Đề luyện thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn

docx 2 trang thaodu 4290
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van.docx

Nội dung text: Đề luyện thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn

  1. Phần 1: Đọc – hiểu văn bản Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu: Cuối cùng như lời họa sỹ Hoàng A Sáng nhắn nhủ các em đang miệt mài vượt đèo lấy chữ, dù thế nào, cũng hãy tin vào thiện lương: “Tôi và các em đã từng là con nhà yếm thế trên núi cao. Chúng ta yếm thế vì cha mẹ chúng ta là nông dân, anh em họ hàng chúng ta là người lao động bình thường, lại sống trên vùng cao lạc hậu và nghèo đói ! Vì yếm thế nên chúng ta có khát vọng riêng – khát vọng vượt qua đèo, vượt qua dốc, vượt qua mọi trở ngại nhọn hơn đá tai mèo để đi tìm thế giới văn minh bằng học thuật! Và đặc biệt, chúng ta không biết gian lận, bởi cha mẹ chúng ta không nói dối, không gian lận. Vì thế một cách tự nhiên chúng ta cũng không mang theo những tính cách xấu xa đó trong tâm hồn. Điều này vô cùng quan trọng các em ạ! Cha mẹ chúng ta nghèo nhưng chắc chắn không bao giờ dạy chúng gian dối! Tôi nghĩ đó là một đặc ân, một “lá bùa” công hiệu giúp chúng ta tồn tại, ngay thẳng và bền vững như cây nghiến trên núi cao. Kẻ gian dối có thể đang vẫn giàu có, quyền lực, thậm trí họ núp trong bóng của những vị “Phật”, họ sẽ rao giảng những điều ngọt bùi làm mềm lòng chúng ta. Nhưng rồi sự gian dối vẫn sẽ là gian dối, vẫn sẽ là xấu xa, vẫn phải đền tội! Nhưng thời gian sẽ chứng minh rằng, người trong sáng, khát vọng trong sáng, sống trong sáng sẽ đến được với ánh sáng. Đừng sợ, đừng tuyệt vọng, các em và tôi sẽ từ người yếm thế trở thành người tử tế. Rồi đến một ngày, chúng ta sẽ đi đến đỉnh của con đèo và hát những bài ca vang lừng của núi rừng muôn thủa!” ( 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? 2. Nêu nội dung của đoạn văn trên 3. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn sau: Vì yếm thế nên chúng ta có khát vọng riêng – khát vọng vượt qua đèo, vượt qua dốc, vượt qua mọi trở ngại nhọn hơn đá tai mèo để đi tìm thế giới văn minh bằng học thuật! 4. Câu: “ chúng ta không biết gian lận, bởi cha mẹ chúng ta không nói dối, không gian lận.”, xét về cấu tạo câu trên thuộc kiểu câu nào? Phân tích cấu tạo. Phần 2: Làm văn Câu 1. Học sinh chọn một trong hai đề sau Đề 1. "Nhìn xem! Bé con, bên ngoài trời đang nổi gió, còn có cả mưa nữa, bầu trời xám xịt, cây cối tiêu điều, lá cây rơi rụng cả, đây chính là mùa đông. Nhưng mùa xuân lại khác hẳn, nước suối bắt đầu chảy róc rách, cây cối đâm ra những chồi non xanh biếc, bầy chim nhỏ líu lo ca hát, ánh mặt trời thường xuyên chiếu rọi. Mùa hè thì sao? Ánh mặt trời càng thêm rực rỡ, thời tiết nóng lên! Cây cối xanh mát um tùm, ve cất cao tiếng gáy, biển cả cuộn trào kể lể về làn nước mát mẻ. Còn mùa thu, từng phiến lá thi nhau rơi, côn trùng và chim chóc nô nức chuẩn bị cho kỳ ngủ đông hoặc bay đến phương Nam, trời lạnh dần, lạnh dần! Bé con! Đây chính là các mùa! Vào mỗi mùa, cháu đều có thể nhận được những tin tức cảm động từ thiên nhiên gửi tới, cháu sẽ không cô độc, cũng không thiếu thốn. Ai cũng có lúc ưu phiền, có lúc chán nản vì không đạt được ước mơ, lúc ấy cứ thử ngẩng đầu nhìn mây trời xem, ý nghĩa cuộc sống của cháu có lẽ đang lơ lửng giữa tầng không, nói với cháu rằng: Đừng khóc nữa! Hãy ra khỏi thế giới trong lòng mình, bước vào một thế giới rộng lớn hơn, tìm ra tôi đi!” ( Thạch sùng con trên gác mái) Đó la lời của lão nhện già nói với thạch sùng con trong cuộc trò chuyện tình cờ trên gác mái. Hãy rút ra ý nghĩa của lời thoại trên bằng bài văn nghị luận. Đề 2. Trong bài Ngoại cảnh văn chương, in trên báo Tràng An, số 82, ngày 10 – 12 – 1935, Hoài Thanh viết: “ Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này, nhưng thế giới này trong mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng” ( Hoài Thanh, trích từ cuốn Bình uận văn chương, NXB Giáo dục, 1998, trang 54) Hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên. Câu 2. Học sinh chọn một trong hai đề sau Đề 1. Về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long có ý kiến cho rằng: Truyện đã khắc hoạ thành công hình ảnh những con người lao động bình thường mà cao đẹp.
  2. Hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa ( Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr180) để làm sáng tỏ ý kiến trên. Đề 2. Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau: “ Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu ” ( Sang thu, Hữu Thỉnh)