “ [ phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù]”. A. tình tiếng nói B. giữ vững tiếng nói của mình C.lòng yêu nước và căm thù giặc D. gan dạ và dũng cảm Câu 21. Với từ “ ơi” trong câu sau kiểu nhân hóa nào được sử dụng ? Trâu ơi, ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. A. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật B.Trò chuyện, xưng hô với vật như với người C.Dùng những từ vốn chị hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính caht61 của vật. D. Không thuộc các kiểu trên Câu 22. Dùng phép nhân hoá để : A. Làm cho sự vật miêu tả được sinh động cụ thể hơn B. Sự vật gần gũi với con người, tăng giá trị biểu cảm hơn C. Dùng nhiều từ miêu tả gợi hình ảnh nên hay hơn, sinh động hơn D. sự vật, cây cối đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người Câu 23: Từ nào sau đây có dùng phép nhân hoá trong câu : “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.”? A. Giữ B. Làng C. Nước D. Mái nhà tranh Câu 24 : Trong các câu sau, câu nào không dùng phép nhân hoá? A.Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. B.Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
  5. C.Tre đựơc dùng làm sáo để thổi, làm diều để chơi. D.Tre giữ làng , giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Câu 25 : Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được viết bằng thể thơ gì ?: A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Tự do D. Lục bát Câu 26 : Cụm từ “ Người cha” trong câu “ Người Cha mái tóc bạc” sử dụng phép tu từ gì ? A. So sánh B. Nhân hoá C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 27 : Văn bản Cô Tô được viết bằng thể loại gì ? A.Truyện ngắn B. Kí C. Bút kí - chính luận D. Hồi kí tự truyện Câu 28: Cấu tạo đầy đủ của phép so sánh gồm mấy phần? A. Một phần B. Hai phần C. Ba phần D. Bốn phần Câu 29: Trong câu sau đây từ nào là chủ ngữ : “Ngôi nhà của tôi đươc xây dưng rất ngoan cố” A. Ngôi nhà B. Ngôi nhà của tôi C. Tôi D. xây dựng Câu 30 : Điền dấu thích hợp vào chỗ trống trong câu sau : “Cá ơi, giúp tôi với ( ) Thương tôi với ( )
  6. A. Dấu chấm B. Dấu chấm hỏi C. Dấu chấm than D. Dấu phẩy Câu 1. Tìm chủ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “ chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa lớn, xuôi về Năm Căn.” A. Chúng tôi B. Thuyền chúng tôi C. Cái cây D. Con cá Câu 2. Mặc dù Dế Choắt bị chị Cốc mổ cho đến quẹo xương sống thậm chí còn chết rất thê thảm nhưng Dế Choắt vẫn sẵn lòng tha thứ cho Dế mèn, giúp em hiểu được gì về tính cách của Dế Choắt ? A. Hiền lành và chân thật B. Vị tha và tốt bụng C .Tốt bụng và sẵn sàng hi sinh vì người khác. D.Tốt bụng và biết nghĩ cho người khác Câu 3. Tìm phép tu từ được sử dụng trong câu ca dao sau : “ Núi cao chi lắm núi ơi Núi che mặt trời không thấy người thương.” A. So sánh B. Nhân hóa C.Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 4: Xác định kiểu hoán dụ được dùng trong câu sau ? “ Vì sao ? Trái Đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người : Hồ Chí Minh A. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể
  7. B. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tương Câu 5: Vì sao đêm nay Bác không ngủ lại “ Là cái lẽ thường tình” ? A. Vì đây là lần đầu tiên Bác không ngủ B. Tại vì Bác không buồn ngủ C. Vì đây là một trong rất nhiều đêm Bác không ngủ D. Vì Bác không muốn ngủ Câu 6. Để không giống như anh trai của Kiều Phương, khi đứng trước những thành công của người khác, em cần phải làm gì ? A. Vừa mừng cho người khác vừa phát triển bản thân B. Vừa mừng cho người khác vừa ganh tỵ với họ C. Vừa buồn vừa tủi cho bản thân D. Vui mừng cho người khác vì họ thật sự tài giỏi Câu 7. Nhận xét nào nêu đúng cấu tạo chủ ngủ trong câu : “Cầu Long Biên có một tuyến đường sắt chạy giữa” ? A. Cụm danh từ B. Cụm động từ C. Cụm tính từ D. Đại từ Câu 8. Câu “ Dế Mèn trêu chị Cốc là dại.” là câu trần thuật đơn được dùng theo kiểu : A Câu định nghĩa B. Câu giới thiệu C. Câu miêu tả D. Câu đánh giá Câu 9. Dòng nào sau đây nêu đúng phó từ chỉ thời gian ? A. đã, đang, sẽ, cũng, còn B. sẽ, lại, vẫn, được, đang C. rất, đã, đang, sắp, đều D. đã, đang, sắp, sẽ, vừa Câu 10. Văn bản “ Sông nước Cà Mau” gợi lên cảnh thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau như thế nào? A. Mênh mông rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã B. Mênh mông rộng lớn, vườn tược um tùm C. Sông nước được bao trùm bởi màu xanh đơn điệu D. Gọi tên các địa danh thật giản dị.
  8. Câu 11. Cụm từ “tròn trĩnh phúc hậu” trong câu ‘ Tròn trĩnh phúc hậu như quả trứng thiên nhiên đầy đặn.”? A. so sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 12. Sự hấp dẫn của văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” chủ yếu là gì ? A. Thế giới loài vật hiện lên sinh động B. Vẻ đẹp ngoại hình của Dế Mèn C. Câu chuyện về bài học của Dế Mèn D. Dế Choắt đã giúp Dế Mèn tỉnh ngộ Câu 13. “ Tôi dậy từ canh tư”, nghĩa là dậy từ lúc nào ? A. 11 giờ tới 1 giờ B. 12 giờ tới 2 giờ C. 1 giờ tới 3 giờ D. 3 giờ tới 5 giờ Câu 14. Dòng nào nói đúng hoàn cảnh Lượm phải vượt qua nó để hoàn thành nhiệm vụ trong khổ thơ sau ? Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Thư đề “ Thượng khẩn” Sợ chi hiểm nghèo. A. Khó khăn, gian khổ B. gian lao vất vả C. vô cùng nguy hiểm D. nguy hiểm Câu 15. Nếu em là chủ cửa hàng trong truyện treo biển thì em sẽ làm gì trước các góp ý của khách ? A. Làm giống như ông chủ trong truyện B. Lắng nghe nhưng có chủ kiến của riêng mình C. Đuổi họ ra khỏi tiệm cá D. Không nghe lời góp ý Câu 16. Trong các loài cây sau, loài cây nào được chọn làm biểu tượng cho con người Việt Nam? A. Cây mía B. Cây hoa anh đào C. Cây hoa mẫu đơn D. Cây tre
  9. Câu 17. “ Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khóa chốn lao tù”. Câu văn trên được hiểu là gì ? A. Tiếng nói là văn hóa của dân tộc, nếu mất tiếng nói nghĩa là mất dân tộc. B. Tiếng nói là phương tiện đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. C. Tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện để đấu tranh giành độc lập dân tộc. D. Tiếng nói là sản quý báu của dân tộc Câu 18. Văn bản “ Lao xao” của Duy Khán có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào ? A. Tự sự và miêu tả B. Tự sự và nghị luận C. Miêu tả và biểu cảm D. Tự sự và thuyết minh Câu 19. Trong các câu sau, câu nào không đầy đủ thành phần chính ? A. Chúng em rất thích nghe kể truyện cổ tích B. Chúng em thích nghe kể chuyện. C. Chúng em, thích nghe nhất. D. Chúng em thích nghe kể nhất là truyện dân gian. Câu 20. Dòng nào nói đúng nhất về vai trò thành phần chính của câu ? A. Là thành phần giúp cho câu hoàn chỉnh và diễn đạt một ý trọn vẹn. B. Là thành phần luôn đi kèm với một số thành phần phụ C. Là những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu diễn đạt một ý trọn vẹn. D. Là những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt một ý trọn vẹn. HẾT Gv : TRẦN THỊ KIM NGÂN