Đề ôn tập học kì 1 môn Toán-Tiếng Việt Lớp 4

docx 6 trang Hoài Anh 24/05/2022 5080
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập học kì 1 môn Toán-Tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_hoc_ki_1_mon_toan_tieng_viet_lop_4.docx

Nội dung text: Đề ôn tập học kì 1 môn Toán-Tiếng Việt Lớp 4

  1. I.Trắc nghiệm: (4 điểm) Câu 1: Khoanh vào câu trả lời đúng (0,5 điểm) 1. Trong các số 5 784; 6874; 6 784; 5748, số lớn nhất là: A. 5785 B. 6 874 C. 6 784 D. 5 748 2. 5 tấn 8 kg = kg? A. 580 kg B. 5800 kg C. 5008 kg D. 58 kg 3. Trong các số sau số nào chia hết cho 2 là: A. 605 B. 1207 C. 3642 D. 2401 4. Trong các góc dưới đây, góc nào là góc tù: A B C D A. Góc đỉnh A B. Góc đỉnh B C. Góc đỉnh C D. Góc đỉnh D Câu 2: Chu vi của hình vuông là 16m thì diện tích sẽ là: (1 đ) A. 16m B. 16m2 C. 32 m D. 12m Câu 3: Năm 2016 là thế kỉ thứ bao nhiêu? (0,5 điểm) A. XIX B. XX C. XVIII D. XXI Câu 4: Xếp các số sau: 2274 ; 1780; 2375 ; 1782 (0,5 điểm) Theo thứ tự từ bé đến lớn: II. Tự luận: (6 điểm) Câu 1: (2 điểm) Đặt tính rồi tính a. 72356 + 9345 b. 3821 - 1805 c. 2163 x 203 d. 2688 : 24 . . . . . . Câu 2: (1 điểm) Tính bằng cách thuận tiện nhất a). 2 x 134 x 5 b). 43 x 95 + 5 x 43 .
  2. . . Câu 3: (2 điểm) Tổng số tuổi của mẹ và con là 57 tuổi. Mẹ hơn con 33 tuổi. Hỏi mẹ bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi? Bài giải . . . . . . Câu 4: ( 1 điểm) Tìm số bị chia nhỏ nhất trong phép chia có thương là 12 và số dư là 19 . . . . I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: a) Số 42 570 300 được đọc là: A. Bốn trăm hai mươi lăm triệu bảy mươi nghìn ba trăm. B. Bốn triệu hai trăm năm mươi bảy nghìn hai trăm. C. Bốn hai triệu năm bảy nghìn ba trăm. D. Bốn mươi hai triệu năm trăm bảy mươi nghìn ba trăm. b) Trong số 9 352 471: chữ số 3 thuộc hàng nào? Lớp nào? A. Hàng trăm, lớp đơn vị B. Hàng nghìn, lớp nghìn C. Hàng trăm nghìn, lớp nghìn D. Hàng trăm nghìn, lớp trăm nghìn Câu 2: a) Các số dưới đây số nào chia hết cho 2? A. 659 403 750 B. 904 113 695 C. 709 638 553 D. 559 603 551 b) Năm 2005 thuộc thế kỉ nào? A. XVIII B. XIX C. XX D. XXI Câu 3: a) Trung bình cộng của: 12cm, 13cm, 16cm, 27cm là: A. 17 B.17cm C.68cm D. 68 b) Kết quả của phép chia 18 000 : 100 là: A. 18 B. 180 C. 1800 D. 108 Câu 4: a) Tính giá trị của biểu thức sau: a - b. Với a là số lớn nhất có năm chữ số và b là số bé nhất có năm chữ số?
  3. A. 99 998 B. 99 989 C. 8 9999 D. 80000 b) 4 ngày 7 giờ = giờ A. 47 B. 11 C. 103 D. 247 I Câu 5: Viết tiếp vào chỗ chấm : a. Đường thẳng IK vuông góc với đường thẳng A B O và đường thẳng b. Đường thẳng AB song song với đường thẳng C D P K II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm ) Câu 1: Đặt tính rồi tính : (2 điểm) a. 386 154 + 260 765; b. 726 485 – 52 936; c. 308 x 563; d. 12288 : 351 Câu 3: (2 điểm) Một mảnh đất hình chữ nhật có nửa chu vi là 160m, chiều rộng kém chiều dài 52 m. Tính diện tích mảnh đất hình chữ nhật đó? Bài giải Câu 3: (1 điểm) Diện tích hình bên là: 15 m A. 608m2 B. 225m2 15 m 38 m 2 2 C. 848m D. 1073m 16 m TIẾNG VIỆT
  4. Đọc thầm bài : “Cái giá của sự trung thực”. Dựa vào nội dung bài đọc và kiến thức đã học, em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất: Cái giá của sự trung thực Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi : "Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé". Người bán vé trả lời : "3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuối. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?" - Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. - Bạn tôi trả lời. - Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả. Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói : " Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn chỉ mới sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!" Bạn tôi từ tốn đáp lại : "Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bạn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình với 3 đô la". (Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp) I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: (4 điểm) Câu 1:(0,5đ) Câu lạc bộ giải trí miễn phí vé cho trẻ em ở độ tuổi nào? a. Bảy tuổi trở xuống. b. Sáu tuổi trở xuống. c. Năm tuổi trở xuống. d. Tám tuổi trở xuống. Câu 2: :(0,5đ) Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai? a. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi. b. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi. c. Cho mình, cho cậu bé bảy tuổi và cho cậu bé bốn tuổi. d. Cho mình, cho bạn và cho cậu ba tuổi. Câu 3:(0,5đ)Người bạn của tác giả lại lẽ ra có thể tiêt kiệm được 3 đô la bằng cách nào? a. Nói dối rằng cả hai đứa còn rất nhỏ. b. Nói dối rằng cậu bé lớn chỉ mới sáu tuổi. c. Nói dối rằng cậu bé lớn chỉ mới năm tuổi. d. Nói dối rằng cậu bé lớn chỉ mới bốn tuổi. Câu 4: (0,5đ) Tại sao người bạn của tác giả lại không "tiết kiệm 3 đô la theo cách đó? a. Vì ông ta rất giàu, 3 đô la không đáng để ông ta phải nói dối. b. Vì ông ta sợ bị phát hiện ra thì xấu hổ. c. Vì ông ta là người trung thực và muốn được sự kính trọng của con mình. d. Vì ông ta sợ bị bạn la. Câu 5: (1đ)Trong câu chuyện trên, người bạn của tác giả đã nói : " Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la." Em hiểu nói đó có ý nghĩa như thế nào Câu 6: (1đ)Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
  5. II. KIẾN THỨC VĂN HỌC, TIẾNG VIỆT(3 điểm). Câu 1: (0,5đ ) Từ nào dưới đây là từ ghép có nghĩa tổng hợp? a. Nương sắn. b. Nương rẫy. c. Nương ngô. d. Nương khoai. Câu 2: (0,5đ) Dấu hai chấm(:)trong câu có tác dụng gì? a. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. b. Giải thích cho bộ phận đứng trước nó. c. Kết thúc một câu cảm. d. Kết thúc một câu kể. Câu 3: (1đ) Em hãy đặt một câu kể để kể các việc làm hằng ngày sau khi đi học về. Câu 4: (1đ ) Tìm một thành ngữ hoặc tục ngữ nói về Ý chí - Nghị lực. Câu 5: Phần Tập làm văn: Ôn các đề sau: 1. Tả một món đồ chơi hoặc đồ dùng học tập mà em yêu thích. 2. Giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em. 3. Văn viết thư . Ông Trạng tả diều. Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều. Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy. Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta. (Theo Trinh Đường)
  6. Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1: Nguyễn Hiền sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh như thế nào?: A. Gia đình giầu có B. Gia đình nghèo khó C. Gia đình buôn bán D. Gia đình cán bộ Câu 2: Lúc nhỏ Nguyễn Hiền đã biết làm đồ chơi gì để chơi? (M1) A. Làm diều B. Làm ô tô C. Làm máy bay D. Làm con rối Câu 3: Mỗi lần có kỳ thi ở trường, Nguyễn Hiền làm bài thi vào đâu để xin thầy chấm hộ: (M2) A. Giấy kiểm tra B. Giấy dó C. Lá chuối D. Lưng trâu Câu 4: Vua mở khoa thi, Nguyễn Hiền đã đạt được kết quả như thế nào? A. Đỗ Đại học B. Đỗ Bảng nhãn C. Đỗ Trạng nguyên D. Đỗ Tú tài Câu 5: Vì sao chú bé Hiền được gọi là "Ông Trạng thả diều"? Câu 6: Câu chuyện Ông Trạng thả diều giúp em hiểu ra điều gì? Câu 7: Trong câu “Chú bé rất ham thả diều”. Đâu là bộ phận chủ ngữ trong câu: (M1) A. Chú B. Chú bé C. Rất ham D. Thả diều Câu 8: Trong các từ dưới đây dòng nào toàn là động từ? A. Sáu tuổi, làm bài, nhờ bạn, đặt tên, mượn vở. B. Học, làm bài, nhờ bạn, đặt tên, mượn vở. C. Chú, làm bài, nhờ bạn, đặt tên, mượn vở. D. Thầy, làm bài, nhờ bạn, đặt tên, mượn vở. Câu 9: Xác định thành phần vị ngữ trong câu “Chú bé rất ham thả diều”. Câu 10: Đặt câu hỏi cho trường hợp: Tỏ thái độ khen, chê.