Đề ôn tập giữa học kì II môn Sinh học 8 - Năm học 2021-2022

pdf 7 trang Hoài Anh 27/05/2022 2440
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập giữa học kì II môn Sinh học 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_on_tap_giua_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_8_nam_hoc_2021_2022.pdf

Nội dung text: Đề ôn tập giữa học kì II môn Sinh học 8 - Năm học 2021-2022

  1. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – MÔN SINH HỌC 8 NĂM HỌC 2021 – 2022 I. Trắc nghiệm: Câu 1: Hãy sắp xếp thành phần các chất trong nước tiểu (cột 1) tương ứng với từng loại nước tiểu (cột 2) và ghi kết quả vào cột 3. Cột 1 Cột 2 Cột 3 1. Nước tiểu đầu A. Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn. 2. Nước tiểu chính B. Chứa ít cặn bã. 1 . thức. C. Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc hơn. 2. D. Chứa nhiều chất cặn bã và chất độc hơn. E. Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng. G. Gần như không còn chất dinh dưỡng. Câu 2: Chức năng của dây thần kinh tủy: A.Dẫn truyền xung thị giác B.Dẫn truyền xung cảm giác và xung vận động C Dẫn truyền xung thính giác D. Không dẫn truyền Câu 3. Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là: A. Thận B. Ống dẫn nước tiểu C. Bóng đái D. Ống đái Câu 4. Quá trình lọc máu diễn ra tại đâu trong đơn vị chức năng của thận: A. Ống thận B. Cầu thận C. Nang cầu thận D. Bóng đái Câu 5. Lớp mỡ dưới da có vai trò gì: A. Giúp da không bị thấm nước B. Giúp da luôn mềm mại C. Chứa mỡ dự trữ và cách nhiệt. D. Cảm thụ xúc giác: nóng, lạnh. Câu 6. Đây là phần phát triển và lớn nhất của não bộ: A. Tiểu não B. Đại não C. Não trung gian D. Hành tủy Câu 7. Thời gian tắm nắng phù hợp nhất để da có thể hấp thu vitamin D là: A. Từ 8-9 giờ ánh sáng vừa phải B. Buổi trưa ánh sáng mạnh C. Tắm sau 1h lúc vẫn còn nắng rát D. Lúc đói cơ thể mệt mỏi Câu 8. Cơ quan phân tích gồm mấy bộ phận: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 9. Hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa hoạt động của các cơ quan: A. Hô hấp và cơ bắp B. Vận động C. Dinh dưỡng và sinh sản D. Liên quan đến cơ vân Câu 10. Có bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy : A. 11 B. 31 C. 13 D. 21 Câu 11. Đây là phần phát triển và lớn nhất của não bộ: A. Tiểu não B. Đại não C. Não trung gian D. Hành tủy Câu 12. Thời gian tắm nắng phù hợp nhất để da có thể hấp thu vitamin D là: A. Từ 8-9 giờ ánh sáng vừa phải B. Buổi trưa ánh sáng mạnh C. Tắm sau 1h lúc vẫn còn nắng rát D. Lúc đói cơ thể mệt mỏi Câu 13. Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là: A. Thận B. Ống dẫn nước tiểu C. Bóng đái D. Ống đái Câu 14. Có bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy :
  2. A. 11 B. 31 C. 13 D. 21 Câu 15. Cơ quan phân tích gồm mấy bộ phận: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 16. Quá trình lọc máu diễn ra tại đâu trong đơn vị chức năng của thận: A. Ống thận B. Cầu thận C. Nang cầu thận D. Bóng đái Câu 17. Lớp mỡ dưới da có vai trò gì: A. Giúp da không bị thấm nước B. Giúp da luôn mềm mại C. Chứa mỡ dự trữ và cách nhiệt. D. Cảm thụ xúc giác: nóng, lạnh Câu 18. Hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa hoạt động của các cơ quan: A. Hô hấp và cơ bắp B. Vận động C. Dinh dưỡng và sinh sản D. Liên quan đến cơ vân Câu 19: Não bộ của con người gồm mấy bộ phận ? A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 20: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là bệnh của mắt ? A. Cận thị B. Viễn thị C. Điếc D. Cả a và b Câu 21.Điều nào sau đây đúng khi nói về cấu tạo của tuỷ sống: A. Chất xám ở trong, chất trắng ở ngoài. B. Chất xám ở ngoài, chất trắng ở trong C. Chất xám ở trên,chất trắng ở dưới. D. Chất xám ở dưới, chất trắng ở trên. Câu 22. Có bao nhiêu đôi dây thần kinh tuỷ: A. 11 B. 13 C. 31 D. 33 Câu 23. Chọn câu sai trong các câu sau: A. Trung ương thần kinh là tủy sống và đại não. B. Trụ não bao gồm chất trắng ở trong và chất xám ở ngoài. C. Não trung gian nằm giữa trụ não và đại não. D. Vỏ đại não được cấu tạo gồm 6 lớp khác nhau. Câu 24: Các nhóm vitamin tan trong nước là những nhóm nào ? A. Vitamin A, D, C, K B. Vitamin thuộc nhóm B (B1, B2, B6, B12, ) và Vitamin C C. Vitamin thuộc nhóm B (B1, B2, B6, B12, ) và Vitamin E, D, K D. Vitamin Sắt, A, C, D Câu 25: Cơ quan phân tích thị giác gồm những bộ phận nào ? A. Cơ quan thụ cảm, dây thần kinh li tâm, bộ phận phân tích ở trung ương. B. Cơ quan thụ cảm, dây thần kinh hướng tâm, bộ phận phân tích ở ngoại biên. C. Cơ quan thụ cảm, dây thần kinh li tâm, bộ phận phân tích ở ngoại biên.
  3. D. Cơ quan thụ cảm, dây thần kinh hướng tâm, bộ phận phân tích ở trung ương. II. TỰ LUẬN Câu 1 Bài tiết có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống? Tại sao không nên nhịn tiểu lâu ? Câu 2 Da có những chức năng gì? Những đặc điểm cấu tạo nào của da giúp da thực hiện những chức năng đó? Câu 3: Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới hình thức sơ đồ? Câu 4: Ý nghĩa của hệ bài tiết là gì? Câu 5: Muốn phòng chống tốt các bệnh ngoài da ta cần phải làm gì? Câu 6. Đại não người tiến hóa hơn thú ở những đặc điểm nào? Câu 7: Hãy vẽ sơ đồ cấu tạo của da ? Câu 8: Trình bày sự giống nhau và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng ? Câu 9: Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện ? Câu 10 Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi ? HẾT LỜI GIẢI I. Trắc nghiệm: Câu 1: Hãy sắp xếp thành phần các chất trong nước tiểu (cột 1) tương ứng với từng loại nước tiểu (cột 2) và ghi kết quả vào cột 3. Cột 1 Cột 2 Cột 3 3. Nước tiểu đầu A. Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn. 4. Nước tiểu chính B. Chứa ít cặn bã. 1. ABE thức. C. Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc hơn. 2. CDG D. Chứa nhiều chất cặn bã và chất độc hơn. E. Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng. G. Gần như không còn chất dinh dưỡng. Câu 2: Chức năng của dây thần kinh tủy: A. Dẫn truyền xung thị giác B. Dẫn truyền xung cảm giác và xung vận động C. Dẫn truyền xung thính giác D. Không dẫn truyền Câu 3. Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là: A. Thận B. Ống dẫn nước tiểu C. Bóng đái D. Ống đái Câu 4. Quá trình lọc máu diễn ra tại đâu trong đơn vị chức năng của thận: A. Ống thận B. Cầu thận C. Nang cầu thận D. Bóng đái Câu 5. Lớp mỡ dưới da có vai trò gì: A. Giúp da không bị thấm nước B. Giúp da luôn mềm mại C. Chứa mỡ dự trữ và cách nhiệt. D. Cảm thụ xúc giác: nóng, lạnh. Câu 6. Đây là phần phát triển và lớn nhất của não bộ: A. Tiểu não B. Đại não C. Não trung gian D. Hành tủy
  4. Câu 7. Thời gian tắm nắng phù hợp nhất để da có thể hấp thu vitamin D là: A. Từ 8-9 giờ ánh sáng vừa phải B. Buổi trưa ánh sáng mạnh C. Tắm sau 1h lúc vẫn còn nắng rát D. Lúc đói cơ thể mệt mỏi Câu 8. Cơ quan phân tích gồm mấy bộ phận: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 9. Hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa hoạt động của các cơ quan: A. Hô hấp và cơ bắp B. Vận động C. Dinh dưỡng và sinh sản D. Liên quan đến cơ vân Câu 10. Có bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy: A. 11 B. 31 C. 13 D. 21 Câu 11. Đâu là phần phát triển và lớn nhất của não bộ: A. Tiểu não B. Đại não C. Não trung gian D. Hành tủy Câu 12. Thời gian tắm nắng phù hợp nhất để da có thể hấp thu vitamin D là: A. Từ 8-9 giờ ánh sáng vừa phải B. Buổi trưa ánh sáng mạnh C. Tắm sau 1h lúc vẫn còn nắng rát D. Lúc đói cơ thể mệt mỏi Câu 13. Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là: A. Thận B. Ống dẫn nước tiểu C. Bóng đái D. Ống đái Câu 14. Có bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy : A. 11 B. 31 C. 13 D. 21 Câu 15. Cơ quan phân tích gồm mấy bộ phận: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 16. Quá trình lọc máu diễn ra tại đâu trong đơn vị chức năng của thận: A. Ống thận B. Cầu thận C. Nang cầu thận D. Bóng đái Câu 17. Lớp mỡ dưới da có vai trò gì: A. Giúp da không bị thấm nước B. Giúp da luôn mềm mại C. Chứa mỡ dự trữ và cách nhiệt. D. Cảm thụ xúc giác: nóng, lạnh Câu 18. Hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa hoạt động của các cơ quan: A. Hô hấp và cơ bắp B. Vận động C. Dinh dưỡng và sinh sản D. Liên quan đến cơ vân Câu 19: Não bộ của con người gồm mấy bộ phận ? A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 20: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là bệnh của mắt ? A. Cận thị B. Viễn thị C. Điếc D. Cả a và b Câu 21.Điều nào sau đây đúng khi nói về cấu tạo của tuỷ sống: A. Chất xám ở trong, chất trắng ở ngoài.
  5. B. Chất xám ở ngoài, chất trắng ở trong C. Chất xám ở trên,chất trắng ở dưới. D. Chất xám ở dưới, chất trắng ở trên. Câu 22. Có bao nhiêu đôi dây thần kinh tuỷ: A. 11 B. 13 C. 31 D. 33 Câu 23. Chọn câu sai trong các câu sau: A. Trung ương thần kinh là tủy sống và đại não. B. Trụ não bao gồm chất trắng ở trong và chất xám ở ngoài. C. Não trung gian nằm giữa trụ não và đại não. D. Vỏ đại não được cấu tạo gồm 6 lớp khác nhau. Câu 24: Các nhóm vitamin tan trong nước là những nhóm nào ? A. Vitamin A, D, C, K B. Vitamin thuộc nhóm B (B1, B2, B6, B12, ) và Vitamin C C. Vitamin thuộc nhóm B (B1, B2, B6, B12, ) và Vitamin E, D, K D. Vitamin Sắt, A, C, D Câu 25: Cơ quan phân tích thị giác gồm những bộ phận nào ? A. Cơ quan thụ cảm, dây thần kinh li tâm, bộ phận phân tích ở trung ương. B. Cơ quan thụ cảm, dây thần kinh hướng tâm, bộ phận phân tích ở ngoại biên. C. Cơ quan thụ cảm, dây thần kinh li tâm, bộ phận phân tích ở ngoại biên. D. Cơ quan thụ cảm, dây thần kinh hướng tâm, bộ phận phân tích ở trung ương. II. TỰ LUẬN Câu 1 Bài tiết có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống? Tại sao không nên nhịn tiểu lâu ? - Bài tiết là hoạt động của cơ thể thải loại các chất cặn bã và các chất độc hại khác để duy trì tính ổn định của môi trường trong,tạo điều kiện thuận lợi cho cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường - Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay,không nên nhịn lâu, tạo điều kiện cho sự tạo thành nước được liên tục, để hạn chế tạo sỏi ở bóng đái Câu 2 Da có những chức năng gì? Những đặc điểm cấu tạo nào của da giúp da thực hiện những chức năng đó? - Tạo nên vẻ đẹp của con người - Bảo vệ cơ thể - Điều hòa thân nhiệt - Các lớp da đều phối hợp để thực hện chức năng này Câu 3: Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới hình thức sơ đồ? Hệ thần kinh gồm: Trung ương và ngoại biên + Trung ương gồm não và tủy sống + Ngoại biên gồm: Dây thần kinh và hạch thần kinh Dây TK gồm bó sợi vận động va bó sợi cãm giác Câu 4: Ý nghĩa của hệ bài tiết là gì? - Làm cho các chất cặn bã, các chất độc không kịp gây hại cho cơ thể. - Đảm bảo sự ổn định các thành phần của môi trường trong cơ thể. Giúp cho sự trao đổi chất của cơ thể diễn ra bình thường.
  6. Câu 5: Muốn phòng chống tốt các bệnh ngoài da ta cần phải làm gì? - Vệ sinh cơ thể thường xuyên giữ cho da luôn sạch sẽ. - Tránh làm da bị xây xát, tổn thương - Giữ vệ sinh nguồn nước. - Vệ sinh nơi ở, nơi công cộng. - Khi mắc bệnh cần điều trị kịp thời. ( Nguyên tắc chung phòng chống các bệnh ngoài da: Vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường; chữa bằng thuốc đặc trị theo chỉ định của y, bác sĩ. ) Câu 6. Đại não người tiến hóa hơn thú ở những đặc điểm nào? Đại não người tiến hóa hơn đại não thú : - Tỉ số khối lượng não so với khối lượng của cơ thể ở người cao hơn so với các động vật khác.Đại não người rất phát triển và lớn nhất so các phần khác. -Vỏ chất xám dày(2-4mm) có 6 lớp tế bào,bề mặt có nhiều khe rãnh làm tăng diện tích vỏ não lên 2300-2500 cm2 . - Có rất nhiều vùng chức năng;có vùng vận động ngôn ngữ và vùng hiểu tiếng nói và chữ viết chỉ có ở người, không có ở thú. Câu 7: Hãy vẽ sơ đồ cấu tạo của da ? Cấu tạo của da gồm 3 lớp: - Lớp biểu bì + Tầng sừng: tế bào chết xếp sít nhau + Tầng tế bào sống: có khả năng phân chia, có hạt sắc tố - Lớp bì + Tuyến nhờn + Tuyến mổ hôi + Lông + Cơ co chân lông + Mạch máu + Dây thần kinh + Thụ quan + Các sợi mô liên kết các bào quan - Lớp mỡ dưới da + Các tế bào mỡ Câu 8: Trình bày sự giống nhau và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng ? Sự giống nhau và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa 2 bộ phận giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng. * Sự giống nhau: - Đều có trung ương là nhân xám. - Điều hòa hoạt động phù hợp với nhu cầu cơ thể, từng lúc, từng nơi. * Sự khác nhau: Bộ phận giao cảm Bộ phận đối giao cảm
  7. Trung ương Nhân xám ở sừng bên tùy sống (từ Nhân xám ở trụ não và sừng đối sống ngực I đến đốt tủy thắt bên đoạn cùng tủy sống lưng III) Hạch thần kinh Chuỗi hạch nằm dọc 2 bên cột Hạch nằm xa trung ương (gần sống hoặc các hạch trước cột sống, cơ quan phụ trách) xa cơ quan phụ trách Nơron trước hạch Sợi trục ngắn Sợi trục dài (có bao miêlin) Nơron sau hạch Sợi trục dài Sợi trục ngắn (không có bao miêlin) Chức năng Tăng lực và nhịp cơ tim Giảm lực và nhịp cơ tim Dãn phế quản nhỏ Co phế quản nhỏ Giảm nhu động ruột Tăng nhu động ruột Co mạch máu ruột, da, dãn mạch Dãn mạch máu ruột, da, co máu cơ mạch máu cơ Giảm tiết nước bọt Tăng tiết nước bọt Dãn đồng tử Co đồng tử Dãn cơ bóng đái Co cơ bóng đái Câu 9: Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện ? - Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập. - Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm. Câu 10 Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi ? Người say rượu chân nam đá chân chiêu là do rượu đã ảnh hưởng đến hoạt động của tiểu não. Tiểu não không điều khiển được các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể một cách chính xác, nên người say rượu bước đi không vững. HẾT