Đề luyện thi THPT môn Địa lý - Mã đề 601

doc 6 trang thaodu 8710
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT môn Địa lý - Mã đề 601", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_luyen_thi_thpt_mon_dia_ly_ma_de_601.doc

Nội dung text: Đề luyện thi THPT môn Địa lý - Mã đề 601

  1. ĐÈ LUYỆN THI Câu 1: Nguồn lực được coi là quan trọng, quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế là A. dân cư và lao động. B. tiến bộ khoa học-kĩ thuật. C. thị trường tiêu thụ. D. đường lối, chính sách. Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng đối với đô thị hóa ở các nước đang phát triển? A. Trình độ đô thị hóa và tỉ lệ dân số thành thị thấp. B. Ở nhiều nước, đô thị hóa diễn ra nhanh hơn công nghiệp hóa. C. Xuất hiện ngày càng nhiều thành phố lớn và cực lớn. D. Tốc độ tăng dân số thành thị gần đây chậm hơn các nước phát triển. Câu 3: Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới tỉ trọng dân số trong độ tuổi lao động so với tổng số dân ngày càng tăng do A. tỉ suất sinh thô tăng, tuổi thọ trung bình giảm. B. tỉ suất sinh thô giảm, tuổi thọ trung bình tăng. C. tỉ suất sinh thô giảm, tuổi thọ trung bình giảm. D. tỉ suất sinh thô tăng, tuổi thọ trung bình tăng. Câu 4: Hiện nay, tỉ suất tử thô ở các nước phát triển thường cao hơn các nước đang phát triển chủ yếu do A. ô nhiễm môi trường. B. cơ cấu dân số già. C. tỉ suất sinh thô giảm. D. gia tăng bệnh tật. Câu 5: Nhân tố nào sau đây có ý nghĩa quyết định sự phân bố dân cư trên thế giới? A. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên. B. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. C. Tính chất của nền kinh tế. D. Lịch sử khai thác lãnh thổ. Câu 6: Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú, đa dạng nhằm A. thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội các nước thành viên. B. xây dựng khu vực có nền hòa bình, ổn định, cùng phát triển. C. đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu chính của ASEAN. D. giải quyết bất đồng trong nội bộ hoặc giữa nội bộ với bên ngoài. Câu 7: Sự phát triển của các ngành công nghiệp nào sau đây góp phần quyết định việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ? A. Điện tử - tin học, chế tạo máy, năng lượng. B. Điện tử - tin học, luyện kim, cơ khí chính xác. C. Luyện kim, cơ khí chính xác, sản xuất máy tự động. D. Điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất máy tự động. Câu 8: Ngành kinh tế truyền thống, đang được chú trọng phát triển ở hầu hết các nước Đông Nam Á là A. đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. B. chăn nuôi cừu và thủy sản. C. khai thác lâm sản và nuôi lợn. D. trồng dâu nuôi tằm và gia cầm. Câu 9: Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, Nhật Bản là nước đứng đầu thế giới về A. đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và giá trị xuất siêu hàng hóa. B. tổng giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa và giá trị xuất siêu. C. đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và viện trợ phát triển chính thức. D. tổng giá trị xuất, nhập khẩu và viện trợ phát triển chính thức. Câu 10: Diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm không phải do A. tăng diện tích trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao. B. mức tiêu thụ gạo trên đầu người giảm và năng suất lúa cao. C. đẩy mạnh nhập khẩu gạo từ các nước đang phát triển. D. chuyển một phần diện tích trồng lúa sang phát triển đô thị. Trang 1/6 - Mã đề thi 601
  2. Câu 11: Ở Đồng bằng sông Hồng tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống là do A. mức sống cao cùng với chính sách đầu tư của nhà nước. B. tập trung dân số đông với nền kinh tế phát triển nhanh. C. có nhiều dân tộc cùng chung sống và được khai thác lâu đời. D. có lịch sử khai thác lâu đời nhất với nền sản xuất phát triển. Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 (Tháp dân số năm 2007), nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu dân số ở nước ta? A. Tỉ lệ dân số nữ cao hơn tỉ lệ dân số nam. B. Tỉ lệ dân số nam cao hơn tỉ lệ dân số nữ. C. Cơ cấu dân số đang chuyển từ trẻ sang già. D. Tỉ lê ̣nhóm tuổi từ 0-14 có xu hướng giảm. Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 và kiến thức đã học, hãy cho biết lưu lượng nước trung bình mùa lũ của sông Hồng đạt bao nhiêu m3/s? A. 4770,0 m3/s. B. 4777,0 m3/s. C. 3931,43 m3/s. D. 4221,67 m3/s. Câu 14: Yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển cây công nghiệp lâu năm ở nước ta trong những năm gần đây là A. thị trường tiêu thụ được mở rộng. B. lao động có nhiều kinh nghiệm. C. công nghiệp chế biến phát triển. D. chính sách phát triển của nhà nước. Câu 15: Tháng mưa cực đại ở hầu hết các khu vực của nước ta thường trùng với thời gian hoạt động của A. gió mùa Đông Bắc. B. dải hội tụ nhiệt đới. C. Tín phong Đông Nam. D. gió mùa Tây Nam. Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nhận xét nào đây không đúng về dân số phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta? A. Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng ngày càng tăng. B. Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng ngày càng giảm. C. Dân số nông thôn luôn cao hơn nhiều so với dân số thành thi.̣ D. Dân số thành thị chiếm tỉ trọng thấp và có xu hướng ngày càng tăng. Câu 17: Biện pháp nào sau đây không phải để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước ta? A. Tăng cường khai thác và sử dụng các nguồn lợi từ biển - đảo. B. Hướng đến phát triển nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. C. Đẩy mạnh trồng rừng ven biển, trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn. D. Khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lí, hiệu quả và bền vững. Câu 18: Thành tựu quan trọng nhất của sản xuất lương thực nước ta trong những năm qua là A. sản lượng tăng nhanh, đáp ứng vừa đủ nhu cầu của hơn 90 triệu dân. B. bước đầu hình thành vùng trọng điểm sản xuất lương thực hàng hóa. C. đảm bảo nhu cầu trong nước và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. D. diện tích tăng nhanh, cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi quan trọng. Câu 19: Đặc điểm nào dưới đây không còn đúng với dân cư nước ta hiện nay? A. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi thay đổi. B. Dân cư phân bố chưa hợp lí trên cả nước. C. Gia tăng dân số giảm, cơ cấu dân số trẻ. D. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc. Câu 20: Về mặt hình thái, vùng núi Trường Sơn Bắc có đặc điểm A. gồm các dãy núi song song, so le theo hướng tây bắc-đông nam. B. gồm các khối núi và cao nguyên ba dan rộng lớn. C. hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu và thấp trũng ở đoạn giữa. D. có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây. Câu 21: Cho bảng số liệu SỐ KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM PHÂN THEO PHƯƠNG TIỆN ĐẾN, GIAI ĐOẠN 2010- 2015 (Đơn vị: Nghìn lượt người) Năm 2010 2012 2014 2015 Đường bộ 937,6 986,3 1606,5 1502,6 Trang 2/6 - Mã đề thi 601
  3. Đường thủy 50,5 285,5 133,2 169,8 Đường hàng không 4061,7 5575,9 6220,2 6271,3 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi số khách quốc tế đến Việt Nam phân theo phương tiện đến, giai đoạn 2010-2015? A. Đường hàng không tăng chậm hơn đường thủy. B. Đường bộ tăng liên tục và nhanh hơn đường thủy. C. Đường thủy luôn nhỏ nhất và có xu hướng giảm. D. Đường hàng không tăng nhanh hơn đường bộ. Câu 22: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 và kiến thức đã học, hãy cho biết hệ thống sông nào sau đây có chiều dài chảy trên lãnh thổ Việt Nam lớn nhất? A. Sông Cửu Long. B. Sông Đồng Nai. C. Sông Mã. D. Sông Ba. Câu 23: Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là A. tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. B. phát triển công nghiệp theo chiều sâu đi đôi với bảo vệ môi trường. C. hình thành thêm nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất quy mô lớn. D. phát triển mạnh công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí. Câu 24: Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn cao, chủ yếu do A. tỉ lệ lao động qua đào tạo ở nông thôn còn thấp. B. đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. C. sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ, hoạt động phi nông nghiệp còn hạn chế. D. lao động tập trung quá đông ở khu vực nông thôn, phần lớn lao động có thu nhập thấp. Câu 25: Hệ sinh thái nguyên sinh đặc trưng của khí hậu nóng ẩm ở nước ta là A. rừng gió mùa thường xanh trên đất feralit. B. rừng gió mùa nửa rụng lá vào mùa khô. C. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. D. rừng ngập mặn thường xanh ven biển. Câu 26: Hạn chế lớn nhất của các mặt hàng chế biến phục vụ xuất khẩu ở nước ta là A. làm ô nhiễm môi trường. B. chất lượng sản phẩm chưa cao. C. tỉ trọng hàng gia công còn lớn. D. thị trường chưa mở rộng. Câu 27: Nguyên tắc chung của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở nước ta là A. đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống và sản xuất của con người. B. duy trì các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu quyết định đời sống con người. C. cân bằng giữa phát triển dân số với khả năng sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên. D. đảm bảo việc bảo vệ tài nguyên môi trường đi đôi với sự phát triển bền vững. Câu 28: Yếu tố hải văn nào sau đây không phải của Biển Đông? 0 A. Độ mặn trung bình khoảng 32- 33 /00, thay đổi theo mùa. B. Hải lưu có hướng chảy theo mùa và có tính khép kín. C. Sóng biển mạnh nhất vào thời kì gió mùa Tây Nam. D. Nhiệt độ nước biển khá cao và biến động theo mùa. Câu 29: Biểu hiện sự phân hóa rất đa dạng của địa hình đồi núi nước ta là có A. nhiều núi và cao nguyên. B. ¾ diện tích là đồi núi. C. nhiều dạng địa hình núi. D. nhiều khu vực đồi núi. Câu 30: Vào giữa và cuối mùa hạ, khí hậu nước ta chịu tác động của khối khí có nguồn gốc từ áp cao A. Xibia. B. chí tuyến bán cầu Bắc. C. Bắc Ấn Độ Dương. D. chí tuyến bán cầu Nam. Câu 31: Căn cứ vào bản đồ lúa (năm 2007) Atlát Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết năng suất lúa của tỉnh An Giang đạt khoảng bao nhiêu? A. 60 tạ/ha. B. 60 tấn/ha. C. 600 tạ/ha. D. 6 tạ/ha. Câu 32: Sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở Trung du và miền núi Bắc Bộ còn gặp khó khăn chủ yếu do A. thiếu quy hoạch, chưa mở rộng được thị trường. B. thiếu cơ sở chế biến nông sản quy mô lớn. Trang 3/6 - Mã đề thi 601
  4. C. thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường. D. thiếu nguồn nước tưới, nhất là vào mùa khô. Câu 33: Trong nhiều năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta tăng liên tục chủ yếu do A. sự phát triển của nền kinh tế và đổi mới trong cơ chế quản lí. B. tăng cường nhập khẩu máy móc, thiết bị và hàng tiêu dùng. C. khuyến khích nhiều thành phần tham gia xuất, nhập khẩu. D. thị trường mở rộng theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa. Câu 34: Biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng lúa gạo nước ta với các nước xuất khẩu khác là A. đẩy mạnh sản xuất nhiều giống lúa đặc sản, phù hợp nhu cầu thị trường thế giới. B. kịp thời nắm bắt những thay đổi của thị trường. C. giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm. D. nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất và áp dụng công nghệ trong chế biến. Câu 35: Vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết để tăng sản lượng đánh bắt hải sản ở nước ta là A. đầu tư trang bị phương tiện hiện đại để đánh bắt xa bờ. B. phổ biến kinh nghiệm và trang bị kiến thức cho ngư dân. C. mở rộng qui mô nuôi trồng thuỷ sản khu vực ven biển. D. tìm kiếm các ngư trường mới ở vùng biển ngoài khơi. Câu 36: Nguyên nhân chính làm cho ngành chăn nuôi nước ta ngày càng phát triển là do A. nhu cầu thực phẩm trong nước ngày càng tăng. B. cơ sở thức ăn cho chăn nuôi ngày càng bảo đảm. C. dịch vụ cho chăn nuôi có nhiều tiến bộ. D. ngành công nghiệp chế biến phát triển. Câu 37: Công nghiệp chế biến nông sản của Tây Nguyên đang được đẩy mạnh chủ yếu do A. điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi. B. tăng cường nguồn lao động cả về số lượng và chất lượng. C. tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng thị trường. D. nền nông nghiệp hàng hoá của vùng phát triển mạnh. Câu 38: Ý nào sau đây không phải là cơ hội khi Việt Nam gia nhập Hiệp hội đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)? A. Hoàn thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư. B. Tạo động lực tăng trưởng, phát triển kinh tế đất nước. C. Khả năng thích ứng cho doanh nghiệp Việt Nam lớn. D. Mở rộng thị trường, tái cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Câu 39: Vào mùa đông, gió Đông Bắc thổi ở khu vực phía nam đèo Hải Vân thực chất là A. gió địa phương hoạt động thường xuyên giữa biển và đất liền. B. gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã. C. gió mùa mùa đông xuất phát từ trung tâm cao áp ở lục địa châu Á. D. gió Mậu dịch ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm. Câu 40: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000-2015 Năm 2000 2005 2010 2015 Than sạch (nghìn tấn) 11609 34 093 44 835 41484 Dầu thô khai thác (nghìn tấn) 16291 18 519 15 014 18746 Khí tự nhiên dạng khí (triệu m3) 1 596 6 440 9 402 10660 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta, giai đoạn 2000-2015? A. Than sạch có xu hướng tăng liên tục. B. Dầu thô khai thác tăng nhưng không ổn định. C. Khí tự nhiên dạng khí tăng chậm nhất. D. Than sạch tăng nhanh hơn khí tự nhiên dạng khí. Trang 4/6 - Mã đề thi 601
  5. Câu 41: Cho biểu đồ (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016) Căn cứ vào biểu đồ trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của nước ta, giai đoạn 1990-2014? A. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa đều tăng. B. Sản lượng lúa có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. C. Năng suất lúa luôn lớn thứ hai sau sản lượng. D. Sản lượng lúa tăng nhanh nhất nhưng không ổn định. Câu 42: Cho biểu đồ về nhập khẩu dịch vụ vận tải, du lịch của nước ta qua các năm (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2016, NXB Thống kê, 2017) Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Khối lượng nhập khẩu dịch vụ vận tải, du lịch nước ta qua các năm. B. Tốc độ tăng nhập khẩu dịch vụ vận tải, du lịch nước ta qua các năm. C. Giá trị nhập khẩu dịch vụ vận tải, dịch vụ du lịch nước ta qua các năm. D. Cơ cấu giá trị nhập khẩu dịch vụ vận tải, du lịch nước ta qua các năm. Câu 43: Sự phân hóa mưa trong mùa đông ở nước ta chủ yếu do tác động của A. dải hội tụ nhiệt đới và Tín phong bán cầu Bắc. B. gió mùa Đông Bắc kết hợp với độ cao địa hình. C. gió mùa Đông Bắc và Tín phong bán cầu Nam. D. gió mùa Đông Bắc và Tín phong bán cầu Bắc. Câu 44: Hướng tây bắc-đông nam của vùng núi Tây Bắc liên quan đến A. địa máng Đông Dương và khối nền cổ Hoa Nam. B. địa máng Đông Dương và vùng núi Tây Vân Nam. C. khối nền cổ Hoa Nam (gồm cả khối vòm sông Chảy). Trang 5/6 - Mã đề thi 601
  6. D. địa máng Đông Dương và khối nền cổ Kon Tum. Câu 45: Đất feralit ở nước ta thường bị chua do A. quá trình phong hoá với cường độ mạnh. B. có sự tích tụ nhiều ôxít sắt. C. có sự tích tụ nhiều ôxít nhôm. D. mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan. Câu 46: Biết tổng diện tích của Đồng bằng sông Hồng là 1500km2, diện tích đất nông nghiệp chiếm 51,2%, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ. Vậy diện tích đất phù sa màu mỡ trong tổng diện tích đất nông nghiệp là A. 14949 km2. B. 10500 km2. C. 7680 km2. D. 5376 km2. Câu 47: Biện pháp hiệu quả nhất để hạn chế tình trạng chặt phá rừng ở Tây Nguyên là A. tăng cường kiểm tra, xử phạt những người phá rừng. B. tích cực trồng rừng để bù lại những diện tích đã mất. C. triển khai luật bảo vệ và phát triển rừng. D. giao đất giao rừng để nhân dân quản lý. Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết chiều dài của lát cắt A-B từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình khoảng bao nhiêu km? A. 33,0 km. B. 330,0 km. C. 0,33 km. D. 3300,0 km. Câu 49: Tác động lớn nhất của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế nước ta là A. thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. B. tăng tỉ lệ lao động có chuyên môn kĩ thuật. C. tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước. D. mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nước. Câu 50: Tính chất chiến lược quan trọng của Đồng bằng sông Hồng được thể hiện qua đặc điểm A. là vùng trọng điểm kinh tế, trung tâm chính trị-văn hoá của cả nước. B. vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cả nước. C. dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, trình độ khoa học-kĩ thuật cao. D. tập trung nhiều cơ sở kinh tế, văn hóa lớn nhất cả nước. HẾT - Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành. - Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Phòng thi: . Số báo danh: Trang 6/6 - Mã đề thi 601