Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2012-2013

doc 4 trang Hoài Anh 17/05/2022 3730
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_giao_duc_cong_dan_lo.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2012-2013

  1. SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC KÌ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN PGD&ĐT HUYỆN BÙ GIA MẬP NĂM HỌC 2012 - 2013 Đề thi môn: GDCD Thời gian làm bài: 150 Phút ( không kể thời gian phát đề) Họ và tên thí Sinh: Số báo danh: Phòng thi: ĐỀ BÀI Câu 1: ( 4,0 điểm ) Hãy trình bày những hiểu biết của em về pháp luật, kỷ luật? Theo em bản nội quy nhà trường có phải là pháp luật không? Vì sao? Tính kỹ luật của học sinh được biểu hiện như thế nào trong học tập, sinh hoạt ở nhà trường và ngoài cộng đồng? Câu 2: ( 4,0 điểm ) Bài tập tình huống: trong tiết giáo dục công dân lớp 6: An và Khoa tranh luận với nhau về quyền học tập. An nói “ Học tập là quyền của mình, thì mình học cũng được mà không học cũng được chẵng sao, không ai được bắt mình phải hoc ”. a. Nếu em là Khoa em sẽ giải thích với An như thế nào? b. Về học tập luật pháp nước ta quy định như thế nào? c. Là học sinh em xác định mục đích học tập như thế nào? Câu 3: ( 4,0 điểm ) Trong bức thư của đồng chí Nông Đức Mạnh gửi thanh niên, đăng trên báo Nhân dân ngày 26/03/2003, với tiêu đề “ Công nghiệp hóa , hiện đại hóa chính là sự nghiệp của thanh niên”, có đoạn viết: “ Đó chính là trách nhiệm vẽ vang, cũng là thời cơ to lớn để các cháu, trước hết là thế hệ tri thức trẻ đua tài cống hiến cho sự phát triển thịnh vượng và bền vững của dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân ” a. Theo em tại sao nói công nghiệp hóa, hiện đại hóa là trách nhiệm vẽ vang và là thời cơ to lớn đối với thanh niên? b. Em hãy nêu trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? Nhiệm vụ của người thanh niên - học sinh là gì? Câu 4: ( 4,0 điểm ) Thế nào là hợp tác cùng phát triển? Hãy nêu một số ví dụ về sự hợp tác quốc tế? Hợp tác quốc tế sẽ đem lại lợi ích gì cho nhân loại, cho Việt Nam và cho bản thân em? Câu 5: (4,0 điểm ) Bác Hồ đã từng nói: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.” Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm nổi bật truyền thống trên. Giám thị không giải thích vì thêm
  2. SGD&ĐT BÌNH PHƯỚC PGD&ĐT HUYỆN BÙ GIA MẬP HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG HUYỆN MÔN GDCD NĂM HỌC 2012-213 Câu Hướng dẫn chấm Điểm Câu 1 Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau 4,0 điểm Khái - Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, 0,5 đ niệm do nhà nước xây dựng, ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền PL - KL lực của nhà nước. - Pháp luật bao gồm các quy định về: những việc được làm; những 0,5 đ việc phải làm; những việc không được làm. - Kỷ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng ( tập thể) về 0,5 đ những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người. So sánh - Pháp luật có tính bắt buộc chung ở phạm vi rộng, thống nhất trong 0,5 đ PL - KL cả nước, không phân biệt dân tộc, tôn giáo - Kỷ luật là những quy định, quy ước ở phạm vi hẹp trong một tập thể 0.5 đ , một cơ quan Nhưng không được trái quy định của pháp luật. - Những quy định của pháp luật và kỷ luật giúp cho mọi người có một 0,5 đ chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động Hiểu biết - Bản nội quy trường không phải là pháp luật mà là kỷ luật vì bản nội 0,5 đ học sinh quy đó không do nhà nước ban hành. - Trong học tập: tự giác, thực hiện nghiêm nội quy của nhà trường, 0,25 đ - Trong sinh hoạt hằng ngày ở ngoài cộng đồng: biết giúp đỡ bố mẹ, 0,25 đ có trách nhiệm với công việc chung, có lối sống lành mạnh Câu 2 Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau 4,0 điểm a/ Giải thích được nhũng ý cơ bản sau: - Việc học tập đối với mọi người là vô cùng quan trọng. Có học tập, 1,0 đ chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. - Học tập là quyền nhưng cũng là nghĩa vụ bắt buộc đối với trẻ em 0,5 đ trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi. b/ Về học tập luật pháp nước ta quy định: - Quyền được học tập: mọi công dân có thể học không hạn chế, từ bậc 0,5 đ giáo dục tiểu học đến trung học, đại học và sau đại học; có thể học bất kì ngành nghề nào thích hợp với bản thân; tùy điều kiện cụ thể , có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời. - Nghĩa vụ học tập: trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi có nghĩa vụ 0,5 đ phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình. c/ Mục đích học tập của học sinh:
  3. - Học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người 0,5 đ công dân tốt có ích cho gia đình và xã hội. - trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập 1,0 đ nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Câu 3 Học sinh có thể trình bày nhiều cách nhưng cơ bản nêu được các ý 4,0 điểm sau: a/ là trách nhiệm vẽ vang và là thời cơ to lớn đối với thanh niên? - Vì thanh niên là lực lượng nồng cốt khơi dậy hào khí Việt Nam, là 0,5 đ lực lượng xung kích góp phần to lớn vào mục tiếu phấn đấu của toàn dân tộc. - Thanh niên là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ nắm giữ 0,5 đ vận mệnh của dân tộc, là thế hệ sẽ đưa đất nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu. - Thanh niên, học sinh là thế hệ được sống trong hòa bình, được đào 0,5 đ tạo và phất triển một cách toàn diện, được tiếp cận nhanh chóng với những thành tựu khoa học kĩ thuật – đó chính là thời cơ để tu dưỡng đạo đức và tích lũy kiến thức nhằm tạo dựng cuộc sống bản thân và xây dựng đất nước. - Đảng, nhà nước và toàn xã hội luôn giành sự quan tâm và đầu tư cho 0,5 đ thế hệ trẻ, trong đó xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu – đó cũng chính là thời cơ. - Đất nước đang bước vào thời kì mở cửa, hội nhập một cách sâu rộng 0,5 đ với thế giới – đó là thời cơ để thế hệ trẻ đua tài cống hiến cho đất nước trên tất cả các lĩnh vực. b/ Trách nhiệm của thanh niên và nhiệm vụ của học sinh: - Ra sức học tập văn hóa, khoa học kỉ thuật, rèn luyện các kĩ năng 0,5 đ nghề nghiệp. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội, tham lao động Tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị có lối sống lành mạnh. - Xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, dân 0,5 đ giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. - Học sinh: ra sức học tập văn hóa, xác định lý tưởng đúng đắn, rèn 0,5 đ luyện toàn diện thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh lớp 9. Câu 4 Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau 4,0 điểm -Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ 0,5 đ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên. - Lấy được ví dụ về sự hợp tác như: Nước ta hợp tác với Liên bang 0,5 đ Nga trong khai thác dầu khí, hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, Đối với - Để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc mang tính toàn 0,5 đ
  4. nhân loại cầu: hạn chế bùng nổ dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo, bảo vệ môi trường. - Để đạt được mục tiêu hòa bình cho nhân loại. Giúp đỡ tạo điều 0,5 đ kiện cho các nước nghèo phát triển. Đối với - Thu hút được vốn đầu tư, giải quyết việt làm 0,5 đ Việt Nam - Học hỏi được kinh nghiệm, tiếp thu được những thành tựu khoa 0,5 đ học – công nghệ kỹ thuật. - Nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. 0,5 đ Đối với - Hiểu biết rộng hơn, tiếp cận với sự tiến bộ, trình độ khoa học kỹ 0,25 đ bản thân thuật và văn minh của các nước. - Có cơ hội giao lưu với bạn bè các nước, đời sống vật chất, tinh 0,25 đ thần của bản thân và gia đình được nâng cao. Câu 5 Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau 4,0 điểm Khẳng - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần được 0,5 đ định hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này qua các thế hệ khác. - Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào như : 0,5 đ Hiếu học, đoàn kết, tôn sư trọng đao, yêu nước vv - Truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam đó là truyền thống yêu 0,5 nước đã được thực tiễn lịch sử chứng minh Truyền - Trước đây trong công việc xây dựng và bảo vệ 0,5 đ thống thể - Hiện nay trong công việc xây dựng và phát trển đất nước,phòng 0,5 đ hiện chống thiên tai, Ý nghĩa - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc vô cùng quý giá ,góp phần tích cực 0,5 đ vào quá trình phát triển của dân tộc và của mỗi cá nhân. - Góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Việt 0,5 đ Nam. Liên hệ - Thể hiện lòng tự hào,giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của 0,5 đ bản thân dân tộc.Lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống của dân tộc. * Lưu ý: tùy theo cách hành văn của mỗi học sinh nhưng các em vẫn nêu hoặc trình bày được các ý cơ bản theo yêu cầu hướng dẫn chấm; giám khảo vẫn cho trọn điểm.