Đề ôn thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 10 - Đề số 02 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 10 - Đề số 02 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_on_thi_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_10_de_so_02_co_dap.docx
Nội dung text: Đề ôn thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 10 - Đề số 02 (Có đáp án)
- ĐỀ LUYỆ HSG 10 - 2 Câu 1: Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tự tổng hợp được 112 mạch polinucleotit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là: A. 6 B. 3 D. 4 C. 5 Câu 2: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai? A. Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’ B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn D. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y Câu 3: Hoạt động nào sau đây là yếu tố đảm bảo cho các phân tử ADN mới được tạo ra qua nhân đôi, có cấu trúc giống hệt với phân tử ADN mẹ? A. Sự tổng hợp liên tục xảy ra trên mạch khuôn của ADN có chiều 3'→ 5' B. Sự liên kết giữa các nucleotit của môi trường nội bào với các nucleoti của mạch khuôn theo đúng nguyên tắc bổ sung C. Hai mạch mứi của phân tử ADN được tổng hợp đồng thời và theo chiều ngược với nhau D. Sự nối kết các đoạn mạch ngắn được tổng hợp từ mạch khuôn có chiều 5' → 3' do một loại enzim nối thực hiện Câu 4: Khi nói về quá trình nhân đôi ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ B. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi C. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại D. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN Câu 5: Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi của ADN ở E. coli về: 1. Chiều tổng hợp. 2. Các enzim tham gia. 3. Thành phần tham gia. 4. Số lượng các đơn vị nhân đôi. 5. Nguyên tắc nhân đôi. Phương án đúng là : A. (1) và (2) B. (2), (3) và (4) C. (2) và (4) D. (2), (3) và (5) Câu 6: Mô tả nào dưới đây đúng về quá trình dịch mã? A. Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là AUG liên kết đực với bộ ba khởi đầu trên mARN B. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang một axit quan đặc biệt gắn vào với bộ ba kết thúc trên mARN C. Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit chỉ thực sự bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là UAX liên kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN D. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang bộ ba đối mã đến khớp vào với bộ ba kết thúc trên mARN Câu 7: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã: 1. (ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã). 2. ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’ → 5’. 3. ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’ → 5’. 4. Khi ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, cặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã. Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là: A. (1) → (4) → (3) → (2) B. (1) → (2) → (3) → (4) C. (2) → (1) → (3) → (4) D. (2) → (3) → (1) → (4) Câu 8: Chiều dài của gen D ở sinh vật nhân sơ là 510 nm. Mạch 1 của nó có 400 nucleotit loại A, 500 nucleotit loại T và 400 nucleotit loại G. Phân tử mARN có chiều dài tương ứng vừa được tổng hợp trên mạch 2 của gen D có số nucleotit từng loại là bao nhiêu? A. U=300; G=400; X=200; A=600 B. U=200; G=400; X=200; A=700 C. U=400; G=200; X=400; A=500 D. U=500; G=400; X=200; A=400 Câu 9: Photpholipit có tính lưỡng cực là vì: A. Trong cấu trúc có phần đầu phophat ưa nước, phần đuôi axit béo kị nước B. Trong cấu trúc có phần đầu phophat kị nước, phần đuôi axit béo ưa nước C. Trong cấu trúc có glixerol ưa nước, phần đuôi axit béo kị nước D. Trong cấu trúc có glixerol kị nước, phần đuôi axit béo ưa nước Câu 10: Protein không có chức năng nào sau đây? A. Điều hòa thân nhiệt B. Cấu trúc nên hệ thống màng tế bào C. Tạo nên kênh vận động chuyển các chất qua màng D. Cấu tạo nên một số loại hoocmon Câu 11: Khi nói về cấu trúc của protein, phát biểu nào sau đây là sai? A. Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các axit amin
- B. Mọi phân tử protein đều có cấu trúc không gian 4 bậc C. Cấu trúc không gian được duy trì bằng các liên kết yếu D. Mỗi protein được cấu tạo từ một hoặc nhiều chuỗi polipeptit Câu 12: Loại protein nào sau đây làm nhiệm vụ tiêu diệt các mầm bệnh, bảo vệ cơ thể? A. Preotein vận chuyển B. Protein kháng thể C. Protein enzym D. Protein hoocmon Câu 13: Khi nói về chuỗi polinucleotit, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Nhiều nucleotit liên kết lại với nhau theo một chiều nhất định B. Nhiều axit amin liên kết lại với nhau theo một trình tự nhất định C. Nhiều bazo nito liên kết lại với nhau theo một trình tự nhất định D. Nhiều phân tử axit nucleotit liên kết lại với nhau theo một trình tự nhất định Câu 14: Các nucleic trên một mạch đơn của phần tử ADN liên kết với nhau bằng: A. Liên kết phốtphodieste B. Liên kết hidro C. Liên kết glicozo D. Liên kết peptit Câu 15: Liên kết phôtphodieste là liên kết giữa A. Các axit phôtphoric của các nucleotit trên một mạch đơn của phân tử ADN B. Các nucleotit giữa hai mạch đơn của phân tử ADN C. Đường của nucleotit này với axit phôtphoric của nucleotit kế tiếp trên một mạch đơn của phân tử ADN D. Liên kết giữa hai bazo nito đối diện nhau của phân tử ADN Câu 16: Một gen có tổng số nucleotit loại G với 1 loại nucleotit khác chiếm tỷ lệ 70% tổng số nucleotit của gen. Trên mạch 1 của gen có số nucleotit T= 150 và bằng 1 nửa số nucleotit loại A. Nhận xét nào sau đây đúng về gen nói trên? A. Số nucleotit loại A, T trên mạch 2 của gen lần lượt là: 300, 150 B. Gen có 4050 liên kết hidro C. Số liên kết hóa trị trong các nucleotit của gen là 2998 D. Số nucleotit loại A chiếm 35% tổng số tổng số nucleotit của gen Câu 17: Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, người ta chia vi khuẩn ra thành 2 loại: A. kị khí bắt buộc và hiếu khí B. sống kí sinh và sống tự do C. có và không có thành tế bào D. Gram dương và Gram âm Câu 18: Cho các phát biểu sau: 1.Các vi khuẩn được cấu tạo bằng tế bào nhân sơ 2.Tế bào nhân sơ có cấu trúc nhân chưa hoàn chỉnh 3.Vật chất di truyền của tế bào nhân sơ là các phân tử ADN vòng, trần 4.Tế bào nhân sơ chỉ có bào quan duy nhất là lizoxom 5.Màng nhân của tế bào nhân sơ là loại màng kép Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về tế bào nhân sơ? A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 19: Bằng phương pháp nhân bản vô tính động vật, người ta đã chuyển nhân của tế bào sinh dưỡng ở loài ếch A vào trứng (đã bị mất nhân) của loài ếch B. Nuôi cấy tế bào này trong môi trường đặc biệt thì nó phát triển thành con ếch có phần lớn đặc điểm của loài A. Thí nghiệm này cho phép kết luận: A. Kiểu hình của cơ thể chủ yếu do yếu tố có trong tế bào chất đóng vai trò quyết định B. Kiểu hình của cơ thể chủ yếu do yếu tố có trong nhân tế bào quyết định C. Cả nhân và tế bào chất đều đóng vai trò ngang nhau trong việc quy định kiểu hình D. Kiểu hình của cơ thể phụ thuộc chủ yếu vào môi trường mà ít phụ thuộc kiểu gen Câu 20: Nhân điều khiển mọi họa động trao đổi chất của tế bào bằng cách: A. ra lệnh cho các bộ phận, các bào quan ở trong tế bào hoạt động B. thực hiện tự nhân đôi ADN và nhân đôi NST để tiến hành phân bào C. điều hòa sinh tổng hợp protein, protein sẽ thực hiện các chức năng D. thực hiện phân chia vật chất di truyền một cách đồng đều cho tế bào con Câu 21: Điều nào sau đây là chức năng chính của ti thể? A. Chuyển hóa năng lượng trong các hợp chất hữu cơ thành ATP cung cấp cho tế bào hoạt động B. Tổng hợp các chất để cấu tạo nên tế bào và cơ thể C. Tạo ra nhiều sản phẩm trung gian cung cấp cho quá trình tổng hợp các chất D. Phân hủy các chất độc hại cho tế bào Câu 22: Trong các loại tế bào ở cơ thể người sau đây, loại tế bào nào có chứa nhiều ti thể nhất? A. Tế bào cơ tim B. Tế bào da C. Tế bào xương D. Tế bào hồng cầu Câu 23: Cho các đặc điểm về thành phần và cấu tạo màng sinh chất 1. Lớp kép photpholipit có các phân tử protein xen giữa 2. Liên kết với các phân tử protein và lipit còn có các phân tử cacbohidrat 3. Các phân tử photpholipit và protein thường xuyên chuyển động quanh vị trí nhất định của màng 4. Xen giữa các phân tử photpholipit còn có các phân tử colesteron 5. Xen giữa các phân tử photpholipit là các phân tử glicoprotein Có mấy đặc điểm đúng theo mô hình khảm – động của màng sinh chất?
- A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 24: Khi nói về cholesteron trong màng sinh chất, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Ở mọi tế bào, hàm lượng cholesteron là không đổi B. Cholesteron quy định tính thấm chọn lọc của màng C. Cholesteron được tổng hợp từ lưới nội chất hạt D. Cholesteron làm giảm tính linh động của màng Câu 25: Khi nói về phương thức vận chuyển thụ động, phát biểu nào sau đây là Đúng? A. Không tiêu tốn năng lượng, các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao B. Không tiêu tốn năng lượng, các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp C. Có tiêu tốn năng lượng, các chất di chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao D. Diễn ra đối với tất cả các chất khi có sự chênh lệch nồng độ giữa trong và ngoài màng tế bào Câu 26: Cho các nhận định sau về việc vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận định nào sai? A. CO2 và O2 khuếch tán vào trong tế bào qua lớp kép photpholipit B. Các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào nhờ kênh protein đặc biệt là “aquaporin” C. Các ion Na+, Ca+ vào trong tế bào bằng cách biến dạng của màng sinh chất D. Glucozo khuếch tán vào trong tế bào nhờ kênh protein xuyên màng Câu 27: Khi nói về chuyển hóa vật chất trong tế bào, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong quá trình chuyển hóa vật chất , các chất được di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trong tế bào B. Chuyển hóa vật chất là quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác C. Chuyển hóa vật chất là quá trình quang hợp và hô hấp xảy ra trong tế bào D. Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào Câu 28: Thế năng là năng lượng tiềm ẩn, là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công. Thế năng được tiềm ẩn dưới các dạng nào sau đây? 1. Có ở các liên kết hóa học trong các hợp chất hữu cơ 2. Có ở các phản ứng trong tế bào 3. Có được do sự chênh lệch nồng độ H+ ở trong và ở ngoài màng Có được do sự chênh lệch điện tích ở hai bên màng tế bào A. 1, 2 B. 1, 3, 4 C. 1, 2, 3 D. 2, 3, 4 Câu 29: Trong tế bào, năng lượng ATP được sử dụng vào các việc chính như: 1. Phân hủy các chất hóa học cần thiết cho cơ thể 2. Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào 3. Vận chuyển các chất qua màng 4. Sinh công cơ học Những khẳng định đúng trong các khẳng định trên là A. (1), (2) B. (1), (3) C. (1), (2), (3) D. (2), (3), (4) Câu 30: Enzym không có đặc điểm nào sau đây? A. Hoạt tính xúc tác mạnh B. Tính chuyên hóa cao C. Sử dụng năng lượng ATP D. Thực hiện nhiều phản ứng trung gian Câu 31: Chỉ cần một loại enzym nào đó không hoạt động thì sẽ gây bệnh rối loạn chuyển hóa, nguyên nhân là do sự thiếu vắng của enzym này sẽ làm cho: A. tất cả các quá trình trao đổi chất trong tế bào bị ngưng trệ B. dư thừa nguyên liệu và thiếu sản phẩm của phản ứng C. các phản ứng sinh hóa ở trong tế bào không diễn ra D. tế bào không diễn ra các hoạt động sống và bị chết Câu 32: Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào? A. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng cách tăng nhiệt độ B. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng các chất hoạt hóa hay ức chế C. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng cách giảm nhiệt độ D. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng các chất tham gia phản ứng Câu 33: Những hoạt động nào sau đây xảy ra trong pha tối 1. Giải phóng oxi 2. Biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbohidrat 3. Giải phóng electron từ quang phân li nước 4. Tổng hợp nhiều phân tử ATP 5. Sinh ra nước mới Những phương án trả lời đúng là A. (1), (4) B. (2), (3) C. (3), (5) D. (2), (5) Câu 34: Nói về chu kỳ tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào B. Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình nguyên phân C. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều bằng nhau
- Câu 35: Trường hợp nào sau đây được gọi là giảm phân? A. Tế bào mẹ 2n tạo ra các tế bào con có bộ NST 2n B. Tế bào mẹ 4n tạo ra các tế bào con có bộ NST 2n C. Tế bào mẹ n tạo ra các tế bào con có bộ NST n D. Tế bào vi khuẩn tạo ra các tế bào vi khuẩn Câu 36: Ý nghĩa về mặt di truyền của sự trao đổi chéo NST là A. Làm tăng số lượng NST trong tế bào B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền C. Tạo ra nhiều loại giao tử, góp phần tạo ra sự đa dạng sinh học D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc NST Câu 37: Ruồi giấm 2n= 8. Vào kì sau của giảm phân 1 có 1 cặp NST không phân li. Kết thúc lần giảm phân 1 sẽ tạo ra: A. hai tế bào con, mỗi tế bào đều có 4 NST đơn B. hai tế bào con, mỗi tế bào đều có 4 NST kép C. một tế bào có 3 NST kép, một tế bào có 5 NST kép D. một tế bào có 2 NST đơn, một tế bào có 5 NST đơn Câu 38: Phát biểu nào sau đây phản ánh đúng bản chất của môi trường bán tổng hợp? A. Môi trường chứa các chất tự nhiên như: Cao thịt, nấm men, cơm, vói số lượng và thành phần không xác thịt B. Môi trường chứa các chất đã biết rõ số lượng và thành phần C. Môi trường chứa một số chất tự nhiên với số lượng và thành phần không xác định và một số hợp chất khác với số lượng thành phần xác định D. Môi trường chứa một số chất tự nhiên với số lượng và thành phần không xác định và thạch Câu 39: Động vật nguyên sinh có kiểu dinh dưỡng nào sau đây? A. Hóa tự dưỡng B. Quang tự dưỡng C. Hóa dị dưỡng D. Quang dị dưỡng Câu 40: Virut gây hại cho cơ thể vật chủ vì những nguyên nhân nào sau đây? 1. Virut không có cấu trúc tế bào như tế bào vật chủ 2. Virut sử dụng nguyên liệu và năng lượng của tế bào vật chủ 3. Virut phá hủy tế bào vật chủ khi chúng giải phóng ra ngoài A. 1, 2, 3 B. 1, 3 C. 2, 3 D. 1, 2 II. Tự luận Câu 1(2 điểm). Cho các chất sau đây: nước, etanol, metan, clorofoc, clorua natri. - Các chất trên được vận chuyển qua màng theo hình thức nào? Giải thích? - Nêu đặc điểm của cơ chế vận chuyển các chất trên. - Sự vận chuyển các chất qua màng phụ thuộc vào các yếu tố nào? Câu 2: (2 điểm) a. Trong giảm phân nếu hai NST trong một cặp NST tương đồng không tiếp hợp và tạo thành các thể vắt chéo ( trao đổi chéo ) với nhau ở kỳ đầu của giảm phân I thì sự phân ly của các NST về các tế bào con sẽ như thế nào ? b. Trong vùng sinh sản của 1 cơ thể động vật có 4 tế bào sinh dục sơ khai gọi là A, B, C, D. Trong cùng 1 thời gian cả 4 tế bào này trải qua sinh sản liên tục để tạo ra các tế bào sinh dục sơ khai khác đã đòi hỏi môi trường cung cấp 2652 NST đơn. Các tế bào sinh dục sơ khai này vào vùng chín hình thành các tế bào sinh giao tử. Trong quá trình tạo giao tử lại đòi hỏi môi trường cung cấp 2964 NST đơn. Các giao tử tạo ra có 12,5% tham gia thụ tinh tạo được 19 hợp tử. Xác định tên và giới tính của động vật này. Câu 3: (2 điểm). a, (0,5 điểm) Một chủng vi khuẩn kỵ khí được phân lập từ đất. Người ta tiến hành nuôi cấy chủng vi khuẩn này trong 4 môi trường nước thịt khác nhau: - Môi trường 1: nước thịt có peptone - Môi trường 2: nước thịt có amoniac - Môi trường 3: nước thịt có nitrate - Môi trường 4: nước thịt có nitrite Sau 7 ngày nuôi cấy, người ta thấy chủng vi khuẩn này chỉ mọc được trên môi trường 4 và kết quả phân - tích hóa sinh cũng cho thấy ở môi trường 2 có xuất hiện NO3 . Chủng vi khuẩn này có hình thức dinh dưỡng gì? Chúng đóng vai trò như thế nào trong chu trình Nitơ? Hãy cho ví dụ 1 đối tượng có thể là chủng vi khuẩn được dùng làm thí nghiệm. Câu 4. (2 điểm) a. Trình bày quá trình nhân lên của virut cúm trong tế bào vật chủ? b. Tại sao khi bị cúm bác sĩ lại cho bệnh nhân uống thuốc kháng sinh?
- Hướng dẫn chấm tự luận: Câu 1(2 điểm). Cho các chất sau đây: nước, etanol, metan, clorofoc, clorua natri. - Các chất trên được vận chuyển qua màng theo hình thức nào? Giải thích? -nước: vận chuyển qua màng tế bào theo hình thức khuếch tán qua kênh aquapuarin từ nơi có mật độ phân tử cao(nhược trương) sang nơi có mật độ phân tử thấp(ưu trương) - etanol: không phân cực nên khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit - metan:không phân cực nên khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit, - clorofooc: Là hợp chất khôngphân cực nên khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit, - natriclorua là chất phân cự nên vận chuyển qua màng qua kênh protein có thể thụ động hoặc chủ động tùy vào sự chênh lệch nồng độ - Nêu đặc điểm của cơ chế vận chuyển các chất trên. + Vận chuyển thụ động - Là phương thức vận chuyển các chất qua màn từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. - Phải có sự chênh lệch nồng độ, không tiêu tốn năng lượng. - Vận chuyển có chọn lọc cần có kênh prôtêin đặc hiệu. - Kích thước chất vận chuvển phải nhỏ hơn đường kính lỗ màng. + Vận chuyển chủ động - Là phương thức vận chuyển qua màng từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. - Phải sử dụng năng lượng (ATP). - Phải có prôtêin vận chuyển đặc hiệu. - Sự vận chuyển các chất qua màng phụ thuộc vào các yếu tố nào? + Sự chênh lệch về nồng độ bên trong và bên ngoài màng tế bào. + Đặc điểm lí hóa của chất được vận chuyển như kích thước, phân cự hay không phân cực . Câu 2: (2 điểm) a. Nếu tiếp hợp không xuất hiện và các thể vắt chéo không hình thành giữa hai NST trong cặp NST tương đồng thì sẽ có hiện tượng sắp xếp sai ( không thành hai hàng ) trên mặt phẳng phân bào ,dẫn đến sự phân ly ngẫu nhiên về các tế bào con trong giảm phân + Kết quả là các giao tử hình thành mang số lượng NST bất thường . b. - Gọi x là số NST của mỗi tế bào sinh dục sơ khai -> tổng số NST của 4 tế bào A, B, C, D là 4x. Khi 4 tế bào này sinh sản đã đòi hỏi môi trường cung cấp 2652 NST. Vậy : Tổng số NST ở các tế bào sinh giao tử là : 4x + 2652 = 2964 -> x = 78. -> 2n = 78 NST -> đó là loài gà. - Tỉ lệ thụ tinh là 12,5% nên tổng số giao tử được tạo ra do giảm phân là : 19.100/12,5 = 152 giao tử. - Tổng số tế bào sinh giao tử là: 2964/78 = 38 tế bào - Số giao tử được tao ra từ 1 tế bào là: 152: 38 = 4 giao tử -> con gà mang 4 tế bào A, B, C, D là gà trống. Câu 3. (2 điểm) - Hình thức dinh dưỡng: hóa dị dưỡng. - Vai trò trong chu trình Nitơ: + Tham gia quá trình nitrat hóa giai đoạn 2, là giai đoạn oxy hóa nitrit thành nitrat. + Việc biến đổi nitrit thành nitrat làm giảm sự tích tụ của nitrit (là một chất gây ngộ độc cho thực vật) ở trong đất. - Ví dụ: vi khuẩn nitrobacter (hoặc nitrococcus) Câu 4: (2 điểm) a.Quá trình nhân lên của virus cúm trong tế bào vật chủ: - Hấp phụ: gai H gắn với thụ thể của tế bào chủ là axit sialic còn gọi là axit neuraminic . - Xâm nhâp: nhập bào tạo endosome rồi dung hợp với lizoxom. Enzim của lizoxom phân giải vỏ capsit giải phóng gennom virut - Tổng hợp các thành phần và lắp ráp: + Tiến hành sao chép, phiên mã trong nhân vì chúng cần cắt một đoạn mARN của tế bào chủ làm mồi + Virus tổng hợp ARN (+) trên khuôn ARN (-) nhờ ARN polimeraza phụ thuộc ARN do virus mang theo. + Sợi ARN (+) lai làm khuôn để tổng hợp cá sợi ARN (-) mới . Một số ARN (-) được dùng làm gennom để lắp ráp, số khác dùng làm khuôn để tổng hợp mARN + mARN ra khỏi nhân tổng hợp protein : Gồm proten sớm vào nhân để tổng hợp thêm ARN (-) và protein muộn ( protein cấu trúc) để lắp ráp nucleocapsit trong nhân. Proten cấu trúc khác (protein H và N)
- được bao bởi màng Gongi đưa ra cắm cào màng sinh chất - Giải phóng: Virus ra khỏi tế bào theo lối nảy chồi . b. Khi bị cúm: vi rút cúm gây ra các tổn thương trong các mô, hệ miễn dịch tập trung diệt virut nên các vi khuẩn gây bệnh cơ hội xâm nhập và gây bệnh. Uống thuốc kháng sinh giúp diệt các vi khuẩn gây bệnh cơ hội. .