Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020

doc 65 trang hangtran11 12/03/2022 2290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_2_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020

  1. TUẦN 2 Thứ hai, ngày 9 tháng 9 năm 2019 Tập đọc DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tiếp theo) A. Mục tiêu: - HS đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện (từ hồi hộp, căng thẳng tới hả hê), phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn (một người nghĩa hiệp, lời lẽ đanh thép, dứt khoát) - Giọng đọc phù hợp với tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công , bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh. - Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn. (trả lời các câu hỏi trong Sách giáo khoa). - Một số HS chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lý do vì sao lựa chọn (câu hỏi 4). KNS: - Thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị B. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc C. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Kiểm tra bài cũ: - Mời 1 học sinh đọc thuộc lòng bài Mẹ ốm trả lời câu hỏi về nội dung bài thơ. - Học sinh đọc thuộc lòng và trả lời - Yêu cầu 1 học sinh đọc bài Dế Mèn bênh câu hỏi về nôi dung. vực kẻ yếu (phần 1), nêu ý nghĩa truyện. - Học sinh đọc bài và nêu ý nghĩa câu - GV nhận xét, tuyên dương chuyện II. Bài mới: *. Giới thiệu bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo) Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc - GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc: - Cả lớp theo dõi + Bài văn chia thành mấy đoạn? - 3 đoạn - Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc thành tiếng các đoạn trong bài (2 – 3 lượt) - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng - GV chú ý các từ ngữ dễ phát âm sai: lủng đoạn. củng, nặc nô, co rúm lại, béo múp béo míp . ; nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng sau + Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các các cụm từ, đọc đúng giọng các câu sau: đoạn trong bài tập đọc. HS nhận xét + Ai đứng chóp bu bọn này? cách đọc của bạn + Thật đáng xấu hổ! + Có phá hết vòng vây đi không? + HS đọc thầm phần chú giải 1
  2. - Cho học sinh đọc các từ ở phần Chú giải: sừng sững, cuống cuồng, quang hẳn. - Học sinh đọc theo nhóm đôi - Yêu cầu học sinh luân phiên nhau đọc từng đoạn nhóm đôi - Học sinh nghe - Đọc mẫu tòan bài văn - 1, 2 HS đọc lại tòan bài - Mời học sinh đọc cả bài GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho học sinh. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :Trận địa mai phục của bọn nhện + Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường, đáng sợ như thế nào? bố trí nhện gộc canh gác, tất cả nhà - GV nhận xét và chốt ý: Để bắt được một kẻ nhện núp kín trong các hang đá với nhỏ bé & yếu đuối như Nhà Trò thì sự bố trí dáng vẻ hung dữ. như thế là rất kiên cố và cẩn mật. - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2: - HS đọc thầm đoạn 2 + Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện + Đầu tiên Dế Mèn chủ động hỏi, lời phải sợ? lẽ rất oai, giọng thách thức của một kẻ mạnh. Thấy nhện cái xuất hiện, vẻ đanh đá, nặc nô - Dế Mèn ra oai bằng hành động tỏ rõ sức mạnh “quay phắt - GV nhận xét và chốt ý (GV lưu ý HS nhấn lưng, phóng càng đạp phanh phách” mạnh các từ xưng hô: ai, bọn này, ta) - Cả lớp theo dõi - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3: + Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện nhận - HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời: ra lẽ phải? + Dế Mèn vừa phân tích vừa đe doạ + GV treo bảng phụ bọn nhện + HS theo dõi bảng phụ để thấy sự + Bọn nhện sau đó đã hành động như thế so sánh của Dế Mèn nào? + Chúng sợ hãi, cùng dạ ran, cuống - GV nhận xét và chốt ý cuồng chạy dọc, chạy ngang, phá hết Hoạt động 3: Hướng dẫn dẫn đọc diễn cảm các dây tơ chăng lối. - Hướng dẫn HS đọc 1 đoạn văn (Từ trong hốc đá phá hết các vòng vây đi - Cả lớp theo dõi không?) - Mời học sinh đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài - Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các - GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho đoạn trong bài các em sau mỗi đoạn . - HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc - Yêu cầu học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn cho phù hợp. Thảo luận thầy – trò để văn theo cặp. Chú ý nhấn giọng ở những từ tìm ra cách đọc phù hợp ngữ gợi tả, gợi cảm: sừng sững, lủng củng, - Học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn hung dữ, cong chân, đanh đá, nặc nô, quay văn theo cặp phắt, phóng càng, co rúm, thét, dạ ran, cuống cuồng, quang hẳn. - Mời đại diện nhóm thi đọc diễn cảm 2
  3. - Nhận xét, bình chọn - Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm III. Củng cố - Dặn dò: (đoạn, bài, phân vai) trước lớp - GV khái quát bài, kết luận: Dế Mèn chính - Nhận xét bình chọn là hiệp sĩ, bởi vì Dế Mèn đã hành động mạnh mẽ, kiên quyết và hào hiệp để chống lại áp - Học sinh thực hiện theo hướng dẫn: bức, bất công; che chở, bênh vực, giúp đỡ Dế Mèn là hiệp sĩ. người yếu. - Giáo viên nhận xét tiết học - Cả lớp theo dõi - Chuẩn bị bài: Truyện cổ nước mình Toán CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ. A. Mục tiêu: - Biết quan hệ giữa các đơn vị liền kề. - Biết viết, đọc các số có tới sáu chữ số. - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . B. Chuẩn bị: - Bảng phụ C. Các hoạt động dạy – học: I. Kiểm tra bài cũ : - Đọc và viết số: 37 505; 43 006. - Các số trên gồm mấy chữ số , thuộc các hàng nào? - Nhận xét, chốt kết quả II. Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS *. Giới thiệu bài: Các số có sáu chữ số Hoạt động 1: Số có sáu chữ số a. Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn. * Ví dụ: Quan hệ giữa hai hàng liền kề - GV treo bảng phóng to trang 8 nhau là: 1 chục = 10 đơn vị; 1 trăm = Hỏi bao nhiêu đơn vị thì bằng 1 chục.? 10 chục - Yêu cầu HS nêu quan hệ liền kề giữa đơn - HS nêu ví dụ, lớp nhận xét: vị các hàng liền kề + 10 đơn vị = 1 chục + 10 chục = 1 trăm + 10 trăm = 1 nghìn + 10 nghìn = 1 chục nghìn - Yêu cầu nhân xét :Bao nhiêu chục nghìn - HS nhận xét: thì bằng 1 trăm nghìn.? + 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn b. Giới thiệu hàng trăm nghìn - GV giới thiệu: 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn - HS nhắc lại 1 trăm nghìn viết là 100 000 (có 1 chữ số 1 & sau đó là 5 chữ số 0) c. Viết & đọc các số có 6 chữ số 3
  4. - GV treo bảng có viết các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn - HS xác định - Sau đó gắn các thẻ số 100 000, 1000, . 1 lên các cột tương ứng trên bảng, yêu cầu HS đếm: có bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn, . Bao nhiêu đơn vị? - GV gắn thẻ số kết quả đếm xuống các cột ở cuối bảng, hình thành số 432516 - Sáu chữ số - Số này gồm có mấy chữ số? - HS xác định - GV yêu cầu HS xác định lại số này gồm bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục - HS viết và đọc số nghìn, bao nhiêu đơn vị - GV hướng dẫn HS viết số & đọc số. - Lưu ý: Trong bài này chưa đề cập đến -Thực hành các số có chữ số 0. - GV viết số, yêu cầu HS lấy các thẻ 100 000, 10 000, ., 1 gắn vào các cột tương ứng trên bảng * Tổng kết : Đọc số : Đọc từ hàng cao đến hàng thấp. Viết số: Dùng 10 chữ số để viết số có 6 chữ số. - HS phân tích mẫu a/BT1: lên bảng Hoạt động 2: Luyện tập dọc, viết số có sáu gắn các thẻ 100 000, 10 000, ., 1 vào chữ số các cột tương ứng trên bảng. Bài tập 1: Viết theo mẫu - Tương tự thực hiện bài b/ BT1 - Gắn các thẻ số 313 214 - Nêu các chữ số cần viết vào ô trống -Yêu cầu phân tích 523 453 cả lớp đọc số 523 453 * Nhận xét : - HS phân tích làm mẫu. HS làm bài vào vở . phân tích miệng Mỗi chữ số có giá trị ứng với vị trí của HS sửa và thống nhất kết quả . hàng. Bài tập 2: Viết theo mẫu . - Treo bảng phụ chưa ghi mẫu, gắn thẻ số 425 671. Chỉ định 1 HS phân tích làm mẫu. * Nhận xét : Các số có 6 chữ số , giá trị - HS đọc tiếp nối các số . mỗi chữ số ứng với một hàng, hàng cao nhất là hàng trăm nghìn, hàng thấp nhất là hàng đơn vị. Bài tập 3: Đọc số (a,b ) . - HS tham gia trò chơi * Nhận xét : Đọc số : Đọc từ hàng cao đến hàng thấp. Theo cách đọc số có 3 chữ số . Bài tập 4: Viết số. -Trò chơi viết số nhanh. -Cách chơi : chọn 2 đội / mỗi đội 3 em. Cử 4
  5. một trọng tài. Đội nào viết nhanh đội đó thắng cuộc . III. Củng cố - Dặn dò: - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Chính tả tóan” - Cách chơi: GV đọc các số có bốn, năm, sáu chữ số. HS viết số tương ứng vào vở. - Nhận xét lớp. - Chuẩn bị bài: Luyện tập Đạo đức TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( Tiết 2 ) A. Mục tiêu: - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập . -Biết được : Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh . - Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập . *Gd kĩ năng sống : - Tự nhận thức về sự trung thực trong học tập bản thân, bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập, làm chủ bản thân trong học tập. *HT và làm theo tấm gương ĐĐHCM : - Trung thực trong HT chính là thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy . - Bồi dưỡng tác phong chuẩn mực trong giao tiếp. B. Chuẩn bị: - GV : - Tranh, ảnh phóng to tình huống trong SGK. - Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập. - HS : - Nhóm chuẩn bị tiểu phẩm về chủ đề bài học. - Sưu tầm mẩu chuyện về chủ đề bài học. C. Các hoạt động dạy- học: I. Kiểm tra bài cũ : Trung thực trong học tập - HS trả lời câu hỏi : - Thế nào là trung thực trong học tập ? - Vì sao cần trung thực trong học tập ? - GV nhận xét, chốt kết quả. II.Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS *. Bài mới: Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm BT 3 - Các nhóm thảo luận. - Chia nhóm và giao việc - Đại diện các nhóm trình bày lớp trao đổi chất vấn, nhận xét, bổ sung. Tiểu kết: Biết đồng tình , ủng hộ những Kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình hành vi trung thực và phê phán những hành huống : vi thiếu trung thực trong học tập.( HT và làm theo tấm gương ĐĐHCM - Trung thực trong HT chính là thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy . ) Hoạt động 2 : Trình bày tư liệu đã sưu tầm được ( bài tập 4 SGK ) - Các nhóm trình bày tư liệu đã sưu tầm 5
  6. - Yêu cầu các nhóm trình bày tư liệu - HS thảo luận, trình bày - Yêu cầu HS thảo luận : Em nghĩ gì về những mẫu chuyện , tấm gương đó ? Tiểu kết : Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập . Chúng ta cần học tập các bạn đó . Hoạt động 3 : Tiểu phẩm* KNS : - Nhóm trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị -Yêu cầu HS trình bày, giới thiệu tiểu về chủ đề bài học. phẩm về trung thực trong học tập Cho HS thảo luận lớp : - Em có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem - HS thảo luận , trao đổi về hành vi ? trung thực. - Nếu em ở vào tình huống đó, em có hành động như vậy không ? Vì sao ? - Nhận xét chung ( HT và làm theo tấm gương ĐĐHCM - Tiểu kết : HS có hành vi trung thực Trung thực trong HT chính là thực hiện trong học tập. theo 5 điều Bác Hồ dạy . ) III. Củng cố - Dặn dò: - Thế nào là trung thực trong học tập? - Nêu một vài hành vi trung thực trong học tập. - Nhận xét lớp. -Yêu cầu HS thực hiện mục thực hành trong SGK - Chuẩn bị : Vượt khó trong học tập. Khoa học TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI. (Tếp theo) A. Mục tiêu: - Kể được một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người : tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết . - Biết được nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể người sẽ chết . - Nêu được vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất. - Trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất với môi trường. - Có ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. B. Chuẩn bị: - Hình trang 8,9 SGK. C. Các hoạt động dạy – học: I.Kiểm tra bài cũ : ?. Hằng ngày, cơ thể người cần lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì? - Nhận xét cách trả lời củả HS II. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH *. Bài mới: Hoạt động 1: Xác định những cơ quan trực 6
  7. tiếp tham gia quá trình trao đổi chất ở người. - GV giao nhiêm vụ - HS quan sát hình 8 SGK và thảo luận - Yêu cầu HS làm việc theo cặp theo cặp: - GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm - GV ghi tóm tắt lên bảng. *Nêu chức năng của từng cơ quan. ?. Cơ quan nào trực tiếp thực hiện quá trình - HS thực hiện nhiệm vụ . trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường bên ngoài? - GV nói về vai trò của cơ quan tuần hoàn - Đại diện một vài cặp trình bày trước trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất lớp kết quả thảo luận của nhóm mình. xảy ra bên trong cơ thể. ?. Kể tên những biểu hiện bên ngoài và những cơ quan thực hiện quá trình trao đổi chất . - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ?.Nêu được vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất xảy ra bên trong cơ thể. Hoạt động 2:Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người. Trò chơi Ghép chữ vào chỗ - Các nhóm thi nhau lựa chọn các phiếu trong sơ đồ cho trước để ghép vào chỗ ở sơ đồ - GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ đồ chơi cho phù hợp. - Yêu cầu HS trình bày sản phẩm - Các nhóm treo sản phẩm của nhóm - GV đánh dấu thứ tự xem nhóm nào làm mình xong trước. - Đại diện các nhóm trình bày về mối quan hệ giữa các cơ quan trong cơ thể - Tổ chức trao đổi: Điều gì sẽ xảy ra nếu 1 trong quá trình trao đổi chất giữa cơ thể trong các cơ quan tham gia vào quá trình và môi trường. trao đổi chất ngừng hoạt động . - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV kết luận như SGK trang 9 - Trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường. III. Củng cố - Dặn dò: - Kể tên những cơ quan thực hiện quá trình trao đổi chất. - Nêu vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất. -Nhận xét lớp. -Tìm hiểu các cơ quan trên cơ thể người SGK / T8 với mối liên hệ về trao đổi chất. - Chuẩn bị bài: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn vai trò của chất bột đường 7
  8. Mĩ thuật NHỮNG MẢNG MÀU THÚ VỊ ( Tiết 2) ( Đã soạn ở thứ hai, tuần 1) Kĩ thuật VẬT LIỆU , DỤNG CỤ CẮT , KHÂU , THÊU . ( Tiết 2 ) A. Mục tiêu : - HS biết được đặc điểm , tác dụng và cách sử dụng , bảo quản những vật liệu , dụng cụ đơn giản để cắt , khâu , thêu - Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và gút chỉ . - Gíao dục HS có ý thức thực hiện an toàn LĐ . B. Chuẩn bị: - Mẫu vải và chỉ khâu , chỉ thêu các màu ; Kim ; Kéo ; Khung thêu cầm tay ; Phấn màu ; - Thước dẹt , thước dây , đê , khuy cài , khuy bấm ; 1 số sản phẩm may , khâu , thêu . C. Các hoạt động dạy – học: I .Bài cũ: - Ta chọn loại vải thế nào để dùng học ? - Chỉ khâu như thế nào là phù hợp ? II. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *.Giới thiệu bài: Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu Hoạt động 1:Hướng dẫn hs tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim - Yêu cầu hs quan sát hình 4 và các mẫu - Hs quan sát các thao tác của GV. kim khâu, kim thêu cỡ to, cỡ vừa, cỡ nhỏ để trả lời các câu hỏi trong SGK. - Bổ sung cho hs những đặc điểm của kim khâu, kim thêu khác nhau. - Quan sát và thao tác mẫu. -Yêu cầu hs quan sát hình 5a, 5b, 5c để nêu cách xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ. Sau đó chỉ định hs thao tác mẫu. -Nhận xét và bổ sung. Thực hiện thao tác minh hoạ. Hoạt động 2: Hs thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ - Thực hành. - Cho hs tự thực hành, Gv kiểm tra giúp đỡ. Hoạt động 3: Hướng dẫn hs quan sát nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác - Đưa ra các dụng cụ và yêu cầu hs nêu - Thước may:dùng để đo vải và vạch dấu tên và tác dụng của chúng. trên vải. - Thước dây:làm bằng vải tráng nhựa, dài 150 cm, dùng để đo các số đo trên cơ thể 8
  9. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Khung thêu cầm tay:Gồm hai khung tròn lồng vào nhau. Khung tron to có vít để điều chỉnh có tác dụng giữ cho vải căng khi thêu. III.Củng cố - Dặn dò: - Khuy cài, khuy bấm:dùng để đính vào nẹp áo, quần và nhiều sản phẩm may mặc Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau. khác. - Phấn may: dúng để vạch dấu trên vải. Địa lí DÃY HOÀNG LIÊN SƠN. A. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn : + Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam : có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu . + Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm . - Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ ( lược đồ ) tự nhiên Việt Nam . - Sử dụng bản số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản : dựa vào bảng số liệu đã cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7 . *. Chỉ và đọc tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ : Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều . * Giải thích Sa Pa trở thành nơi du lịch nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc . - Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam. B. Chuẩn bị: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn & đỉnh núi Phan-xi-păng. C. Các hoạt động dạy – học: I. Kiểm tra bài cũ : - Nêu các bước sử dụng bản đồ? - Hãy tìm vị trí của thành phố của em trên bản đồ Việt Nam? - GV nhận xét II. Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS *. Giới thiệu bài: Dãy Hoàng Liên Sơn Hoạt động1: Hoàng Liên Sơn – dãy núi cao, đồ sộ - HS xác định vị trí, lớp dựa vào kí hiệu - GV treo bản đồ Việt Nam yêu cầu HS để tìm vị trí của dãy núi Hồng Liên Sơn xác định vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn. ở lược đồ hình 1. ?. Kể tên những dãy núi chính ở phía bắc của nước ta (Bắc Bộ)? - HS dựa vào kênh hình & kênh chữ ở ?. Trong những dãy núi đó, dãy núi nào dài trong SGK để trả lời các câu hỏi. nhất? - HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. ?. Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào - HS chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí của sông Hồng & sông Đà? dãy núi Hoàng Liên Sơn & mô tả dãy 9
  10. ?. Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu núi Hoàng Liên Sơn (vị trí, chiều dài, độ km? rộng bao nhiêu km? cao, đỉnh, sườn & thung lũng của dãy ?. Đỉnh núi, sườn & thung lũng ở dãy núi núi Hoàng Liên Sơn Hoàng Liên Sơn như thế nào - HS làm việc trong nhóm theo các gợi ý - GV: dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi - Đại diện nhóm trình bày kết quả làm cao & đồ sộ nhất Việt Nam. việc trước lớp. Hoạt động 2: Đỉnh Phan – xi – păng cao - HS các nhóm nhận xét, bổ sung. nhất nước ta - Yêu cầu HS dựa vào lược đồ hình 1, xác - HS lên bảng chỉ và nêu độ cao định đỉnh núi Phan-xi-păng & cho biết độ cao của nó. - Yêu cầu HS quan sát hình 2 (hoặc tranh - HS mô tả ảnh về đỉnh núi Phan-xi-păng), mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng . - Lớp nhận xét GV: Đỉnh núi Phan – xi – păng cao nhất nước ta Hoạt động 3: Khí hậu ở Hoàng Liên Sơn - GV yêu cầu HS đọc mục 2 trong SGK & cho biết khí hậu Hoàng Liên Sơn . - HS đọc thầm mục 2 trong SGK & cho - GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả biết khí hậu ở vùng núi cao Hoàng Liên lời Sơn như thế nào? - GV gọi 1 HS lên chỉ vị trí của Sa Pa trên - HS lên chỉ vị trí của Sa Pa trên bản bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường. đồ Việt Nam. - GV: Dãy núi Hoàng Liên Sơn khí hậu - HS trả lời các câu hỏi ở mục 2 lạnh quanh năm. Sa Pa có khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh đẹp nên đã trở thành một nơi du lịch, nghỉ mát lí tưởng của vùng núi phía Bắc III. Củng cố - Dặn dò: - GV yêu cầu HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình & khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn. - Nhận xét lớp. - Chuẩn bị bài: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. Thứ ba, ngày 10 tháng 09 năm 2019 Toán LUYỆN TẬP. A. Mục tiêu: - Viết và đọc được các số có đến sáu chữ số . - Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . B. Chuẩn bị: - Bảng cài, các tấm ghi các chữ số (bảng từ) C. Các hoạt động dạy học: I. Kiểm tra bài cũ : - Đọc các số sau: 384 705; 652 367. - Viết các số sau: Một trăm nghìn; Ba trăm hai mươi nghìn bảy trăm mười sáu. 10
  11. - Các số vừa viết có đặc điểm gì? - Nhận xét cách thực hiện của HS, chốt kết quả. II. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS *. Giới thiệu bài: Luyện tập Hoạt động 1: Ôn lại các hàng - GV cho HS ôn lại các hàng đã học, mối quan hệ giữa đơn vị hai hàng liền kề. - HS nêu - GV viết số: 825 713, yêu cầu HS xác - HS xác định (Ví dụ: chữ số 3 thuộc định các hàng và chữ số thuộc hàng đó là hàng đơn vị, chữ số 1 thuộc hàng chục chữ số nào GV cho HS đọc thêm một vài số ) khác. - HS đọc thêm một vài số khác. (Ví dụ: * Tiểu kết : Mỗi chữ số trong một số ứng 850 203; 820 004; 832 010; 832100 ) với một hàng theo thứ tự từ thấp đến cao. Hoạt động 2: Luyện tập đọc, viết các số có sáu chữ số Bài tập 1: Viết theo mẫu . - Treo bảng phụ chưa ghi mẫu, gắn thẻ số 653 267. Chỉ định 1 HS phân tích làm mẫu. - HS phân tích làm mẫu. * Nhận xét : - HS làm bài vào vở , phân tích miệng Các số có 6 chữ số , giá trị mỗi chữ số ứng HS sửa và thống nhất kết quả . với một hàng, đọc từ phải sang trái, sử dụng 10 chữ số để viết số. - 2 HS nhắc lại Bài tập 2: Đọc số . Đọc số : Đọc từ hàng cao đến hàng thấp. Theo cách đọc số có 3 chữ số . - HS đọc các số và cho biết chữ số 5 ở * Nhận xét : Chữ số ở hàng nào thì có giá các số thuộc hàng nào?. trị tương ứng với hàng đó. Ví dụ: chữ số 5 - HS sửa và thống nhất kết quả thuộc hàng chục = 50 Bài tập 3: Viết số ( a, b, c ). -Trò chơi chính tả toán học. * Nhận xét : Chú ý cách viết số khi gặp -HS viết vào vở chữ “linh” như : linh năm = 05 . - HS lên bảng ghi số của mình - Cả lớp nhận xét Bài tập 4:( a, b ) Viết số. - Yêu cầu nêu cách làm. - HS tự nhận xét quy luật viết tiếp các số trong từng dãy số . - GV yêu cầu HSluyện viết và đọc số có tới - HS viết các số sáu chữ số (Cả các trường hợp có các chữ - HS thống nhất kết quả . số 0) III. Củng cố - Dặn dò: - Nêu cấu tạo số có 6 chữ số. Cho ví du. -Nhận xét lớp. -Xem lại các bài tập để củng cố những gì đã học. - Chuẩn bị bài: Hàng và lớp 11
  12. Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC . A. Mục tiêu: - Hiểu câu chuyện thơ Nàng tiên ốc kể lại đủ ý bằng lời của mình - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Con người cần thương yêu giúp đỡ lẫn nhau . - Giáo dục HS yêu thích các tryện cổ tích có trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam B. Chuẩn bị: - Tranh minh họa truyện trong SGK C. Các hoạt động dạy – học: I. Kiểm tra bài cũ : - HS kể nối tiếp nhau theo tranh câu chuyện sự tích hồ Ba Bể. - Nói ý nghĩa của câu chuyện , cả lớp lắng nghe và nhận xét. - GV nhận xét II. Bài mới : HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS *. Giới thiệu bài: Kể chuyện đã nghe – đã đọc Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện . - GV đưa tranh minh hoạ - Đọc diễn cảm bài thơ -HS quan sát và nhận xét: Nhân vật - Bảng phụ ghi câu hỏi nội dung truyện trong tranh * Khổ thơ 1. - 3 HS đọc nối tiếp nhau đọc 3 đoạn - Bà lão nghèo làm nghề gì để sinh sống ? thơ. - Bà lão làm gì khi bắt được ốc - 1 HS đọc toàn bài. * Khổ thơ 2 - Cả lớp đọc thầm từng đoạn, lần lượt - Từ khi có ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ trả lời những câu hỏi giúp nắm chuỗi * Khổ thơ 3 sự việc có liên quan đến nhân vật. - Khi rình xem, bà lão đã nhìn thấy những gì - Sau đó bà lão đã làm gì ? - Câu chuyện kết thúc như thế nào ? *. Câu chuyện có hai nhân vật và chuỗi sự việc liên quan với hai nhân vật. Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời của + HS kể lại câu chuyện bằng lời của em? mình. - GV viết 6 câu hỏi lên bảng lớp để HS dựa - Em đóng vai người kể, kể lại câu vào 6 câu hỏi đó trả lời bằng lời văn của chuyện cho người khác nghe. Kể bằng mình. lời của em là dựa vào nội dung truyện *. Biết dựa vào tranh hoặc câu hỏi gợi ý kể thơ, không đọc lại từng câu thơ lại câu chuyện bằng lời của mình, không phải - 2 em làm mẫu kể đoạn 1 đọc lại bài thơ. - HS kể chuyện theo nhóm ba: kể nối tiếp nhau theo từng khổ thơ, theo toàn bài + HS tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện thơ trước lớp. - Lớp nhận xét bạn có kể chuyện bằng 12
  13. Hoạt động 3: HS kể chuyện, trao đổi về ý lời của mình không? nghĩa câu chuyện -Tổ chức kể và trao đổi ý nghĩa truyện theo + HS kể theo cặp . Trao đổi ý nghĩa cặp. câu chuyện: nói về tình thương yêu -Theo em câu chuyện giúp ta hiểu điều gì? lẫn nhau giữa bà lão và nàng tiên Ốc. - Lưu ý HS chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, Bà lão thương Ốc, Ốc biến thành cô trao đổi được cùng với các bạn về ý nghĩa gái giúp đỡ bà.Qua câu chuyện giúp ta của câu chuyện. hiểu rằng: Con người phải thương yêu nhau. Ai sống nhân hậu, thương yêu mọi người thì sẽ có cuộc sống hạnh phúc. Hoạt động 4: Thi kể chuyện -Tổ chức thi kể chuyện. + Thi kể chuyện trước lớp: - Cả lớp lắng nghe và bình chọn bạn - Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể kể chuyện hay nhất tiếp được lời bạn . III. Củng cố - Dặn dò: - Qua câu chuyện em rút ra bài học gì trong - 2 HS nêu việc đối xử với mọi người chung quanh? -Nhận xét tiết học . - Chuẩn bị kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. Thứ tư, ngày 11 tháng 09 năm 2019 Toán HÀNG VÀ LỚP. A. Mục tiêu: - Biết được các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn . - Biết giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số đó trong mỗi số. - Biết viết số thành tổng theo hàng. - Giáo dục tinh cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . B. Chuẩn bị : GV : - Phấn màu HS : - SGK, vở nháp C. Các hoạt động dạy -học: I.Kiểm tra bài cũ : - HS thực hành một số bài tập nhỏ : - Đọc và viết số có 6 chữ số (Bài 2, 3 / 10 ) - Nhận xét cách thực hiện của HS II. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS *.Giới thiệu bài: Hàng và lớp Hoạt động 1: Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn. - Yêu cầu HS nêu tên các hàng rồi sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, GV viết - Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, 13
  14. vào bảng phụ. hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm - GV đưa bảng phụ, giới thiệu : hàng nghìn. đơn vị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị , hay lớp đơn vị có ba hàng : - HS nghe và nhắc lại hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm. - Viết số 321 vào cột số rồi yêu cầu HS lên bảng viết từng chữ số vào các cột - HS thực hiện và nêu: chữ số 1 viết ở cột ghi hàng và nêu lại ghi hàng đơn vị, chữ số 2 ở cột ghi hàng - Tương tự : Hàng nghìn, hàng chục chục, chữ số 3 ở cột ghi hàng trăm nghìn, hàng trăm nghìn thành lớp gì? - Thảo luận theo nhóm đôi rồi phát biểu: - Tiến hành tương tự như vậy đối với Lớp nghìn các số 654 000, 654 321 - Yêu cầu vài HS nhắc lại. - Yêu cầu HS đọc lại thứ tự các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn . *. Kết luận: Số có 6 chữ số có 2 lớp; - Vài HS nhắc lại Mỗi lớp gồm 3 hàng và mang tên của hàng nhỏ nhất . Hoạt động 2: Luyện tập đọc, viết và phân tích cấu tạo các số Bài tập :Viết theo mẫu (Đọc và viết số) - GV Sử dụng bảng khung, hướng dẫn - HS đọc to dòng chữ ở phần đọc số, sau HS làm mẫu dòng đầu. đó tự viết vào chỗ chấm ở cột viết số ( 54 312) rồi lần lượt xác định hàng và lớp của - Nhận xét : từng chữ số để điền vào chỗ chấm: chữ số 5 ở hàng chục nghìn, lớp nghìn; chữ số 4 ở Đọc theo cách đọc số có 3 chữ số theo hàng nghìn, lớp nghìn từng lớp cao đến thấp. - Yêu cầu HS tự làm phần còn lại Bài tập 2: -Sửa bài. a ) GV viết số 46 307 lên bảng . Chỉ lần lượt các chữ số 7 , 0 , 3 , 6 , 4 , yêu cầu - HS nêu : Trong số 46 307 , chữ số 3 thuộc HS nêu tên hàng tương ứng. hàng trăm , lớp đơn vị . - HS làm bài - HS sửa b) GV cho HS nêu lại mẫu : GV viết số - Chữ số 7 thuộc hàng trăm nên giá trị của 38 753 lên bảng , yêu cầu 1 HS lên bảng chữ số 7 là 700 . chỉ vào cbữ số 7 , xác định hàng và lớp - Sau đó yêu cầu HS tự làm các phần còn của chữ số đó lại vào vở. - Nhận xét: + Chữ số ở hàng nào thì có - HS thống nhất kết quả . giá trị tương ứng với hàng đó. Ví dụ: chữ số 7thuộc hàng chục = 70 Bài tập 3: Viết theo mẫu . - Ghi số 52 314 yêu cầu phân tích thành - HS làm bài theo mẫu tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị.Chỉ - HS sửa bài định 1HS làm mẫu. * Nhận xét : Từ một số có thể phân tích 14
  15. thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị. Và ngược lại. III. Củng cố - Dặn dò: - HS nêu cách cách đọc số và viết số theo hàng và lớp. -Nhận xét lớp. - Ôn quy tắc đọc và viết số có 5 , 6 chữ số. - Chuẩn bị bài: So sánh các số có nhiều chữ số. Tập đọc TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH. A. Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm . - Hiểu nội dung : Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông, ( trả lừi được các câu hỏi trong SGK ; thuộc 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối ) - HS yêu thích truyện cổ nước mình , tự hào về kho tàng văn học dân gian của đất nước. B. Chuẩn bị: - GV: - Tranh minh hoạ nội dung bài học. - Tranh minh hoạ các truyện cổ : Tấ m Cám , Thạch Sanh , Cây khế - Bảng phụ viết khổ thơ 1, 2 cần hướng dẫn đọc. C. Các hoạt động dạy – học: I. Kiểm tra bài cũ : “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” (tt) - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi. - 2 HS đọc sắm vai “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” nêu ý nghĩa truyện. - Nhận xét về khả năng đọc, cách trả lời câu hỏi. II. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH *. Giới thiệu bài: Truyện cổ nước mình - HS nêu lại Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện đọc. - Đọc tiếp nối cả bài. Chú ý sửa lỗi phát - Chia đoạn đọc tiếp nối: âm, ngắt giọng. - 2 HS đọc nối tiếp đoạn 2 lượt * Giải thích từ khó : - Đọc thầm phần chú giải. - Cho HS luyện đọc theo căp . - Luyện đọc theo cặp . - Đọc mẫu với giọng tự hào , trầm lắng . - 1HS đọc mẫu *GV lưu ý đọc lưu lốt trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng , phù hợp với âm điệu, vần nhịp của bài thơ lục bát. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . - Chỉ định HS đọc : Từ đầu đa mang. - 2 HS đọc *Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà ? *Vì truyện cổ của nước mình rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu xa. Vì truyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của cha ông : công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa 15
  16. mang Vì truyện cổ truyền cho đời sau nhiều Ý đoạn 1: Ca ngợi truyện cổ đề cao lòng lời răn dạy quý báu của cha ông : nhân nhân hậu, ăn ở hiền lành. hậu, ở hiền, chăm làm, tự tin -Yêu cầu HS đọc thầm : Phần còn lại. - HS đọc thầm : Phần còn lại. * Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện * Tấm Cám ( Thị thơm thị giấu người cổ nào ? thơm ), Đẽo cày giữa đường (Đẽo cày theo ý người ta) *Nêu ý nghĩa hai truyện này ? +Tấm Cám : Truyện thể hiện sự công bằng . Khẳng định người nết na, chăm chỉ, như Tấm sẽ được bụt, phù hộ, giúp đỡ, có cuộc sống hạnh phúc. Ngược lại, những kẻ gian giảo, độc ác như mẹ con Cám sẽ bị trừng phạt. * Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện + Đẽo cày giữa đường : Truyện thể lòng nhân hậu của người Việt Nam ta ? hiện sự thông minh . Khuyên người ta * Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế phải có chủ kiến riêng nếu ai nói gì nào ? cũng cho là phải thì sẽ chẳng làm nên Ý đoạn 2: Những bài học quý báu cha ông công chuyện gì. muốn răn dạy đời sau. * Sự tích hồ Ba Bể, Nàng tiên Ốc, Sọ Dừa , Sự tích dưa hấu , Trầu cau - Yêu cầu HS nêu ý nghĩa của bài * Truyện cổ chính là những lời dạy của cha ông đối với đời sau. Qua những câu truyện cổ, cha ông dạy con cháu cần sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm . - 2 HS đọc cả bài thơ, với giọng tự hào , - Chỉ định HS đọc diễn cảm cả bài thơ. trầm lắng . - Khen ngợi những HS đọc thể hiện đúng - Luyện đọc diễn cảm đoạn thơ 1, 2. nội dung bài , giọng đọc tự hào , trầm lắng , - HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng biết nhận giọng những từ ngữ gợi tả , gợi những câu thơ em thích. cảm . - Thi học thuộc lòng từng đoạn , cả bài. - Đưa ra đoạn 1, 2 hướng dẫn HS đọc diễn cảm - GV nhận xét, yêu cầu HS biết đọc diễn cảm bài thơ – đọc đúng nhịp điệu bài thơ , giọng nhẹ nhàng , tình cảm. HTL bài thơ . III. Củng cố - Dặn dò: - Kể tóm tắt một câu chuyện cổ tích em biết và thích. - Nhận xét tiết học. - Học thuộc lòng cả bài thơ. - Chuẩn bị : Thư thăm bạn. Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU - ĐOÀN KẾT. A. Mục tiêu: 16
  17. - Biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng ) về chủ điểm Thương người như thể thương thân ( BT1, BT4 ) : nắm được một số cách dùng một số từ có tiếng “ nhân” theo 2 nghĩa khác nhau : người, lòng thương người . ( BT2, BT3 ). - Một số HS nêu được ý nghĩa của các câu tục ngữ BT4 . - HS yêu thích học môn Tiếng Việt và thích sử dụng Tiếng Việt. B. Chuẩn bị: - Phiếu giấy khổ to. C. Các hoạt động dạy – học: I. Kiểm tra bài cũ : Luyện tập cấu tạo của tiếng - HS nêu cấu tạo của tiếng gồm mấy phần? Cho ví dụ - Các phần nào bắt buộc phải có mặt? - Nhận xét, chốt kết quả II. Bài mới : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *.Giới thiệu bài: MRVT: Nhân hậu – đoàn kết Hoạt động 1: Hiểu nghĩa nhân hậu- đoàn kết - HS đọc và lần lượt thực hiện từng yêu cầu - Chỉ định HS đọc đề, xác định yêu cầu trong SGK. 1, 2 HS làm mẫu bài. - Các nhóm làm việc, trình bày. - Chia nhóm 6, dùng từ điển tìm từ theo yêu cầu. - Cả lớp nhận xét. - Tổ chức báo cáo, giải nghĩa từ - GV nhận xét, chốt lời giải đúng: Nhân Từ trái nghĩa với đùm bọc, giúp đỡ: ăn hậu – đoàn kết thuộc chủ điểm hiếp, hà hiếp, hành hạ, đánh đập, bắt nạt “Thương người như thể thương thân”. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số cách dùng một số từ có tiếng “ nhân” theo 2 nghĩa khác nhau : người, lòng thương người Bài 2: Phân loại từ theo nghĩa gốc - HS đọc yêu cầu bài - Xác định yêu cầu đề bài. - Trao đổi nhóm đôi làm vào vở -Hướng dẫn thảo luận trao đổi theo - 2 nhóm làm vào phiếu giấy to. nhóm đôi. - Trình bày kết quả - Nhận xét : cần phân biệt các từ đồng - Nhận xét – sửa bài, . âm khác nghĩa. Bài 3: Dùng từ đặt câu - HS đọc yêu cầu bài - GV giải thích: Mỗi em đặt 1 câu với 1 - Trao đổi nhóm đôi . từ thuộc nhóm a, hoặc 1 từ ở nhóm b. - Nối tiếp nhau đọc câu vừa đặt - GV nhận xét sửa chữa cách diễn đạt câu mang ý trọn vẹn Tiểu kết: Nắm được nghĩa của từ, dùng từ đặt câu rõ nghĩa. Hoạt động 3: Trò chơi học tập 17
  18. Bài tập 4: Giải nghĩa câu tục ngữ - Đọc yêu cầu bài tập thuộc chủ đề Nhân hậu – Đoàn kết - Thảo luận nhóm 3 HS về nội dung ý nghĩa - Tổ chức chơi: chọn 3 đội, mỗi đội 3 3 câu tục ngữ HS. - HS trình bày. *GV: nêu nét nghĩa của các câu tục - Đáp án: ngữ. Câu a: ở hiền gặp lành: khuyên ta sống *HS: thảo luận nhanh chọn nghĩa cho hiền lành, nhân hậu sẽ gặp điều tốt đẹp, câu tục ngữ , trình bày ý kiến. may mắn. - Cả 3 đội nêu hết , GV ra đáp án. Câu b: Trâu buột ghét trâu ăn: chê người có Tuyên bố đội thắng cuộc. tính xấu, ghen tị khi thấy người khác được GV: Mỗi câu tục ngữ là một hành đông, hạnh phúc, may mắn. bài học kinh nghiệm của ông cha ta Câu c: Khuyên ta đồn kết với nhau, đồn kết truyền lại cho đời sau. tạo nên sức mạnh. III. Củng cố - Dặn dò : Nêu một số từ nói về lòng nhân hậu, hay đoàn kết. - Đất nước ta là một đất nước có truyền thông quý báu về lòng nhân hậu và tinh thần đoàn kết. Ngày nay chúng ta cần tiếp tục phát huy truyền thống ấy . - Nhận xét tiết học - Ghi sổ tay các từ thuộc chủ điểm vừa học.- Chuẩn bị bài: Dấu hai chấm Lịch sử - Địa lý LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ.(tiếp theo) A. Mục tiêu: - Nêu được các bước sử dụng bản đồ :đọc tên bản đồ, xem bản chú giải, tìm đối tượng lịch sử hay địa lý trên bản đồ . - Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản : nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển - Ham thích tìm hiểu môn Địa lí. B. Chuẩn bị: - Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam. C. Các hoạt động dạy – học: I. Kiểm tra bài cũ : - HS cho biết bản đồ là gì? Nêu một số yếu tố của bản đồ. - Bản đồ được dùng để làm gì? - Nhận xét cách trả lời của HS II. Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS *. Giới thiệu bài: Làm quen với bản đồ Hoạt động1: Các bước sử dụng bản đồ - Yêu cầu đọc thông tin trên SGK/7 - 1HS đọc , lớp đọc thầm. - Treo bản đồ . - HS quan sát, đọc tên các bản đồ treo - Yêu cầu HS làm việc trên bản đồ theo trên bảng. các trình tự SGK. - Các bước sử dụng bản đồ: - GV giúp HS cách sử dụng bản đồ và *Đọc tên bản đồ. lược đồ *Đọc bảng chú giải nắm các ký hiệu. - GV nhận xét, chốt cách sử dụng bản đồ, *Xác định các đối tượng địa lý dựa vào 18
  19. lược đồ ký hiệu. Hoạt động 2: Thực hành - GV hoàn thiện thao tác thực hành cho - HS Thực hành: HS: * Dựa vào bảng chú giải ở hình 3 (bài 2) - Xác định được 4 hướng chính (Bắc, Nam, để đọc các kí hiệu của một số đối tượng Đông, Tây) trên bản đồ theo quy ước thông địa lí. thường. Tìm một số đối tượng địa lí dựa * Chỉ đường biên giới phần đất liền của vào bảng chú giải của bản đồ. Việt Nam với các nước láng giềng trên hình 3 (bài 2) & giải thích vì sao lại biết Hoạt động 3: Làm việc trên bản đồ đó là đường biên giới quốc gia. - GV lần lượt treo lược đồ và bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng - Khi HS lên chỉ bản đồ, GV chú ý hướng - HS trong nhóm lần lượt làm các bài dẫn HS cách chỉ. tập a, b, c trên phiếu. Ví dụ: chỉ một khu vực thì phải khoanh kín - Đại diện nhóm trình bày trước lớp theo ranh giới của khu vực; chỉ một địa kết quả làm việc của nhóm. điểm (thành phố) thì phải chỉ vào kí hiệu - HS các nhóm khác sửa chữa, bổ sung chứ không chỉ vào chữ ghi bên cạnh; chỉ cho đầy đủ & chính xác. một dòng sông phải đi từ đầu nguồn xuống - Một HS đọc tên bản đồ & chỉ các cuối nguồn. hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên bản đồ -HS biết cách sử dụng bản đồ như thế nào - Một HS lên chỉ vị trí của tỉnh (thành cho đúng phố) mình đang sống trên bản đồ. III. Củng cố - Dặn dò: -Bản đồ là gì? Kể tên một số yếu tố của bản đồ? - Nhận xét lớp. - Tìm hiểu truyện các đời Vua Hùng. - Chuẩn bị bài: Nước Văn Lang. Thứ năm, ngày 12 tháng 09 năm 2019 Toán SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ. A. Mục tiêu: - So sánh được các số có nhiều chữ số. - Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá sáu chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn . - Giáo dục tính cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . B. Chuẩn bị: - Phấn màu, bảng phụ kẻ sẵn hàng lớp C. Các hoạt động dạy – học: I. Kiểm tra bài cũ : - 3 HS thực hành bài tập nhỏ và nêu cách làm : BT 3 /4 - Nhận xét cách thực hiện của HS II. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS *.Giới thiệu bài: So sánh các số có nhiều chữ số Hoạt động 1: So sánh các số có nhiều chữ 19
  20. số. a.So sánh 99 578 và 100 000 - GV viết lên bảng 99 578 100 000, yêu - HS điền dấu và tự nêu cầu HS điền dấu thích hợp vào chỗ chấm rồi giải thích vì sao lại chọn dấu đó - GV nhận xét chung: trong hai số, số nào - HS nêu lại có số chữ số ít hơn thì số đó bé hơn. b. So sánh 693 251 và 693 500 - GV viết bảng: 693 251 693 500 - Yêu cầu HS điền dấu thích hợp vào chỗ - HS điền dấu và tự nêu cách giải thích chấm rồi giải thích vì sao lại chọn dấu đó. - GV nhận xét chung: khi so sánh hai số có - HS nhắc lại cùng số chữ số: * bao giờ cũng bắt đầu từ cặp chữ số đầu tiên ở bên trái (hàng cao nhất của số) * Nếu chữ số nào lớn hơn thì số tương ứng sẽ lớn hơn - Vài HS nhắc lại chọn cách so sánh * Nếu chúng bằng nhau ta so sánh đến cặp thuận tiện nhất. chữ số ở hàng tiếp theo Tiểu kết: có 2 cách so sánh: - Nêu lại các cách so sánh. * Cách 1: Đếm các chữ số, số nào nhiều chữ số hơn, số đó lớn hơn. * Cách 2: Đếm tách hàng Hoạt động 2: Luyện tập so sánh các số có nhiều chữ số Bài tập 1: So sánh các số có nhiều chữ số - HS nêu yêu cầu - GV hướng dẫn HS vận dụng kiến thức - HS tự làm bài và giải thích tại sao lại vừa học để thực hiện BT chọn dấu đó. - Yêu cầu HS tự làm bài và giải thích - Sửa bài - Nhận xét quy tắc so sánh. Bài tập 2:Tìm số lớn nhất - Yêu cầu HS tự làm bài và giải thích -Nêu cách so sánh, để chọn ra số lớn - Nhận xét muốn tìm số lớn nhất trong các nhất. số, ta dựa vào qui tắc so sánh các số có -HS tự làm bài và giải thích . nhiều chữ số. - Sửa bài Bài tập 3: Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn. - Yêu cầu HS đọc đề bài, nêu cách tiến - Nêu cách so sánh, để chọn ra số bé hành để tìm ra được câu trả lời đúng. nhất. - Nhận xét để xếp các số theo thứ tự từ bé - HS tự làm bài và giải thích . đến lớn ta cần : so sánh các số chọn ra số bé - Sửa bài nhất III. Củng cố - Dặn dò: 20
  21. - GV treo lên bảng hai tờ giấy lớn trong đó có ghi các số để so sánh. - Chia lớp thành hai đội nam và nữ, thi đua so sánh số - Nhận xét lớp. - Chuẩn bị bài: Triệu và lớp triệu Chính tả (Nghe – viết ) MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC. A. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng trình bày bài chính tả sạch sẽ, đúng quy định - Làm đúng BT2 và BT (3) a/b, hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn . - Viết đúng, đẹp tên riêng: Vinh Quang, Chiêm Hóa, Tuyên Quang, Đồn Trường Sinh, Hanh. - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/ x hoặc ăn/ ăng, tìm đúng các chữ có vần ăn/ ăng hoặc âm đầu s/ x. - Bồi dưỡng thái độ cẩn thận chính xác. B. Chuẩn bị: GV : - Bảng phụ viết bài tập 2a. HS : - SGK, Vở C. Các hoạt động dạy – học : I.Kiểm tra bài cũ : - Gọi 3 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào vở nháp những từ do GV đọc. - Nhận xét về chữ viết của HS II. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ I. Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe - viết . - Gọi 2 em đọc toàn đoạn. - Hỏi: Đoạn trích cho em biết về điều gì? - 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi. + Sinh cõng bạn đi học suốt 10 năm. + Tuy còn nhỏ nhưng Sinh không quản khó khăn, ngày ngày cõng Hanh tới trường với đoạn đường dàu hơn 4 ki-lô- mét, qua đèo, vượt suối, khúc khuỷu, gập - Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi gềnh viết chính tả. - Ví dụ: Tuyên Quang, Ki-lô-mét, khúc - Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm khuỷu, gập ghềnh, liệt, được. - 3 HS viết bảng, HS khác viết vào vở nháp. - GV đọc cho HS viết . - HS viết chính tả - Đọc toàn bài cho HS soát lỗi. - HS soát lỗi. - Thu 10 bài - Nhận xét bài viết của HS. - Qua bài viết nắm số lượng HS viết sai nhiều. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập 21
  22. Bài 2: Tìm đúng các chữ có vần ăn/ ăng - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong hoặc âm đầu s/ x. SGK. - Yêu cầu 1 HS tự làm bài vào nháp. - 2 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào - Gọi HS nhận xét, chữa bài. vở. - Nắm nội dung và ý nghĩa truyện vui Tìm - Nhận xét, chữa bài: Truyện đáng cười ở chỗ ngồi. chi tiết: Ông khách ngồi hàng ghế đầu tưởng người đàn bà giẫm phải chân ông Bài 3 : Tìm đúng tên con vật chứa tiếng đi xin lỗi ông nhưng thật chất là bà ta bắt đầu bằng s chỉ tìm lại chỗ ngồi. - Gọi 1 HS đọc câu đố , chia nhóm thi đua. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Qua bài tập phân biệt s/ x , tìm đúng chữ - Tự làm bài. có âm đầu s/ x. Lời giải: chữ sáo và sao. III. Củng cố - Dặn dò : Dòng 1: Sáo là tên một lồi chim. - Nêu những hiện tượng chính tả trong bài Dòng 2: bỏ sắc thành chữ sao. để không viết sai. - Nhận xét hoạt động của HS trong giờ học. - Chuẩn bị bài sau: Cháu nghe câu chuyện của bà. Tập làm văn KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT . A. Mục tiêu : - Hiểu hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật ; nắm được tính cách kể hành động của nhân vật ( Nội dung ghi nhớ ) - Biết dựa vào tính cách để xác định hành động của từng nhân vật (Chim Sẻ, Chim Chích), bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước - sau để thành câu chuyện . B. Chuẩn bị: - Bảng phụ ghi sẵn nội dung phần ghi nhớ. - Giấy khổ to để viết sẳn câu hỏi. C. Các hoạt động dạy – học: I. Bài cũ: -Thế nào là kể chuyện ? - Trong truyện phải có những phần nào? - Thế nào là tính cách của nhân vật ? Tính cách này thể hiện như thế nào ? - GV nhận xét II. Bài mới: HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS *.Giới thiệu bài : Kể lại hành động của nhân vật Hoạt động 1: Hướng dẫn học phần nhận xét Bài 1,2: - Yêu cầu HS đọc “Bài văn điểm không ” - Đọc nối tiếp nhau 3 lần toàn bài. + Chú ý giọng đọc phân biệt rõ lời thoại của từng - Cả lớp đọc thầm bài văn. nhân vật phải được thay đổi. + GV đọc diễn cảm cả bài. 22
  23. - Tìm hiểu yêu cầu đề bài. - Đọc yêu cầu - cá nhân đọc + Ghi lại vắn tắt hành động của cậu bé bị điểm thầm. không. Theo em mỗi hành động của cậu bé nói - Làm bài trên giấy khổ lớn. lên điều gì ? - Báo cáo kết quả của các tổ. + Nhận xét về thứ tự kể các hành động nội dung trên ? - Cùng nhận xét bài làm của các - Mỗi hành động của cậu bé thể hiện như thế nào? tổ. Bài tập 3: - Nhận xét về các thứ tự các hành động nói trên ? - HS tự nêu. - Biết hành động xảy ra trước thì tả trước, xảy ra sau thì tả sau. Hoạt động 2: Hướng dẫn học phần ghi nhớ Khi kể chuyện cần chú ý: - Chọn kể những hành động tiêu biểu của nhân vật. - Đọc phần ghi nhớ SGK. - Hành động xảy ra trước thì tả trước, xảy ra sau thì tả sau. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập - Yêu câu HS làm bài luyện tập TV trang 22-23 - Điền đúng tên chim Sẻ và chim Chích. - Đọc yêu cầu đề bài. - Sắp xếp lại các hành động. - Nhóm thực hiện yêu cầu 1 - GV khẳng định thứ tự hành động: 1, 5, 2, 4, 7, 3, -Trình bày kết quả: 6, 8, 9. 1, 2 Chim Sẻ. - Vài HS thi kể chuyện. 3, 4 Chim Chích. - GV và lớp nhận xét, khen ngợi 5, 6 Chim Sẻ 8 Chích – Sẻ 9 Sẻ - Chích - Chích Nhóm thực hiện yêu cầu 2 III.Củng cố - Dặn dò: -Trình bày - Nhận xét tiết học - Biểu dương. Làm miệng, kể lại câu chuyện theo dàn ý đã được sắp xếp. - Yêu cầu học thuộc phần ghi nhớ. - Chuẩn bị: Tả ngoại hình của nhân vật. Khoa học CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG. A. Mục tiêu: - Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn : chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi- ta-min, chất khoáng . - Kể tên những thức ăn chứa chất bột đường : gạo, bánh mì, khoai, ngô, sắn . - Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể : cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt cho cơ thể . - Có ý thức trong ăn uống để giữ gìn bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. * GDBVMT : Mối quan hệ giữa con người với môi trường : con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường . 23
  24. B. Chuẩn bị: - GV : - Sử dụng các hình ảnh trong SGK. - Phiếu học tập. C. Các hoạt động dạy – học: I. Kiểm tra bài cũ : - GV yêu cầu 2, 3 HS thực hiện vẽ lại sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. - Nhận xét cách trả lời của HS. C. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH *. Giới thiệu bài mới: Các chất dinh dưỡng trong thức ăn và vai trò của chất bột đường Hoạt động 1: Tập phân loại thức ăn. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 2 và trả lời 3 câu hỏi SGK/10 - HS thảo luận tên thức ăn, đồ uống mà - GV nhận xét: HS biết sắp xếp các thức bản thân các em dùng hằng ngày. ăn vào nhóm có nguồn gốc động, thực - HS quan sát hình SGK/10 và hoàn vật. thành bảng phân loại nguồn gốc thức ăn - Phân loại thức ăn dựa vào những chất - Đại diện một số cặp trình bày kết quả dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó. Kết luận : Người ta có thể phân loại thức ăn theo các cách sau: - Theo nguồn gốc - Theo lượng chất dinh dưỡng có trong thức ăn: nhóm chứa nhiều chất bột Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và đường. chất khoáng. Bước 1: Làm việc với SGK theo cặp. - Đọc SGK nắm thông tin Bước 2: Làm việc cả lớp - Nói tên những thức ăn giàu chất bột đường trong các hình ở trang 11. - HS nói với nhau tên thức ăn chứa nhiều - Kể tên các thức ăn chứa chất bột đường chất bột đường ở tr 11 mà các em ăn hằng ngày. - Kể tên những thức ăn chứa chất bột -HS trả lời – HS khác nhận xét, bổ sung. đường mà các em thích ăn. - Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường. - GV nhận xét và nêu lại tên và vai trò Kết luận : Chất bột đường là nguồn cung nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Chất đường bột đường có nhiều ở gạo, ngô, bột mì Hoạt động3 : Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường. Bước 1 :- GV phát phiếu học tập - HS làm việc cá nhân với phiếu Bước 2: Chữa bài tập cả lớp - Một số HS trình bày kết quả làm việc - Kết luận: Nhận ra các thức ăn chứa với phiếu học tập trước lớp. HS khác bổ nhiều chất bột đường đều có nguồn gốc sung, sữa chữa 24
  25. từ động vật. III. Củng cố - Dặn dò : - Nhận xét lớp. - Đọc lại nội dung bạn cần biết. - Chuẩn bị bài: Vai trò của chất đạm và chất béo Thứ sáu, ngày 13 tháng 09 năm 2019 Toán TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU. A. Mục tiêu: - Nhận biết hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu . - Biết viết các số đến lớp triệu . - Giáo dục tính cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập . B. Chuẩn bị: - Phiếu kẻ khung như BT 4/14 C. Các hoạt động dạy – học: I. Kiểm tra bài cũ : - HS kể tên các hàng và lớp em đã học. - Đọc số 503 060 và cho biết chữ số 3 thuộc hàng nào lớp nào? - Nhận xét cách thực hiện của HS II. Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS *. Giới thiệu bài: Triệu và lớp triệu Hoạt động1: Giới thiệu lớp triệu gồm có hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu. - Yêu cầu HS lên bảng viết số một nghìn, mười nghìn, một trăm nghìn, mười trăm - HS lên bảng viết nghìn: 1 000 000 - GV giới thiệu :mười trăm nghìn còn gọi là một triệu, một triệu viết là : 1 000 000 - HS đọc: một triệu - Yêu cầu HS đếm xem một triệu có tất cả - Một triệu viết là 1 000 000 mấy chữ số, trong đó có mấy chữ số 0? - GV giới thiệu tiếp: - HS đếm : một triệu có 7 chữ số gồm *10 triệu còn gọi là một chục triệu (Hay 1chữ số 1 và 6 chữ số 0 mười triệu.) - GV nêu tiếp: mười chục triệu còn gọi là - HS viết bảng con, HS tiếp nối nhau một trăm triệu, yêu cầu HS tự viết vào đọc số. bảng con số một trăm triệu. - 1 chục triệu = 10 triệu = 10 000 000 - GV yêu cầu HS nêu ba hàng mới được - 1 trăm triệu = 100 triệu = 100 000 000 học. Ba hàng này lập thành một lớp mới, đọc tên lớp triệu - HS viết bảng con, HS tiếp nối nhau - GV cho HS thi đua nêu lại các hàng, các đọc số. lớp từ nhỏ đến lớn. *. Biết về hàng triệu, hàng chục triệu, - Vài HS nêu “hàng triệu, hàng chục hàng trăm triệu & lớp triệu. triệu, hàng trăm triệu thuộc lớp triệu”. 25
  26. Hoạt động 2: Luyện tập Bài tập 1: -Yêu cầu HS đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu . - Nhận xét nhận biết nhanh và chính xác về các số tròn triệu. - HS đếm . Bài tập 2: - Yêu cầu HS làm theo cách : - HS sửa bài chép lại các số , chỗ nào có chỗ chấm thì viết luôn số thích hợp . - Có thể yêu cầu phân tích 60 000 000 - HS phân tích mẫu thuộc hàng nào, lớp nào. - Nhận xét: nhận biết nhanh và chính xác - HS làm bài về các số tròn chục triệu, tròn trăm triệu - HS sửa bài Bài tập 3: ( cột 2 ) Chính tả toán học. - Nêu yêu cầu phân tích (SGK) - Nhận xét: khi viết số cần chú ý xác định - Viết số vào vở các hàng và các lớp. - Căn cứ vào số vừa viết trả lời, lớp sửa bài. III. Củng cố - Dặn dò : Thi đua viết số có sáu, bảy, tám, chín chữ số, xác định hàng và lớp của các chữ số đó. - Nhận xét lớp học - Chuẩn bị bài: Triệu & lớp triệu (tt) Tập làm văn TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN. A. Mục tiêu: - Hiểu : Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật ( Nội dung Ghi nhớ ). - Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật ( BT1 , mục III ) ; kể lại được một đoạn câu chuyện nàng tiên ốc có kết hợp ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên ( BT2 ) ( HS khá, giỏi kể được tồn bộ câu chuyện, kết hợp tả ngoại hình của 2 nhân vật ( BT2 ) - Bồi dưỡng vốn hiểu biết để quan sát và miêu tả ngoại hình nhân vật bằng lời của mình về nhân vật . * Kĩ năng sống : - Tìm kiếm và xử lí thông tin . - Tư duy sáng tạo . B. Chuẩn bị: - Máy chiếu - Giấy khổ to viết yêu cầu bài tập 1 để HS điền đặc điểm ngoại hình của nhân vật. - Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp. C. Các hoạt động dạy – học I. Kiểm tra bài cũ : ?.Tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những điểm nào? - Gọi 2 HS kể lại câu chuyện đã giao. - Nhận xét cách kể của HS . II. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 26
  27. *. Giới thiệu bài: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện Hoạt động 1: Nhận xét - Yêu cầu HS đọc đoạn văn. - HS đọc đoạn văn. - Chia nhóm HS, phát phiếu và bút dạ cho HS. Yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. thành phiếu. - 2 HS kể lại câu chuyện của mình. - Các nhóm lên dán phiếu và trình bày. - Kết luận: Những đặc điểm ngoại hình tiêu Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc - Kết luận. thân phận của nhân vật và làm cho câu + Ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của chuyện thêm sinh động, hấp dẫn. Nhà Trò về: Sức vóc - Thân mình – Cánh - Yêu cầu HS tìm những đoạn văn miêu tả - “Trang phục” ngoại hình của nhân vật có thể nói lên tính +Ngoại hình của Nhà Trò nói lên điều gì cách hoặc thân phận của nhân vật đó về: - Tính cách: yếu đuối. - Thân phận: tội nghiệp, đáng thương, dễ * Tiểu kết: Đặc điểm ngoại hình của nhân bị bắt nạt. vật có thể nói lên tính cách, thân phận của -Nhận xét chung về ngoại hình nhân vật nhân vật trong bài văn kể chuyện. trong văn kể chuyện. Họat động 2: Ghi nhớ (Theo SGK / 10) - Rút ra ghi nhớ - 3 em đọc, lớp đọc thầm * Tiểu kết: Hệ thống kiến thức cơ bản. - Lắng nghe. Hoạt động 3: Luyện tập - Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: Bài 1- Yêu cầu HS đọc bài. Chi tiết nào miêu tả đặc điểm ngoại hình - Bảng phụ ghi nội dung đoạn văn tả ngoại của Chú bé liên lạc? Các chi tiết ấy nói hình chú bé liên lạc. lên điều gì về Chú bé? - Gọi 1 HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình? - Gọi HS nhận xét, bổ sung: Tác giả chú - Tổ chức nhận xét. ý đến miêu tả những chi tiết về ngoại hình của chú bé liên lạc: người gầy, tóc bút ngắn, hai túi áo cánh nâu trễ xuống tận đùi, quần ngắn tời gần đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch. - Kết luận: Các chi tiết ấy nói lên - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Các chi tiết *Thân hình gầy gò, bộ áo cánh nâu, quần ấy nói lên điều gì? ngắn tới gần đầu gối cho thấy chú bé là con một gia đình dân nghèo, quen chịu đựng vất vả. -Nhận xét: Ngoại hình của nhân vật có thể * Hai túi áo trễ xuống như đã từng phải nói lên tính cách, thân phận của nhân vật đựng nhiều thứ quá nặng có thể cho thấy trong bài văn kể chuyện. chú bé rất hiếu động, đã từng đựng rất 27
  28. nhiều đồ chơi hoặc đựng cả lựu đạn khi đi liên lạc. * Bắp chân luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch cho biết chú bé rất nhanh nhẹn, hiếu động, thông minh, thật thà. - 1 HS đọc yêu cầu SGK. Bài 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu. - 3 HS nối tiếp nhau đọc. - Cho HS quan sát tranh minh họa truyện - Hoạt động trong nhóm. Đọc thầm và thơ Nàng tiên Ốc. dùng bút chì gạch chân dưới những chi -Tổ chức hoạt động. tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình. - Quan sát tranh minh họa. - HS tự làm bài. - 3 – 5 HS thi kể. - Nhận xét, tuyên dương những HS tốt. - Nhận xét, bổ sung bài làm của bạn. III. Củng cố - Dặn dò: - Khi tả ngoại hình nhân vật cần miêu tả những gì? -Tại sao khi tả ngoại hình chỉ nên tả những đặc điểm tiêu biểu. - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS tập kể chuyện xảy ra chung quanh em có nhân Luyện từ và câu DẤU HAI CHẤM. A. Mục tiêu: - Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu (nội dung Ghi nhớ) - Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm ( BT1 ) ; bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn ( BT2 ). - HS yêu thích học môn Tiếng Việt và thích sử dụng Tiếng Việt. B. Chuẩn bị: - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ C. Các hoạt động day – học: I. Kiểm tra bài cũ : - HS trả lời câu hỏi: MRVT: Nhân hậu - đồn kết - Đặt câu với các từ nhân hậu, giúp đỡ. - Tìm từ trái nghĩa với từ nhân hậu. - Nhận xét về khả năng trả lời các kiến thức cơ bản đã học. II. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ *.Giới thiệu bài: Dấu hai chấm Hoạt động 1: Nhận xét - Bảng phụ ghi phần nhận xét - Xác định yêu cầu bài. - HS nối tiếp nhau đọc 3 nội dung bài tập . - Tổ chức trao đổi, nêu ý kiến nhận xét - HS lần lượt đọc từng câu văn, thơ nhận xét - GV chốt: Nắm được khái niệm và tác theo cặp về tác dụng của dấu hai chấm trong dụng của dấu hai chấm. các câu đó. Hoạt động 2: Ghi nhớ - GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ - Hệ thống kiến thức cơ bản 28
  29. Hoạt động 3: Luyện tập - Rút ra ghi nhớ Bài tập 1: Xác định dấu hai chấm và - 3 em đọc ghi nhớ, lớp đọc thầm tác dụng của dấu hai chấm - Tổ chức hoạt động cả lớp - 2 HS nối tiếp đọc nội dung BT 1. - GV chốt ý đúng - Đọc thầm từng đoạn văn - Trao đổi về tác dụng của dấu hai chấm trong Bài tập 2:Viết một đoạn văn theo yêu câu văn cầu. - Nhận xét, sửa bài. * Lưu ý: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập - Báo hiệu lời nói của nhân vật, có thể - Cả lớp đọc thầm dùng dấu hai chấm phối hợp với dấu - HS viết đoạn văn vào vở ngoặc kép, hoặc dấu gạch đầu dòng - Giải thích tác dụng của dấu hai chấm sau khi (nếu là lời đối thoại) trình bày trước lớp đoạn văn của mình. - Trường hợp cần giải thích thì chỉ dùng dấu hai chấm. - Tuyên dương bài làm hay, nắm tác dụng của dấu hai chấm, dùng dấu hai chấm khi viết bài văn, thơ. III. Củng cố - Dặn dò: - Bài học giúp em biết những gì? - Nêu ý nghĩa và tác dụng của dấu hai chấm. - Nhận xét tiết học. - Viết tiếp đoạn văn nếu chưa hoàn chỉnh. - Chuẩn bị bài: Từ đơn và từ phức 29
  30. Hoạt động ngoài giờ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: CHỦ ĐỀ 1 KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ A. Mục tiêu: - HS biết thực hành xử lí và giải quyết một số tình huống thuộc kĩ năng tự phục vụ. - Biết thực hành kĩ năng mua một số đồ ăn chuẩn bị cho một ngày tham quan. - Có kĩ năng và ý thức tự phục vụ bản thân B. Chuẩn bị: - GV và HS: Vở rèn kĩ năng sống lớp 4 30
  31. C. Các hoạt động dạy – học: *. Giới thiệu bài: Chủ đề 1: Kĩ năng tự phục vụ Hoạt động 1: Xử lí tình huống Bài 1: HS nêu yêu cầu, đọc tình huống - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, lựa chọn cách xử lí đúng - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận và giải thích. - GV và lớp nhận xét, thống nhất cách xử lí, chốt kết quả: + Đáp án C: Suy nghĩ xem mình đã đánh mất áo ở đâu. + Đáp án: Đáp án B: Gọi điện cho người có trách nhiệm quản lí nơi đó Bài 4: - HS đọc yêu cầu và tình huống đã cho - GV tiến hành các bước như bài tập 1 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả - GV và lớp nhận xét, chốt lại: - Đáp án D: Hỏi tại sao người đó cần thông tin và sẽ cung cấp khi bố mẹ đồng ý. Bài 5: - HS nêu yêu cầu - 2 HS cùng bàn thảo luận và đánh thứ tự các tranh. - - Đại diện của 3 nhóm trình bày kết quả. - GV và lớp nhận xét, chốt kết quả đúng: Thứ tự là: 1 – 3- 7 – 2 – 4- 5 - 8 – 6 – 9. - Gọi 1 HS dựa vào thứ tự tranh nêu lại các bước cần làm khi đi mua đồ dùng trong siêu thị Hoạt động 2: Giải quyết tình huống Bài 2: HS đọc yêu cầu - Tổ chức cho HS thảo luận, lựa chọn hoạt động, giải thích. - GV và HS các nhóm nhận xét nội dung trả lời của đại diện 3 nhóm. - GV và cả lớp phân tích, cùng thống nhất chung các hoạt động: b- c – e. Hoạt động 3: Thực hành theo nhóm Bài 3: - HS đọc yêu cầu - GV hướng dẫn mấu cho việc chuẩn bị một số đồ ăn trưa - GV chia lớp thành bốn nhóm thảo luận việc chuẩn bị đò ăn trưa cho một chuyến tham quan trong thời gian một ngày. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. GV và cả lớp nhận xét, bình chọn, nhóm có sự chuẩn bị hợp lí nhất. *. Củng cố - Dặn dò: - GV khái quát nội dung 2 tiết học, liên hệ thực tế. - Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị tiết sau. 31
  32. Tiết 3 : THEÅ DUÏC BÀI 3 : QUAY PHAÛI, QUAY TRAÙI, DAØN HAØNG, DOÀN HAØNG TROØ CHÔI” THI XEÁP HAØNG NHANH” I-MUC TIEÂU:-Cuûng coá vaø naâng cao kó thuaät: quay phaûi, quay traùi, daøn haøng, doàn haøng.Yeâu caàu daøn haøng, doàn haøng nhanh, traät töï, ñoäng taùc quay phaûi quay traùi ñuùng kó thuaät, ñeàu, ñeïp, ñuùng khaåu leänh. -Troø chôi “Thi xeáp haøng nhanh”. Yeâu caàu hoïc sinh bieát chôi ñuùng luaät, nhanh nheïn, haøo höùng trong khi chôi. II-ÑÒA ÑIEÅM, PHÖÔNG TIEÄN:-Ñòa ñieåm: saân tröôøng saïch seõ.-Phöông tieän: coøi. III-NOÄI DUNG VAØ PHÖÔNG PHAÙP LEÂN LÔÙP: HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GIAÙO VIEÂN HÑ CUÛA HOÏC SINH 1. Phaàn môû ñaàu:(5’) -GV taäp hôïp phoå bieán noäi dung, yeâu caàu baøi hoïc. -HS taäp hôïp thaønh 4 haøng. -Ñöùng taïi choã haùt voã tay. -Chôi troø chôi Tìm ngöôøi chæ huy. -HS chôi troø chôi. 2. Phaàn cô baûn: (27’) a. Ñoäi hình ñoäi nguõ -OÂn quay phaûi, quay traùi, doàn haøng -Laàn 1, 2 GV ñieàu khieån vaø söûa chöõa. -HS chia nhoùm vaø taäp luyeän -Nhoùm tröôûng ñieàu khieån. -GV quan saùt, ñaùnh giaù bieåu döông. b. Troø chôi vaän ñoäng -HS chôi troø chôi: Xeáp -Troø chôi thi ñua xeáp haøng nhanh. haøng nhanh. -Giaùo vieân neâu teân troø chôi vaø giaûi thích caùch chôi. -Laàn 1,2 HS chôi thöû. -Caùc laàn sau chôi chính thöùc. -Giaùo vieân quan saùt, nhaän xeùt, bieåu döông ñoäi thaéng cuoäc. 3. Phaàn keát thuùc:(3’)-Cho HS thaû loûng -GV heä thoáng baøi. -GV nhaän xeùt, ñaùnh giaù tieát hoïc. Tiết 5: Thứ sáu, ngày 24 tháng 08 năm 2012 . Tiết 3 : THEÅ DUÏC BÀI 4 :ÑOÄNG TAÙC QUAY SAU 32
  33. TROØ CHÔI “NHAÛY ÑUÙNG, NHAÛY NHANH” I-MUC TIEÂU:- Cuûng coá vaø naâng cao kó thuaät: Quay phaûi quay traùi,ñi ñeàu. Yeâu caàu ñoäng taùc ñuùng, ñeàu, ñuùng khaåu keänh. - Hoïc kó thuaät ñoäng taùc quay sau. Yeâu caàu nhaän bieát ñuùng höôùng xoay ngöôøi, laøm quen vôùi ñoäng taùc quay sau. - Troø chôi “ Nhaûy ñuùng, nhaûy nhanh”. Yeâu caàu hoïc sinh chôi ñuùng luaät, nhanh nheïn haøo höùng vaø traä töï khi chôi. II-ÑÒA ÑIEÅM, PHÖÔNG TIEÄN:- Ñòa ñieåm: saân tröôøng saïch seõ. - Phöông tieän: coøi. III- NOÄI DUNG VAØ PHÖÔNG PHAÙP LEÂN LÔÙP: HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GIAÙO VIEÂN HÑ CUÛA HOÏC SINH 1. Phaàn môû ñaàu:(6’) - GV phoå bieán noäi dung hoïc taäp. - HS taäp hôïp thaønh 4 - Chôi troø troø chôi: Dieät caùc con vaät coù haïi haøng. 2. Phaàn cô baûn:(25’) - HS chôi troø chôi. a. Ñoäi hình ñoäi nguõ - OÂn quay phaûi, quay traùi, ñi ñeàu. - GV ñieàu khieån laàn 1, 2. Sau ñoù chia toå taäp luyeän. - HS thöïc haønh laøm theo - GV quan saùt, chöõa sai cho caùc toå. maãu. - Hoïc kó thuaät ñoäng taùc quay ñaèng sau: 7-8 phuùt - GV laøm maãu ñoäng taùc 2 laàn - Chia toå taäp luyeän, GV quan saùt nhaän xeùt. b. Troø chôi vaän ñoâng. - Nhoùm tröôûng ñieàu - Troø chôi: Nhaûy ñuùng, nhaûy nhanh. khieån. - Cho moät soá HS laøm maãu, sau ñoù HS chôi. - GV quan saùt, nhaän xeùt ñoäi thaéng cuoäc. - HS chôi. 3. Phaàn keát thuùc: (4’) - Cho HS haùt moät baøi haùt vaø voã tay theo nhòp. - GV heä thoáng baøi. - GV nhaän xeùt, ñaùnh giaù keát quaû giôø hoïc. - HS haùt vaø voã tay. Tiết 5 : SINH HOẠT. I . MỤC TIÊU: - Rút kinh nghiệm công tác đầu năm . Nắm kế hoạch công tác tuần tới - Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động . - Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể . II. CHUẨN BỊ :- Kế hoạch tuần 3. - Báo cáo tuần 2. III. LÊN LỚP : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) - Tiếp tục : Ổn định nề nếp.- Học văn hóa tuần 1 33
  34. - Học tập đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn.- Rèn luyện trật tự kỹ luật. 3. Triển khai công tác tuần tới : (20’) - Tiếp tục : Ổn định nề nếp. - Học văn hóa tuần 2 - Tiếp tục bồi dưỡng đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn. - Rèn luyện trật tự kỹ luật. 5. Hoạt động nối tiếp : (1’)- Hát kết thúc . - Chuẩn bị : Tuần 3.- Nhận xét tiết . 34
  35. TUẦN 28 Thứ hai ngày 17 tháng 3 năm 2014 Chào cờ đầu tuần - Giáo viên tổ chức cho HS tập hợp 2 hàng dọc theo vị trí trước cột cờ - Học sinh chuẩn bị đầy đủ ghế ngồi, mũ ca-nô, trang phục chỉnh tề. - Giáo viên quản lí lớp trật tự, lắng nghe các nội dung nhận xét, triển khai của nhà trường. Toaùn SO SAÙNH CAÙC SOÁ TRONG PHAÏM VI 100.000 A. Muïc tieâu: - Biết so saùnh caùc soá trong phaïm vi 100.000. - Biết tìm số lớn nhất, soá beù nhaát trong moät nhoùm 4 soá mà các số là số có năm chữ số. - Bài tập cần làm 1, 2, 3, 4(a) B. Chuaån bò: * GV: Baûng phuï, phaán maøu . . C. Caùc hoaït ñoäng: 4. Phaùt trieån caùc hoaït ñoäng.(30’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Baøi cuõ: Luyeän taäp - Goïi HS leân baûng söûa baøi 2,3. - 2 Hs lên bảng chữa bài 2, 3 tiết trước - Nhaän xeùt ghi ñieåm. - HS dưới lớp nhận xét II. Bài mới: *. Giôùi thieäu baøi: Luyện tập Hoạt động 1: Cuûng coá quy taéc so saùnh so saùnh caùc soá trong phaïm vi 100.000 - Gv vieát leân baûng: 999 1012. Yeâu caàu - 1 HS lên bảng làm, ñieàn daáu 999 ) vaø giaûi thích 1012 vaø giaûi thích. vì sao choïn daáu ñoù. - 2 HS dưới lớp nêu miệng kết quả. - Gv höôùng daãn Hs choïn caùc daáu hieäu (ví duï : Soá 999 coù soá chöõ soá ít hôn soá chöõ soá cuûa 1012 neân 999 < 1012). 35
  36. - So saùnh soá 9790 vaø 9786 - 1 HS lên bảng làm, điền dấu - Gv höôùng daãn Hs nhaän xeùt: 9790 > 9786 vaø giaûi thích. + Hai soá coù cuøng chöõ coù boán chöõ soá. - 2 HS nêu miệng kết quả + Ta so saùnh töøng caëp chöõ soá cuøng haøng töø traùi sang phaûi: . Chöõ soá haøng nghìn ñeàu laø 9 ; . Chöõ soá haøng traêm ñeàu laø 7 ; . ÔÛ haøng chuïc coù 9 > 8 ;vaäy 9790 > 9786. - Gv cho Hs so saùnh caùc soá. 3772 3605 ; 4597 5974 ; 8513 > 8502 Hoaït ñoäng 2: Luyeän taäp so saùnh caùc soá - Hs so saùnh caùc caëp soá. trong phaïm vi 100 000 3772 > 3605 4597 8502 . - HD HS nhaän xeùt : + Ñeám chöõ soá cuûa 100000 vaø 9999 Vaäy : 100000 > 99999 - Soá 100 000 có 6 chöõ soá ., soá 99999coù +Ta cuõng coù 99999 1 ; Vaäy : 76200> 76199 93273 93267 - 2 HS lên bảng điền dấu và giải thích 73250 > 71699 Baøi 1: 93273 35 275 saùnh cuûa mình. 8 000 = 7 999 + 1, 86 573 < 96 573 - Hs caû lôùp nhaän xeùt baøi treân baûng. 36
  37. Baøi 2 : - GV tổ chức cho HS làm bài tương tự bài 1 - Hs ñoïc yeâu caàu ñeà baøi Kết quả: 89 156 < 98 516 - HS so saùnh vaø ñieàn daáu thích hôïp vaøo 67 628 < 67 728; 89 999 < 90 000 choã chaám Baøi 3: - HS leân baûng chöõa baøi - Yeâu caàu Hs töï laøm vaøo vở. - Gọi 4 HS leân baûng laøm baøi laøm vaø giaûi - Hs ñoïc yeâu caàu ñeà baøi. thích caùch so saùnh. - HS neâu keát quaû : SLN : 92368 ; - GV nhaän xeùt, choát la SBN : 54307 Baøi 4 a: Hs nhaän xeùt. - Gv yeâu caàu caû lôùp laøm baøi vaøo vôû . - Hs leân baûng laøm baøi. - Hs ñoïc yeâu caàu cuûa ñeà baøi. - GV nhận xét, chốt kết quả - Caû lôùp laøm vaøo vôû . III. Củng cố - dặn dò: - 1 HS leân baûng laøm baøi . - GV khái quát nội dung bài, nhận xét tiết a) 8258 , 16999, 30620 , 31855 học - Dặn HS chuaån bò baøi: Luyeän taäp. Taäp ñoïc – Keå chuyeän CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG A. Mục tiêu: *. Taäp ñoïc. - Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con. - Hieåu noäi dung: Laøm vieäc gì cuõng phaûi caàn thaän, chu ñaùo. (trả lời được các CH trong SGK) *. Keå chuyeän. - Keå laïi ñöôïc töøng ñoaïn caâu chuyeän dựa theo tranh minh hoïa. - HS khá giỏi biết kể lại từng đoạn câu chuyện bằng lời của Ngựa Con. BVMT: GV liên hệ : Cuộc chạy đua trong rừng của các loài vật thật vui vẻ, đáng yêu ; câu chuyện giúp chúng ta thêm yêu mến những loài vật trong rừng. - Giáo dục các kĩ năng: Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân, lắng nghe tích cực, tư duy phê phán, kiểm soát cảm xúc B. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh hoïa baøi hoïc trong SGK, baûng phuï vieát ñoaïn vaên caàn höôùng daãn luyeän ñoïc. - HS: SGK C. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Kiểm tra bài cũ: 37
  38. - Gọi 2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài Rước - 2 HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi bài đèn ông sao Rước đèn ông sao - Gv nhaän xeùt , cho điểm. II. Bài mới: *. Giới thiệu bài: Cuộc chạy đua trong rừng Tập đọc Hoaït ñoäng 1: Luyeän ñoïc. - Gv ñoïc dieãm caûm toaøn baøi. - Hoïc sinh ñoïc thaàm theo Gv. - Gv cho Hs xem tranh minh hoïa. - Hs xem tranh minh hoïa. - Gv höôùng daãn Hs luyeän ñoïc keát hôïp vôùi giaûi nghóa töø. - Gv môøi Hs ñoïc nối tiếp töøng caâu. - Hs ñoïc tieáp noái nhau ñoïc töøng caâu trong ñoaïn. - Yêu cầu HS nêu các từ khó và luyện đọc - HS luyện đọc các từ khó - Tổ chức cho HS luyện đọc nối tieáp nhau - Hs ñoïc töøng ñoaïn tröôùc lôùp ( 2 lượt) ñoïc 4 ñoaïn trong baøi. - Gv cho Hs ñoïc töøng ñoaïn trong nhoùm. - Hs ñoïc töøng ñoaïn trong nhoùm. - Ñoïc töøng ñoaïn tröùôc lôùp. - Moät Hs ñoïc caû baøi. - Moät Hs ñoïc caû baøi. Hoaït ñoäng 2: Höôùng daãn tìm hieåu baøi. - Gv yeâu caàu Hs ñoïc thaàm ñoaïn 1 vaø traû lôøi caâu hoûi: - Hs ñoïc thaàm ñoaïn 1. + Ngöïa con chuaån bò hoäi thi nhö theá naøo? - Chuù söûa soaïn cho cuoäc thi khoâng bieát chaùn. Chuù maûi meâ soi boùng döôùi doøng suoái trong veo ñeå thaáy hình aûnh hieän leân vôùi boä ñoà naâu tuyeät ñeïp, vôùi caùi bôøm daøi ñöôïc chaûi chuoát ra daùng moät nhaø voâ ñòch. - Hs ñoïc thaàm ñoaïn 2 vaø traû lôøi: Hs ñoïc thaàm ñoaïn 2 +Ngöïa Cha khuyeân nhuû con ñieàu gì? - Ngöïa Cha thaáy con chæ maûi ngaém vuoát, khuyeân con: phaûi ñeán baùc thôï reøn ñeå xem laïi boä moùng. Noù caàn thieát cho cuoäc ñua + Nghe cha noùi, Ngöïa con phaûn öùng nhö hôn laø boä ñoà ñeïp. theá naøo? - Ngöïa Con ngúng nguaåy, ñaày töï tin ñaùp: Cha yeân taâm ñi, moùng cuûa con chaéc laém. Con nhaát ñònh seõ thaéng. - Gv môøi Hs ñoïc thaønh tieáng ñoaïn 3, 4. - Hs thaûo luaän caâu hoûi. Thaûo luaän caâu hoûi: - Ñaïi dieän caùc nhoùm leân trình baøy. + Vì sao Ngöïa Con khoâng ñaït keát quaû trong - Hs nhaän xeùt, choát laïi. 38
  39. hoäi thi? - Gv nhaän xeùt, choát laïi: Ngöïa con chuaån bò cuoäc thi khoâng chu ñaùo. Ñeå ñaït keát quaû toát trong cuoäc thi, ñaùng leõ phaûi lo söûa sang boä moùng saét thì Ngöïa Con laïi lo chaûi chuoát, khoâng nghe lôøi khuyeân cuûa cha. Giöõa chöøng cuoäc ñua, moät caùi moùng lung lay roài rôøi ra laøm chuù phaûi boû dôû cuoäc ñua. - Ñöøng bao giôø chuû quan, duø vieäc nhoû nhaát. + Ngöïa Con ruùt ra baøi hoïc gì? Hoaït ñoäng 3: Luyeän ñoïc laïi - Gv ñoïc dieãn caûm ñoaïn 1, 2. - Hs thi ñoïc dieãn caûm truyeän. - Gv cho 4 Hs thi ñoïc truyeän tröôùc lôùp . - Gv yeâu caàu 4 Hs tieáp noái nhau thi ñoïc 4 - Boán Hs thi ñoïc 4 ñoaïn cuûa baøi. ñoaïn cuûa baøi. -Moät Hs ñoïc caû baøi. - Moät Hs ñoïc caû baøi. - Hs nhaän xeùt. - Gv nhaän xeùt, tuyeân döông nhoùm ñoïc toát. Keå chuyeän. 1. HS nêu yêu cầu: - Gv cho Hs quan saùt laàn löôït töøng tranh - Hs quan saùt tranh minh hoïa. minh hoïa trong SGK. -Töøng caëp hs phaùt bieåu yù kieán về nội dung - Gv môøi töøng caëp Hs phaùt bieåu yù kieán. của từng tranh. - Gv nhaän xeùt, choát laïi: + Tranh 1: Ngöïa Con maûi meâ soi boùng mình döôùi nöôùc. + Tranh 3: Cuoäc thi. Caùc ñoái thuû ñang + Tranh 2: Ngöïa Cha khuyeân con ñeán gaëp ngaém nhau. baùc thôï reøn. + Tranh 4: Ngöa Con phaûi boû dôû cuoäc ñua - Boán Hs tieáp noái nhau keå 4 ñoaïn cuûa caâu vì hoûng moùng. chuyeän theo tranh. 2. Luyện tập kể chuyện: - Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm - HS kể trong nhóm - Gọi đại diện 4 nhóm dựa vào tranh kể lại 4 -4 Hs keå laïi 4 ñoaïn caâu chuyeän. đoạn câu chuyện. - Moät Hs keå laïi toaøn boä caâu chuyeän. - Moät Hs keå laïi toaøn boä caâu chuyeän. - Gv nhaän xeùt, tuyeân döông nhoùm keå hay, - Hs nhaän xeùt. toát. III. Củng cố - dặn dò: BVMT: Qua câu chuyện trên các em cần có thái độ như thế nào đối với động vật ? - Yêu mến các loài động vật 39
  40. - Dặn HS veà luyeän ñoïc laïi caâu chuyeän. - Chuaån bò baøi: Cuøng vui chôi. - Nhaän xeùt baøi hoïc. Thứ ba ngày 18 tháng 3 năm 2014 Toaùn LUYEÄN TAÄP A. Muïc tieâu: - Đọc và biết thứ tự các số tròn nghìn, tròn trăm có năm chữ số . - Biết so sánh các số. - Biết làm tính với các số trong phạm vi 100 000 (tính viết và tính nhẩm). - Bài tập cần làm 1,2(b),3,4,5 B. Chuaån bò: - GV: Baûng phuï, phaán maøu . C. Caùc hoaït ñoäng dạy – học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Baøi cuõ: So saùnh caùc soá trong phaïm vi 100000. - Goïi 1 hoïc sinh leân baûng làm baøi 3,4. - 2 HS lên bảng làm bài - Nhaän xeùt ghi ñieåm. II. Bài mới:. *. Giôùi thieäu baøi :Luyện tập Hoạt động 1: Đọc, so sánh,biết thứ tự các số tròn nghìn, tròn trăm có năm chữ số Baøi 1: - Hs ñoïc yeâu caàu ñeà baøi. - Gv cheùp ñeà baøi daõy ñaàu tieân leân baûng ? Số sau hơn số trước mấy đơn vị? - Soá sau hôn soá tröôùc laø 1 - Gv cho HS nhaän xeùt ñeå ruùt ra quy luaät - HS ñoïc caùc soá tiếp theo của dãy số caùc dãy soá tieáp theo . - HS nêu quy luật và điền tiếp các số tiếp theo - GV nhận xét, chốt kết quả: của dãy b, c a. 99 6000; 99 601; 99 602; 99 603; Baøi 2b: - Hs ñoïc yeâu caàu ñeà baøi - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 2 HS lên -Thöïc hieän pheùp tính rồi so saùnh keát quaû vôùi bảng làm bài. soá ôû coät beân phaûi vaø ñieàn daáu thích hôïp. - GV và HS dưới lớp nhận xét, chốt kết quả: 3 000 + 2 < 3 200, 6 500 + 200 < 6 621 40
  41. 8700 7000 = 8 000, 9000 + 900 < 10000 Hoạt động 2: Làm tính với các số trong phạm vi 100 000 (tính viết và tính nhẩm). - Hs ñoïc yeâu caàu ñeà baøi Baøi 3: - HS nhẩm, nối tiếp nhau đọc kết quả từng - GV viết các phép tính lên bảng. phép tính - GV và cả lớp nhận xét, chốt kết quả: -soá lôùn nhaát coù naêm chöõ soá laø: 99999 8000 – 3000= 5000 3000 x 2 = 6000 -Soá beù nhaát coù naêm chöõ soá laø: 10000. 9000 + 900 + 90 = 9990 Baøi 4: - Hs ñoïc yeâu caàu ñeà baøi baøi. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, tìm số lớn nhất và số bé nhất có năm chữ - Đại diện 2 nhóm nêu kết quả số. - GV và lớp nhận xét, chốt lại: Số lớn nhất: 99 999; số bé nhất: 10 000 Baøi 5 : Đặt tính rồi tính - Cả lớp làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài - HS làm bài, nhận xét, chốt kết quả: III. Củng cố - Dặn dò: 3254 + 2473 = 5727, 8460 : 6 = 1410 - GV nhận xét tiết học - Dăn HS chuaån bò baøi: Luyeän taäp. - Nhaän xeùt tieát hoïc. Chính taû(Nghe – vieát) CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG A. Muïc tieâu: - Nghe – vieát ñuùng baøi chính taû; trình baøy ñuùng hình thöùc baøi vaên xuoâi; Không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Làm đúng (BT2) b. B. Chuaån bò: - GV: Baûng phuï vieát BT2. . C. Caùc hoaït ñoäng dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Baøi cuõ: - Gv nhaän xeùt baøi thi giữa học kì II cuûa HS. - HS laéng nghe. II. Bài mới:. *. Giôùi thieäu baøi: Nghe – vieát: Cuộc chạy đua trong rừng Hoaït ñoäng 1: Höôùng daãn Hs nghe - vieát. - Gv ñoïc toaøn baøi vieát chính taû. - HS laéng nghe. 41
  42. - GV yeâu caàu 1 –2 HS ñoïc laïi baøi vieát . - 2 Hs ñoïc laïi baøi vieát. + Ñoaïn vieát goàm coù maáy caâu? - Hs traû lôøi. + Nhöõng töø naøo trong baøi vieát hoa ? - Gv höôùng daãn Hs vieát ra nhaùp nhöõng chöõ deã vieát sai: khoûe, giaønh, nguyeät queá,maûi -Hs vieát ra nhaùp hoặc bảng con, 2 em ngaém, thôï reøn. lên bảng viết. - GV nhận xét,chỉnh sửa -Hoïc sinh neâu tö theá ngoài. - Hoïc sinh vieát vaøo vôû. - Gv ñoïc cho Hs vieát baøi. -Hoïc sinh soaùt laïi baøi. - Gv ñoïc thong thaû töøng caâu, cuïm töø. - Gv theo doõi, uoán naén. - Hs töï chöaõ loãi. - Gv yeâu caàu Hs töï chöõ loãi baèng buùt chì. - Gv chaám vaøi baøi (töø 5 – 7 baøi). - Gv nhaän xeùt baøi vieát cuûa Hs. Hoaït ñoäng 2: Höôùng daãn Hs laøm baøi taäp. - Moät Hs ñoïc yeâu caàu cuûa ñeà baøi. Baøi taäp 2b: - Gv giaûi thích cho Hs töø “ tieáu nieân vaø töø “ thanh nieân”. - Hs laøm baøi caù nhaân. - Gv yeâu caàu Hs laøm baøi caù nhaân. - 2 Hs leân baûng thi laøm baøi - Gv môøi 2 Hs leân baûng thi laøm baøi. Sau ñoù - Hs nhaän xeùt. töøng em ñoïc keát quaû. - Gv nhaän xeùt, choát laïi: b. möôøi taùm tuoåi – ngöïc nôû – da ñoû nhö lim – ngöôøi ñöùng thaúng – veû ñeïp cuûa anh – huøng duõng nhö moät chaøng hieäp só. III. Củng cố - Dặn dò: -Veà xem vaø taäp vieát laïi töø khoù. - Chuaån bò baøi: Cuøng vui chôi . - Nhaän xeùt tieát hoïc. Taäp vieát ÔN CHỮ HOA T A. Muïc tieâu: - Vieát đúng và tương đối nhanh chöõ hoa T(1 doøng chữ Th), L (1doøng); vieát ñuùng teân rieâng Thăng Long (1 doøng) vaø viết caâu öùng duïng Thể dục nghìn viên thuốc bổ (1 laàn) baèng chöõ côõ nhoû. Chöõ vieát roõ raøng, töông ñoái ñeàu neùt vaø thaúng haøng; böôùc ñaàu bieát noái neùt giöõa chöõ vieát hoa vôùi chöõ vieát thöôøng trong chöõ ghi tieáng. 42
  43. - HS khaù, gioûi vieát ñuû caùc doøng. B. Chuaån bò: - GV: Maãu vieát hoa T (th), caùc chöõ Thaêng Long vaø caâu tuïc ngöõ vieát treân doøng keû oâ li. - HS: Baûng con, phaán, vôû taäp vieát. C.Caùc hoaït ñoäng dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I.Baøi cuõ: - Gv kieåm tra HS vieát baøi ôû nhaø. - Moät Hs nhaéc laïi töø vaø caâu öùng duïng ôû baøi - HS nhác lại câu ứng dụng tiết trước tröôùc. - Gv nhaän xeùt baøi cuõ. II. Bài mới:. *. Giôùi thieäu baøi: Ôn chữ hoa T Hoaït ñoäng 1: Giôùi thieäu chöõ T (th) hoa. - Gv treo chöõõ maãu cho Hs quan saùt. - Hs quan saùt. - Neâu caáu taïo caùc chöõ chöõ T (Th). - HS neâu cấu tạo và độ cao chữ T, Th. - GV cho Hs tìm caùc chöõ hoa coù trong baøi: T - Hs tìm các chữ hoa trong bài. (Th), L. - GV vieát maãu, keát hôïp vôùi vieäc nhaéc laïi caùch vieát töøng chö õ : T(Th). - HS quan sát, theo dõi cách viết - Gv yeâu caàu Hs vieát chöõ T (Th) vaøo baûng con. - Hs vieát caùc chöõ vaøo baûng con. - Gv goïi Hs ñoïc töø öùng duïng: - Hs ñoïc: teân rieâng : Thaêng Long . Thaêng Long. Moät Hs nhaéc laïi - Gv giôùi thieäu: Thaêng Long laø teân cuõ cuûa thuû ñoâ Haø Noäi do vua Lí Thaùi Toå ñaët. - Gv yeâu caàu Hs vieát vaøo baûng con. - Hs vieát treân baûng con từ ứng dụng. - Gv môøi Hs ñoïc caâu öùng duïng. - Hs ñoïc caâu öùng duïng: Taäp theå duïc thöôøng xuyeân baèng nghìn vieân thuoác boå. - Gv giaûi thích caâu öùng duïng: Naêng taäp theå - Hs vieát treân baûng con caùc chöõ: theå duïc laøm cho con ngöôøi khoûe maïnh nhö uoáng duïc. raát nhieâuø thuoác boå. Hoaït ñoäng 2: Höôùng daãn Hs vieát vaøo vôû taäp vieát. - Gv neâu yeâu caàu: + Vieát chöõ Th: 1 doøng côõ nhoû. - Hs neâu tö theá ngoài vieát, caùch caàm buùt, 43
  44. + Vieát chöõ L: 1 doøng. ñeå vở + Vieá chöõ Thaêng Long: 1 doøng côõ nhoû. - Hs vieát vaøo vôû + Vieát caâu öùng duïng 1 laàn. - Gv theo doõi, uoán naén. - Nhaéc nhôû caùc em vieát ñuùng neùt, ñoä cao vaø khoaûng caùch giöõa caùc chöõ. - Gv thu töø 5 ñeán 7 baøi ñeå chaám. - Gv nhaän xeùt tuyeân döông moät soá vôû vieát ñuùng, vieát ñeïp. - Troø chôi: Thi vieát chöõ ñeïp. - Cho hoïc sinh vieát teân moät ñòa danh coù chöõ - Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội cử 2 caùi ñaàu caâu laø Th. Yeâu caàu: vieát ñuùng, saïch, đại diện lên bảng thi viết ñeïp. - Gv coâng boá đội thaéng cuoäc. III. Củng cố - Dặn dò: -Veà luyeän vieát theâm phaàn baøi ôû nhaø. - Chuaån bò baøi: OÂn chöõ Tr. - Nhaän xeùt tieát hoïc. Ñaïo ñöùc TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (tieát 1) A. Muïc tieâu: - Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nướcvà bảo vệ nguồn nước. - Nêu dược cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiểm. - Biết thực hiên tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương. - HS khá giỏi: +Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. + Không đồng tình với những hành vi sử dụng lãng phí hoặc làm ô nhiểm nguồn nước. - BVMT: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi trường thêm sạch đẹp, góp phần BVMT. - Giáo dục các kĩ năng: Kĩ năng lắng nghe ý kiến các bạn, kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trướng, kĩ năng bình luận, xác định và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm: tiết liệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trướng. B. Chuaån bò: - Vë bµi tËp §¹o ®øc 3. - C¸c t­ liÖu vÒ viÖc sö dông n­íc vµ t×nh h×nh « nhiÔm n­íc ë c¸c ®Þa ph­¬ng. - PhiÕu häc tËp. 44
  45. C.Caùc hoaït ñoäng dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Baøi cuõ: - Goïi 2 Hs laøm baøi taäp 7 VBT tiết trước. - 2Hs laøm baøi taäp 7 VBT tiết - Gv nhaän xeùt. trước. II. Bài mới:. - HS nhận xét, bổ sung *. Giôùi thieäu baøi: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước Hoaït ñoäng 1: Nöôùc saïch raát caàn thieát vôùi söùc khoûe vaø ñôøi soáng cuûa con ngöôøi. -Hs laøm vieäc theo nhoùm - Cho Hs xem aûnh ( aûnh 1,2,3 trong SGK ) - GV YC caùc nhoùm choïn 4 thöù caàn thieát nhaát , -HS các nhóm choïn và trình bày lí trình baøy lí do choïn do - Gv laéng nghe yù kieán vaø choát laïi: Nöôùc duøng ñeå aên uoáng, ñeå saûn xuaát. Nöôùc coù vai troø raát quan troïng vaø caàn thieát ñeå duy trì söï soáng, söùc khoûe cho con ngöôøi. Hoaït ñoäng 2: Bieát caàn phaûi tieát kieäm vaø baûo veä nguoàn nöôùc. - Gv chia lôùp thaønh caùc nhoùm nhoû, phaùt phieáu thaûo luaän: - HS laøm vieäc theo nhoùm ? Tại sao phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước? - Đại diện caùc nhoùm trình baøy ? Làm cách nào để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước? ? Mọi người nơi em ở đã làm gì để tiết kiệm và bảo - Các nhóm khác nhận xét, bổ vệ nguồn nước? sung. * Gv toång keát yù kieán , khen ngôïi caùc HS bieát quan taâm ñeán vieäc söû duïng nöôùc ôû nôi mình soáng - HD thöïc haønh : Tìm hieåu thöïc teá söû duïng nöôùc ôû gia ñình , nhaø tröôøng , vaø tìm caùch söû duïng tieát kieäm vaø baûo veä nöôùc sinh hoaït ôû gia ñình III. Củng cố - Dặn dò: - BVMT làm thế nào tiết kiệm và bảo vệ nguồn - 2 HS trả lời nước? - Dặn HS veà laøm baøi taäp, chuaån bò baøi sau: Tieát kieäm vaø baûo veä nguoàn nöôùc (tieát 2). - Nhaän xeùt baøi hoïc. Thứ tư ngày 19 tháng 3 năm 2014 Toaùn 45
  46. LUYEÄN TAÄP A. Muïc tieâu: - Đọc , viết các số trong phạm vi 100 000 . - Biết thöù töï caùc soá trong phaïm vi 100000. - Giải toán tìm thaønh phaàn chöa bieát cuûa pheùp tính và giải bài toán có lời văn . - Bài tập cần làm 1,2,3 B. Chuaån bò: - GV: Baûng phuï, phaán maøu . C. Caùc hoaït ñoäng dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Baøi cuõ: - Goïi 1 hoïc sinh leân baûng làm baøi 2,5 tiết - 2 HS lên bảng làm bài trước. - HS dưới lớp nhận xét - Nhaän xeùt ghi ñieåm. II. Bài mới:. *. Giôùi thieäu baøi: Luyện tập Hoạt động 1: Ôn laïi caùch ñoïc, vieát soá. Naém thöù töï caùc soá trong phaïm vi 100.000. - Hs ñoïc yeâu caàu ñeà baøi. Baøi 1: - 1HS laøm maãu. - Yêu cầu 1 HS làm mẫu, nêu quy luật của - Cả lớp làm bài vào vở, 3 HS lên bảng mỗi dãy làm bài - Gv nhaän xeùt, choát laïi - 3 HS neâu KQ daõy soá, đối chiếu với kết a. 3897, 3898, 3899, 3900 quả trên bảng. b. 24 686, 24 687, 24 688, 24 689 Baøi 2: - Ñoïc yeâu caàu ñeà baøi -Vôùi töøng phaàn a, b , c yeâu caàu HS neâu caùch tìm x , sau ñoù HS töï laøm . -Hs caû lôùp laøm vaøo vôû - Gọi 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào - 4 Hs leân baûng laøm. vở . - Gv nhaän xeùt, choát laïi a. x + 1536 = 6924 d. x : 3 = 1628 x = 6924 – 1536 x = 1628 x 3 x = 5388 x = 4884 Hoạt động 2: Luyeän giaûi toaùn coù lôøi vaên. Baøi 3: - Hs ñoïc yeâu caàu ñeà baøi. - GV hướng dẫn HS phân tích và giải bài toán - Laøm baøi, chöõa baøi - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở Bài giải - Gọi 1 em lên bảng làm bài 46
  47. - Gv nhận xét, chốt kết quả Soá m möông ñoäi thuyû lôïi ñaøo ñöôïc trong 1 ngaøy : 315 :3= 105 (m ) Soá m möông ñoäi thuyû lôïi ñaøo ñöôïc trong8 ngaøy : 105 x 8 = 840 (m ) Ñaùp soá : 840 m III. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét, đánh giá tiết học - Dặn HS chuaån bò baøi: Luyeän taäp. Taäp ñoïc CÙNG VUI CHƠI A. Muïc tieâu: - Biết ngắt nhịp ở các dòng thơ, đọc lưu loát ở các dòng thơ. - Hieåu ND baøi : Caùc baïn HS chôi ñaù caàu trong giôø ra chôi raát vui . Troø chôi giuùp caùc baïn ï tinh maét , deûo chaân , khoeû ngöôøi . Bài thơ khuyên HS chaêm chôi thể, chăm vận động trong giờ ra chơi thao ñeå coù söùc khoeû vui vaø hoïc toát hơn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc cả bài thơ) - HS khá giỏi bước đầu biết đọc bài thơ với giọng biểu cảm. B. Chuaån bò: - GV: Tranh minh hoïa baøi hoïc trong SGK. . - HS: SGK. C. Caùc hoaït ñoäng dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Baøi cuõ: - 2 HS keå laïi truyeän cuộc chạy đua trong rừng vaø TLCH trong ND baøi . - 2 HS lên bảng kể và trả lời câu hỏi - GV nhận xét, ghi điểm II. Bài mới:. *. Giôùi thieäu baøi: Cùng vui chơi Hoaït ñoäng 1: Luyeän ñoïc. -Hoïc sinh ñoïc thaàm theo - Gv ñoïc maãu baøi thô - Gv höôùng daãn Hs luyeän ñoïc -Hs ñoïc töøng doøng .(moãi HS ñoïc 2 - Gọi Hs tieáp noái nhau ñoïc töøng doøng thô doøng ) - HS tìm từ khó và luyện đọc - Yêu cầu HS tìm từ khó và luyện đọc -Hs ñoïc tieáp noái nhau ñoïc töøng khoå - Gv môøi Hs ñoïc töøng khoå tröôùc lôùp, keát hôïp - 1HS đọc phần chú giải, cả lớp đọc 47
  48. giaûi nghóa töø thầm - Hs ñoïc töøng khoå thô trong nhoùm . - 2 nhóm lên thi đọc trước lớp - Gv cho Hs ñoïc töøng khoå trong nhoùm. - Yêu cầu 2 nhóm đọc nối tiếp từng đoạn trước -Hs ñoïc thaàm baøi thô . lớp. - GV nhận xét, chỉnh sửa Hoaït ñoäng 2: Höôùng daãn tìm hieåu baøi. - Gv yeâu caàu Hs ñoïc thaàm baøi thô vaø traû lôøi - Hs đọc thầm bài thơ caâu hoûi: +Baøi thô taû hoaït ñoäng gì cuûa caùc baïn HS ? - Chôi ñaù caàu trong giôø ra chôi. - Hs ñoïc thaàm khoå 2 , 3 - HS chôi ñaù caàu vui vaø kheùo leùo nhö theá - Troø chôi raát vui maét : Quaû caàu giaáy naøo ? xanh xanh , Bay leân roài loän xuoáng voøng töø chaân baïn naøy qua baïn kia . Caùc baïn chôi raát kheùo leùo : nhìn raát tinh , ñaù raát deûo , khoâng ñeå quaû caàu rôi. - Em hieåu “ chôi vui , hoïc caøng vui “ laø theá - Ñoïc khoå thô thöù 4 naøo ? - Chôi vui laøm heát meät , tinh thaàn thoaûi - GV khái quát bài, yêu cầu HS phát biểu nội maùi, taêng theâm tình ñoaøn keát , hoïc taäp dung toát hôn. Hoaït ñoäng 3: Hoïc thuoäc loøng baøi thô: – GV hướng dẫn HS đọc HTL töøng khoå - Gọi một số HS lên đọc thuộc lòng trước lớp - HS đọc thuộc lòng khổ thơ, dọc thuộc - GV nhận xét, ghi điểm toàn bài III. Củng cố - Dặn dò: - 4 HS đọc thuộc lòng trước lớp - GV nhaän xeùt baøi hoïc. - HS dưới lớp nhận xét - Dặn HS veà nhaø HTL baøi thô . - Chuaån bò baøi: Buoåi hoïc theå duïc . Töï nhieân xaõ hoäi THÚ (tieáp theo) I. Muïc tieâu: - Nêu được ích lợi của thú đối với con người. - Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú. - HS khá giỏi: Biết những động vật có lông mao, đẻ con, nuô con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú. Nêu được một số ví dụ về thú nhà và thú rừng. 48
  49. - BVMT: Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật. - Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên. - Giáo dục các kĩ năng: Kĩ năng kiên định: Xác định giá trị, xây dựng niềm tin vào sự cần thiết trong việc bảo vệ các loài thú rừng, kĩ năng hợp tác: Tìm kiếm các lựa chọn, các cách làm để tuyên truyền , bảo vệ các loài thú rừng ở địa phương. B. Chuaån bò: - GV: Hình trong SGK trang 106, 107 SGK, söu taàm caùc loaïi reã caây. - HS: SGKû. Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Baøi cuõ: - Gv goïi 2 Hs leân baûng : + Ñaët ñieåm chung cuûa caùc thuù? - 2 HS lên bảng trả lời + Neâu ích lôïi cuûa caùc loaïi thuù nhö: lôïn, traâu, boø, choù, meøo? - HS dưới lớp nhận xét, bổ sung - Gv nhaän xeùt, đánh giá. II. Bài mới:. *. Giôùi thieäu baøi: Thú ( Tiếp theo) Hoaït ñoäng 1: Chæ vaø noùi teân caùc boä phaän cô theå cuûa caùc loaøi thuù röøng ñöôïc quan saùt. - Gv yeâu caàu Hs laøm vieäc theo nhoùm. - Hs laøm vieäc theo nhoùm. - Gv yeâu caàu nhoùm tröôûng ñieàu khieån caùc baïn quan saùt caùc hình 104, 105 SGK. Thaûo luaän theo gôïi yù sau: + Keå teân caùc con thuù röøng em bieát? - Hs thaûo luaän trả lời caùc caâu hoûi. + Neâu ñaëc ñieåm caáu taïo ngoaøi cuûa töøng loaøi thuù röøng ñöôïc quan saùt ? + So saùnh, tìm ra nhöõng ñieåm gioáng nhau vaø khaùc nhau giöõa moät soá loaøi thuù öøng vaø thuù nhaø? - Gv môøi ñaïi dieän moät soá nhoùm Hs leân traû lôøi - Moät soá Hs leân trình baøy keát quaû tröôùc lôùp caùc caâu hoûi treân. thaûo luaän. - Gv choát laïi -Hs laéng nghe. = > Thuù röøng cuõng coù nhöõng ñaëc ñieåm gioáng thuù nhaø nhö coù loâng mao, ñeû con, nuoâi con baèng söõa. Thuù nhaø laø nhöõng loaøi thuù ñaõ ñöôïc con ngöôøi nuoâi döôõng vaø thuaàn hoaù töø raát nhieàu ñôøi nay, chuùng ñaõ coù nhieàu bieán ñoåi vaø thích nghi vôùi söï nuoâi döôõng, chaêm soùc cuûa con ngöôøi. Thuù röøng laø 49
  50. nhöõng loaøi thuù soáng hoang daõ, chuùng coøn ñaày ñuû nhöõng ñaëc ñieåm thích nghi ñeå coù theå töï kieám soáng trong töï nhieân. Hoaït ñoäng 2: Söï caàn thieát cuûa vieäc baûo veä caùc loaøi thuù röøng. - Gv yeâu caàu nhoùm tröôûng ñieàu khieån caùc baïn phaân loaïi nhöõng tranh aûnh caùc loaøi thuù röøng söu -Hs laøm vieäc theo caëp. taàm ñöôïc theo tieâu chí nhoùm ñaët ra. Ví duï: thuù aên thòt, thuù aên coû. - Cuoái cuøng laø thaûo luaän caâu hoûi: Taïi sao chuùng ta caàn phaûi baûo veä caùc loaøi thuù röøng? - Caùc caëp leân trình baøy. - Gv yeâu caàu caùc caëp leân trình baøy - Hs nhaän xeùt. - Gv nhaän xeùt, choát laïi chúng ta cần có ý thức bảo vệ các loài thú Hoaït ñoäng 3: Veõ vaø toâ maøu moät con thuù röøng - Gv yeâu caàu Hs laáy giaáy vaø buùt chì hay buùt maøu - Hs thöïc haønh veõ moät con thuù röøng ñeå veõ moät con thuù röøng maø caùc em yeâu thích. maø em bieát. - Gv yeâu caàu Hs toâ maøu, ghi chuù teân caùc con vaät vaø caùc boä phaän cuûa con vaät treân hình veõ. - Gv yeâu caàu caùc Hs leân töï giôùi thieäu veà böùc tranh - Hs giôùi thieäu caùc böùc tranh cuûa cuûa mình mình. III. Củng cố - Dặn dò: - Gv nhaän xeùt baøi hoïc - Dặn HS veà xem laïi baøi. - Chuaån bò baøi sau: Thöïc haønh: Ñi thaêm thieân nhieân. Thuû coâng Laøm ñoàng hoà ñeå baøn (tieát 1) I/ Muïc tieâu: Bieát caùch laøm ñoàng hoà ñeå baøn . Laøm ñöôïc ñoàng hoà để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối. Với HS khéo tay: Làm được đồng hồ để bàn cân đối. Đồng hồ trang trí đẹp. II/ Chuaån bò: * GV: Maët ñoàng hoà laøm baèng giaáy thuû coâng. Tranh quy trình laøm ñoàng hoå ñeå baøn. Bìa maøu, giaáy thuû coâng, keùo, thöôùc, buùt chì, hoà daùn. 50
  51. * HS: Giaáy thuû coâng, keùo, hoà haùn, buùt chì, thöôùc keû. III/ Caùc hoaït ñoäng: 1. Khôûi ñoäng: Haùt. (1’) 2. Baøi cuõ: Laøm loï hoa gaén töôøng (tieát 2 + tieát 3). (4’) - Gv nhaän xeùt baøi laøm cuûa Hs. 3. Giôùi thieäu vaø neâu vaán ñeà: (1’) Giôùi thiieäu baøi – ghi töïa: 4. Phaùt trieån caùc hoaït ñoäng. (28’) * Hoaït ñoäng 1: Gv höôùng daãn Hs quan saùt vaø PP: Luyeän taäp, thöïc nhaän xeùt . haønh. -Muïc tieâu: Giuùp bieát quan saùt vaø nhaän xeùt ñoàng hoà ñeå baøn. - Gv giôùi thieäu taám ñoàng hoà ñeå baøn laøm giaáy thuû -Hs quan saùt. coâng (H.1) vaø höôùng daãn hs quan saùt, nhaän xeùt. -Hs nhaän xeùt. + Hình daïng cuûa ñoàng hoà. + Maøu saéc. + Taùc duïng cuûa töøng boä phaän treân ñoàng hoà. - Neâu taùc duïng vaø caùch ñan hoa chöõ thaäp ñôn trong thöïc teá. * Hoaït ñoäng 2: Gv höôùng daãn laøm maãu. - Muïc tieâu: Hs bieát caùc böôùc ñang hoa chöõ thaäp PP: Quan saùt, thöïc haønh. ñôn. . Böôùc 1: Caét giaáy. -Hs quan saùt Gv laøm maãu - Caét hai tôø giaáy thuû coâng hoaëc bìa maøu coù chieàu caùc böôùc. daøi 24oâ roäng 16oâ ñeå laøm khung vaø ñeá daùn maët hoà. - Caét moät tôø giaáy hình vuoâng coù caïnh 10oâ ñeå laøm chaân ñôõ ñoàng hoà. - Caét moät tôø giaáy traéng coù chieàu daøi 14oâ, roäng 8oâ ñeå laøm maët ñoàng hoà. -Hs quan saùt Gv laøm. . Böôùc 2: Laøm caùc boä phaän cuûa ñoàng hoà (khung, maët, ñeá vaø chaân ñôõ ñoàng hoà). - Laøm khung ñoàng hoà. + Laáy 1 tôø giaáy thuû coâng daøi 24oâ, roäng 6oâ, gaáp ñoâi, mieát kó. + Môû tôø giaáy ra, boâi hoà ñeàu vaøo 4 meùp giaáy vaø giöõa tôø giaáy. Sau ñoù gaáp laïi theo ñöôøng daáu gaáp, 51
  52. mieát nheï xho hai nöûa tôø giaáy dính chaët vaøo nhau. (H.2) + Gaáp hình 2 leân 2oâ theo daáu gaáp. Kích thöôùc cuûa ñoàng hoà seõ laø: daøi 16oâ, roäng 10oâ. - Laøm maët ñoàng hoà. + Laáy tôø giaáy laøm maët ñoàng hoà gaáp laøm 4 phaàn baèng nhau, xaùc ñònh ñieåm giöõa maët ñoàng hoà vaø 4 ñieåm ñaùnh soá treân maët ñoàng hoà. + Duøng buùt chaám ñaäm vaøo ñieåm giöõa maët ñoàng hoà vaø gaïch vaøo ñieåm ñaàu caùc neáp gaáp. Sau ñoù vieát caùc soá 3, 6, 9, 13 vaø 4 gaïch xung quanh maët ñoàng hoà (H.5). + Caét, daùn hoaëc veõ kim chæ giôø, kim chæ phuùt vaø kim giaáy töø ñieåm giöõa hình (H.6). - Laøm ñeá ñoàng hoà. + Ñaët tôø giaáy doïc daøi 24oâ, roäng 16oâ, gaáp 6oâ theo döôøng daáu gaáp (H.7). mieát kó, boâi hoà vaø daùn laïi (H.8). + Gaáp hai caïnh daøi cuûa hình 8 theo ñöôøng daáu gaáp, moãi beân 1oâ röôõi, mieát cho phaúng. Môû ra, vuoát laïi theo ñöôøng gaáp ra, vuoát laïi taïo thaønh chaân ñeá ñoàng hoà (H.9). - Laøm chaân ñôõ ñoàng hoà. + Ñaët tôø giaáy hình vuoâng coù caïnh 10oâ leân baøn, maët keû oâ ôû phía treân. Gaáp leân theo ñöôøng daáu gaáp 2o âröôõi. Gaáp tieáp hai laàn nöõa nhö vaäy. Boâi hoà vaøo neáp gaáp cuoái vaø daùn laïi ñöôïc maûnh bìa coù chieàu daøi 10oâ, roäng 2oâ röôõi. -Vaøi hs nhaéc laïi caùc böôùc + Gaáp hình 10b leâm 2oâ theo chieàu roäng vaø mieát kó laøm ñoàng ñeå ñeå baøn vaø ñöôïc hình 10c. trang trí. . Böôùc 3: Laøm thaønh ñoàng hoà hoaøn chænh. - Daùn maët ñoàng hoà vaøo khung ñoàng hoà. - Daùn khung ñoàng hoà vaøo phaàn ñeá. - Daùn chaân ñôõ vaøo maët sau khung ñoàng hoà - Gv môøi 1 Hs nhaéc laïi caùch laøm ñoàng hoà vaø nhaän xeùt. -Gv nhaän xeùt. 52
  53. *.Toång keát – daën doø. (1’) - Veà taäp laøm laïi baøi. - Chuaån bò baøi sau: Thöïc haønh laøm ñoàng hoà ñeå baøn vaø trang trí. - Nhaän xeùt baøi hoïc Toaùn Luyeän töø vaø caâu Nhaân hoùa. OÂn caùch ñaët vaø TLCH “ Ñeå laøm gì ?” Daáu chaám, chaám hoûi, chaám than I/ Muïc tieâu: - Xác định được cách nhân hoá cây cối, sự vật bước đầu nắm được tác dụng của nhân hoá (BT1). - Tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi để làm gì? (BT2). - Đặt đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào ô trống trong câu ((BT3). II/ Chuaån bò: * GV: Baûng lôùp vieát BT1. Baûng phuï vieát BT2. Ba baêng giaáy vieát 1 caâu trong BT3. • HS: Xem tröôùc baøi hoïc • III/ Caùc hoaït ñoäng: 1. Khôûi ñoäng: Haùt. (1’) 2. Baøi cuõ: Töø ngöõ veà leã hoäi . Daáu phaåy. (4’) - Gv goïi 2 Hs leân laøm BT1 vaø BT2. - Gv nhaän xeùt baøi cuûa Hs. 3. Giôùi thieäu vaø neâu vaán ñeà. (1’) Giôùi thieäu baøi + ghi töïa. 4. Phaùt trieån caùc hoaït ñoäng. (28’) * Hoaït ñoäng 1: Höôùng daãn caùc em laøm baøi PP:Tröïc quan, thaûo luaän, giaûng taäp. giaûi, thöïc haønh. - Muïc tieâu: Giuùp cho caùc em bieát laøm baøi ñuùng. -Hs ñoïc yeâu caàu cuûa ñeà baøi. . Baøi taäp 1: -Hs thaûo luaän nhoùm caùc caâu hoûi - Gv cho Hs ñoïc yeâu caàu cuûa baøi. treân. - Gv yeâu caàu töøng trao ñoåi theo nhoùm. C-aùc nhoùm trình baøy yù kieán cuûa - Gv yeâu caàu caùc nhoùm trình baøy yù kieán cuûa mình. 53
  54. mình. Hs caû lôùp nhaän xeùt. - Gv nhaän xeùt, choát laïi: Beøo luïc bình töï xöng laø toâi, xe lu töï xöng thaân maät laø tôù khi noùi veà mình. Caùch xöng hoâ aáy -Hs ñoïc yeâu caàu cuûa ñeà baøi. laøm cho ta coù caûm giaùc beøo luïc bình vaø xe lu -Hs laøm baøi caù nhaân vaøo vôû . gioáng nhö moät ngöôøi baïn gaàn guõi ñang noùi -3 Hs leân baûng laøm baøi. chuyeän cuøng ta. -Hs nhaän xeùt. . Baøi taäp 2: -Hs chöõa baøi vaøo - Gv cho Hs ñoïc yeâu caàu cuûa baøi. - Gv yeâu caàu Hs laøm baøi caù nhaân. - Gv môøi 3 Hs leân baûng laøm baøi. Caû lôùp laøm baøi vaøo VBT. PP: Luyeän taäp, thöïc haønh, troø - Gv nhaän xeùt, choát laïi. chôi. a) Con phaûi ñeán baùc thôï reøn ñeå xem laïi boä moùng. b) Caû moät vuøng soâng Hoàng noâ nöùc laøm -Hs ñoïc yeâu caàu cuûa ñeà baøi. leã, môû hoäi ñeå töôûng nhôù oâng. -Hs caû lôùp laøm baøi caù nhaân. c) Ngaøy mai, muoâng thuù trong röøng môû -3 nhoùm Hs leân baûng thi laøm baøi. hoäi thi chaïy ñeå choïn con vaät nhanh -Hs nhaän xeùt. nhaát. -Hs chöõa baøi ñuùng vaøo *Hoaït ñoäng 2: Laøm baøi 3. - Muïc tieâu: Cuûng coá caùch ñaët daáu chaám hoûi, daáu chaám, daáu chaám than. . Baøi taäp 3: - Gv cho Hs ñoïc yeâu caàu cuûa baøi. - Gv yeâu caàu Hs laøm baøi caù nhaân. Gv chia lôùp thaønh 3 nhoùm cho caùc em chôi troø tieáp söùc. - Gv daùn 3 tôø giaáy leân baûng môøi 3 nhoùm Hs leân baûng thi baøi. Caû lôùp laøm baøi vaøo vôû - Gv nhaän xeùt, choát laïi: Nhìn baøi cuûa baïn. Phong ñi hoïc veà. Thaáy em raát vui, meï hoûi: - Hoâm nay con ñöôïc ñieåm toát aø? - Vaâng ! Con ñöôïc ñieåm 9 nhöng ñoù laø nhôø con nhìn baïn Long. Neáu khoâng baét chöôùc baïn aáy thì chaéc con khoâng ñöôïc ñieåm cao nhö theá. Meï ngaïc nhieân: 54
  55. - Sao con nhìn baøy cuûa baïn ? - Nhöng thaày giaùo coù caám con nhìn baøy cuûa baïn ñaâu ! Chuùng con thi theå duïc ñaáy maø! *Toång keát – daën doø. (1’) -Veà taäp laøm laïi baøi: -Chuaån bò : Töø ngöõ veà theå thao, daáu phaåy. Töï nhieân xaõ hoäi Maët trôøi. I/ Muïc tieâu: Nêu được vai trò của mặt trời đối vơi sự sống trên Trái Đất : Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất. HS khá giỏi: Nêu được những việc gia đình đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời. II/ Chuaån bò: * GV: Hình trong SGK trang 110, 110 SGK. * HS: SGK, vôû. III/ Caùc hoaït ñoäng: 1. Khôûi ñoäng: Haùt. (1’) 2. Baøi cuõ: Thöïc haønh. (4’) 3. Giôùi thieäu vaø neâu vaán ñeà: (1’) Giôùi thiieäu baøi – ghi töïa: 4. Phaùt trieån caùc hoaït ñoäng. (28’) * Hoaït ñoäng 1: Thaûo luaän theo nhoùm. PP: Thaûo luaän nhoùm. - Muïc tieâu: Bieát Maët Trôøi vöøa chieáu saùng vöøa toûa nhieät. . Caùch tieán haønh. Böôùc 1: Laøm vieäc theo nhoùm. - Gv yeâu caàu caùc nhoùm traû lôøi theo gôïi yù: -Hs caùc nhoùm thaûo luaän. + Vì sao ban ngaøy khoâng caàn ñeøn maø ta nhìn thaáy roõ moïi vaät? + Khi ñi ra ngoaøi trôøi naéng, baïn thaáy nhö theá naøo? Taïi sao? + Neâu ví duï chöùng toû Maët Trôøi vöøa chieáu saùng vöøa toû nhieät. Böôùc 2: Laøm vieäc caû lôùp. -Ñaïi dieän caùc nhoùm leân - Gv môøi ñaïi dieän moät soá nhoùm leân trình baøy traû lôøi caùc caâu hoûi thaûo - Gv nhaän xeùt vaø choát laïi. luaän. 55
  56. => Maët trôøi vöøa chieáu saùng, vöøa toûa nhieät. -Hs caû lôùp boå sung. * Hoaït ñoäng 2: Quan saùt ngoaøi maët trôøi. PP: Luyeän taäp, thöïc - Muïc tieâu: Bieát vai troø cuûa Maët Trôøi ñoái vôùi söï haønh, thaûo luaän. soáng treân Traùi Ñaát. Caùc böôùc tieán haønh. Böôùc 1 : Laøm vieäc caù nhaân. - Gv yeâu caàu Hs quan saùt phong caûnh xung quanh -Hs quan saùt vaø traû lôøi tröôøng vaø thaûo luaän trong nhoùm theo gôïi yù sau. caùc caâu hoûi. + Neâu ví duï veà vai troø cuûa Maët Trôøi ñoái vôùi con ngöôøi, ñoäng vaät vaø thöïc vaät? + Neáu khoâng coù Maët Trôøi thì ñieàu gì seõ xaûy ra treân Traùi Ñaát? Böôùc 2: Laøm vieäc theo nhoùm. - Gv môøi ñaïi dieän caùc nhoùm trình baøy keát quaû laøm -Ñaïi dieän vaøi Hs leân traû vieäc cuûa nhoùm mình. lôøi caùc caâu hoûi. - Gv choát laïi. -Hs caû lôùp nhaän xeùt. =>Nhôø coù maët trôøi, caây coû xanh töôi, ngöôøi vaø ñoäng vaät khoûe maïnh. * Hoaït ñoäng 2: Laøm vieäc vôùi SGK. PP: Luyeän taäp, thöïc - Muïc tieâu: Hs keå ñöôïc moät soá ví duï veà vieäc con haønh, thaûo luaän. ngöôøi söû duïng aùnh saùng vaø nhieät cuûa Maët Trôøi trong cuoäc soáng haèng ngaøy. Caùc böôùc tieán haønh. Böôùc 1 : Laøm vieäc caù nhaân. - Gv yeâu caàu Hs quan saùt caùc hình 2, 3 , 4 trang -Hs quan saùt vaø traû lôøi 111 SGKvaø keå vôùi baïn nhöõng ví duï veà vieäc con caùc caâu hoûi. ngöôøi ñaõ söû duïng aùnh saùng vaø nhieät cuûa Maët Trôøi. Böôùc 2: Laøm vieäc caû lôùp. - Gv goïi moät soá Hs traû lôøi caâu hoûi tröôùc lôùp. -Vaøi Hs leân traû lôøi caùc + Gia ñình em ñaõ söû duïng aùnh saùng vaø nhieät cuûa caâu hoûi. Maët Trôøi ñeå laøm gì? -Hs caû lôùp nhaän xeùt. - Gv choát laïi. => Chuùng ta söû duïng aùnh saùng maët trôøi ñeå phôi quaàn aùo, laøm nöôùc noùng. 5 .Toång keàt – daën doø. (1’) -Veà xem laïi baøi. -Chuaån bò baøi sau: Traùi ñaát. Quaû ñòa caàu. 56
  57. -Nhaän xeùt baøi hoïc Toaùn DIEÄN TÍCH CUÛA MOÄT HÌNH A/ Muïc tieâu: - Laøm quen vôùi khaùi nieäm dieän tích và bước đầu có bieåu töôïng veà dieän tích hoaït ñoäng so saùnh dieän tích caùc hình. - Bieát: Hình naøy naèm troïn trong hình kia thì dieän tích hình naøy beù hôn dieän tích hình kia; Một hình ñöôïc taùch thaønh hai thì dieän tích hình đó baèng toång dieän tích hai hình đã tách . Bài tập cần làm 1,2,3 B/ Chuaån bò: * GV: Baûng phuï, phaán maøu. Caùc mieánng bìa, caùc hình oâ vuoâng thích hôïp coù caùc maøu khaùc nhau ñeå minh hoïa caùc ví duï. C/ Caùc hoaït ñoäng: 1. Khôûi ñoäng: Haùt.(1’) 2. Baøi cuõ: Luyeän taäp.(3’) - Goïi 1 hoïc sinh leân baûng söûa baøi 3 ,4. - Nhaän xeùt ghi ñieåm. - Nhaän xeùt baøi cuõ. 3. Giôùi thieäu vaø neâu vaán ñeà.(1’) Giôùi thieäu baøi – ghi töïa. 4. Phaùt trieån caùc hoaït ñoäng.(30’) * HÑ1: Giôùi thieäu bieåu töôïng veà dieän PP: Quan saùt, hoûi ñaùp, giaûng giaûi. tích.(8’) HT:Lôùp , caù nhaân . - MT:Giuùp Hs laøm quen vôùi dieän tích. Coù bieåu töôïng veà dieän tích qua hoaït ñoäng so saùnh dieän tích caùc hình. a) Giôùi thieäu bieåu töôïng veà dieän tích. Hs quan saùt caùc hình. - Gv yeâu caàu hs quan saùt caùc hình 1, 2, 3. + Ví duï 1: Gv : Coù moät hình troøn (mieáng bìa ñoû hình troøn), moät hình chöõ nhaät (mieáng bìa traéng hình chöõ nhaät). Ñaët hình chöõ nhaät naèm trong hình troøn. 4 –5 Hs laëp laïi. Ta noùi: Dieän tích hình chöõ nhaät beù hôn dieän tích hình troøn. (Gv chæ vaøo phaàn maët mieáng bìa maøu traéng beù hôn phaàn 57
  58. maët mieáng bìa maøu ñoû). + Ví duï 2: Gv giôùi thieäu hai hình A, B laø Hs nhaéc laïi. hai hình coù daïng khaùc nhau, nhöng coù cuøng moät soá oâ vuoâng nhö nhau. Hai hình A vaø B coù dieän tích baèng nhau ( Hs coù yù nieäm “ ño” dieän tích qua caùc oâ vuoâng ñôn vò. Hai hình A vaø B coù cuøng soá oâ vuoâng neân dieän dieän tích baèng nhau. + Ví duï 3: Gv giôùi thieäu hình P taùch thaønh hình M vaø N thì dieän tích hình P baèng toång dieän tích hình M vaø N ( coù theå thaáy hình P goàm 10 oâ vuoâng, hình M goàm 6 oâ vuoâng, hình N goàm 4 oâ vuoâng, 10 oâ vuoâng = 6 oâ vuoâng + 4 oâ vuoâng). * HÑ2: Laøm baøi 1, 2.(12’) PP: Luyeän taäp, thöïc haønh - MT: Giuùp Hs bieát so saùnh dieän tích . cuûa caùc hình • Baøi 1: - Gv môøi 1 Hs ñoïc yeâu caàu ñeà baøi: -Hs ñoïc yeâu caàu ñeà baøi. - Gv yeâu caàu hs quan saùt töù giaùc ABCD. -Hs quan saùt hình. -Gôïi yù : tam giaùc ABC naèm troïn trong -HS khaúng ñònh : b) : Ñ ; a), c) : S töù giaùc ABCD . Dieän tích ABC Q * HÑ3: Laøm baøi 3, 4.(10’) PP:, luyeän taäp, thöïc haønh - MT: Giuùp cho caùc em bieát so saùnh -Hs ñoïc yeâu caàu ñeà baøi. dieän tích caùc hình. -Hs neâu hình A= hình B • Baøi 3: - Gv môøi Hs ñoïc yeâu caàu ñeà baøi. - Duøng mieáng bìa hình vuoâng B ( 9 oâ ) caét theo ñöôøng cheùo cuûa noù ñeå ñöôïc hai hình tam giaùc , sau ñoù gheùp thaønh hình 58