Đề ôn tập giữa học kì 1 Vật lý Lớp 7

docx 3 trang Hoài Anh 23/05/2022 4921
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập giữa học kì 1 Vật lý Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_giua_hoc_ki_1_vat_ly_lop_7.docx

Nội dung text: Đề ôn tập giữa học kì 1 Vật lý Lớp 7

  1. ÔN TẬP GIỮA HK 1 Câu 1. Khi nào mắt ta nhận biết được ánh sáng? A. Khi ta nhắm mắt hướng về vật B. Khi mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật C. Khi có ánh sáng truyền vào mắt ta D. Khi vật không được chiếu sáng Câu 2. Vật nào sau đây không phải nguồn sáng? A. Ngọn nến đang cháy. B. Mặt Trăng C. Mặt Trời. D. Bóng đèn điện đang sáng. Câu 3: Trong môi trường không khí trong suốt, ánh sáng truyền đi theo đường nào? A. Đường cong bất kì B. Đường thẳng C. Đường dích dắc D. Đường gấp khúc Câu 4: Vùng nửa tối là A. vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới. B. vùng nằm phía sau vật cản, chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng. C. vùng chỉ nhận được ánh sáng phát ra từ nguồn sáng yếu. D. vùng nhận được toàn bộ ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới. Câu 5: Quan sát ánh sáng phát ra từ bóng đèn điện . Theo em ý kiến nào đúng? A. Đèn phát ra các chùm sáng phân kỳ. B. Đèn phát ra các chùm sáng hội tụ. C. Đèn phát ra các chùm sáng song song. D. Đèn phát ra một tia sáng chiếu tới mắt. Câu 6. Để giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực người ta dựa vào A. định luật truyền thẳng của ánh sáng B. định luật phản xạ ánh sáng C. định luật khúc xạ ánh sáng D. định luật đương cong. Câu 7: Hiện tượng xảy ra khi mặt trăng đi vào vùng bóng đen của trái đất là hiện tượng A. nhật thực B. nguyệt thực C. nhật thực hoặc nguyệt thực D. nhật thực toàn phần. Câu 8: Tia phản xạ trên gương phẳng nằm trong cùng mặt phẳng với A. tia tới và đường vuông góc với tia tới. B. tia tới và đường pháp tuyến với gương. C. tường pháp tuyến và đường vuông góc với tia tới. D. tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. Câu 9:Hiện tượng ánh sáng khi gặp mặt gương phẳng bị hắt lại theo một hướng xác định là hiện tượng A. tán xạ ánh sáng B. khúc xạ ánh sáng C. nhiễu xạ ánh sáng D. phản xạ ánh sáng Câu 10: Chiếu một tia sáng lên gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 60o . Tìm giá trị góc tới? A. 20o B. 80o C. 30o D. 60o Câu 11:Khi tia tới vuông góc với mặt gương phẳng thì góc tới có giá trị bằng A. 90o B. 180o C. 0o ` D. 10o Câu 12: Chiếu một tia sáng lên gương phẳng. Biết tia phản xạ hợp với mặt gương một góc bằng 30o. Hỏi góc tới bằng bao nhiêu độ? A. 20o B. 50o C. 40o D. 60o Câu 13: Nếu điểm S cách gương phẳng 70cm thì ảnh S’ của điểm S qua gương cách điểm S một khoảng bằng 1
  2. A. 140 cm B. 150 cm C. 160 cm D. 70 Câu 14: Vật sáng AB đặt trước gương cầu lồi cho ảnh A’B’ có đặc điểm như thế nào ? A. Là ảnh ảo, bằng vật. B. Là ảnh ảo, nhỏ hơn vật. C. Là ảnh ảo, lớn hơn vật. D. Là ảnh thật , nhỏ hơn vật. Câu 15: Tính chất nào dưới đây là tính chất của ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm? A. Bằng vật B. Nhỏ hơn vật C. Lớn hơn vật D. Bằng nửa vật Câu 16: Phân biệt vùng nhìn thấy trong gương cầu lõm và vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi (có cùng kích thước )? A. Rộng hơn B. Hẹp hơn C. Bằng nhau D. Rộng hơn hoặc bằng nhau Câu 17: Trong pha đèn pin người ta lắp một gương cầu lõm để phản xạ ánh sáng phát ra từ dây tóc đèn . Vậy chùm sáng phản xạ là chùm gì để ánh sáng được chiếu đi xa mà vẫn rõ? A. Chùm tia hội tụ B. Chùm tia phân kì C. Chùm tia song song D. A hoặc B hoặc C Câu 18: Cùng một vật đặt trước ba gương , cách gương cùng một khoảng. Gương nào tạo ảnh ảo lớn nhất? A. Gương phẳng B. Gương cầu lồi C. Gương cầu lõm D. Ba gương cho ảnh bằng nhau. Câu 19: Một trong những ứng dụng sử dụng năng lượng Mặt Trời đó là dùng một chiếc gương có kích thước lớn để tập trung ánh sáng Mặt Trời vào một điểm (để đun nước, nấu chảy kim loại, bếp năng lượng Mặt Trời). Đó là A. gương cầu lõm. B. gương cầu lồi C. gương phẳng D. gương ô tô. Câu 20: Tại sao người ta không đặt gương phẳng mà lại đặt gương cầu lồi ở các khúc ngoặt trên đường? A. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. B. Vì gương phẳng dễ vỡ hơn so với gương cầu lồi. C. Vì giá thành gương cầu lồi rẻ hơn. D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi bé hơn của gương phẳng. Câu 5: Chọn câu phát biểu đúng trong các câu sau đây? A.Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm nhỏ hơn vật. B.Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm bằng vật. C.Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm. D.Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi mọi chùm tia tới hội tụ thành một chùm tia phản xạ song song. Câu 17: Ở vị trí nào quan sát thấy nhật thực toàn phần? A.Ở mọi điểm trên trái đất. B.Ở vùng ban ngày trên trái đất. C. Ở vùng ban ngày và vùng nửa tối mà mặt trăng tạo ra trên trái đất. D. Ở vùng ban ngày và vùng bóng tối mà mặt trăng tạo ra trên trái đất. 2
  3. Câu 21. Khi có nguyệt thực thì: A. Trái Đất bị Mặt Trăng che khuất B. Mặt Trăng không phát ra ánh sáng nữa. C. Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất. D. Mặt trời ngừng chiếu sáng lên Mặt Trăng. Câu 22. Tia phản xạ trên gương phẳng nằm trong cùng mặt phẳng với: A. Tia tới và đường vuông góc với tia tới. B. Tia tới và đường pháp tuyến với gương. C. Đường pháp tuyến và đường vuông góc với tia tới. D. Tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. Câu 23. Chiếu một tia tới lên một gương phẳng. Biết góc phản xạ i,=300,góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là. A.300. B.450. C.600. D.150. Câu 24. Tại sao ở các góc đường có khúc cua hẹp người ta lại lắp các loại gương cầu lồi mà không dùng các gương phẳng? A. Vì các gương cầu lồi cho ảnh rõ nét hơn B. Vì các gương cầu lồi cho ảnh lớn hơn vật C. Vì các gương cầu lồi cho ảnh thật nhỏ hơn vật D. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương phẳng có cùng kích thước Câu 25. Trường hợp nào dưới đây không thể coi là một gương phẳng. A.Mặt kính trên bàn gỗ. B.Mặt nước trong phẳng lặng. C.Màn hình phẳng ti vi. D.Tấm lịch treo tường Câu 36. Điền từ còn thiếu vào Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường và ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. HẾT 3