Đề ôn tập chương I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

docx 6 trang thaodu 6870
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập chương I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_chuong_i_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2019_2020_co_da.docx

Nội dung text: Đề ôn tập chương I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

  1. Họ và tên: . ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG I – NĂM HỌC 2019 - 2020 Lớp: 9 . Môn: Hóa học – Lớp 9 Đề ra: I/ Trắc nghiệm (3đ): Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Câu 1: Cho các thí nghiệm sau: (1) Sục khí SO3 vào dung dịch NaOH dư (2) Sục khí SO3 vào dung dịch bari hiđrôxít dư (3) Cho bari vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư (4) Cho Fe2O3 tác dụng với HCl dư (5) Trung hòa axit HCl bằng dd NaOH Số thí nghiệm sinh ra kết tủa là A. 2 B. 3 C. 4 D.5 Câu 2: Hoà tan CaO vào nước dư thu được dd Ca(OH)2 và phần không tan X, X là: A. Ca(OH)2 B. CaCO3 C. CaSO3 D. CaO Câu 3: Để nhận biết 3 lọ dung dịch lần lượt chứa NaOH, NaCl, HBr ta dùng A. dd AgNO3/NH3 B. Khí CO2 C. Quỳ tím D. Phenolphtalein Câu 4: Cho các phát biểu sau: (1) SO2, SO3, SiO2, CO2, CO là những oxit axit (2) Các bazơ NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)2 làm quỳ tím ẩm hóa xanh (3) Muốn pha loãng H2SO4 đặc, ta phải rót từ từ axit vào cốc đựng nước rồi khuấy đều (4) Dung dịch bão hòa khí CO2 trong nước có pH < 7 (5) Nhiệt phân muối KClO3 thu được khí có tỉ khối so với khí H2 là 8 (6) Muối KNO3 ít tan trong nước (7) KCl và K2SO4 là những phân bón vi lượng (8) CuO không tan trong nước, có màu đen, phân tử khối là 81 đvC Số phát biểu đúng là A.4 B. 3 C. 2 D. 5 Câu 5: Bảng dưới đây cho biết giá trị pH của 1 số chất Chất (X) (Y) (Z) (M) (N) pH 7 8 1 6 4 Phát biểu nào sau đây đúng A. (Y) có tính axit B. (Z), (N),(X) không làm quỳ tím hóa xanh C. (N) làm phenolphtalein hóa hồng D. (M) có tính bazơ Câu 6: Cho x gam hỗn hợp gồm 4 kim loại A,B,C,D (không rõ hóa trị, 4 kim loại này đều tác dụng được với axit H2SO4 loãng) tác dụng với dd H2SO4 loãng dư. Sau khi phản ứng kết thúc thì thu được 4,724 gam o muối và 761,6 ml H2 ( 0 C, 1atm). Tính x A. 3,551 (g) B. 1,46 (g) C. 2,31 (g) D. 7,998 (g) Câu 7: Có 3 lọ đựng 3 dung dịch bị mất nhãn là: KCl, NH4NO3, Ca(H2PO4)2. Có thể dùng hóa chất nào để nhận biết 3 dung dịch trên ? A. dd Na2CO3 và dd AgNO3 B. dd kiềm C. Cả A và B đúng D. Cả A và B sai Câu 8: Từ 40 tấn quặng pirit (FeS2) chứa 40% lưu huỳnh, sản xuất được 46 tấn axit sunfuric. Hiệu suất quá trình sản xuất H2SO4 là bao nhiêu ? A. 50% B. 6,12 % C. 70% D. 93,88 % Câu 9: Một người nông dân đi mua phân bón cho lúa. Trong cửa hàng có các loại phân sau: Urê, amôni nitrát, amôni sunfát. Hãy cho biết người nông dân này nên mua loại phân đạm nào là có lợi nhất ? A. Urê B. Amôni nitrát C. Amôni sunfát D. Các loại phân đều có lợi như nhau Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại M vào dung dịch HCl 7,3% vừa đủ, thu được dung dịch B và 3,36 lít khí CO2 (đktc). Nồng độ MgCl2 trong dd B là 6,028%. Xác định kim loại M. A. Cu B. Mg C. Cr D. Fe Câu 11: Cho 400 gam dd NaOH 40% tác dụng với 365 gam dung dịch HCl 30%. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng. Cho biết màu sắc của quỳ tím sau khi nhúng vào dung dịch.
  2. A. Quỳ tím chuyển sang màu đỏ B. Quỳ tím chuyển sang màu xanh C. Quỳ tím không bị chuyển màu D. Quỳ tím chuyển sang màu hồng Câu 12: Cho hợp hai muối CaCO3 và CaSO3 tác dụng với dd HCl dư thu được 11,2(l) hỗn hợp khí M (đktc) có tỉ khối so với H2 là 28. Dẫn M qua dung dịch Ba(OH)2 dư. Tính khối lượng kết tủa thu được. A. 102,5 gam B. 56 gam C. 105,2 gam D. 104,5 gam II/ Tự luận (7 điểm) Câu 1: Từ nước, không khí, muối ăn, quặng pirit sắt, đá vôi. Viết các PTHH điều chế a) NaOH b) Fe2(SO4)3 c) Ca(OH)2 Câu 2: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (1) (2) (3) BaCO3 BaO Ba(OH)2 BaCO3 (4) (5) BaCl2 Ba(NO3)2 Câu 3: Nêu hiện tượng xảy ra và viết PTHH cho mỗi trường hợp sau: a) Nhỏ dd KOH vào ống nghiệm chứa dd FeCl3 b) Nhỏ dd HCl vào ống nghiệm chứa dd Cu(OH)2 c) Ngâm lá Fe vào cốc chứa dd CuSO4 d) Cho dd Ba(NO3)2 tác dụng với dd H2SO4 Câu 4: Bằng phương pháp hóa học hãy tách từng chất sau ra khỏi hỗn hợp chất rắn gồm FeCl3, CaCO3, AgCl Câu 5: Cho 0,56 g Fe tác dụng với 200 ml dd H2SO4 0,2M a) Viết PTHH xảy ra b) Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng và tính thể tích khí H2 sinh ra ở đktc Câu 6: Hòa tan hoàn toàn một lượng kim loại M trong dung dịch H2SO4 loãng có nồng độ 20% (lấy dư 20% so với lượng cần cho phản ứng). Dung dịch thu được có nồng độ của muối tạo thành là 23,68%. Xác định kim loại M ? Hết
  3. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp A A C C B B C D A D B D án Tự luận Câu 1: đpdd, có mnx a) 2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 ↑ + Cl2 ↑ to b) 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 ↑ o Hóa lỏng không khí, sau đó chưng chất phân đoạn không khí lỏng, ta thu được khí O2 ở -183 C đp (Hoặc có thể điều chế O2 bằng cách điện phân nước: H2O H2 ↑ + O2 ↑ o V2O5, 450 C 2SO2 + O2 2SO3 SO3 + H2O → H2SO4 Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O 900 ― 1000oC c) CaCO3 CaO + CO2 ↑ CaO + H2O → Ca(OH)2 Câu 2: o (1) BaCO3 t BaO + CO2 ↑ (2) BaO + H2O → Ba(OH)2 (3) Ba(OH)2 dư + CO2 → BaCO3 ↓ + H2O (4) BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O (5) Ba(OH)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2H2O Câu 3: a) FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3 ↓ + 3KCl Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa nâu đỏ b) Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O Hiện tượng: Kết tủa màu xanh lơ Cu(OH)2 tan dần, dung dịch màu xanh từ từ xuất hiện c) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓ Hiện tượng: Kim loại đồng màu đỏ bám vào thanh sắt, màu xanh của dd CuSO4 nhạt dần d) Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HNO3 Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng Câu 4: - Hòa tan hỗn hợp vào nước thu được dd FeCl3, lọc lấy phần không tan thu được hỗn hợp chất rắn CaCO3 và AgCl - Cho FeCl3 tác dụng với NaOH dư, sau đó lọc lấy kết tủa cho tác dụng với dd HCl dư thu được dd FeCl3, cô cạn dd sau phản ứng thu được FeCl3 khan PTHH: FeCl3 + 3NaOH dư → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl Fe(OH)3 + 3HCl dư → FeCl3 + 3H2O - Cho dd HCl dư vào hỗn hợp rắn gồm CaCO3 và AgCl, lọc lấy kết tủa thu được AgCl. Sau đó cho dd Na2CO3 dư vào dd thu được rồi lọc lấy kết tủa, ta thu được CaCO3 PTHH: CaCO3 + 2HCl dư → CaCl2 + CO2 ↑ + H2O CaCl2 + Na2CO3 dư → CaCO3 ↓ + 2NaCl 0,56 Câu 5: n = = 0,01 (mol), n = 0,2 x 0,2 = 0,04 mol Fe 56 H2SO4 (M) (l) a) Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 ↑ 0,01 → 0,01 → 0,01 → 0,01 (mol) 0,01 0,04 Tỉ lệ: 1 2푆 4 ư, tính theo số mol sắt. b) Muối thu được sau phản ứng là FeSO4, khối lượng bằng 0,01 x 152 = 1,52 (g) Thể tích H2 = 0,01 x 22,4 = 0,224 lít. Câu 6: Gọi n là hóa trị của M ( 1 n 3, n nguyên)
  4. PT: 2M + nH2SO4  M2(SO4)n + nH2  nx Đặt nM = x (mol), theo PT → nH = n (mol) 2 H2SO4 pu 2 nx 120 Vì dùng dư 20% so với lượng phản ứng n 0,6nx (mol) H2SO4 bandau 2 100 98 0,6nx →m = 100 294nx(gam) : ddH2SO4 (BĐ) 20 nx → mdd sau p/ứ = mkim loại + m – m = M.x + 294nx - 2 = M.x +293nx (gam) (Theo BTKL) ddH2SO4 (BĐ) H2↑ 2 1 1 1 Theo PTHH→ nmuối = nM = x (mol) → mmuối = x.(2M + 96.n)= M.x + 48.n.x (g) 2 2 2 M.x 48nx Theo giả thiết ta có: .100% = 23,68% → M = 28n. Mx 293nx Biện luận n 1 2 3 M 28 56 (Fe) 84 (loại) (loại) Vậy M là sắt (Fe). Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
  5. Lớp: 9 . Môn: Hóa học – Lớp 9 Điểm: Trắc nghiệm 1. Chất nào dưới đây là oxit axit ? A. SiO2 B. CaO C. NO D. BeO 2. Dãy chất nào dưới đây gồm toàn axit ? A. HF, HCl, Ag2O, Na2CO3 B. HNO2, HNO3, H3PO4, H2SO3 C. AgNO3, CaCO3, MgCl2, MgO D. HF, Ag2S, Cu(NO3)2, ZnSO4, ZnO 3. CaO + CO2 → chất (X). (X) là A. CaO B. CaSO3 C. CaCO3 D. Ca(HCO3)2 4. Axit nào dưới đây là axit mạnh ? A. HNO3 B. H2SO4 C. HCl D. Tất cả đều đúng 5. Cho 1,95 g Zn tác dụng với dd HCl thu được bao nhiêu gam muối kẽm clorua ? A. 4,08(g) B. 8,04 C. 0,48 D. 0,84 6. Phản ứng nào không xảy ra (1) CaO + SO3 → (2) MgO + CO2 → (3) FeO + HCl → (4) CO2 + Ca(OH)2 → A. (1) B. (2) C. (3) D. (4) Tự luận Câu 1: Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các chất đựng trong các lọ mất nhãn sau: CaO, P2O5, Na2O Câu 2: Viết phương trình hóa học và cho biết chất tan trong dung dịch sau phản ứng trong các trường hợp sau: a) Cho Fe tác dụng với HCl (vừa đủ) b) Cho Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư Câu 3: Cho 4,08 gam Mg tác dụng với 400 ml dd HCl 0,7 M a) Viết PTHH xảy ra b) Tính nồng độ mol của muối thu được c) Tính khối lượng chất tan trong dung dịch sau phản ứng d) Tính thể tích khí thoát ra (đktc) Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
  6. Lớp: 9 . Môn: Hóa học – Lớp 9 A. Trắc nghiệm 1. Cho các chất sau: NaHCO3, KOH, BeO, Cu(OH)2, CuSO4.5H2O, LiOH, có bao nhiêu chất là bazơ trong dãy chất trên ? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 2. Ba(OH)2 + H2SO4 → kết tủa (M). (M) là A. BaCO3 B. CaSO4 C. BaSO3 D. BaSO4 3. Bazơ nào sau đây có thể bị nhiệt phân ? A. Cu(OH)2 B. NaOH C. Ba(OH)2 D. KOH 4. Đánh dấu X vào ô thích hợp (câu a đã được làm mẫu) Dung dịch Quỳ tím hóa đỏ Quỳ tím hóa xanh Quỳ tím không đổi màu a) HCl X b) NaOH c) KCl 5. Muối nào sau đây không tan trong nước ? A. BaSO4 B. BaCl2 C. NaNO3 D. Ba(NO3)2 6. Khi đun nóng Fe(OH)2 trong môi trường chân không thì sản phẩm thu được là A. Fe2O3 B. FeO C.Fe3O4 D. FeO và Fe2O3 B. Tự luận Câu 1: Hoàn thành các PTHH sau: to a) Ca(OH)2 + HCl → + . b) CaO + CO2 to c) KNO3 + d) CuSO4 + NaOH → . + Câu 2: Hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn sau: NaOH , Na2CO3, Na2SO4 , BaCl2, HCl (Cho biết dd muối Na2CO3 làm quỳ tím hóa xanh, hai dung dịch muối còn lại không làm đổi màu quỳ tím). Câu 3: Cho 135,2 gam hỗn hợp Fe, Cu và CuO tác dụng với dd HCl dư thu được 15,68 lít khí H2 (đktc), sau phản ứng thấy xuất hiện 32 gam chất rắn không tan a) Viết PTHH b) Tính % về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp đầu