Đề ôn tập kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử Lớp 7

docx 23 trang Hoài Anh 4640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề ôn tập kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_lich_su_lop_7.docx

Nội dung text: Đề ôn tập kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử Lớp 7

  1. 1 Câu 1: Hai khu vực điển hình cho môi trường nhiệt đới gió mùa là: A. Bắc Á – Đông Á B. Đông Á – Đông Nam Á C. Đông Nam Á – Nam Á D. Nam Á – Tây Nam Á. Câu 2: Khí hậu nhiệt đới gió mùa không thích hợp trồng loại cây nào sau đây A. Cà phê, chè B. Cao su C. Lúa nước D. Lúa mì Câu 3: Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa là: A. Lạnh – Khô – Ít mưa B. Nóng – Ẩm - Mưa nhiều. C. Nóng – Ẩm – Mưa nhiều theo mùa D. Nóng - khô quanh năm Câu 4: Kiểu cảnh quan nào sau đây không có ở môi trường nhiệt đới gió mùa: A. Rừng rậm xanh quanh năm B. Đồng cỏ cao nhiệt đới C. Rừng thưa xa van D. Rừng ngập mặn
  2. 2 Câu 5: Hướng gió chính vào mùa đông ở môi trường nhiệt đới gió mùa là: A. Đông Bắc B. Đông Nam C. Tây Nam D. Tây Bắc. Câu 6: Hướng gió chính vào mùa hạ ở môi trường nhiệt đới gió mùa là: A. Đông Bắc B. Đông Nam C. Tây Nam D. Tây Bắc. Câu 7: “Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường”. Đặc điểm trên nói về môi trường tự nhiên nào? A. Môi trường xích đạo ẩm. B. Môi trường nhiệt đới gió mùa. C. Môi trường nhiệt đới. D. Môi trường ôn đới. Câu 8: Loại gió nào mang lại lượng mưa lớn cho môi trường nhiệt đới gió mùa? A. gió mùa Tây Nam. B. gió mùa Đông Bắc. C. gió Tín phong. D. gió Đông Nam.
  3. 3 Câu 9: Cây bông được trồng nhiều ở khu vực nào? A. Nam Mĩ B. Đông Nam Á C. Tây Phi D. Nam Á Câu 10: Đặc điểm không đúng với hoạt động sản xuất nông nghiệp ở môi trường xích đạo ẩm: A. Nhiệt độ và độ ẩm cao thích hợp với sản xuất nông nghiệp B. Việc trồng trọt được tiến hành quanh năm C. Có thể trồng gối vụ, xen canh nhiều loại cây D. Trình độ thâm canh cao Câu 11: Hạn chế của khí hậu nóng ẩm đối với sản xuất nông nghiệp là: A. sâu bệnh dễ phát triển, gây hại cho cây trồng, vật nuôi. B. sương muối, giá rét. C. hạn hán, thiếu nước vào mùa khô. D. động đất, núi lửa thường xuyên xảy ra. Câu 12: Cây lương thực quan trọng nhất ở các đồng bằng của vùng nhiệt đới gió mùa là: A. cây lúa mì. B. cây ngô. C. cây cao lương.
  4. 4 D. cây lúa nước. Câu 13: Đặc điểm không đúng về sản xuất nông nghiệp ở đới nóng là: A. Vùng thuận lợi cho sản xuất cây lương thực (đặc biệt cây lúa nước) và cây công nghiệp. B. Các cây công nghiệp nhiệt đới rất phong phú (cà phê, cao su, mía, ). C. Chăn nuôi phát triển hơn trồng trọt và mang lại hiệu quả kinh tế cao. D. Phổ biến hình thức chăn thả dê, cừu, trâu, bò trên các đồng cỏ. Câu 14: Cây cao su được trồng phổ biến ở khu vực nào sau đây? A. Nam Á. B. Tây Phi. C. Đông Nam Á. D. Nam Mĩ. Câu 15: Điều kiện để đới nóng thâm canh tăng vụ là: A.Nắng nóng, mưa nhiều B.Nguồn giống phong phú C.Nhịp điệu mùa D. Nguồn lao động dồi dào. Câu 16: Điều kiện để đới nóng đa dạng hóa nông sản là: A.Nắng nóng ,mưa nhiều B. Nhịp điệu mùa C.Nguồn giống phong phú
  5. 5 D. Nguồn đất tốt. Câu 17: Đới nóng tập trung khoảng bao nhiêu phần trăm dân số thế giới? A. 50% B. 60% C. 70% D. 80% Câu 18: Tài nguyên khoáng sản ở đới nóng nhanh chóng bị cạn kiệt. Nguyên nhân chủ yếu là do: A. công nghệ khai thác lạc hậu. B. cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp trong ngước. C. tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. D. khai thác quá mức nguyên liệu thô để xuất khẩu. Câu 19: Bùng nổ dân số ở đới nóng đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội là: A. tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt. B. đời sống người dân chậm cải thiện. C. ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. D. nền kinh tế chậm phát triển. Câu 20: Hiện nay, tài nguyên rừng ở đới nóng đang bị suy giảm nguyên nhân chủ yếu không phải do: A. mở rộng diện tích đất canh tác. B. nhu cầu sử dụng gỗ, củi tăng lên.
  6. 6 C. chiến tranh tàn phá. D. con người khai thác quá mức. Câu 21: Phần lớn nền kinh tế các nước thuộc khu vực đới nóng còn chậm phát triển, nguyên nhân sâu xa là do: A. tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn. B. trình độ lao động thấp. C. nhiều năm dài bị thực dân xâm chiếm. D. điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở. Câu 22: Ở nước ta, sông Tô Lịch bị ô nhiễm nghiêm trọng (bốc mùi hôi thối, màu đen đục), nguyên nhân chủ yếu do: A. chất thải sinh hoạt của dân cư đô thị. B. hoạt động sản xuất nông nghiệp. C. hoạt động dịch vụ du lịch. D. hoạt động sản xuất công nghiệp. Câu 23: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bình quân lương thực theo đầu người ở châu Phi rất thấp và ngày càng giảm là: A. sử dụng giống cây trồng có năng suất, chất lượng thấp. B. điều kiện tự nhiên cho sản xuất hạn chế. C. dân số đông và tăng nhanh. D. thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai bão, lũ lụt. Câu 24: Tại sao sản lượng lương thực tăng mà bình quân lương thực giảm? A. Sản lượng tăng chậm
  7. 7 B. Dân số tăng nhanh C. Sản lượng tăng nhanh D. Dân số tăng chậm. Câu 25: Nhân tố nào tác động đến sự di dân ở các nước thuộc đới nóng? A. Kinh tế chậm phát triển, thiếu việc làm B. Thiên tai, nghèo đói C. Chiến tranh D. Tất cả đều đúng Câu 26: Những nguyên nhân chính dẫn đến di dân là: A. Chiến tranh B. Thiên tai, kinh tế chận phát triển C. Nghèo đói, thiếu việc làm D. Tất cả các ý trên. Câu 27: Đô thị hóa tự phát để lại những hậu quả về môi trường, việc làm, tệ nạn xã hội và: A. Kinh tế chậm phát triển B. Ách tắt giao thông C. Mất mĩ quan đô thị D. Tất cả các ý trên. Câu 28: Dân số đô thị ở đới nóng tăng nhanh chủ yếu do: A. Gia tăng dân số tự nhiên ở đô thị lớn.
  8. 8 B. nông dân di cư tự do vào đô thị kiếm việc làm. C. chính sách di dân của nhà nước. D. kinh tế phát triển nên thu hút nhiều lao động trình độ cao. Câu 29: Tình trạng di dân tị nạn diễn ra phổ biến ở khu vực nào sau đây? A. Châu Phi, Nam Á và Tây Nam Á. B. Châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á. C. Nam Mĩ, Nam Á, Đông Nam Á. D. Nam Mĩ, Nam Á và Trung Á. Câu 30: Siêu đô thị không thuộc đới nóng là: A. La-gốt. B. Niu- I-ooc. C. Mum-bai. D. Ma-ni-la. Câu 31: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng di dân tị nạn ở khu vực Nam Á và Tây Nam Á là: A. Thiên tai và kinh tế chậm phát triển. B. Xung đột tộc, tôn giáo triền miên. C. Sự nghèo đói và thiếu việc làm. D. Ô nhiễm môi trường và chiến tranh. Câu 32: Khu vực có tỉ lệ thị dân tăng nhanh nhất trong giai đoạn 1950 – 2001 là: A. châu Á.
  9. 9 B. châu Phi. C. châu Âu. D. Nam Mĩ. Câu 33: Môi trường đới ôn hòa trong khoảng A. Giữa hai đường chí tuyến B. Từ chí tuyến đến vòng cực ở mỗi bán cầu C. Từ vòng cực đến cực ở mỗi bán cầu D. Từ xích đạo đến hai chí tuyến mỗi bán cầu Câu 34: Môi trường đới ôn hòa thay đổi từ vùng này sang vùng khác tùy thuộc vào: A. Vĩ độ B. Ảnh hưởng của dòng biển C. Gió Tây ôn đới D. Tất cả đều đúng Câu 35: Thảm thực vật đới ôn hoà thay đổi: A. Từ Tây sang Đông B. Từ rừng lá rộng đến rừng hỗn giao và rừng lá kim C. Từ rừng hỗn giao đến rừng lá kim và rừng lá rộng D. Tất cả đều đúng Câu 36: Sự biến động thời tiết ớ đới ôn hoà không phải do nguyên nhân nào sau đây: A. Các đợt khí nóng ờ chí tuyến
  10. 10 B. Các đợt khí lạnh ớ vùng cực C. Gió Tây ôn đới và các dòng biển ven bờ D. Gió mùa đông bắc lạnh Câu 37: Môi trường nào sau đây không thuộc đới ôn hòa: A. Môi trường ôn đới hải dương. B. Môi trường địa trung hải. C. Môi trường ôn đới lục địa. D. Môi trường nhiệt đới gió mùa. Câu 38: Chiếm diện tích lớn nhất ở đới ôn hòa là: A. Môi trường ôn đới hải dương. B. Môi trường ôn đới lục địa. C. Môi trường hoang mạc. D. Môi trường địa trung hải. Câu 39: Thảm thực vật đới ôn hòa từ tây sang đông là: A. rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao. B. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng cây bụi gai. C. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng. D. rừng lá rộng, rừng hỗn giao, rừng lá kim. Câu 40: Đặc điểm khí hậu của môi trường Địa Trung Hải là: A. ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.
  11. 11 B. khô hạn quanh năm, lượng mưa rất thấp. C. mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu – đông. D. mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn. Câu 41: Đặc điểm công nghiệp của các nước đới ôn hòa không phải là: A. Phần lớn các nước có nền công nghiệp hiện đai. B. Cơ cấu công nghiệp đa dạng, gồm công nghiệp khai thác và chế biến. C. Cảnh quan công nghiệp phổ biến khắp nơi. D. Cung cấp một nửa tổng sản phẩm công nghiệp của thế giới. Câu 42: Các nước công nghiệp hàng đầu ở đới ôn hòa không phải là: A. Hoa Kỳ, Nhật Bản. B. Đức, Liên Bang Nga. C. Anh, Pháp. D. Ấn Độ, Trung Quốc. Câu 43: Công nghiệp khai thác khoáng sản phát triển ở: A. Đông Bắc Hoa Kì, vùng U-ran và Xi-bia của Liên Bang Nga. B. Phần Lan, Ca-na-đa. C. Tây Âu, ven Địa Trung Hải. D. Đông Á, Đông Nam Hoa Kỳ. Câu 44: Thuộc nhóm ngành công nghiệp hiện đại ở các nước ôn hòa là công nghiệp: A. luyện kim. B. cơ khí. C. điện tử. D. hóa chất. Câu 45: So với đới nóng và đới lạnh, nền CN của đới ôn hòa: A. Phát triển hơn
  12. 12 B. Kém phát triển hơn C. Phát triển ngang nhau D. Chưa phát triển. Câu 46: Nền công nghiệp ở đới ôn hòa chiếm bao nhiêu phần tổng sản phẩm CN thế giới? A. 1/2 B. 1/3 C. 1/4 D. 3/4. Câu 47: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà đang ở mức: A. Bình thường. B. Báo động. C. Nghiêm trọng. D. Rất nghiêm trọng Câu 48: Những nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa? A. Khí thải công nghiệp B. Khí thải sinh hoạt C. Sử dụng năng lương nguyên tử D. Tất cả các ý trên. Câu 49: Nguyên nhân nào sau đây không phải nguyên nhân gây ô nhiễm nước ở đới ôn hòa? A. Tai nạn tàu chở dầu B. Nước thải công nghiệp C. Nước thải sinh hoạt D. Đốt rác thải không theo quy hoạch Câu 50: Ô nhiễm môi trường nước gây những hâu quả gì? A. Gây “ Thủy triều đen”
  13. 13 B. Gây “ Thủy triều đỏ” C. Gây bệnh đường tiêu hóa, da liễu D. Tất cả các ý trên. Câu 51: Những ai được tuyển chọn vào cấm quân? A. Trai tráng khỏe mạnh ở quê hương nhà Trần B. Trai tráng khỏe mạnh đủ 18 tuổi C. Trai tráng con em quý tộc, vương hầu D. Trai tráng con em quan lại trong triều Câu 52: Cư dân chủ yếu của thành thị xã hội phong kiến châu Âu là A. Lãnh chúa và nông nô. B. Lãnh chúa và thương nhân. C. Thợ thủ công và thương nhân. D. Thợ thủ công và nô lệ. Câu 53: Cuối thế kỉ XIV, người có công chế tạo ra súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn là ai? A. Trần Hưng Đạo B. Hồ Nguyên Trừng C. Trần Quang Khải D. Trần Nguyên Đán Câu 54: Những sự kiện nào chứng tỏ thời kì Ăng-co đất nước Cam-pu-chia rất phát triển? A. Nông nghiệp phát triển. B. Dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ về phía đông, sang hạ lưu sông Mê Nam và vùng trung lưu Mê Công. C. Kinh đô Ăng-co được xây dựng như 1 thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo nổi tiếng thế giới. D. Cả 3 câu trên đều đúng.
  14. 14 Câu 55: Nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc nhằm mục đích gì? A. Củng cố khối đoán kết dân tộc. B. Tạo sức mạnh trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. C. Củng cố nền thống nhất quốc gia. D. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 56: Vì sao xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo? A. Giáo hội tăng cường bóc lột nhân dân. B. Giáo hội là lực lượng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản đang lên. C. Giáo hội dựa vào kinh thánh của đạo Ki-tô bóc lột nhân dân về mặt tinh thần. D. Cả 3 câu trên đều đúng. Câu 57: Vào thời gian nào hàng chục vạn nông dân chết đói, người sống sót phải lìa bỏ làng quê, phiêu tán khắp nơi? A. Những năm 30 của thế kỉ XVII B. Những năm 50 của thế kỉ XVIII C. Những năm 40 của thế kỉ XVIII D. Những năm 60 của thế kỉ XVII Câu 58: Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là gì? A. Bắc Bình Vương B. Vạn Thắng Vương C. Bình Định Vương D. Bố Cái Đại Vương Câu 59: Quân ở làng xã gọi là gì? A. Phiên binh B. Chính binh C. Cấm binh
  15. 15 D. Hương binh Câu 60: Đến thế kỉ III TCN, đất nước Ma-ga-da trở nên hùng mạnh nhất dưới thời vua nào? A. A-co-ba B. A-sô-ca C. Sa-mu-dra-gup-ta D. Mi-hi-ra-cu-la Câu 61: Ai là thầy giáo, nhà nho dưới thời Trần được triều đình trọng dụng nhất? A. Chu Văn An B. Trương Hán Siêu C. Đoàn Nhữ Hải D. Phạm Sư Mạnh Câu 62: Triều đình trung ương thời tiền Lê được tổ chức như thế nào? A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, quan võ. B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội. C. Vua đứng đầu nằm toàn quyền, giúp việc vua có Thái Sư và Đại Sư. D. Vua đứng đầu nằm toàn quyền, giúp việc vua có các con của vua. Câu 63: Nền tảng kinh tế của xã hội thời Lý là ngành gì? A. Nông nghiệp B. Công nghiệp C. Thủ công nghiệp D. Thương nghiệp Câu 64: Lần đầu tiên họ đã đi vòng quanh Trái Đất gần hết 3 năm, từ năm 1519 đến năm 1522, đó là đoàn thám hiểm nào? A. Đoàn thám hiểm của Ph.Ma-gien -Lan. B. Đoàn thám hiểm của Đi-a-xơ. C. Đoàn thám hiểm của Va-xcơ đơ Ga ma
  16. 16 D. Đoàn thám hiểm của Cô-lôm-bô. Câu 65: Dưới thời Trần nửa sau thế kỉ XIV, hầu hết ruộng đất tập trung trong tay tầng lớp nào? A. Vương hầu, quý tộc B. Vương hầu, quý tộc, nhà chúa, địa chủ C. Vương hầu, quý tộc, địa chủ D. Vương hầu, quý tộc, nhà chúa, địa chủ, nông dân Câu 66: Chế độ phong kiến phương Đông khủng hoảng và suy vong trong khoảng thời gian nào? A. Từ thế kỉ XV cho tới giữa thế kỉ XIX. B. Từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX. C. Từ thế kỉ XVI cho tới đầu thế kỉ XIX. D. Từ thế kỉ XVI cho tới cuối thế kỉ XIX. Câu 67: Nhà Minh đã đổi Quốc hiệu của nước ta thành quận của Trung Quốc đó là quận gì? A. Quận Cửu Châu B. Quận Nhật Nam C. Quận Giao Chỉ D. Quận Hợp Phố Câu 68: Chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại để cai trị, ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước, gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía Bắc và phía Nam. Đó là chính sách của triều đại nào ở Trung Quốc? A. Nhà Tần (221-206 TCN) B. Nhà Hán (206 TCN đến 220) C. Nhà Tùy (589-618) D. Nhà Đường (618-907) Câu 69: Người có công lớn trong việc tổ chức cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ là ai? A. Trần Quốc Tuấn
  17. 17 B. Trần Thủ Độ C. Trần Thánh Tông D. Trần Quang Khải Câu 70: Nhà Đinh tồn tại trong thời gian bao lâu? A. 10 năm B. 15 năm C. 14 năm D. 12 năm Câu 71: Thời gian tồn tại của nhà Lý nhiều hơn nhà Hồ là bao nhiêu năm? A. 215 năm B. 210 năm C. 208 năm D. 220 năm Câu 72: Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào? A. Tầng lớp quý tộc và nông dân. B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô. C. Chủ nô và nô lệ. D. Địa chủ và nông dân. Câu 73: Tại sao nhà Tống quyết tâm xâm chiếm Đại Việt? A. Do nhà Lý không chấp nhận tước vương của nhà Tống. B. Do sự xúi dục của Cham-pa. C. Do khó khăn về tài chính và sự quấy nhiễu của các tộc người Liêu-Hạ ở biên cương. D. Do giai đoạn này nhà Tống hùng mạnh. Câu 74: Vương quốc Cham-pa được thành lập tại vùng nào của Đông Nam Á? A. Hạ lưu sông Mê Công
  18. 18 B. Hạ lưu sông Mê Nam C. Trung Bộ Việt Nam D. Các đảo của In-đô-nê-xi-a Câu 75: Xã hội thời Trần gồm có những tầng lớp nào? A. Vương hầu, quý tộc – nông dân, nông nô B. Vương hầu, quý tộc – nông dân, nô tì, thợ thủ công C. Vương hầu, quý tộc – địa chủ, nông dân tự do, nông dân tá điền – thợ thủ công, thương nhân – nô tì, Nông nô D. Quý tộc – địa chủ - nông dân, nông nô, nông dân tự do, nông dân tá điền Câu 76: Triều đại phong kiến nhà Minh ở Trung Quốc do ai lập ra? A. Lý Tự Thành B. Chu Nguyên Chương C. Hốt Tất Liệt D. Lưu Bang. Câu 77: Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh vào thời gian nào? A. Tháng 8/1226 B. Tháng 11/1225 C. Tháng 12/1226 D. Tháng 7/1225 Câu 78: Ngôi Quyền đã cử ai làm Thứ sử Châu Hoan (Nghệ An - Hà Tĩnh)? A. Đinh Công Trứ B. Kiều Công Hãn C. Ngô Xương Ngập D. Ngô Xương Văn Câu 79: Phong trào văn hóa phục hưng diễn ra trong khoảng thời gian nào? A. Thế kỉ XIV – XVII
  19. 19 B. Giữa thế kỉ XIV – XVII C. Cuối thế kỉ XIV-XVII D. Đầu thế kỉ XIV – XVII Câu 80: Kinh đô Thăng Long chính thức được thành lập vào năm nào? A. Năm 939 B. Năm 1009 C. Năm 1010 D. Năm 1012 Câu 81: Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng hệ thống phòng ngự ở đâu A. Sông Bạch Đằng B. Sông Mã C. Sông Như Nguyệt D. Sông Thao Câu 82: Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại vào năm nào? A. Năm 1075 B. Năm 1076 C. Năm 1077 D. Năm 1078 Câu 83: Quá trình phong kiến hóa ở châu Âu có nội dung gì? A. Hình thành các lãnh địa phong kiến. B. Quý tộc trở thành lãnh chúa. C. Nô lệ và nông dân trở thành nông nô. D. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 84: Thời kì Tiền Lê có mấy đời vua? Vị vua nào tồn tại lâu nhất? A. Bốn đời vua. Lê Long Đình lâu nhất
  20. 20 B. Ba đời vua. Lê Đại Hành lâu nhất C. Hai đời vua. Lê Long Việt lâu nhất D. Ba đời vua. Lê Long Việt lâu nhất Câu 85: Nhà sư Phạm Sư Ôn hô hào nông dân nổi dậy ở Quôc Oai vào năm nào? A. Năm 1369 B. Năm 1379 C. Năm 1390 D. Năm 1391 Câu 86: Tại sao Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc? A. Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Hán. B. Ngô Quyền phát triển đất nước thành một quốc gia độc lập. C. Ngô Quyền thiết lập một chính quyền mới hoàn toàn của người Việt. D. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 87: Tầng lớp nào trong xã hội thời Trần có nhiều ruộng đất để lập điền trang, thái ấp? A. Vương hầu, quý tộc B. Địa chủ C. Nông dân D. Nông dân tham gia kháng chiến Câu 88: Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động đến xã hội làm cho xã hội Trung Quốc có những sự thay đổi như thế nào? A. Giai cấp địa chủ xuất hiện B. Nông dân bị phân hoá. C. Nông dân nộp hoa lợi cho địa chủ. D. Câu A và B đúng. Câu 89: Tước vị cao nhất của Lý Thường Kiệt vào năm 1075 là gì? A. Vua
  21. 21 B. Thái úy C. Thái sư D. Tể tướng Câu 90: Từ năm 1226 đến năm 1400, đó là thời gian tồn tại và phát triển của triều đại nào ở nước ta? A. Triều đại nhà Lý B. Triều đại Lý – Trần C. Triều đại nhà Hồ D. Triều đại nhà Trần Câu 91: Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu? A. Ấn Độ và các nước phương Đông. B. Trung Quốc và các nước phương Đông. C. Nhật Bản và các nước phương Đông. D. Ấn Độ và các nước phương Tây. Câu 92: Thời gian nào nhà Lý ban hành bộ Hình thư? A. Năm 1010 B. Năm 1042 C. Năm 1005 D. Năm 1008 Câu 93: Nhà Trần thay nhà Lý có ý nghĩa như thế nào? A. Củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh. B. Tạo điều kiện cho nền quân chủ phát triển vững mạnh. C. Làm cho chế độ phong kiến suy sụp. D. Chứng tỏ nhà Trần mạnh hơn nhà Lý. Câu 94: Vương quốc Pa-gan là tiền thân của quốc gia nào hiện nay? A. Cam-pu-chia
  22. 22 B. Lào C. Phi-lip-pin D. Mi-an-ma Câu 95: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi xưng là “Hoàng đế” có ý nghĩa gì? A. Đinh Bộ Lĩnh muốn ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc. B. Đinh Bộ Lĩnh khẳng định nước ta độc lập và ngang hàng với Trung Quốc. C. Đinh Bộ lĩnh muốn khẳng định năng lực của mình. D. Đinh Bộ Lĩnh không muốn bắt chước Ngô Quyền. Câu 96: Khi vua ăn chơi sa đọa thì vương hầu, quý tộc có thái độ và hành động như thế nào? A. Chống lại hành động của vua B. Thả sức ăn chơi xa hoa C. Nổi dậy chống lại vua D. Từ quan về ở ẩn Câu 97: Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được xem là giai đoạn thống nhất và thịnh vượng nhất? A. Vương triều Gup-ta B. Vương triều hồi giáo Đê-li C. Vương triều Ấn Độ Mô-gôn D. Vương triều Mác-sa Câu 98: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần thái độ của vua Trần như thế nào? A. Trả lại thư ngay B. Bắt giam vào ngục C. Tỏ thái độ giảng hòa D. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ Câu 99: Xã hội phong kiến phương Đông hình thành trong khoảng thời gian nào?
  23. 23 A. Từ thế kỉ I TCN đến thế kỉ X B. Từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ X C. Từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ X D. Từ thế kỉ IV TCN đến thế kỉ X Câu 100: Công trình kiến trúc nổi tiếng dưới thời Lý như Chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, tháp Chương Sơn xây dựng ở đâu? A. Hà Nội, Hải Phòng B. Hà Nội, Nam Định C. Nam Định, Hải Phòng D. Các địa phương trên HẾT BẢNG ĐÁP ÁN 1.C 2.D 3.C 4.C 5.A 6.C 7.B 8.A 9.D 10.D 11.A 12.D 13.C 14.C 15.A 16.B 17.A 18.D 19.B 20.C 21.C 22.A 23.C 24.B 25.D 26.D 27.D 28.B 29.A 30.B 31.B 32.A 33.B 34.D 35.D 36.D 37.D 38.B 39.D 40.C 41.D 42.D 43.A 44.C 45.A 46.D 47.B 48.D 49.D 50.D 51.A 52.C 53.B 54.D 55.D 56.D 57.D 58.B 59.D 60.B 61.A 62.C 63.A 64.A 65.B 66.D 67.C 68.A 69.D 70.D 71.C 72.B 73.C 74.C 75.C 76.B 77.C 78.A 79.A 80.C 81.C 82.A 83.D 84.B 85.C 86.D 87.A 88.D 89.B 90.D 91.A 92.B 93.A 94.D 95.B 96.B 97.C 98.B 99.C 100.B