Đề ôn thi giữa học kì I môn Toán Lớp 8

doc 4 trang Đình Phong 06/07/2023 3331
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi giữa học kì I môn Toán Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_thi_giua_hoc_ki_i_mon_toan_lop_8.doc

Nội dung text: Đề ôn thi giữa học kì I môn Toán Lớp 8

  1. ĐỀ ÔN THI GIỮA HỌC KÌ 1 Môn Toán 8 Bài 1. Thực hiện phép tính a. –7x² (3x – 2xy) = b. 3x² (4y – 2x + 1) = c. (2x – 1)² = d. (3x + 2)(x² – x + 1) = = Bài 2. Phân tích đa thức thành nhân tử a. 3x³ – 6x² = b. x² – 2x + 1 = c. x² – 4 = d. x² + 2xy + y² – z² = = e. x³ + 2x²y + xy² = = Bài 3. Tìm x, biết a. x² – 3x = 0 b. x² + 2x + 1 = 0 c. x³ – 2x² + x = 0 Bài 4. Cho tứ giác ABCD có các góc A = 70°, B = 80°, C = 90°. Tính góc D Bài 5. Cho ΔABC vuông tại C (AC < BC), gọi I là trung điểm của AB. Kẻ IE ⊥ BC tại E, kẻ IF ⊥ AC tại F. a. Chứng minh tứ giác CEIF là hình chữ nhật. b. Gọi H là điểm đối xứng của I qua F. Chứng minh rằng tứ giác CHFE là hình bình hành. A a. H F I C E B
  2. b. Bài 6. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức a. A = x² + 2x – 1 b. B = x² – 4x + 5 Bài 7. Có 10 túi đựng tiền hình dạng giống hệt nhau. Trong đó, mỗi túi đựng 10 tờ tiền giống hệt nhau và có một túi đựng tiền giả. Những tờ tiền giả nhẹ hơn một gam so với tờ tiền thật nặng 10 gam. Sử dụng một chiếc cân điện tử có độ chính xác tới hàng gam và với chỉ một lần cân, hãy tìm ra túi đựng tiền giả.
  3. ĐỀ ÔN THI GIỮA HỌC KÌ 1 Môn Toán 8 I. Phần trắc nghiệm Câu 1. Kết quả phép nhân hai đơn thức 3x và 2xy là A. 6xy B. 6x²y C. 6xy² D. 6x²y² Câu 2. Kết quả phép tính 6x²y : (–3x²) là A. –3y B. –2x C. –3x D. –2y Câu 3. Hằng đẳng thức A³ – B³ bằng A. (A + B)(A² – AB + B²) B. (A + B)(A² – B²) C. (A – B)(A² + AB + B²) D. (A – B)(A² + B²) Câu 4. Kết quả phép nhân xy (2 – x + y) là A. 2xy – x²y + xy² B. 2xy – xy² + x²y C. 2xy – x² + y² D. xy – 2x²y + 2xy² Câu 5. Kết quả phép nhân (x + 1)(x² – 1) là A. x³ – x + x² + 1 B. x³ – x + x² – 1 C. x³ + x – x² + 1 D. x³ + x – x² – 1 Câu 6. Phân tích đa thức x²y – 2xy thành nhân tử ta được kết quả là A. xy(x + 2) B. xy(x – 1) C. xy(x – 2) D. xy(x + 1) Câu 7. Phân tích đa thức 4x² – 1 thành nhân tử ta được kết quả là A. (2x + 1)(2x – 1) B. (2x + 2)(2x – 2) C. (2x – 2)(2x + 1) D. (2x + 1)(2x – 2) Câu 8. Kết quả phép chia (x³ – 3x² + 4x) : x là A. x² – 3x + 2 B. x² – 3x – 2 C. x² – 3x – 4 D. x² – 3x + 4 Câu 9. Giá trị của biểu thức x³ + 3x² + 3x + 1 tại x = 99 là A. 1000 B. 10000 C. 100000 D. 1000 000 Câu 10. Tổng bốn góc của một tứ giác là A. 180° B. 360° C. 270° D. 480° Câu 11. Hình thang cân là hình thang A. có hai góc vuông B. có hai cạnh bên bằng nhau C. có hai góc kề một đáy bằng nhau D. có hai cạnh đáy bằng nhau Câu 12. Phân tích đa thức x² – 4x + 4 thành nhân tử thì dùng phương pháp là A. Đặt nhân tử chung B. Nhóm hạng tử C. Dùng hằng đẳng thức D. Phối hợp nhiều phương pháp Câu 13. Một tứ giác có ba góc vuông thì góc thứ tư có số đo là A. 30° B. 120° C. 60° D. 90° Câu 14. Cho hình thang ABCD (AB//CD) có AB = 7cm, CD = 11cm. Khi đó đường trung bình của hình thang là A. 8cm B. 10cm C. 9cm D. 7cm
  4. Câu 15. Trong các hình sau đây hình nào có tâm đối xứng? A. Tam giác B. Hình bình hành C. Hình thang D. Hình thang cân Câu 16. Trong các hình sau, hình nào chỉ có một trục đối xứng? A. Hình vuông B. Đường tròn C. Hình bình hành D. Hình thang cân II. Phần tự luận Câu 1. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử: a. 2x² + 6x = b. x³ + 3x² + x + 3 = = c. x² – y² = Câu 2. Cho tam giác ABC có BC = 4cm, các đường trung tuyến BD và CE cắt nhau tại G. Gọi I, K theo thứ tự là trung điểm của GB, GC. a. Tính độ dài ED b. Chứng minh DE = IK c. Chứng minh tứ giác EDKI là hình bình hành.