Đề thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi tỉnh môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2008-2009 (Có đáp án)

doc 2 trang thaodu 3260
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi tỉnh môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2008-2009 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_doi_tuyen_du_thi_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_hoa_hoc.doc

Nội dung text: Đề thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi tỉnh môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2008-2009 (Có đáp án)

  1. Đề thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi tỉnh môn: Hoá học, Năm học 2008 - 2009 Thời gian: 150 phút Câu 1:(2 điểm) Trình bày phương pháp hoá học nhận biết các chất đựng riêng biệt trong các trường hợp sau a) Bốn chất bột : Na2CO3, BaCO3, Na2SO4, BaSO4 nếu chỉ dùng dung dịch HCl b) Hai chất khí : CH4 và C2H6 . c) Hai chất rắn: Fe2O3 và Fe3O4 nếu chỉ dùng một hoá chất d) Năm dung dịch: NaHSO4, KHCO3, Mg(HCO3)2, Na2SO3, Ba(HCO3)2 chỉ được dùng cách đun nóng Câu2:(2 điểm) a) Hãy nêu phương pháp thực nghiệm để xác định nồng độ mol của mỗi chất trong dung dịch hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3. b) Tại sao trong bình cứu hoả người ta dùng dung dịch NaHCO3 mà không dùng NaHCO3 rắn hoặc Na2CO3 ? c) Trình bày sự khác nhau về thành phần khối lượng và tính chất giữa hợp chất hoá học và hỗn hợp. Lấy ví dụ minh hoạ. d) Cho hỗn hợp A gồm Al; Fe2O3; Cu có số mol bằng nhau vào dung dịch HCl dư.Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu3: :(2 điểm) a) Tiến hành hai thí nghiệm sau: - Thí nghiệm1: Cho a gam bột sắt (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M. - Thí nghiệm2: Cho a gam bột sắt (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1 M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Thiết lập mối quan hệ giữa V1 và V2 b) Cho một lượng bột kẽm vào dung dịch X gồm FeCl2 và CuCl2. Khối lượng chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột kẽm ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan. Tính tổng khối lượng các muối trong X. c) Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích hỗn hợp khí gồm C2H2 và hyđrocacbon X sinh ra 2 thể tích khí CO2 và 2 thể tích hơi nước (các thể tích khí và hơi đo cùng điều kiện). Xác định công thức phân tử của X. Câu4: (2 điểm) Một hỗn hợp X gồm một kim loại M (có hai hoá trị 2 và 3) và MxOy.Khối lượng của X là 80,8 gam. Hoà tan hết X bởi dung dịch HCl thu được 4,48 lít H2 (đktc), còn nếu hoà tan hết X bởi dung dịch HNO3 thu được 6,72 lít NO (đktc). Biết rằng trong X có một chất có số mol gấp 1,5 lần số mol chất kia. Xác định M và MxOy Câu5: :(2 điểm) Hoà tan hoàn toàn a mol kim loại M bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thấy tiêu tốn hết a mol H2SO4 thu được 1,56 gam muối A và khí A1. Lượng khí A1 được hấp thụ hoàn toàn bởi 45 ml dung dịch NaOH 0,2M tạo thành 0,608 gam muối. Lượng muối A thu được ở trên cho hoà tan hoàn toàn vào nước, sau đó cho thêm 0,387 gam hỗn hợp B gồm Zn và Cu, sau khi phản ứng xong tách được 1,144 gam chất rắn C. a) Tính khối lượng kim loại M ban đầu. b) Tính khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp B và trong chất rắn C Hết
  2. Đáp án – Biểu điểm Câu 1: 2 điểm (mỗi y đúng 0,5 điểm) Câu 2: 2 điểm (mỗi y đúng 0,5 điểm) Câu 3: 2 điểm a, V1 = V2 (0,75 điểm) b, m = 13,1 gam (0,5 điểm) c, Công thức C2H6 (0,75 điểm) Câu 4: 2 điểm Trường hợp 1: nMxOy = 1,5 nM (1 điểm) M: Fe, MxOy: Fe3O4 Trường hợp 2: nM = 1,5 nMxOy: Loại (1 điểm) Câu 5: 2 điểm a, (M là Ag) mM = 1,08 gam (0,5 điểm) Trường hợp 1: Zn phản ứng hết b, Trong B: Khối lượng Zn: 0,195 gam Khối lượng Cu: 0,192 gam (0,5 điểm) Trong C: Khối lượng Ag: 1,08 gam Khối lượng Cu: 0,064 gam (0,5 điểm) Trường hợp 2: Zn phản ứng chưa hết: Loại (0,5 điểm)