Đề ôn tập các môn học kỳ II Lớp 4

docx 19 trang thaodu 5513
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập các môn học kỳ II Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_cac_mon_hoc_ky_ii_lop_4.docx

Nội dung text: Đề ôn tập các môn học kỳ II Lớp 4

  1. Lịch sử - Địa lí A/-Phần trắc nghiệm: (6 điểm) Câu 1 : (1 điểm) Nhà Hậu Lê cho vẽ bản đồ Hồng Đức để làm gì ? A. Để quản lí đất đai, bảo vệ chủ quyền dân tộc. B. Để bảo vệ trật tự xã hội. C. Để bảo vệ quyền lợi của vua. Câu 2: (1 điểm) Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới vào năm nào? A. 1990 B. 1993 C. 1995 Câu 3: (1 điểm) Điền các từ ngữ ( thanh bình, khuyến nông, ruộng hoang, làng quê)) vào chỗ trống cho phù hợp: Quang Trung ban bố “ Chiếu ” , lệnh cho dân đã từng bỏ phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá Với chính sách này, chỉ vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm trở lại Câu 4. (1 điểm) Dãy núi cao nhất nước ta có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc là: a. Dãy Trường Sơn b. Dãy Hoàng Liên Sơn c. Dãy Bạch Mã d. Dãy Ngân Sơn Câu 5: (1điểm) Viết chữ Đ vào trước ý kiến đúng, chữ S vào trước ý kiến sai: Các dân tộc sống ở Hoàng Liên Sơn là: Chăm, Ê-đê, Ba-na. Dải đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ, hẹp, có nhiều cồn cát, đấm, phá. Đồng bằng Bắc Bộ có hình tam giác . Vùng trung du Bắc Bộ trồng nhiều cà phê nhất nước ta. Câu 6 : (1 điểm) Nối các ô chữ ở cột A với các ô chữ ở cột B cho phù hợp: A B a. Tây Nguyên 1. Nghề đánh bắt hải sản, làm muối phát triển. b. Đồng bằng Bắc bộ 2. Nơi trồng nhiều rau xứ lạnh và là vựa lúa lớn thứ hai của nước ta. c. Đồng bằng Nam Bộ 3. Nhiều đất đỏ ba dan, trồng nhiều cà phê nhất nước ta. d. Các đồng bằng duyên hải 4. Nơi sản xuất lúa gạo, trái cây, thuỷ hải sản miền Trung lớn nhất cả nước. B/-Phần tự luận: (4 điểm) Câu1: (1 điểm) Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập , tôn vinh người tài? Câu 2: (1 điểm) Vì sao quân Mông – Nguyên sang xâm lược nước ta, cả ba lần chúng đều bị thất bại? Câu 3: (1điểm) Điều kiện nào để đồng bằng Nam Bộ là vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước?
  2. Câu 4: (1 điểm) Nêu vai trò của Biển Đông đối với nước ta? Đề Khoa học PHẦN A : TRẮC NGHIỆM ( 6 điểm) Câu 1: ( 1 điểm) a. Lớp không khí bao quanh Trái Đất gọi là gì? A. Khí quyển B. Ô - xi C. Ni - tơ D. Các – bô – nic b. Không khí gồm những thành phần nào? A.Ni – tơ B. Ô – xi C. Các khí khác D. Tất cả các ý trên Câu 2: ( 0,5 điểm) Tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào? A. Gây mất ngủ B. Điếc lỗ tai C. Gây mất ngủ, đau đầu, có hại cho tai, suy nhược thần kinh D. Chỉ ảnh hưởng đến trẻ em và người già. Câu 3: ( 1 điểm) a,Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm: A. Mùi hôi thối từ rác thải. B. Do khói, bụi, vi khuẩn và khí độc. C. Do xác động vật chết, phân hủy. D. Tất cả các ý trên Câu 4: ( 0, 5 điểm) Động vật ăn gì để sống: A. Ăn động vật B. Ăn thực vật C. Chỉ ăn lá cây và uống nước D. Tùy loài động vật mà có nhu cầu về thức ăn khác nhau Câu 5: ( 2 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống trước các ý sau: Con người làm ra ánh sáng nhân tạo nên không cần ánh sáng mặt trời. Con người sử dụng ánh sáng vào những việc: sản xuất, học tập, vui chơi giải trí Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau. Chí có động vật kiếm ăn vào ban ngày mới cần ánh sáng. Câu 6: ( 1 điểm) Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống cho phù hợp: ( trong sạch, nguyên nhân, con người, thấp, các sinh vật khác ) Khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn, là những làm không khí bị ô nhiễm. Không khí được coi là khi những thành phần kể trên có trong không khí với một tỉ lệ , không làm hại đến sức khỏe của và B. PHẦN TỰ LUẬN ( 4 điểm) Câu 1: ( 1 điểm) Động vật cần gì để sống? Nếu thiếu một trong các yếu tố đó thì động vật sẽ như thế nào? Câu 2: ( 1 điểm) Nêu những biện pháp để chống tiếng ồn? Bạn có thể làm gì để góp phần chống tiếng ồn cho bản thân và những người khác ở nhà và ở trường? Câu 3: ( 1 điểm) Để bảo vệ bầu không khí trong sạch chúng ta cần phải làm gì?
  3. Toán Đề 1 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) *Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước kết quả đúng Câu 1 (0,25 điểm) Trong các phân số sau, phân số tối giản là: a. 12 b. 2 c. 3 d. 41 6 6 6 6 Câu 2 (0,25 điểm) Giá trị của chữ số 8 trong số 583 425 là: a. 800 b. 8 000 c. 80 000 d. 800 000 Câu 3: (0,5 điểm) Phân số 2 bằng phân số nào dưới đây 3 a. 20 b. 15 c. 10 d. 4 18 45 15 5 2 1 1 Câu 4 (0,5 điểm) Kết quả của phép tính: 2 là: 3 4 5 13 1 29 3 a. b. c. d. 60 15 60 60 Câu 5 (0,5điểm) Hình thoi có độ dài hai đường chéo lần lượt là 12cm và 8cm. Diện tích hình thoi đó là:
  4. a. 96cm2 b. 48cm2 c. 40cm2 d. 10cm 2 Câu 6 ( 0,5điểm) Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 200, chiều dài phòng học lớp em đo được là 4cm. Hỏi chiều dài thật của phòng học đó là mấy mét? a. 2m b. 20m c. 8m d. 80m Câu 7( 0,5điểm) Cách đây 5 năm, mẹ hơn con 15 tuổi. Hiện nay, tuổi con bằng 2tuổi 5 mẹ. Hỏi hiện nay con bao nhiêu tuổi ? a. 6 tuổi b. 10 tuổi c. 25 tuổi d. 3 tuổi Câu 8 : Điền số thích hợp vào chỗ trống (1 điểm) a) 2 tạ 5 kg = kg là: b) 2m2 35cm2 = cm 2 II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1 (1 điểm): Tìm x 3 5 5 7 a) ) x : b) x 4 6 4 6 . . . Câu 2 (1,5 điểm) Tính 5 2 4 13 a) 3 b) : c) 2 2 8 8 5 . . . . . . 3 Câu 3 (2,5 điểm) Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi là 120 mét, chiều rộng bằng 7 chiều dài. Tính diện tích thửa ruộng đó? Bài giải . . . . . . 6 5 7 9 Câu 4 (1 điểm): Tính nhanh 7 7 27 10 . . . . Toán Đề 2 A.TRẮC NGHIỆM: (4điểm): Bài 1: ( 0,5 điểm) Số nào sau đây chia hết cho 9 ? A. 4653 B.6580 C. 1465 D. 2317
  5. Bài 2: ( 0,5 điểm) Một miếng kính hình thoi có độ dài các đường chéo là 20 cm và 30 cm. Diện tích miếng kính đó là: Bài 3: ( 1 điểm) a. Chữ số 3 trong số 95 307 241 có giá trị là: A. 300 000 B.30 000 C. 30 000 000 D. 3 000 000 b. Hoà có 8 cái cặp tóc: 3 cái màu đỏ, 4 cái màu xanh, 1 cái màu tím. Phân số chỉ số phần cặp tóc màu đỏ của Hoà là: 3 4 1 1 A. B. C. D. 8 8 4 8 Bài 4: ( 1 điểm) a. Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 50 000, quãng đường từ A đến B đo được 1dm. Như vậy độ dài thật của quãng đường từ A đến B là: A. 5000dm B. 50 000m C. 10km D. 50 000dm 3 b. Hai kho chứa 125 tấn thóc, trong đó số thóc ở kho thứ nhất bằng số thóc ở kho thứ 2 hai. Kho thứ nhất chứa số tấn thóc là: A. 25 tấn B. 75 tấn C. 50 tấn D. 60 tấn Bài 5: ( 1 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm 3m2 45cm2 = . cm2 ퟒ 풕풉ế 풌ỉ = 풏ă 7 tấn 26 kg = . kg 1 ngày 8 giờ = giờ B. TỰ LUẬN ( 6 điểm) Bài 1: Tính ( 2 điểm) x 46137 x 36 7368 : 24 ― ퟒ Bài 2: ( 1 điểm) a, Tính giá trị của biểu thức: b. Tìm x 5 3 2 2 7 11 + : ( + ) : = 8 8 3 9 2 7
  6. 3 Bài 3: ( 2 điểm) Một cửa hàng có 2 tấn gạo nếp và tẻ, trong đó số gạo nếp bằng số gạo 5 tẻ. Hỏi cửa hàng có bao nhiêu ki - lô - gam gạo tẻ? Bài giải Bài 4: ( 1 điểm) a.Tính bằng cách thuận tiện nhất: 13 23 13 8 4 13 ― ― 19 11 19 11 11 19 b. Tìm Y, biết: 19 x Y – 8 x Y – Y = 37080 Đề TV 1 II. Đọc thầm và làm bài tập( 7 điểm)Đọc thầm bài văn: CHUYỆN LOÀI HOA
  7. Trước cửa ngôi nhà có một bồn hoa xinh xinh. Sống ở đó có cây Hoa Giấy nhút nhát và cây cúc Đại Đoá. Cô Hoa Giấy suốt ngày chỉ mặc mỗi một chiếc áo nâu, còn cô cúc Đại Đoá thì lộng lẫy trong chiếc áo xanh mượt như nhung. Ngày ngày, cô soi gương, thoa phấn lên những cánh hoa của mình. Phải công nhận là cô thoa phấn rất khéo. Cô đã xinh lại càng xinh hơn. Còn cô Hoa Giấy thì chẳng có lấy một bông hoa. Tranh thủ mùa ẩm, đất mềm, cô đâm rễ xuống ngày một sâu, len lỏi ngày rộng khắp phần đất của mình. Hoa Giấy thương cúc Đại Đoá vì cô bám vào đất hời hợt quá. Nơi mình sống mà không gắn chặt mình vào thì làm sao mà bền vững được. Hoa Giấy lựa lời nói với bạn: - Bạn Cúc ơi, sao bạn không chịu khó đâm sâu xuống đất một tí nữa cho chắc chắn nhỡ gió bão Cúc bỏ chiếc gương xuống bực dọc ngắt lời: - Tôi có thân tôi lo. Cậu giỏi giang hãy làm cho cậu xinh đẹp hơn nữa đi! Cúc lại soi gương và dướn những cánh hoa phơn phớt tím lên hãnh diện. Mùa khô đến lúc nào không biết. Từng đợt gió hầm hập nóng thổi tới. Mặt đất nứt nẻ, khô cong. Cô hoa Cúc mới giật mình hoảng hốt vứt bỏ gương lược đi, để cố đâm sâu rễ xuống tìm nước. Nhưng đã muộn rồi mặt đất đã rắn chắc lại khiến cô khát khô cổ. Sưu tầm *Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Điều gì khiến Hoa Giấy không bị khát khi mùa khô đến? (1đ) A. Cô mặc chiếc áo giản dị. B. Cô biết khuyên bạn tìm nước uống. C. Cô nhút nhát. D. Cô biết đâm rễ sâu và len lỏi xuống để phòng xa. Câu 2. Cúc Đại Đóa có vẻ bề ngoài như thế nào ? (0,5đ) A. Chỉ mặc mỗi một chiếc áo nâu B. Lộng lẫy trong chiếc áo xanh mượt như nhung C. Chẳng có lấy nổi một bông hoa. D. Xấu xí, đen nhẻm. Câu 3. Vì sao những con người sống như Hoa Giấy lại đáng quý ? (1đ) A. Vì Hoa Giấy chăm chỉ. B. Vì Hoa Giấy không thích trang điểm như cúc Đại Đóa C. Vì Hoa Giấy giản dị, biết lo xa, biết quan tâm đến người khác. D. Vì Hoa Giấy không ghen tỵ trước vẻ đẹp của cúc Đại Đóa Câu 4. Câu nào sau đây là câu cảm?( 0,5đ) A. Mặt đất nứt nẻ, khô cong. B. Ôi, cô mới xinh đẹp làm sao! C. Cậu hãy làm cho cậu xinh đẹp hơn nữa đi! D. Hoa Giấy thương cúc Đại Đoá Câu 5. Bộ phận in đậm trong câu “Ngày ngày, cô soi gương, thoa phấn lên những cánh hoa của mình.” là: ( 0,5đ) A. Trạng ngữ B. Chủ ngữ C. Vị ngữ D. Động từ Câu 6. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống cuối các từ sau đây. (1đ) trung kết chanh cãi trải nghiệm khai chương Câu 7. Bạn em có quyển truyện rất hay, em muốn bạn cho em xem quyển truyện. Em có thể dùng phép nói lịch sự để yêu cầu đề nghị như thế nào?(1đ)
  8. Câu 8. Cho câu kể: “Cây Hoa Giấy nhút nhát.” Em hãy chuyển câu kể ấy thành câu cầu khiến. (1đ) Câu khiến: . Câu 9(0,5đ): Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho hoàn chỉnh câu văn sau: , nước sông đầy ăm ắp, đục ngầu. Câu 10 (0,5 điểm) Gạch 1 gạch dưới hình ảnh nhân hóa trong câu sau ? Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Đề TV 2 II. Đọc – hiểu ( 7 điểm) NGỤ NGÔN VỀ NGỌN NẾN Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng. Người ta châm lửa cho nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem lại ánh sáng cho cả căn phòng. Mọi người đều trầm trồ: “Ồ, nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất!”. Nghe thấy vậy, nến vui suớng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung quanh. Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”. Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm. Mọi người trong phòng nhớn nhác bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?” Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm đèn dầu.”. Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được một chiếc đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên còn ngọn nến cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ. Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến. (Theo Internet) Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng: Câu 1. Vì sao khi được đốt sáng, ngọn nến rất vui sướng? a. Vì ngọn nến thấy mình được được mọi người trầm trồ khen ngợi. b. Vì ngọn nến thấy ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem ánh sáng cho cả nhà, nó thấy mình có ích. c. Vì khi đốt sáng, ngọn nến trở nên lung linh rất đẹp. Câu 2. Vì sao ngọn nến lại nương theo gió để tắt đi không chiếu sáng nữa? a. Vì gió to, nến khó lòng chống chọi lại được. b. Vì nến sợ mình sẽ cháy hết và chịu thiệt thòi.
  9. c. Vì khi bị cháy nóng quá, nến đau không chịu đựng được. Câu 3: Dựa vào bài đọc, hãy khoanh “ đúng hoặc sai” trong mỗi thông tin sau: Thông tin Trả lời Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm đèn dầu. Đúng / Sai Đèn dầu được thắp lên còn ngọn nến cháy dở thì bị bỏ vào bếp. Đúng / Sai Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của Đúng / Sai mình. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến rực cháy Đúng / Sai Câu 4:Ngọn nến hiểu ra điều gì? a. Ánh sáng của nến không thể so được với đèn dầu. b. Hạnh phúc là được cháy sáng, sống có ích cho mọi người, dù sau đó có thể sẽ tan chảy đi. c. Là một ngọn nến thì chỉ có thể được dùng khi mất điện. Câu 5. Câu “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?’’ thuộc loại câu nào? a. Câu kể b. Câu cảm c. Câu hỏi Câu 6.Trong câu “Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng.”, bộ phận nào là vị ngữ? a. được đem ra đặt ở giữa phòng. b. đem ra đặt ở giữa phòng. c. đặt ở giữa phòng. Câu 7. Câu chuyện có ý nghĩa gì? Câu 8.Thêm trạng ngữ để hoàn chỉnh câu: , nến được thắp lên. Câu 9. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: Trước hiên nhà, cây hoa giấy đã nở. Câu 10. Tìm 3 từ chỉ vẻ đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người. Đặt câu với 1 từ em vừa tìm được.
  10. A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. a) Thành thị nổi tiếng ở Đàng Trong vào thế kỉ XVI - XVII là: A. Thăng Long B. Phố Hiến C. Hội An D. Huế b) Nhà Trần được thành lập vào năm nào? A. Đầu năm 1226 B. Giữa năm 1226 C. Cuối năm 1226 Câu 2. Nội dung của “Chiếu khuyến nông” là gì ? A. Chia ruộng đất cho nông dân. B. Chia thóc cho nông dân. C. Đào kênh mương dẫn nước vào ruộng. D. Lệnh cho nông dân trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang. Câu 3: Đúng điền Đ, sai điền S vào ô trống: Năm 1401, Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế. Bộ luật Hồng Đức không có nội dung bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. Vua Quang Trung đề cao chữ Nôm nhằm bảo tồn và phát triền chữ viết của dân tộc. Câu 4: a) Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào nước ta? A. Nằm ở phía đông. B. Nằm ở phía tây. D. Nằm ở phía bắc. b) Các dân tộc sinh sống ở đồng bằng Nam Bộ chủ yếu là: A. Kinh, Khơ-me, Chăm B. Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa C. Kinh, Chăm, Hoa Câu 5. a) Điều kiện thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước là: A. Nhờ có đất đai màu mỡ, nhiều phong cảnh đẹp. B. Nhờ có nhiều nhà máy, khu công nghiệp, người dân cần cù lao động. C. Nhờ có thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ, người dân cần cù lao động. b) Đảo là: A. Bộ phận đất nổi, nhỏ hơn lục địa, xung quanh có nước biển và đại dương bao bọc. B. Bộ phận đất nổi, nhỏ hơn lục địa, xung quanh có nước biển. C. Bộ phận đất nổi, xung quanh có nước biển và đại dương bao bọc. Câu 6: Điền các từ ngữ trong ngoặc đơn vào chỗ trống cho thích hợp: ( sông, tấp nập, xuồng ghe, rau quả, thịt cá) Chợ nổi thường họp ở những đoạn thuận tiện cho việc gặp gỡ của Việc mua bán ở các chợ nổi diễn ra . Các loại hàng hóa bán ở chợ là quần áo, ., . B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Tại sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch. Câu 2: Kể tên một số tác phẩm văn học và khoa học tiêu biểu thời Hậu Lê. Câu 3: Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch? Câu 4: Nêu vai trò của biển đối với nước ta.
  11. Khoanh vào chữ đặt trước ý đúng, trả lời câu hỏi và làm các bài tập dưới đây: 1. Khí nào duy trì sự cháy? A . Ni-tơ B. Ô xi C. Các-bô-nic. D. Tất cả các khí trên. 2. Vật nào có thể ngăn ánh sáng truyền qua ? A. Kính. B. Quyển vở, miếng gỗ C. Nước. D. Túi ni-lông trắng. 3. Để sống và phát triển bình thường động vật cần có đủ các điều kiện nào sau đây? A. Nước, ánh sáng và không khí. B. Nước, ánh sáng, thức ăn, không khí. C Nước, ánh sáng và thức ăn. D. Nước và không khí. 4. Đánh dấu x vào ô trống trước các ý đúng: Những việc làm nào dưới đây bảo vệ bầu không khí trong lành? Trồng và bảo vệ cây xanh. Sử dụng bếp than tổ ong khi đun nấu. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Đổ rác thải xuống ao hồ, sông, suối. 5. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào trước các câu sau : Đội mũ đeo kính khi ra đường, không nên chơi ở chỗ quá nắng vào buổi trưa. Cần tuân thủ những quy định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng. Các loài cây khác nhau có nhu cầu nước như nhau. Nhà bác học Lô-mô-nô-xốp đã phát minh ra chiếc máy hát. 6. Điền các từ hoặc cụm từ vào chỗ trống thích hợp cho đoạn thông tin sau: Trong quá trình trao đổi chất, thực vật cần khí để hô hấp và duy trì các hoạt động sống của mình. Thực vật dùng năng lượng ánh sáng để tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ. 7. Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho phù hợp A B Tiếng ồn Sưởi ấm vạn vật trên Trái Đất. Phơi khô thóc, ngô, quần áo, làm nước biển bốc hơi để tạo muối. Mặt trời Có thể gây mất ngủ, đau đầu, suy nhược cơ thể. Bàn là điện Làm cho không khí nóng lên vào mùa đông, giúp con người sưởi ấm Lò sưởi điện Làm khô và phẳng quần áo Câu 8: Tại sao người ta không dùng nước dập tắt đám cháy do xăng dầu gây ra?
  12. CẬU BÉ NIU-TƠN Sinh ra trong một gia đình nông dân ở Anh, năm mười hai tuổi, cậu bé Niu-tơn mới được ra thành phố đi học. Thoạt đầu, cậu chỉ là một học trò bình thường. Cuối năm học thứ hai thì một chuyện bất thường xảy ra, đánh dấu một bước ngoặt trên con đường học tập của Niu-tơn. Hôm ấy, trong giờ nghỉ, Niu-tơn bị một cậu học sinh giỏi nhất lớp nhưng kiêu căng, ngỗ nghịch chế nhạo. Tức giận, Niu-tơ quyết chí học thật giỏi để chiếm lấy vị trí đứng đầu lớp. Bằng cách ấy, cậu sẽ làm cho người bạn xấu tính kia hết kiêu căng, hợm hĩnh. Thế là Niu-tơn tự đề cho mình một kế hoạch học tập rất tích cực và cụ thể. Cậu miệt mài làm hết tất cả bài tập thầy giáo ra. Bài học nào cậu cũng học thật kĩ, nắm thật chắc. Cậu đọc thêm nhiều sách, mải mê quên ăn quên ngủ. Quả nhiên, chỉ mấy tháng sau, cậu đã vượt lên, trở thành học trò xuất sắc nhất lớp, được các bạn nể phục, thầy giáo ngợi khen. Năm mười bảy tuổi, Niu-tơn được vào đại học. Trong trường, cậu đã đọc hầu hết các công trình khoa học của các nhà bác học trước đó. Vì thế, sau này Niu-tơn đã cống hiến cho loài người nhiều phát minh có giá trị. Ví dụ, kính thiên văn nhìn thấu các vì sao, giúp con người nghiên cứu vũ trụ bao la chính là một trong những phát minh vĩ đại của ông. Niu-tơn đã trở thành nhà bác học nổi tiếng của thế giới như thế đấy! (Tsi-chi-a-kốp) 1. Lúc mới ra thành phố, Niu-tơn là một học trò như thế nào ? A. Là một học trò bình thường. B. Là một học trò giỏi nhất lớp. C. Là một học trò xuất sắc nhất. Câu 2. Lí do nào khiến Niu-tơn quyết học thật giỏi để chiếm vị trí đứng đầu lớp ? A. Niu-tơn muốn tất cả các bạn trong lớp phải nể phục mình. B. Niu-tơn muốn được thầy giáo khen ngợi mình trước cả lớp. C. Niu-tơn muốn cậu học sinh giỏi nhất lớp hết kiêu căng, hợm hĩnh. Câu 3. Niu-tơn làm thế nào để trở thành học trò xuất sắc nhất lớp ? A. Tự đề ra kế hoạch học tập rất tích cực ; say sưa đọc thêm nhiều sách. B. Miệt mài làm hết các bài tập ; học thật kĩ, nắm thật chắc bài học. C. Cả hai ý nêu trên. Câu 4: Dựa vào bài đọc, hãy khoanh “ đúng hoặc sai” trong mỗi thông tin sau: Thông tin Trả lời Niu-tơn sinh gia trong một gia đình giàu có ở nông thôn nước Đúng / Sai Anh. Niu-tơn bị một cậu học sinh giỏi nhất lớp nhưng kiêu căng, ngỗ Đúng / Sai
  13. nghịch chế nhạo. Niu-tơn tự đề cho mình một kế hoạch học tập rất tích cực và cụ Đúng / Sai thể. Niu-tơn phát minh ra kính hiển vi. Đúng / Sai Câu 5. Em hiểu được điều gì qua câu chuyện ? (Nhờ chăm chỉ, miệt mài học tập, Niu- tơn đã cống hiến cho loài người nhiều phát minh có giá trị) . Câu 6: Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu văn sau: Niu-tơn tự đề cho mình một kế hoạch học tập rất tích cực và cụ thể. Câu 7: Em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Bố thưởng cho em một kì nghỉ ở biển. Em hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự vui mừng: . Câu 8: Theo em, thám hiểm là gì: A. Tìm hiểu đời sống của nơi mình ở. B. Đi chơi xa để xem phong cảnh. C. Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm. Câu 9: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? Tôi đến bên cạnh và hỏi: - Sao cháu không cùng chơi với các bạn? A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. B. Đánh dấu phần chú thích. C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. Câu 10: Hãy đặt câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn và gạch chân dưới trạng ngữ đó. .
  14. CÂY XOÀI Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả. Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả . Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú . Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra . Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì. Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả . Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi: - Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ ! Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê . Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa. Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời. Đọc thầm bài trên rồi khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hoặc thực hiện theo yêu cầu của câu hỏi. Mai Duy Quý 1. Vì sao cây xoài nhà bạn nhỏ lại nghiêng sang nhà hàng xóm ? A. Vì tán cây lan rộng. B. Vì gió bão làm bật rễ. C. Vì cây mọc trên đất của hai nhà. 2. Tại sao chú hàng xóm lại không nhận xoài biếu như mọi năm? A. Vì chú không thích ăn xoài. B. Vì xoài năm nay không ngon. C. Vì chú thấy con mình và con hàng xóm tranh nhau hái. 3. Ba của bạn nhỏ đã có thái độ như thế nào khi thấy cây xoài bị đốn phần cành ngả sang nhà hàng xóm ? A. Thở dài không nói gì, vẫn tiếp tục sống tốt và biếu xoài. B. Không có ý kiến gì.
  15. C. Tức giận, không biếu xoài nữa. Câu 4: Dựa vào bài đọc, hãy khoanh “ đúng hoặc sai” trong mỗi thông tin sau: Thông tin Trả lời Giống xoài cát quả to, ngọt và thơm lừng. Đúng / Sai Cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Đúng / Sai Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra chăm sóc cây xoài. Đúng / Sai Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì. Đúng / Sai Câu 5. Tìm từ thể hiện nét đẹp trong tâm hồn tính cách của người cha trong câu chuyện trên. ( M. nhân hậu, vị tha, ) Câu 6. Bạn nhỏ đã rút ra điều gì qua câu chuyện này ? ( Bài học về cách sống tốt ở đời) . Câu 7: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? A. Rụt rè, chậm chạp, chạy nhảy, thì thầm, mênh mông. B. Rụt rè, chậm chạp, khập khiễng, thoang thoảng, thì thầm. C. Chậm chạp, khập khiễng, chạy nhảy, thoang thoảng, thì thầm. Câu 8: Trong câu văn: “Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả.” Trạng ngữ là: Chủ ngữ là: Vị ngữ là: Câu 9: Trong các thành ngữ sau, những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm. A. Ba chìm bảy nổi B. Nhường cơm sẻ áo C. Gan vàng dạ sắt Câu 10: Viết 1 câu văn thuộc kiểu câu cảm nói về người cha. .
  16. PHẦN A: PHẦN TRẮC NGHIỆM (4điểm) Bài 1 (2 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: a. Hai phân số nào bằng nhau? A. 1 ; 4 B. 3 ; 12 C. 4 ; 8 D. 3 ; 6 2 5 5 20 7 21 9 16 b. Lớp 4A có 18 học sinh nữ, 14 học sinh nam. Tỉ số học sinh nam so với học sinh nữ là: A. 18 B. 18 C. 14 D. 14 14 32 32 18 c. Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 10 000, quãng đường từ A đến B đo được 3 cm. Độ dài thật của quãng đường từ A đến B là . m A. 30 000 B. 300 C. 30 D. 3 d. Trong các khoảng thời gian sau, khoảng thời gian nào là dài nhất? A. 1 giờ B. 3 giờ C. 20 phút D. 600 giây 4 10 Bài 2 (1điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào a. Với m = 8, n = 4, p = 3 thì giá trị của biểu thức m + n x p là 36 b. Một miếng kính hình bình hành có độ dài cạnh đáy 25 cm, chiều cao là 9cm. Diện tích miếng kính đó là 225m2 c. 1 ngày 8 giờ = 18 giờ. 2 d. tấn < 5 tạ 5 Bài 3 ( 1 điểm):Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm: a. Lớp 4A và 4B mua tất cả 200 cuốn vở trong đó số vở lớp 4A mua chiếm 3 tổng số vở. 5 Vậy lớp 4A mua quyển vở. 6 5 3 6 3 3 b. ( ) 11 11 7 11 7 7 PHẦN B: PHẦN VẬN DỤNG (6điểm) Bài1 (2điểm) a. Tính: b. Đặt tính rồi tính 2 + 3 4 : 2 9 4 5 3 2057 x 13 7368: 24 Bài 2 (1điểm) a. Tìm x, biết: b. Tính giá trị biểu thức:
  17. 1 15 11 2 4 x + = : 3 = ( ) 3 7 15 3 3 Bài 3 ( 2 điểm): Có hai loại vải xanh và đỏ, số vải xanh nhiều hơn số vải đỏ 96m. Hỏi mỗi 3 loại có bao nhiêu mét vải? Biết số mét vải đỏ bằng số mét vải xanh. 5 Bài 4 ( 1 điểm): 3 18 4 a. Tính bằng cách thuận tiện: = 5 + 9 + 10 5 b. Viết phân số thành tổng của 2 phân số tối giản. 6
  18. PHẦN A: TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hoặc thực hiện theo yêu cầu của câu hỏi. Câu 1 (1 điểm): a. Trong các số 1980; 1065; 2364; 1009 số nào vừa chia hết cho 2,3,5 và 9? A. 1980 B. 1065 C. 2364 D. 1009 3 5 1 4 b. Các phân số ; ; xếp theo thứ tự tăng dần là: 4 6 2; 3 ퟒ ퟒ ퟒ ퟒ A. ; ; B. ; ; C. ; ; D. ; ; ퟒ ; ퟒ ; ퟒ; ퟒ; Câu 2 (1 điểm): Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống dưới đây. Muốn chia hai phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. Hình thoi có 2 cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau. 4 4 4 4 4 5 + 5 + 5 + 5 = 5 x 5 3 m2 27cm2 = 327 cm2 Câu 3 (1 điểm): Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a. Một tấm kính hình thoi có độ dài hai đường chéo là 18m và 30m. Diện tích hình thoi đó là: . 4 b. 9 = 36 Câu 4 (1 điểm): a. Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 8 000, khu đất đo được độ dài là 1dm. Như vậy độ dài thật của khu đất là: A. 80 000dm B. 80 000cm C. 80 000km D. 8 km 1 b. Bố hơn con 36 tuổi, biết tuổi con bằng tuổi bố. Tuổi bố là: 7 A. 36 tuổi B. 42 tuổi C. 43 tuổi D. 35 tuổi PHẦN B. TỰ LUẬN ( 6 điểm) Bài 1 ( 2 điểm): Tính: 3 3 15 3 3 3 b. a. 4 + 7 2 ― 8 c. 16: 8 x 4 Bài 2 ( 1 điểm): Tìm x:
  19. 1 1 a. X : 12 = 1023 b. X x 2 = 1 ― 3 2 Bài 3 ( 2 điểm) : Một thửa ruộng hình chữ nhật có nửa chu vi là 120m, chiều rộng bằng 3 chiều dài. Người ta cấy lúa trên thửa ruộng đó, tính ra cứ 1 m2 thu hoạch được 2 kg thóc. Hỏi thửa ruộng đó thu được bao nhiêu ki-lô-gam thóc? 7 1 7 2 Bài 4 ( 1 điểm):a) Tính nhanh: 19x 3 + 19x 3 b. Tổng của hai số lẻ là 274. Tìm hai số đó biết giữa chúng có bốn số chẵn.