Đề ôn tập cuối kì I môn Toán, Tiếng Việt 4 - Năm học 2021-2022
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập cuối kì I môn Toán, Tiếng Việt 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_on_tap_cuoi_ki_i_mon_toan_tieng_viet_4_nam_hoc_2021_2022.docx
Nội dung text: Đề ôn tập cuối kì I môn Toán, Tiếng Việt 4 - Năm học 2021-2022
- LỚP HỌC ANH BINZ CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI KÌ I-NĂM HỌC:2021-2022 Tên : MÔN : TOÁN – TIẾNG VIỆT 4 Lớp : A – MÔN TOÁN : I.TRẮC NGHIỆM : Em hãy khoanh vào phương án em cho là đúng nhất Câu 1.Cho tứ giác MNPQ như hình vẽ góc vuông thuộc đỉnh nào sau đây? A. đỉnh M B. đỉnh P C. đỉnh N D. đỉnh Q Câu 2. 1 tấn = kg A. 1000 B. 100 C. 10000 D. 10 Câu 3. Chữ số 2 trong số 7 642 874 chỉ: A. 20 000 B. 200 C. 200 000 D. 2000 Câu 4. 1 giờ = phút A. 60 phút B. 90 phút C. 120 phút D. 50 phút Câu 5: Trong các số 5 784; 6874; 6 784 số lớn nhất là: A. 5785 B. 6 784 C. 6 874 Câu 6: Số: Hai mươi ba triệu chín trăm mười; được viết là: A. 23 910 B.23 000 910 C. 23 0910 000 Câu 7: Giá trị của chữ số 3 trong số 653 297 là: A. 30 000 B. 3000 C. 300 Câu 8: 10 dm2 2cm2 = cm2 A. 1002 cm2 B. 102 cm2 C. 120 cm2 Câu 9: 357 tạ + 482 tạ = ? A. 839 B. 739 tạ C. 839 tạ Câu 10: Chu vi của hình vuông là 16m thì diện tích sẽ là: A. 16m B. 16m2 C. 32 m Câu 11: Hình bên có các cặp cạnh vuông góc là: A. AB và AD; BD và BC. B. BA và BC; DB và DC. C.AB và AD; BD và BC; DA và DC. Câu 12. Trong các số 5 784; 6874; 6 784; 5748, số lớn nhất là: A. 5785 B. 6 874 C. 6 784 D. 5 748 Câu 13. 5 tấn 8 kg = kg? A. 580 kg B. 5800 kg C. 5008 kg D. 58 kg Câu 14. Trong các số sau số nào chia hết cho 2 là: A. 605 B. 1207 C. 3642 D. 2401 Câu 15. Trong các góc dưới đây, góc nào là góc tù: A. Góc đỉnh AB. Góc đỉnh B C. Góc đỉnh C D. Góc đỉnh D Câu 16. Chu vi của hình vuông là 16m thì diện tích sẽ là: A. 16m B. 16m2 C. 32 m D. 12m Câu 17. Năm 2016 là thế kỉ thứ bao nhiêu? A. XIXB. XX C. XVIII D. XXI Câu 18. Trung bình cộng của hai số là 27. Số bé là 19 thì số lớn là: A. 54 B. 35 C. 46 D. 23 Câu 19. Hình bên có 1
- A. Bốn góc nhọn, hai góc tù và hai góc vuông B. Bốn góc nhọn, hai góc tù và một góc vuông C. Bốn góc nhọn, một góc tù và hai góc vuông Câu 20. Số gồm: 24 triệu, 5 nghìn, 4 trăm và 1 đơn vị được viết là: A. 24 500 041 B. 24 005 401 C. 2450 401 D. 24 005 410 Câu 21. Bốn bao gạo lần lượt cân nặng là 37 kg, 41 kg, 45kg, và 49 kg. Trung bình mỗi bao cân nặng là: A. 44 kg B. 68 kg C. 43 kg D. 45 kg Câu 22. 7m² 23 cm²= . cm² A. 723 cm² B. 70203 cm² C. 70230 cm² D. 70 023 cm² Câu 23. Trong tứ giác ABCD có: A. AD vuông góc với DC B. AB vuông góc với BC C. AD song song với BC D. AB song song với BC Câu 24. Một mảnh đất hình chữ nhật có diện tích bằng 4080 cm², chiều rộng bằng 48 cm. Chu vi hình chữ nhật đó là: A. 133 cm B. 266 cm C. 510 cm D. 662 cm Câu 25. Số lớn nhất trong các số 72 385; 72 538; 72 853; 71 999 là: A. 72 385 B. 72 538 C. 72 853 D. 71 999 Câu 26. Điền số thích hợp vào chỗ chấm: a. 254600 cm2 = m2 cm2 ; b. m2 = dm2 Câu 27. Câu nào đúng ghi Đ câu nào sai ghi S vào ô trống sau: A. Cạnh AB vuông góc với cạnh AD □ B. Cạnh AD vuông góc với cạnh DC □ C. Cạnh BC vuông góc với CD □ D. Cạnh AB song song với DC □ Câu 28. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm 9m2 5dm2 = . dm2 là: A. 95 B. 950 C. 9005 D. 905 Câu 29. Trong hình vẽ bên có: A. 5 góc vuông, 1 góc tù, 2 góc nhọn, 1 góc bẹt B. 5 góc vuông, 1 góc tù, 2 góc nhọn C. 4 góc vuông, 1 góc tù, 1 góc nhọn, 1 góc bẹt D. 5 góc vuông, 1 góc tù, 1 góc nhọn Câu 30. 10 dm2 = cm2 A. 1000 B. 100 C. 10000 D. 10 Câu 31. 482 tạ = kg ? A. 4820 B. 48200 C. 482000 D. 482 Câu 32. Chu vi của hình vuông là 16m thì diện tích sẽ là: A. 16m B. 16m2 C. 32 m D. 32m2 Câu 33. Hình bên có các cặp cạnh vuông góc là: A. AB và AD; BD và BC. B. BA và BC; DB và DC. C. AB và AD; BD và BC; DA và DC. D. AB và AD; DA và DC Câu 34. Tính nhanh 2020 x 45 + 2020 x 54 + 2020 A.2020 B. 5019700 C. 5017680 D.5017600 Câu 35. Kết quả của phép nhân 307 x 40 là: A. 1228 B. 12280 C.2280 D. 12290 Câu 36. 78 x 11 = Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: 2
- A. 858 B. 718 C. 758 D. 588 Câu 37. Số dư trong phép chia 4325 : 123 là: A. 2 B.143 C. 20 D. 35 Câu 38. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm 9m2 5dm2 = . dm2 là: A. 95 B. 950 C. 9005 D. 905 II. TỰ LUẬN : 1 – DẠNG TÌM X: Bài 1 : Tìm x: a) x x 56 = 308 x 2 b) x : 24 = 2507 c) x x 27 - 178 = 15050 d) 7875 : x = 45 e) y : 12 = 352 g) x x 42 = 15 792 h) x : 255 = 203 i) x - 935 = 532 k) x+ 2581 = 4621 l)x + 875 = 1445 m)134 + x = 1001 g) x x 40 = 25600 2 – DẠNG BÀI TOÁN: Bài 2 : Một hình chữ nhật có chu vi 228m, . chiều dài hơn chiều rộng 18m. Tính diện . tích hình chữ nhật đó. . . . Bài giải . . . Bài 3 : Khối lớp Bốn có 192 học sinh chia . làm các nhóm, mỗi nhóm có 8 học sinh. . Khối lớp Năm có 207 học sinh chia làm các . nhóm, mỗi nhóm có 9 học sinh. Hỏi cả hai . khối có tất cả bao nhiêu nhóm? . Bài giải . Bài 4: Bốn em Mai, Hoà, An,Tứ lần lượt . cân nặng là 36 kg, 38 kg, 40kg, 34kg. Hỏi . trung bình mỗi em cân nặng bao nhiêu kg? . . . Bài giải . . Bài 5: Có 9 ô tô chuyển thực phẩm vào . thành phố ,trong đó 5 ô tô đi đầu ,mỗi ô tô . chuyển được 36 tạ và 4ô tô đi sau ,mỗi ô tô . chuyển được 45 tạ .Hỏi trung bình mỗi ô tô . chuyển được bao nhiêu tấn thực phẩm ? . . 3
- Bài giải . Bài 6 :Cả hai lớp 4A và 4B trồng được 600 . cây. Lớp 4A trồng được ít hơn lớp 4B là 50 . cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây . Bài giải . . . . Bài 7 :Một sân vận động hình chữ nhật có . chiều dài 200m, chiều rộng bằng nửa chiều . dài. Tính chu vi và diện tích của sân vận . động đó . . Bài giải . . . Bài 8 :Một kho có 6 tấn 3 tạ gạo tẻ và gạo . nếp, trong đó số gạo tẻ nhiều hơn số gạo . nếp là 7 tạ gạo. Hỏi trong kho có bao nhiêu . ki-lô-gam gạo mỗi loại? . . Bài giải . . Bài 9. Một mảnh đất hình chữ nhật có chu . vi 80m, chiều dài hơn chiều rộng 60dm. . Tính chiều dài và chiều rộng của mảnh đất . đó. . . Bài giải . . Bài 10 :Một cửa hàng bán vải, tuần lễ đầu . bán được 1042 mét vải, tuần lễ sau bán . được 946 mét vải. Hỏi trung bình mỗi ngày . cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải ? . (Biết mỗi tuần có 7 ngày và cửa hàng bán . vải suốt tuần). . Bài giải . 3 – DẠNG NÂNG CAO Bài 1 .Tổng số tuổi của hai bà cháu cách . đây 5 năm là 70 tuổi, cháu kém bà 66 tuổi. . Tính số tuổi mỗi người hiện nay? . . Bài giải . . . Bài 2 .Diện tích của mảnh đất hình chữ . nhật là 2782m2. Nếu gấp chiều rộng lên 2 . 4
- lần và chiều dài lên 3 lần thì diện tích mảnh . đất mới là bao nhiêu? . . Bài giải . . Bài 3 . Tìm số bị chia nhỏ nhất trong phép . chia có thương là 12 và số dư là 19 . . Bài giải . . . . Bài 4 . Tìm số lớn nhất có 4 chữ số khác . nhau, chữ số hàng trăm là chữ số 5 mà số . đó vừa chia hết cho 2 và vừa chia hết cho . 5? . Bài giải . . . Bài 5. Tìm số lớn nhất có 4 chữ số khác . nhau, chữ số hàng trăm là chữ số 5 mà số . đó vừa chia hết cho 2 và vừa chia hết cho . 5? . . Bài giải . . Bài 6. Để lát nền một căn phòng, người ta . đã sử dụng hết 200 viên gạch hình vuông . có cạnh 30 cm. Hỏi căn phòng đó có diện . tích bao nhiêu mét vuông, biết diện tích . phần mạch vữa không đáng kể? . . Bài giải . Bài 7. Mẹ hơn con 25 tuổi. 5 năm nữa, tổng . số tuổi của hai mẹ con là 55 tuổi. Tính tuổi . của mỗi người hiện nay? . . Bài giải . . . B – MÔN TIẾNG VIỆT: I.Chính tả : (15 phút) Học sinh ôn tập các bài từ tuần 1 tuần 18 ( kể cả các bài đọc) II. Tập làm văn : (30 phút) Đề 1 : Em hãy viết bài văn ngắn miêu tả về món đồ chơi em yêu thích nhất . Đề 2 : Em hãy viết bài văn ngắn miêu tả về món đồ dùng học tập em yêu thích nhất . III. Đọc thầm và làm bài tập : (35 phút) Bài 1 : Viếng Lê-nin 5
- Mát-xcơ-va, tháng 1 năm 1924, giữa mùa đông nước Nga. Khí trời lạnh dưới 40 độ âm. Lê-nin vừa mất được mấy hôm. Một sáng, phòng số 8 khách sạn Luých có tiếng gõ cửa nhẹ. Một thanh niên gầy gò, đầu đội mũ cát-két, mình mặc chiếc áo mỏng mùa thu, tay xách một va-li bé tí bước vào nói: - Tôi là Nguyễn Ái Quốc, người Việt Nam. Tôi vừa ở Pa-ri đến. Nhờ các đồng chí hướng dẫn tôi đi viếng Lê-nin. Mấy đồng chí người Pháp và I-ta-li-a trong phòng đều khuyên anh đợi đến ngày mai có áo ấm hãy đi. Người thanh niên thở dài, ngồi uống nước chè rồi trở về phòng mình. Ai cũng cho rằng thế là anh chịu nghe rồi. Ngoài trời lúc này, tuyết tạm ngừng rơi, lạnh như cắt ruột. Rét quá! Tiết trời như cũng chia buồn với lòng người. Khoảng mười giờ đêm, phòng số 8 lại có tiếng gõ cửa nhẹ. Cửa mở. Vẫn là người thanh niên trong bộ quần áo mỏng mùa thu. Mặt anh xanh xám, ngón tay, mũi và tai thâm tím vì giá rét. Anh vừa nói vừa run cầm cập: - Tôi vừa đi viếng Lê-nin về. Tôi không thể chờ đến ngày mai mới viếng người bạn vĩ đại của nhân dân các nước thuộc địa. Các đồng chí có nước chè nóng không? Theo Giéc-ma-nét-tô Chú giải: - Lê-nin (1870 -1924): lãnh tụ Cách mạng Tháng Mười Nga, người sáng lập ra liên bang Xô-viết - Mát-xcơ-va : thủ đô nước Nga. - Khách sạn Luých: tên một khách sạn ở Mát-xcơ-va. - Pa-ri : thủ đô nước Pháp. 1. Nguyễn Ái Quốc gõ cửa phòng số 8 khách sạn Luých để làm gì? A. Để nhờ các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a hướng dẫn đi viếng Lê-nin B. Đề chào các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a C. Để nhờ các đồng chí người Pháp và I-ta-li-a dẫn đi đọc Luận cương Lê-nin D. Để nhờ các đồng chí người Pháo và I-ta-li-a chỉ cho đường trở về Pháp 2. Vì sao mọi người khuyên Nguyễn Ái Quốc ngày mai hãy đi? A. Vì ngày mai trời sẽ ấm hơn B. Vì thấy anh chưa có áo ấm C. Vì nghĩ rằng anh ở Mát-xcơ-va lâu, còn đủ thời gian đi viếng D. Vì ngày mai người ta mới mở cửa cho người nước ngoài được viếng Lê-nin 3. Vì sao Nguyễn Ái Quốc vẫn đi viếng Lê-nin ngày hôm ấy? A. Vì ngày mai anh phải trở về Pa-ri B. Vì anh đã quen chịu đựng giá lạnh C. Vì anh sợ ngày mai người ta sẽ không cho viếng D. Vì anh rất thương tiếc Lê-nin 4. Dáng vẻ của Nguyễn Ái Quốc như thế nào sau khi đi viếng Lê-nin về? A. Gương mặt hồng hào, rạng rỡ niềm vui B. Mặt anh xanh xám, ngón tay, mũi và tai thâm tím vì giá rét. C. Dáng vẻ mệt mỏi, thiếu ngủ sau một hành trình dài D. Dáng vẻ buồn bã, kiệt quệ, đau thương. 5. Nguyễn Ái Quốc đã giải thích với các đồng chí như thế nào sau khi viếng Lê-nin ngay trong đêm hôm ấy? A. Tôi sợ ngày mai không còn kịp nữa nên phải đi viếng ngay trong đêm. B. Tôi không thể chờ tới ngày mai mới đi viếng người bạn vĩ đại của nhân dân các nước thuộc địa. C. Tôi nghe nói ngày mai sẽ không thể vào viếng đồng chí Lê-nin nữa nên phải viếng ngay trong đêm. D. Ngày mai tôi phải bay về Pa-ri rồi nên phải đi viếng ngay trong đêm. 6. Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì về người thanh niên Nguyễn Ái Quốc? A. Đó là một người yêu nước B. Đó là một người giàu tình cảm và kính trọng Lê-nin C. Đó là một người rất giản dị D. Đó là một người có nghị lực và rất ham học hỏi 7. Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: Người thanh niên thở dài, ngồi uống nước chè rồi trở về phòng mình. 8. Đặt câu hỏi cho mỗi tình huống sau: a. Đề nghị bạn Nga đi học đúng giờ . 6
- b. Khen nhà của bạn sạch . 9. Gạch dưới các câu kể trong đoạn văn dưới đây: Sói đợi dê mẹ rời khỏi nhà, nó rón rén đặt chân lên cửa sổ. Dê con thấy chân trắng, yên trí chắc là mẹ về thật nên mở cửa ra, Ngờ đâu kẻ vào nhà chính lại là chó sói. Đàn dê con hoảng sợ, tìm cách ẩn trốn. Con thứ nhất chui vào gầm bàn, con thứ hai chui vào gầm giường, con thứ ba chui vào lò, con thứ tư ẩn trong bếp, con thứ năm nấp vào tủ, con thứ sáu nấp sau chậu giặt quần áo, con thứ bảy chui vào trong hộp đồng hồ quả lắc treo trên tường. Bài 2: Sự tích các loài hoa Ngày xưa, chỉ ở thiên đường mới có hoa, còn trên mặt đất chưa có loài hoa nào. Mãi về sau, nhận ra sai sót ấy, trời mới sai Thần Sắc Đẹp vẽ hoa cho các loài cây. Vẽ xong, Thần muốn tặng hương cho chúng nhưng lại không mang đủ hương cho tất cả. Thần quyết định sẽ chỉ tặng hương thơm cho những loài hoa có tấm lòng thơm thảo. Thần hỏi hoa hồng: – Nếu có hương thơm ngươi sẽ làm gì? – Con sẽ nhờ chị Gió mang tặng cho muôn loài. Thần liền tặng hoa hồng làn hương quý báu. Gặp hàng râm bụt đỏ chót, Thần hỏi : – Nếu có hương thơm người sẽ làm gì? Râm bụt trả lời : – Con sẽ khiến ai cũng phải nể mình. Nghe vậy, Thần bỏ đi. Đi mãi, tặng gần hết bình hương, gặp hoa ngọc lan, Thần lại hỏi : – Nếu có hương thơm ngươi sẽ làm gì? Ngọc lan ngập ngừng thưa : – Con cảm ơn Thần. Nhưng xin Thần ban tặng cho hoa cỏ ạ. Thần ngạc nhiên hỏi : – Hoa nào cũng muốn có hương thơm. Lẽ nào ngươi không thích ? – Con thích lắm ạ. Nhưng con đã được ban cho làn da trắng trẻo, lại ở trên cao. Còn bạn hoa cỏ thì mảnh dẻ, lại ở sát đất. Nếu có hương thơm, bạn ấy sẽ không bị người ta vô tình dẫm lên. Cảm động trước tấm lòng thơm thảo của ngọc lan. Thần Sắc Đẹp ban tặng cho loài hoa ấy hương thơm ngọt ngào hơn mọi loài hoa. Theo Intemet 1. Thần Sắc Đẹp quyết định ban tặng hương thơm cho những loài hoa như thế nào? A. Những loài hoa có tên thật đẹp và sang trọng B. Những loài hoa có vẻ ngoài đẹp nhất, rực rỡ nhất C. Những loài hoa có tấm lòng thơm thảo. D. Những loài hoa có nguồn gốc, dòng dõi cao quý 2. Theo em, tại sao Thần Sắc Đẹp lại quyết định như vậy? A. Vì đó là quy định ở trên thiên đường B. Vì Thần Sắc Đẹp không mang đủ hương cho tất cả C. Vì Thần Sắc Đẹp muốn các loài hoa phải thi tài, phải ganh đua nhau khoe sắc để có được mùi hương mà mình mong muốn. D. Vì Thần Sắc Đẹp sợ các loài hoa sẽ đẹp và thơm hơn mình. 3. Câu trả lời của Hoa Hồng thể hiện tấm lòng thơm thảo như thế nào? A. Biết mang đến niềm vui và hạnh phúc cho muôn loài. B. Biết gìn giữ và bảo vệ mùi hương của mình. C. Biết gìn giữ và bảo vệ tấm lòng thơm thảo của mình. D. Xứng đáng là chúa tể của các loài hoa 4. Câu trả lời của Ngọc Lan thế hiện tấm lòng thơm thảo như thế nào? A. Tấm lòng thanh khiết, trinh bạch B. Biết nhường nhịn và chia sẻ cho những cuộc đời khó khăn hơn mình. C. Biết gìn giữ và bảo vệ tấm lòng thơm thảo của mình. D. Biết âm thầm tỏa hương dù chẳng ai chú ý đến mình 5. Vì sao Hoa Râm Bụt không được Thần ban tặng hương thơm? A. Vì Hoa Râm Bụt thường mọc ngoài bụi rậm là nơi không xứng đáng có được hương thơm. B. Vì Hoa Râm Bụt có vẻ ngoài xấu xí, không xứng đáng có được hương thơm. C. Vì Hoa Râm Bụt tính cách kiêu ngạo, ích kỉ và hống hách. D. Vì tổ tiên của Hoa Râm Bụt có mối thù với Thần Sắc Đẹp 6. Trong câu: “Thần liền tặng Hoa Hồng làn hương quý báu.” Bộ phận nào là chủ ngữ, bộ phận nào là vị ngữ? ? A. CN: Thần liền tặng; VN: Hoa Hồng làn hương quý báu. 7
- B. CN: Thần; VN: liền tặng Hoa Hồng làn hương quý báu. C. CN: Thần liền tặng Hoa Hồng; VN: làn hương quý báu. D. Tất cả các đáp án trên đều sai. 7. Tìm năm từ ngữ có nghĩa trái ngược với ý chí và nghị lực. Đặt câu với một trong năm từ đó. 8. Tìm các từ láy có trong câu chuyện Sự tích các loài hoa. . 9. Em hãy đặt một câu có đủ hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ thuộc câu kể Ai làm gì? Bài 3: NÓI LỜI CỔ VŨ Một cậu bé người Ba Lan muốn học đàn dương cầm, thế nhưng cha cậu bảo mấy ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá, không thể nào chơi đàn hay được. Ông khuyên cậu hãy thử học chơi kèn, thế rồi sau đó một nhạc công chuyên nghiệp lại nói rằng cậu không có được đôi môi thích hợp. Một ngày kia, cậu được gặp gỡ nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên. Con người nổi tiếng này đã trao cho cậu một lời khích lệ mà trước đây cậu chưa từng được nghe : "Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy ! Ta nghĩ là chú có thể chơi được nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày." Ôi chao, đó mới thực là nguồn động viên lớn lao mà cậu cần đến. Ru-bin-xtên vĩ đại đã bảo là cậu có thể chơi đàn được ! Cậu sẽ phải bỏ rất nhiều thời gian để luyện tập nếu muốn chơi đàn, nhưng mà cậu có thể chơi được ! Thậm chí có thể chơi giỏi ! An-tôn Ru-bin-xtên đã nói như vậy mà! Cậu bé về miệt mài tập luyện, cậu bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày, và sau nhiều năm, công lao khó nhọc của cậu đã được tặng thưởng : Gian Pa-đơ-riêu-xki trở thành một trong những nghệ sĩ dương cầm lừng danh nhất thời bấy giờ. Một lời động viên đơn giản đã mang đến nội lực làm bừng lên ngọn lửa đam mê trong lòng một cậu bé, ngọn lửa ấy vẫn cháy sáng mãi trong nhiều năm trời. Hãy nhớ rằng những lời động viên mà bạn đang trao gửi hôm nay đôi khi làm thay đổi được mãi mãi một cuộc đời của người đã đón nhận nó. (Theo Thu Hà) 1. Cậu bé người Ba Lan trong câu chuyện đã thử học chơi những nhạc cụ nào? A. Ghi ta, dương cầm B. Dương cầm, kèn C. Ghi ta, kèn D. Kèn, trống 2. Vì sao người cha khuyên cậu không nên học đàn dương cầm? A. Vì cậu không biết cảm thụ âm nhạc B. Vì cậu không có đôi môi thích hợp. C. Vì các ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá. D. Vì thính giác của cậu không tốt. 3. Nhạc công chuyên nghiệp đã nói gì khi cậu bé học chơi kèn? A. Tay của cậu múp míp và ngắn quá. B. Thính giác của cậu không chịu được âm thanh của tiếng kèn C. Cậu không có đôi môi thích hợp. D. Cậu không có năng khiếu 4. Nhạc dĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên đã nói gì với cậu bé? A. Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Ta nghĩ là chú có thể chơi được nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày. B. Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Ta có thể dạy chú, cho tới khi chú thành tài. C. Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Ta sẽ nhờ một nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng dạ cho chú mỗi ngày 7 tiếng. D. Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Sau này chú sẽ trở thành một nhạc sĩ dương cầm lừng danh. 5. Theo em, nguyên nhân nào khiến cho chú bé trở thành một nhạc sĩ dương cầm lừng danh? A. Vì cậu bé có năng khiến thiên bẩm B. Vì nhờ có lời cổ vũ của nghệ sĩ Pi-a-nô An-tôn Ru-bin-xtên C. Vì cậu bé tìm được một thầy giáo giỏi D.Vì lời động viên lớn lao của nghệ sĩ Pi-a-nô An-tôn Ru-bin-xtên đã khiến cậu tự tin và luyện tập miệt mài. 6. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? A. Hãy trân trọng thời gian mình có trong ngày để làm những việc có ích. 8
- B. Hãy biết khen mọi người, những lời khen ấy làm cho người khác phấn khởi và tự tin trong cuộc sống. C. Hãy biết nói những lời động viên mọi người, vì có thể những lời động viên đó sẽ làm thay đổi cuộc đời của một con người. D. Hãy miệt mài học tập lao động thì sẽ đạt được thành công 7. Đoạn văn sau có những danh từ riêng viết chưa đúng. Em hãy phát hiện và chữa lại cho đúng : Trường tiểu học xã cổ loa (đông anh, hà nội) đã có hơn 15 năm xây dựng và phát triển. Liên tục trong nhiều năm qua liên đội nhà trường đều được nhận danh hiệu liên đội vững mạnh, xuất sắc và vinh dự được trung ương đoàn tặng bằng khen . Viết lại : 8. Gạch dưới các động từ trong đoạn văn sau: Nghe bố tôi kể thì ông tôi vốn là một thợ hàn vào loại giỏi. Chính mắt tôi trông thấy ông chui vào trong nồi hơi xe lửa đến tán đinh đồng. Cái nồi hơi tròn to, phơi bỏng rát dưới nắng tháng bảy, như cái lò bánh mì, nóng đến khủng khiếp. Quạt máy, quạt gió tới cấp sau ông vẫn cứ bết chặt vào trán. 9. Viết tiếp vị ngữ vào chỗ trống để hoàn thành câu kể Ai làm gì? a/ Ở nhà, mẹ tôi .b/ Vào những ngày tết, gia đình tôi . Bài 4: ĐIỂU NÊN LÀM NGAY Trong một khoá học về tâm lí học, vị giáo sư ra đề bài như sau : "Trong vòng một tuần, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó phải là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy". Đề bài xem ra đơn giản. Thế nhưng, hầu hết cánh đàn ông trong lớp đều đã trên 30 tuổi và cảm thấy vô cùng khó khăn khi thực hiện đề bài này vì họ hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với một ai đó. Cuối cùng, thì cũng có một người đàn ông đã kể lại câu chuyện của mình : "Cách đây 5 năm, giữa tôi và bố có một bất đồng sâu sắc, và từ đó đến nay vẫn chưa giải quyết được. Tôi tránh gặp mặt ông ngoại trừ những trường hợp không đừng được khi phải họp gia đình. Nhưng ngay cả những lúc ấy, chúng tôi cũng hầu như không nói với nhau một lời nào. Vì vậy, tôi đã thuyết phục bản thân đến để xin lỗi và nói với bố tôi rằng tôi yêu ông ấy. Quyết định ấy dường như đã làm giảm đi phần nào áp lực nặng nề trong lòng tôi. Đêm hôm đó, tôi hầu như chẳng chợp mắt được. Ngày hôm sau, tôi đến nhà bố mẹ và bấm chuông, lòng thầm mong bố sẽ mở cửa cho tôi. Tôi lo sợ rằng nếu mẹ mở cửa thì dự định của tôi sẽ không thành, tôi sẽ bày tỏ với mẹ thay vì với bố. Nhưng may quá, bố tôi đã ra mở cửa. Tôi bước vào và nói : “Con không làm mất thời gian của bố đâu, con đến chỉ để nói với bố rằng bố hãy tha lỗi cho con và con yêu bố” Có một sự chuyển biến trên khuôn mặt bố tôi. Gương mặt ông dãn ra, những nếp nhăn dường như biến mất và ông bắt đầu khóc. Ông bước đến, ôm chầm lấy tôi và nói : "Bố cũng yêu con, con trai ạ ! Nhưng bố chưa biết làm thế nào để có thể nói với con điều đó." Đó là thời khắc quý báu nhất trong đời tôi. Hai ngày sau, bố tôi đột ngột bị một cơn đau tim và vẫn còn nằm trong bệnh viện cho đến bây giờ. Nếu như tôi trì hoãn bộc lộ với bố, có lẽ tôi không còn cơ hội nào nữa". (Theo Đen-nít E. Man-nơ-rinh) 1. Vị giáo sư tâm lí học đã giao đề bài cho học viên như thế nào? A. Đến gặp một người mà mình quan tâm và nói rằng mình yêu họ. Đó phải là người mà trước đây hoặc đã lâu rồi bạn không nói những lời như vậy. B. Đến gặp bố mẹ của mình và nói với bố mẹ rằng bạn yêu họ. C. Hãy nói với vợ của bạn rằng bạn yêu và thương họ rất nhiều. D. Hãy tìm một người lao công trong trường và hỏi về cuộc sống của họ. 2. Những người đàn ông cho rằng đề bài khó ở chỗ nào? A. Họ quá bận rộn với công việc và không có thời gian làm những việc này. 9
- B. Thật khó lòng nói lời yêu thương với người đã lâu mình không nói. C. Thật khó khăn để nói lời xin lỗi ai đó. D. Thật hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với ai đó. 3. Người đàn ông trong câu chuyện đã phải vượt qua khó khăn gì để có thể nói lời xin lỗi và nói lời yêu thương với cha của mình? A. Vượt qua sự chênh lệch thời gian giữa hai quốc gia. B. Vượt qua một quãng đường dài. C. Vượt qua gia đình anh ta. D. Vượt qua chính bản thân anh ta. 4. Người đàn ông đã bày tỏ như thế nào với bố của mình? A. Bố ơi, có thể bố sẽ ghét con, nhưng con luôn yêu bố. B. Con không làm mất thời gian của bố đâu, con đến chỉ để nói với bố rằng bố hãy tha lỗi cho con và con yêu bố. C. Bố ơi, xin bỗ hãy tha lỗi cho con, con yêu bố. D. Con không làm mất thời gian của bố đâu, bố đừng giận con nữa nhé! 5. Thái độ của người bố thay đổi như thế nào khi nghe lời bày tỏ của người con? A. Ông bố vô cùng tức giận vì cho tới tận bây giờ cậu con trai mới chịu nhận ra lỗi lầm của mình. B. Khóc vì xúc động rồi ôm chầm lấy con và nói: “Bố cũng yêu con, con trai ạ! Nhưng bố chưa biết làm thế nào để nói với con điều đó.” C. Khóc vì xúc động rồi ôm chầm lấy con và nói: “Bố cũng yêu con, con biết nhận ra lỗi của mình là tốt rồi.” D. Bố khóc vì xúc động đến chẳng thể cất lời. 6. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? A. Hãy học cách quản lí thời gian thật tốt! B. Phải xin lỗi bố mẹ ngay khi mình mắc lỗi. C. Đừng nên trì hoãn nói lời xin lỗi và yêu thương với một ai đó. D. Hãy luôn sống trong tình yêu thương. 7. Kể tên các từ láy có trong câu chuyện? . 8. Tìm các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người. 9. Đặt một câu hỏi: a. Có từ nghi vấn cái gì? b. Có từ nghi vấn làm gì? Bài 5. CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo. Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát. Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “ Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”. Một tiếng hô: “Bắn”. Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát. (Trích trong quyển Cẩm nang đội viên) 1. Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng năm bao nhiêu tuổi? (0,5 điểm) A. Mười lăm tuổi B. Mười sáu tuổi C. Mười hai tuổi D. Mười tám tuổi 2. Chị Sáu bị giặc bắt và giam cầm ở đâu? (0,5 điểm) A. Ở đảo Phú Quý B. Ở đảo Trường Sa C. Ở Côn Đảo D. Ở Vũng Tàu 3. Thái độ đáng khâm phục của chị Sáu đối diện với cái chết như thế nào? (0,5điểm) A. Bình tĩnh. B. Bất khuất, kiên cường. C. Vui vẻ cất cao giọng hát. D. Buồn rầu, sợ hãi. 10
- 4. Chị Sáu bị giặc Pháp bắt giữ, tra tấn, giam cầm ở Côn Đảo trong hoàn cảnh nào? (0,5điểm) A.Trong lúc chị đi theo anh trai B. Trong lúc chị đi ra bãi biển C. Trong lúc chị đang đi theo dõi bọn giặc. D. Trong lúc chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng. 5. Tính từ trong câu: “Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước”. là: (0.5đ) A. Hồn nhiên B. Hồn nhiên, vui tươi C. Vui tươi, tin tưởng D. Hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng 6. Chủ ngữ trong câu: “Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng.” là: (0.5điểm) A. Vào năm mười hai tuổi B. Sáu đã theo anh trai C. Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng D. Sáu 7. Qua bài đọc, em thấy chị Võ Thị sáu là người như thế nào? . 8. Đặt một câu trong đó có sử dụng 1 từ láy. 9. Viết một câu kể Ai làm gì và xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu Bài 6 : Bánh khúc Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc. Lá nhỏ, thân gầy có mầu trắng đục, pha chút xanh lục nên gọi là tầm khúc trắng hay tầm khúc tuyết. Loại cây dại này lại có thể chế biến thành thứ bánh rất hấp dẫn. Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín. Rút hết cọng già (bỏ xương), sau đó cho vào cối giã nhuyễn. Mẻ rau khúc lúc này khi quết, dẻo quánh, mầu xanh đậm và có mùi đặc trưng quyến rũ, được đem trộn lẫn với bột gạo. Những chiếc bánh thường nặn thành hình mặt trăng, trong có nhân là thịt băm, hành mỡ xào. Có nhà làm nhân bằng sườn. Sau đó những chiếc bánh được lăn một lớp gạo nếp đã được ngâm kỹ, thường gọi là áo bánh. Sau khi đồ xong, như đồ xôi, bánh bốc mùi thơm của nếp hoa vàng quyện với mùi nhân hành mỡ, thịt Cũng có nhà không đi lấy được rau thì dùng rau diếp luộc lên trộn lẫn với bột làm bánh. Nhưng không dễ gì đánh lừa được người sành ăn. Bánh khúc là loại bánh bột nếp độn rau tầm khúc, nhưng dẻo quánh, để hai ngày vẫn mềm. Bánh có mùi thơm không thể lẫn với bất kỳ một loại rau nào độn vào. 1. Cây tầm khúc thường mọc vào thời điểm nào? A. Cuối năm B. Giữa năm C. Đầu năm, tiết trời ấm áp D. Những ngày thu có gió heo may 2. Món bánh khúc gồm những nguyên liệu gì? A. Bột nếp, rau khúc, thịt băm, hành mỡ xào, gạo nếp B. Rau diếp, bột nếp C. Lá gai, bột nếp D. Bột nếp, rau khúc, lá gai, thịt bò băm 3. Rau khúc sau khi giã nhuyễn có đặc điểm gì? A.Thơm, có màu trắng B. Sánh như nước, màu xanh nhạt C.Dẻo quánh, màu xanh đậm đen, mùi thơm đặc trưng của lá khúc D. Dẻo, thơm như mùi lúa nếp 4. Để làm bánh khúc, người ta chế biến lá khúc như thế nào? A. Lá khúc hái về rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn rồi lọc lấy nước. B. Lá khúc hái về rửa sạch, đem vào hấp với gạo nếp C. Lá khúc hái về rửa sạch, luộc chín, cho vào cối giã nhuyễn D. Lá khúc hái về rửa sạch, luộc chín, rút hết cọng già, cho vào cối giã nhuyễn. 5. Xác định chủ ngữ và chị ngữ của câu sau: “Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc.” A. CN: Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang; VN: mọc đầy cây tầm khúc. B. CN: Trên những thửa ruộng; VN: tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc 11
- C. CN: Vào những ngày đầu năm; VN: tiết trời ấm áp, yển những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy những cây tầm khúc D. CN: Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp; VN: trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc 6. Chiếc bánh khúc thường được nặn thành hình gì? A. Hình vuông B. Hình tròn C. Hình ngũ giác D. Hình mặt trăng 7. Tìm và ghi ra các động từ, tính từ có trong câu sau: “Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín.” . . 8. Em hãy viết một câu kể để kể về một hoạt động của em ở trường. . 9. Câu hỏi sau đây dùng để làm gì? “Cậu có thể cho mình mượn cây bút máy được không?” . Bài 7: Cậu học sinh giỏi nhất lớp Gia đình ông Giô - dép lại chuyển về Ác-boa để Lu-i có thể tiếp tục đi học. Ác – boa là một thị trấn nhỏ, không có lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố, với những chiếc cầu trắng phau. Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy cứ lắc đầu chê Lu-i còn bé quá. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám, da nhăn nheo, người hơi gầy và cao. Thầy hỏi: - Cháu tên là gì? Ông Giô-dép không đáp, liếc mắt nhìn Lu-i, có ý bảo Lu-i trả lời. - Thưa thầy con là Lu-i Pa-xtơ ạ! - Đã muốn học chưa hay còn thích chơi? - Thưa thầy con thích đi học ạ! Thầy giáo gật gù ra vẻ bằng lòng. - Thế thì được. Từ nhà đến trường không xa lắm, nhưng với tầm mắt của tuổi nhỏ, đó là cả một đoạn đường thơ mộng, có những chặng nghỉ và những trò chơi thú vị. Dưới một gốc cây to ở vệ đường, cỏ đã trụi đi vì những ván bi quyết liệt. Cái bãi gần đường vào thị trấn là nơi diễn ra những “pha”bóng chớp nhoáng, đầy hứng thú và say mê. Còn dưới chân cầu kia, đó là nơi Lu-i thường rủ Giuyn Vec-xen, người bạn thân nhất của mình, đến đó câu cá. Còn việc học hành của Lu-i thì khỏi phải nói! Gia đình và thầy giáo rất hài lòng. Thầy khen một cách thành thực về sự chăm chỉ và kết quả học tập của cậu. Cậu là học sinh giỏi nhất lớp. Theo Đức Hòa - Trích “Lu-i Pa-xtơ 1. Những chi tiết nào cho biết Lu-i Pa-xtơ khi đến trường hãy còn rất bé? A. Thầy giáo lúc đầu chê Lu-i còn bé quá. B. Thầy giáo hỏi: “Đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi?” C. Cả hai ý A và B đều đúng D. Cả hai ý A và B đều sai 2. Ngoài giờ học Lu-i thường tham gia những trò chơi nào? A. Bắn bi, bá bóng, trốn tìm B. Đá bóng, bắn bi, câu cá C. Câu cá, bắn bi, bóng rổ D. Câu cá, bóng chày, bắt dế 3. Những từ ngữ nào cho biết Lu-i tham gia các trò chơi rất say mê? A. Ván bi quyết liệt. B. “Pha” bóng chớp nhoáng, đầy hứng thú và say mê. C. Cả hai ý A và B đều đúng D. Cả hai ý A và B đều sai 4. Kết quả học tập của Lu- i ra sao? A. Lu- i Pa- xtơ là một học sinh giỏi nhất lớp. B. Chưa cao vì Lu- i Pa- xtơ còn bé. C. Lu- i Pa- xtơ là một học sinh xuất sắc nhất trường Ác-boa D. Không theo kịp các bạn trong lớp. 5. Tiếng “ông” gồm những bộ phận cấu tạo nào? 12
- A. Chỉ có vần. B. Chỉ có vần và thanh. C. Chỉ có âm đầu và vần. D. Có âm đầu, vần và thanh. 6. Từ nào có thể thay thế cho từ “thành thực”? A. Trung thành B. Chân thành C. Trung thực D. Trung hậu 7. Tìm ba câu tục ngữ, thành ngữ có nội dung khuyên ta cần có ý chí, nghị lực trong cuộc sống? . 8. Tìm câu kể Ai làm gì? trong đoạn trích sau. Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong từng câu tìm được. Rồi tôi ung dung nhắm nhánh cỏ lũ trẻ vừa tranh nhau tuồn vào thưởng cho tôi. Làm như không thèm để ý đến câu chuyện vặt! Xiến Tóc tức rung sừng, rung rang, nhưng không biết làm thế nào, vì có lũ trẻ ngồi đông trên bãi cỏ. Cuối cùng, Xiến Tóc cất cánh vù đi. (Theo Dế Mèn phiêu lưu kí) 9. Đọc câu sau và cho biết Dấu hai chấm trong câu trên có tác dụng gì? Thầy giáo gật gù ra vẻ bằng lòng: - Thế thì được. Bài 8 : CHIẾC DIỀU SÁO Chiến lớn lên, khỏe mạnh, chăm học, chăm làm. Tuy vậy, nó ham mê chơi diều và chơi khéo nhất làng. Còn bà, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bà bắc chõng ra sân hóng mát, lòng thanh thản. Bà lắng nghe tiếng sáo ngân nga, nhận ra tiếng sáo của Chiến ngọt ngào và vi vút nhất. Năm 1965, Chiến nhập ngũ. Suốt mười năm bà sống khắc khoải trong nỗi thương nhớ và chờ đợi. Ngày Chiến về, bà đã bị lẫn nên không nhận ra anh. Chiến ôm chầm lấy bà, nhưng bà giãy nảy đẩy anh ra. Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng. Mùa thả diều lại đến. Một buổi chiều, khi bà đang ngồi ở chõng thì Chiến về, mang theo một đoạn tre và nói: - Con vót cái diều chơi bà ạ. Bà nhìn đoạn tre, nhìn Chiến một lúc lâu. Bà lần đến, rờ lên đầu, lên vai anh và hỏi: - Chiến đấy thật ư con? Chiến vứt chiếc nan diều vót dở, ôm chầm lấy bà, thương xót bà đến thắt ruột, bà lập cập kéo Chiến xuống bếp, chỉ lên gác bếp: - Diều của con đây cơ mà. Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm. Trong nhiều tiếng sáo ngân nga, bà nhận ra tiếng chiếc diều sáo của Chiến. Đêm thơm nức mùi hoa. Trời sao thăm thẳm, bình yên. (Theo Thăng Sắc) 1. Thuở nhỏ, Chiến là một cậu bé như thế nào? A. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, biết vâng lời bà. B. Khỏe mạnh, vâng lời bà, biết chơi diều, chơi diều giỏi nhất làng. C. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, ham chơi diều và chơi khéo nhất làng. D. Khỏe mạnh, biết vâng lời bà, biết chơi diều và chơi rất giỏi. 2. Mười năm Chiến đi bộ đội và ngày anh trở về thì bà như thế nào? A. Thương nhớ, khắc khoải đợi chờ, bị lẫn, không nhận ra Chiến. B. Ngóng trông, chờ đợi, thương nhớ, không nhận ra Chiến. C. Thương nhớ, vui mừng khi thấy Chiến trở về. D. Thương nhớ, trông mong tin tức, không nhận ra Chiến. 3. Tại sao anh Chiến sụp xuống quỳ lạy, nước mắt ròng ròng? A. Vì bà đã đẩy anh ra. B. Vì thương bà già yếu, bị lẫn. C. Vì sau mười năm, anh mới gặp lại bà. D. Vì anh còn nhỏ chưa thể giúp được bà. 4. Nhờ đâu mà trí nhớ của bà hồi phục và bà nhận ra Chiến? A. Âm thanh ngân nga trong trẻo của những chiếc diều sáo. B. Chiếc diều sáo mà bà đã cất cho Chiến ngày anh đi bộ đội. C. Mùa thả diều đến, Chiến vót diều để chơi, bà nhận ra hình dáng Chiến khi nhỏ còn chơi diều. D. Chiến đã về mang lại cho bà một niềm vui bất ngờ. 5. Câu “Chiến đấy thật ư con?” dùng để làm gì? A. Dùng để hỏi. B. Dùng để đề nghị.C. Dùng để khẳng định. D. Dùng để thể hiện mong muốn. 13
- 6. Trong câu “Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm.” bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? là những từ nào? A. BàB. Tối hôm ấy.C. Khi Chiến mang diều đi.D. Lại lần ra chõng nằm. 7. Em có nhận xét gì về nhân vật người bà ? 8. Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì? 9. Ghi lại các động từ chỉ trạng thái và tính từ trong câu sau “Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.” Bài 9 : TẤM LÒNG THẦM LẶNG Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi: - Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không ? - Chắc chắn là muốn ạ ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế ? - Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ. Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy. - Chào chị ! – Bố tôi lên tiếng trước. - Chị có phải là mẹ cháu Giêm-mi không? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm-mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường. - Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. - Mẹ Giêm-mi nghi ngờ nói. Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng, hai người đồng ý cho Giêm-mi phẫu thuật. Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm-mi đã khoẻ mạnh và lành lặn trở lại. Giêm-mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu. Về sau, cậu bé Giêm-mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm-mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi : "Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài". (Bích Thuỷ) 1. Cậu bé trong câu chuyện gặp điều không may gì? A. Bị tật ở chân B. Bị ốm nặng C. Bị khiếm thị D. Bị khiếm thính 2. Ông chủ đã giúp đỡ cậu bé như thế nào? A. Nhận cậu bé về làm con nuôi rồi chữa bệnh và cho cậu ăn học đàng hoàng B. Đến nhà và đích thân chữa bệnh cho cậu bé. C. Cho người lái xe riêng đến thuyết phục cha mẹ cậu để ông được chả tiền chữa bệnh cho cậu bé. D. Cho một số tiền lớn để cậu bé có vốn làm ăn buôn bán 3. Vì sao ông chủ lại bảo người lái xe của mình làm việc đó? A. Vì ông đang ở nước ngoài, chưa thể về nước được. B. Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình là ai. C. Vì ông không có thời gian tới gặp họ 14
- D. Vì ông muốn nhận cháu bé làm con nuôi nhưng sợ bố mẹ cậu bé từ chối 4. Cậu bé được ông chủ giúp đỡ đã trở thành một người như thế nào? A. Trở thành một bác sĩ phẫu thuật vô cùng tài năng. B. Trở thành một doanh nhân thành đạt và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như mình. C. Trở thành một nhà hảo tâm chuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống. D. Trở thành con nuôi của ông chủ và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như mình. 5. Ông chủ đã nói với người lái xe câu nói nào khiến nhân vật tôi phải ghi nhớ? A. Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài. B. Cho đi nghĩa là còn lại mãi. C. Làm ơn không mong báo đáp. D. Cho đi một đóa hoa trên tay vẫn còn thoảng hương thơm. 6. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? A. Hãy giúp đỡ những người vô gia cư. B. Hãy giúp đỡ những trẻ em nghèo, bệnh tật C. Hãy giúp đỡ người khác khi mình giàu có và có điều kiện. D. Hãy giúp đỡ người khác một cách chân thành mà không cần đòi hỏi sự báo đáp. 7. Ghi lại các từ đơn và từ phức trong đoạn văn sau : Ngày nọ bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Ra tới ngoại ô, họ dừng lại ăn tạm bánh ngọt ngay trong xe thay cho bữa ăn trưa. 8. a/ Gạch dưới những từ không phải là tính từ trong mỗi nhóm từ sau: A. Tốt, xấu, khen, ngoan, hiền, thông minh, thẳng thắn. B. Đỏ tươi, xanh thẳm, vàng óng, trắng muốt, tính nết, tím biếc. C. Tròn xoe, méo mó, giảng dạy, dài ngoẵng, nặng trịch, nhẹ tênh. b/ Chọn một trong các tính từ sau và đặt câu: đỏ tươi, xanh thẳm, tím biếc. 9. Gạch dưới các động từ có trong đoạn văn sau: Sau mấy lần ngã chỏng vó nằm trên nền đất đỏ lầy lội, rồi trượt lăn xuống suối vì đường quá dốc và trơn, chúng tôi cũng đến được nơi các em đang ở. Đấy là những bản làng tách biệt, các hộ gia đình sống thành từng cụm. Bài 10 : HAI CHIẾC HUY CHƯƠNG Tại Đại hội Ô-lim-pích dành cho người khuyết tật, một học sinh tên Giôn, 14 tuổi, mắc hội chứng Đao nên mắt nhìn không rõ. Giôn đăng kí chạy môn 400 mét. Vào ngày thi, sau khi đăng kí để nhận đường chạy và số hiệu, thì cặp kính của Giôn biến mất, nhưng cậu ta nói rất quyết tâm : - Em sẽ gắng hết sức để giành huy chương vàng. Khi có tín hiệu xuất phát, Giôn đã khởi đầu rất tốt. Đột nhiên, một vận động viên khác chạy lấn vào đường đua của Giôn khiến em không nhìn thấy đường chạy và ngã vào khu vực đá dăm bên cạnh đường đua. Thế nhưng Giôn đã gượng đứng dậy, nheo mắt nhìn đường đua và tiếp tục chạy dù chân trái khập khiễng vì đau. Cậu tiếp tục chạy qua khúc cua một cách bền bỉ. Khi gần bắt kịp vận động viên cuối cùng, Giôn lại bị trượt chân và ngã. Cậu nằm khá lâu. Nhưng Giôn lại gượng đứng dậy. Lúc này, sức chạy của Giôn đã giảm đi rất nhiều, chân tay cậu bắt đầu run lẩy bẩy, người lả đi vì kiệt sức. Khi chỉ còn cách đích khoảng 10 mét, cậu lại bị ngã một lần nữa. Bỗng nhiên, mẹ của Giôn đến đứng gần vạch đích :- Giôn!Mẹ ở đây, con có nghe thấy tiếng mẹ không ? Mặc cho khuỷu tay, đầu gối đang bị trầy xước và rớm máu, Giôn vẫn khập khiễng tiến về phía vạch đích, hướng theo tiếng gọi của người mẹ. - Phía này, con yêu ơi ! - Mẹ cậu gọi. Gương mặt của cậu trông rạng rỡ và vui sướng hẳn lên khi băng qua vạch đích và ngã vào vòng tay âu yếm của mẹ. 15
- Giôn đã không chiến thắng trên đường đua nhưng niềm tin chiến thắng đã cháy bỏng, toả sáng trong cậu. Giôn thật xứng đáng nhận cùng một lúc hai huy chương : một huy chương về bản lĩnh và niềm tin ; một huy chương khác cho sự quyết tâm tuyệt vời - không bao giờ bỏ cuộc. (Thanh Tâm) 1. Cậu bé Giôn trong câu chuyện tham gia thi đấu môn thể thao nào? A. Chạy ma-ra-tông B. Chạy vượt rào C. Chạy 400 mét D. Chạy 1000 mét 2. Giôn mắc chứng bệnh gì? A. Mắc hội chứng Đao nên mắt nhìn không rõ. B. Mắt bị tật nên nhìn không rõ C. Chân bị tật nên đi lại khó khăn D. Mắc chứng cận thị nên mắt nhìn không rõ 3. Khi phát hiện ra mình mất kính trước giờ thi đấu, thái độ của Giôn như thế nào? A. Chán nản, tuyệt vọng, chỉ muốn từ bỏ mọi thứ. B. Yêu cầu huấn luận viên ngay lập tức phải sắm cho mình một chiếc kính mới C. Quyết tâm cố gắng hết sức để giành huy chương vàng. D. Ban đầu hoang mang nhưng nhờ có mẹ động viên nên đã lấy lại tinh thần 4. Cậu đã bị ngã mấy lần trong khi chạy đua? A. một lần B. hai lần C. ba lần D. bốn lần 5. Cậu đã làm thế nào để có thể về đúng đích? A. Nhìn vào hai vạch sơn trắng của đường chạy để chạy cho đúng B. Nghe theo sự chỉ dẫn của huấn luyện viên C. Nghe theo tiếng gọi của mẹ ở vạch đích D. Nghe theo tiếng còi của trọng tài ở vạch đích 6. Giôn xứng đáng được nhận hai huy chương cho những điều gì? A. Cho sự quyết tâm, nỗ lực và sự nhanh nhẹn, chính xác B. Cho bản lĩnh, niềm tin và sự quyết tâm tuyệt vời không bao giờ bỏ cuộc C. Cho trí tuệ và tình yêu dành cho mẹ D. Cho sự cố gắng, nỗ lực và sự hi sinh cao cả 7. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? 8. Viết câu kể: a. Về một việc em đã làm vào ngày chủ nhật ở nhà b. Về một người bạn thân em mới quen 9. Dùng gạch chéo (/) tách chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau: a. Mỗi khi về quê, bà tôi lấy lá cọ đan thành chiếc giỏ xinh xinh cho tôi chơi. b. Con chim mẹ lấy chiếc mỏ nhọn của mình mớm từng tí thức ăn cho chim con. Bài 11 :HẠ NẮNG Hè về. Trường tôi đã vắng bóng học trò. Phượng đỏ tung mình trong không gian và hoa rụng rơi, tạo thành lớp thảm đỏ dưới chân người qua lại. Nắng len vào từng nhánh lá, chen vào cánh hoa. Những chùm nắng rạo rực nhảy múa trên cây phượng và những ngôi nhà cao tầng. Nắng thỏa sức chạy và lan mình đến nơi nó thích. Nắng chỉ sợ mây. Duy nhất những chùm mây xốp mới có thể che chắn nắng. Mà mây thì không phải lúc nào cũng có.Mặc dầu biết chói chang nhưng nắng nóng vẫn khiến người ta bất ngờ. Bốn bề chỉ có nắng và nắng, đất trời chói chang nắng nóng.Tôi đi trên con đường làng, thấy rơm rạ nằm vùi thỉnh thoảng lại được tung hứng và bay lên bởi những cơn gió tinh nghịch. Trẻ chăn trâu chơi trò chốn tìm quanh những cây rơm. Bốn bề ngát hương cỏ và mùi rơm rạ. Hình như đất trời chỉ tập trung sắc màu vào mùa. Vì vậy rơm rạ vàng ươm, nắng vàng rực. Hoa cúc vàng tươi. Sắc cúc đã bị nắng hè nhuộm thẫm, chứ không mơ màng như mùa thu. Sắc vàng chắt chiu và dồn lại như được đem ra từ cổ tích, cho không gian mờ ảo, sương khói. Theo HẢI LINH Câu 1: Bài văn viết về mùa nào trong năm ? A. Mùa xuân B. Mùa hè C. Mùa thu D. Mùa đông Câu 2: Loài hoa nào dưới đây được nhắc đến trong bài văn ? A. Hoa hồng B. Hoa mai C. Hoa cúc D. Hoa đào 16
- Câu 3: Những đứa trẻ chăn trâu đã chơi trò chơi gì ? A. Bịt mắt bắt dê B. Thỏ nhảy C. Kéo co D. Chốn tìm Câu 4: Trong đoạn văn trên, nắng sợ gì ? A. Mây B. Mưa C. Cây D. Nhà Câu 5 : Danh từ trong câu "Nắng thỏa sức chạy và lan mình đến nơi nó thích." là ? A. chạy B. thích C. Nắng D. nó Câu 6: Từ nào dưới đây viết đúng tên riêng nước ngoài : A. Xi - ôn - cốp - xki B. Xi - Ôn - Cốp - xki C. Xi - Ôn - Cốp - XKi D. Xi - Ôn - cốp - xki Câu 7 : Từ đỏ trong câu "Phượng đỏ tung mình trong không gian và hoa rụng rơi, tạo thành lớp thảm đỏ dưới chân người qua lại" là? A. Danh từ riêng B. Danh từ chung C. Động từ D.Tính từ Câu 8: Đặt câu với các động từ chạy, ăn theo mẫu câu "Ai làm gì ?" a) b) Bài 12 : Đọc thầm bài “Ông Trạng thả diều” (Trang 104 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1); khoanh vào trước câu trả lời đúng và trả lời câu hỏi: Câu 1: Chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? a. Chú có trí nhớ lạ thường. b. Bài của chú chữ tốt văn hay. c. Chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Câu 2: Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”? a. Vì chú rất ham thả diều. b. Vì chú đỗ Trạng nguyên khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều. c. Vì chú biết làm diều từ lúc còn bé. Câu 3: Nguyễn Hiền sống vào đời vua nào?a. Trần Thánh Tông b. Trần Nhân Tông c. Trần Thái Tông Câu 4: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy? a. Ngoan ngoãn b. Tiếng sáo c. Vi vút Câu 5: Nhóm từ nào nói lên ý chí, nghị lực của con người? a. Chí phải, chí lí b. Quyết tâm, quyết chí c. Nguyện vọng, chí tình Câu 6: Bài Ông Trạng thả diều có mấy danh từ riêng? Có danh từ riêng. Đó là các từ: Câu 7: Hãy đặt câu hỏi có từ nghi vấn “ai” cho câu sau: “Nguyễn Hiền là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta” Câu 8: Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên năm bao nhiêu tuổi? Câu 9: Ai là trạng nguyên trẻ nhất nước nam a. Nguyễn Hoàng b. Nguyễn nhạc c. Nguyễn Hiền Câu 10: Em học tập được gì ở Nguyễn Hiền Bài 13 : ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều. Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy. 17
- Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng Nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng Nguyên trẻ nhất nước của nước Nam ta. Theo Trinh Đường Câu 1. Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền A. Học đến đâu hiểu ngay đến đó, có trí nhớ lạ thường. B. Có thể thuộc hai mươi trang sách trong một ngày. C. Học đến đâu hiểu ngay đến đó, có trí nhớ lạ thường. Cậu thể thuộc hai mươi trang sách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều. D. Có trí nhớ lạ thường. Câu 2. Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”? A. Vì chú bé Hiền nhờ thả diều mà đỗ Trạng nguyên. B. Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi mười ba, khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều. C. Vì chú bé Hiền tuy ham thích thả diều nhưng vẫn học giỏi. D. Vì Hiền thích chơi diều. Câu 3. Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện? A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây B. Có chí thì nên C. Lá lành đùm lá rách D. Uống nước nhớ nguồn Câu 4. Trong câu ‘‘Chú bé rất ham thả diều’’, từ nào là tính từ? A. Ham B. Chú bé C. Diều D. Thả Câu 5. Từ “trẻ” trong câu “Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.” thuộc từ loại nào? A. Động từ. B. Danh từ. C. Tính từ. D. Từ phức Câu 6. Trong câu «Rặng đào đã trút hết lá », từ nào bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút? A. rặng đào B. đã C. hết lá D. lá Câu 7. Điền từ nào vào chỗ trống trong những câu sau “Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. ” A. đã B. đang C. sẽ D. sắp Câu 8. Đặt câu với từ danh từ: “Nguyễn Hiền” Bài 14 : BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật. Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc. Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mỹ mãn. Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mỹ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi. Theo Lâm Ngũ Đường Câu 1. Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì? A. Thiên nhiên B. Đất sét C. Đồ ngọc D. Con giống Câu 2. Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc nhờ sự? A. Tinh tế B. Chăm chỉ C. Kiên nhẫn D. Gắng công Câu 3. Điều không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì? A. Pho tượng cực kì mỹ lệ B. Đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo C. Pho tượng như toát lên sự ung dung D. Pho tượng sống động đến lạ lùng Câu 4. Điều kiện nào là quan trọng nhất khiến Trương Bạch trở thành một nghệ nhân tài giỏi ? A Say mê, kiên nhẫn và làm việc hết mình B Có tài nặn con giống y như thật ngay từ nhỏ C Gặp được thầy giỏi truyền nghềD Gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần Câu 5. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy ? A. Ung dung, sống động, mỹ lệ. B. Ung dung, lạ lùng, tưởng tượng C. Sống động, lạ lùng, mỹ mãn D. Tưởng tượng, lạ lùng, mỹ lệ. 18
- Câu 6. Trong câu: “Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn” có mấy tính từ ? A Một tính từ. Đó là từ: B Hai tính từ. Đó là các từ: C Ba tính từ. Đó là các từ: . D Bốn tính từ. Đó là các từ: Câu 7. Câu: “ Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy.” được dùng làm gì ?A Để hỏi B Nói lên sự khẳng định, phủ định C Tỏ thái độ khen, chê D Để yêu cầu, đề nghị, mong muốn Câu 8. Tìm 1 từ nói ý chí của con người, 1 từ nói lên thử thách đối với ý chí của con người ? 9. Đặt một câu có sử dụng từ vừa tìm được 10. Hãy viết một câu tục ngữ thành ngữ khuyến khích bạn em quyết tâm học tập, rèn luyện Bài 15 : Vời vợi Ba Vì Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ. Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua nổi tiếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo những đảo Hồ, đảo Sếu xanh ngát bạch đàn những đồi Măng, đồi Hòn Rừng ấu thơ, rừng thanh xuân. Phơi phới mùa hội đua chen của cây cối. Lượn giữa những hồ nước vòng quanh đảo cao hồ thấp là những con thuyền mỏng manh, những chiếc ca-nô rẽ sóng chở du khách dạo chơi nhìm ngắm. Hơn một nghìn héc-ta hồ nước lọc qua tầng đá ong mát rượi, trong veo, soi bóng bầu trời thăm thẳm, chập chờn cánh chim bay mỏi. Lác đác trong cánh rừng trẻ trung là những căm nhà gỗ xinh xắn. Tiếng chim gù, chim gáy, khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài. Theo VÕ VĂN TRỰC Câu 1: Trong bài văn trên “Ba Vì” là tên của: A. Sông B. Núi C. Cao nguyên D. Đồng bằng Câu 2: Tiếng chim gù, chim gáy như thế nào? A. Khi gần, khi xa B. Khi to, khi nhỏ. C. Khi vừa, khi to D. Khi nhỏ, khi vừa Câu 3: Câu “Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày” là câu kể: A. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. Ai là gì? D. Câu khiến Câu 4: Những chi tiết cho thấy vẻ đẹp đầy sức sống của rừng cây Ba Vì là? A. Bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước B. Lác đác trong cánh rừng trẻ trung là những căm nhà gỗ xinh xắn. C. Tầng đá ong mát rượi, trong veo, soi bóng bầu trời thăm thẳm D. Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng ấu thơ, rừng thanh xuân, phơi phới mùa hội. Câu 5: Trong đoạn văn từ “Từ Tam Đảo . rực rỡ” Ba Vì được so sánh với hình ảnh nào? A. Như hòn ngọc bích, như vị thần bất tử B. Như nhà ảo thuật, như hòn ngọc bích C. Như nhà ảo thuật, như vị thần bất tử D. Như những con thuyền mỏng manh Câu 6: Chủ ngữ trong câu “Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày.” là: A. Từ Tam Đảo nhìn về phía tây B. Vẻ đẹp của Ba Vì C. Biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm D. Từng giờ trong ngày Câu 7: Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ “thanh tịnh”? A. Thanh thảng B. Bình yên C. Trong sạch và yên tĩnh D. Yên tĩnh Câu 8: Ôm quanh Ba Vì có những cảnh đẹp nào? 19
- Câu 9: Em hãy nêu nội dung chính của bài “Vời vợi Ba Vì”? Câu 10: Đặt một câu văn theo mẫu Câu kể Ai là gì? Để giới thiệu về một bạn trong lớp em? Bài 16: Bánh khúc Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc. Lá nhỏ, thân gầy có mầu trắng đục, pha chút xanh lục nên gọi là tầm khúc trắng hay tầm khúc tuyết. Loại cây dại này lại có thể chế biến thành thứ bánh rất hấp dẫn. Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín. Rút hết cọng già (bỏ xương), sau đó cho vào cối giã nhuyễn. Mẻ rau khúc lúc này khi quết, dẻo quánh, mầu xanh đậm và có mùi đặc trưng quyến rũ, được đem trộn lẫn với bột gạo. Những chiếc bánh thường nặn thành hình mặt trăng, trong có nhân là thịt băm, hành mỡ xào. Có nhà làm nhân bằng sườn. Sau đó những chiếc bánh được lăn một lớp gạo nếp đã được ngâm kỹ, thường gọi là áo bánh. Sau khi đồ xong, như đồ xôi, bánh bốc mùi thơm của nếp hoa vàng quyện với mùi nhân hành mỡ, thịt Cũng có nhà không đi lấy được rau thì dùng rau diếp luộc lên trộn lẫn với bột làm bánh. Nhưng không dễ gì đánh lừa được người sành ăn. Bánh khúc là loại bánh bột nếp độn rau tầm khúc, nhưng dẻo quánh, để hai ngày vẫn mềm. Bánh có mùi thơm không thể lẫn với bất kỳ một loại rau nào độn vào. Câu 1: Cây tầm khúc thường mọc vào thời điểm nào? a. Cuối năm b. Giữa năm c. Đầu năm, tiết trời mát mẻ Câu 2: Món bánh khúc gồm những nguyên liệu gì? a. Bột nếp, rau khúc, thịt băm, hành mỡ xào, gạo nếp b. Rau diếp, bột nếp c. Lá gai, bột nếp Câu 3: Rau khúc sau khi giã nhuyễn có đặc điểm gì? a. Thơm, có màu trắng b. Sánh như nước, màu xanh nhạt c. Dẻo quánh, màu xanh đậm đen, mùi thơm đặc trưng của lá khúc Câu 4: Để làm bánh, người ta chế biến lá khúc như thế nào? Câu 5: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau: “Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc.” - Chủ ngữ là: - Vị ngữ là: Câu 6: Tìm và ghi ra các động từ, tính từ có trong câu sau: “Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín.” - Động từ: . - Tính từ: Câu 7: Em hãy viết một câu kể để kể về một hoạt động của em ở trường. Câu 8: Câu hỏi sau đây dùng để làm gì? “Cậu có thể cho mình mượn cây bút máy được không?” IV. Đọc hiểu : Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 70 chữ thuộc các bài tập đọc đã học hoặc bài đọc thầm (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt Tập 1 - ở các tuần từ tuần 11 đến tuần 17 ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đã được đánh dấu; trả lời 1 câu hỏi do GV yêu cầu.) Chúc các em thi tốt ___ 20