Đề ôn tập thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2019 - Đề số 004 - Trường THPT Trần Hưng Đạo (Kèm đáp án)

doc 3 trang thaodu 4930
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2019 - Đề số 004 - Trường THPT Trần Hưng Đạo (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_nam_2019_de_so_004_t.doc

Nội dung text: Đề ôn tập thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2019 - Đề số 004 - Trường THPT Trần Hưng Đạo (Kèm đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO ĐỀ ÔN TẬP THI THPTQG NĂM 2019 LỚP 12C1 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Đề số 004 Môn thi thành phần: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: . Số báo danh: Cho: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39 Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; Ba = 137. Câu 41. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Ca (Z = 20) là A. 3s2. B. 2s2. C. 3d2. D. 4s2. Câu 42. Kim loại nào sau đây khử được ion Fe2+ trong dung dịch? A. Fe. B. Mg. C. Ag. D. Cu. Câu 43. Hợp chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc? A. CH3COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. HCOOC2H5. D. C2H5COOCH3. Câu 44. Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng? A. Polietilen. B. Polistiren. C. Poli(vinyl clorua). D. Poli(etylen-terephtalat). Câu 45. Công thức của alanin là A. CH3NH2. B. H2NCH2COOH. C. C6H5NH2. D. H2NCH(CH3)COOH. Câu 46. Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca. Số kim loại kiềm trong dãy là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 47. Kim loại nhôm tan được trong dung dịch A. NaCl. B. H2SO4 đặc, nguội. C. NaOH. D. HNO3 đặc, nguội. Câu 48. Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu A. xanh tím. B. nâu đỏ. C. vàng. D. hồng. Câu 49. Ứng với công thức phân tử C3H7O2N có bao nhiêu amino axit là đồng phân cấu tạo của nhau? A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 50. Ở nhiệt độ cao, kim loại nhôm không khử được oxit nào sau đây? A. Fe2O3. B. CuO. C. Cr2O3. D. K2O. Câu 51. Cho dãy các kim loại: Cu, Ag, Fe, Au. Kim loại dẫn điện tốt nhất trong dãy là A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Au. Câu 52. Phần trăm khối lượng của nguyên tố nitơ trong alanin là A. 18,67%. B. 15,05%. C. 15,73%. D. 17,98%. Câu 53. Nước có chứa nhiều các ion nào sau đây được gọi là nước cứng? A. Cu2+, Fe2+. B. Ca2+, Mg2+. C. Zn2+, Al3+. D. K+, Na+. Câu 54. Oxit kim loại bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao là A. Al2O3. B. K2O. C. CuO. D. MgO. Câu 55. Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)? A. Tơ tằm. B. Tơ nilon-6,6. C. Tơ visco. D. Tơ nitron. Câu 56. Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất A. xà phòng và glixerol. B. glucozơ và glixerol. C. xà phòng và ancol etylic. D. glucozơ và ancol etylic. Câu 57. Khi xà phòng hóa triglixerit X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm gồm glixerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 58. Cho các hợp kim: Fe–Cu; Fe–C; Zn–Fe; Mg–Fe tiếp xúc với không khí ẩm. Số hợp kim trong đó Fe bị ăn mòn điện hóa là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Lớp 12C1 – Năm học 2018-2019 Trang 1/3 – Đề ôn tập 004
  2. Câu 59. Thí nghiệm với dung dịch HNO 3 thường sinh ra khí độc NO 2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra môi trường, người ta dùng bông có tẩm chất X để nút bình chứa khí (như hình vẽ). Chất X là A. nước (H2O). B. giấm (CH3COOH). C. xút (NaOH). D. muối ăn (NaCl). Câu 60. Phương trình hóa học nào sau đây không đúng? A. 2Fe + 3H2SO4 (loãng) → Fe2(SO4)3 + 3H2. B. Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2. t0 t0 C. 2Al + Fe2O3  Al2O3 + 2Fe. D. 4Cr + 3O2  2Cr2O3. Câu 61. Xà phòng hoá hoàn toàn 17,6 gam CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 19,2. B. 9,6. C. 8,2. D. 16,4. Câu 62. Khối lượng Ag thu được khi cho 18 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng là A. 43,2 gam. B. 21,6 gam. C. 16,2 gam. D. 10,8 gam. Câu 63. Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Al và Mg trong dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít khí H 2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 36,2. B. 22,0. C. 28,4. D. 22,4. Câu 64. Điện phân 400 ml dung dịch CuSO 4 0,5M (điện cực trơ) cho đến khi ở catot thu được 6,4 gam kim loại thì thể tích khí (đktc) thu được ở anot là A. 2,24 lít. B. 0,56 lít. C. 1,12 lít. D. 4,48 lít. Câu 65. Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch có chứa m gam muối và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 18,0. B. 42,2. C. 24,2. D. 21,1. Câu 66. Cho các phát biểu sau: (a) Kim loại sắt có tính nhiễm từ. (b) Al2O3 và Cr2O3 đều là oxit lưỡng tính. (c) Dung dịch K2Cr2O7 có màu da cam. (d) CrO3 là một oxit axit. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 67. Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính oxi hóa. B. Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng. C. Những tính chất vật lí chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong mạng tinh thể gây ra. D. Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử. Câu 68. Cho phản ứng hóa học: NaOH + HCl → NaCl + H 2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng trên? A. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O. B. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O. C. 2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl. D. NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O. Câu 69. Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X trong khí oxi dư, thu được khí N2; 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 18,9 gam H2O. Số công thức cấu tạo của X là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 70. Cho m gam P2O5 tác dụng với 253,5 ml dung dịch NaOH 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được 3m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 2,78. B. 8,52. C. 21,30. D. 7,81. Câu 71. Dung dịch X gồm 0,1 mol K +; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol Cl− và a mol Y2−. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối khan. Ion Y2− và giá trị của m là 2− 2− 2− 2− A. CO3 và 30,1. B. SO4 và 56,5. C. CO3 và 42,1. D. SO4 và 37,3. Lớp 12C1 – Năm học 2018-2019 Trang 2/3 – Đề ôn tập 004
  3. Câu 72. Cho các phát biểu sau: (a) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tầng ozon. (b) Chất làm mềm nước có tính cứng toàn phần là Na2CO3. (c) Để xử lí thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh. (d) Trong khí quyển, nồng độ CO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính. (e) Trong khí quyển, nồng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 73. Amino axit X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M, thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là A. 10,687%. B. 11,966%. C. 10,526%. D. 9,524%. Câu 74. Cho X là hexapeptit Ala–Gly–Ala–Val–Gly–Val và Y là tetrapeptit Gly–Ala–Gly–Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là A. 73,4. B. 83,2. C. 77,6. D. 87,4. Câu 75. Este X có công thức phân tử C 4H8O2. Cho 2,2 gam X vào 20 gam dung dịch NaOH 8%, đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 3 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là A. CH3COOCH2CH3. B. HCOOCH(CH3)2. C. CH3CH2COOCH3. D. HCOOCH2CH2CH3. Câu 76. Tiến hành sản xuất ancol etylic từ xenlulozơ với hiệu suất của toàn bộ quá trình là 70%. Để sản xuất 2 tấn ancol etylic, khối lượng xenlulozơ cần dùng là A. 5,031 tấn. B. 10,062 tấn. C. 3,521 tấn. D. 2,515 tấn. Câu 77. Cho đồ thị biểu diễn sự biến đổi tương ứng giữa kết tủa thu được với số mol OH- như sau: Kết quả của thí nghiệm nào sau đây phù hợp với đồ thị trên? A. Cho từ từ dd Ba(OH)2 đến dư vào dd chứa Al2(SO4)3. B. Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dd chứa AlCl3 và H2SO4. C. Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dd chứa FeCl3 và H2SO4. D. Cho từ từ dd Ba(OH)2 đến dư vào dd chứa Fe2(SO4)3. Câu 78. Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 21,7 gam X, thu được 20,16 lít khí CO2 (đktc) và 18,9 gam H2O. Thực hiện phản ứng este hóa X với hiệu suất 60%, thu được m gam este. Giá trị của m là A. 15,30. B. 12,24. C. 9,18. D. 10,80. Câu 79. Cho m gam Fe vào bình chứa dung dịch gồm H2SO4 và HNO3, thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO. Thêm tiếp dung dịch H 2SO4 dư vào bình thu được 0,448 lít khí NO và dung dịch Y. (Biết trong cả hai trường hợp NO là spk duy nhất, đo ở đktc). Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08 gam Cu (không tạo thành sản phẩm khử của N+5). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 4,06. B. 2,40. C. 3,92. D. 4,20. Câu 80. Hỗn hợp X gồm FeO, Fe 2O3 và Fe3O4. Cho khí CO qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch Ca(OH) 2 dư, thu được 4 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H 2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 1,008 lít khí SO 2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa 18 gam muối. Giá trị của m là A. 6,80. B. 7,12. C. 13,52. D. 5,68. HẾT Lớp 12C1 – Năm học 2018-2019 Trang 3/3 – Đề ôn tập 004