Đề thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2020-2021

doc 12 trang Hoài Anh 17/05/2022 5330
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_thanh_pho_mon_dia_li_lop_9_nam.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2020-2021

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ LÀO CAI NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Địa lí - Lớp 9 Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: (Đề thi gồm có: 02 trang, 08 câu) PHẦN I: KIẾN THỨC (13,0 ĐIỂM) Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất với những nội dung sau: a, Chỉ ra những địa điểm quanh năm lúc nào cũng có những ngày đêm dài ngắn như nhau. b, Chỉ ra thời gian và địa điểm trong 1 năm có 1 ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ. c, Thời gian và địa điểm có ngày hoặc đêm dài suốt 6 tháng trong 1 năm. d, Giải thích các hiện tượng trên. Câu 2 (3,5 điểm). Địa hình vùng núi nước ta chia làm 4 vùng. Bằng kiến thức đã học, em hãy: a. So sánh sự khác nhau giữa 4 vùng núi chính ở nước ta. b. Địa hình đồi núi có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta? Câu 3 (2,0 điểm). Gia tăng dân số nhanh ở nước ta để lại những hậu quả gì? Nêu đề xuất của em về phương hướng giải quyết việc làm, nhằm sử dụng hợp lí nguồn lao động nước ta. Câu 4 (2,0 điểm). Trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta thì nhân tố nào được coi là yếu tố quyết định để tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp hiện nay? Hãy phân tích ảnh hưởng của nhân tố đó. Câu 5 (3,5 điểm). a. Trình bày các ưu thế về tự nhiên để phát triển các thế mạnh kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. b. Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì để sản xuất lương thực? PHẦN II: KĨ NĂNG (7,0 ĐIỂM) Câu 6 (2,5 điểm). Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4-5, em hãy: a. Viết tọa độ địa lí điểm cực Bắc và điểm cực Nam nước ta. b. Hãy tính khoảng cách thực (theo đường chim bay) từ thủ đô Hà Nội (Việt Nam) đến thủ đô Manila (Phi-lip-pin) là bao nhiêu km. Câu 7 (1,0 điểm). Cho bảng số liệu dưới đây: Địa điểm Lạng Sơn Hà Nội Huế Đà Nẵng TP. Hồ Chí Minh Nhiệt độ trung bình 21,2 23,9 25,2 25,7 27,6 năm (0C) Dựa vào bảng số liệu trên và kiến thức đã học hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam ở nước ta? 1
  2. Câu 8 (3,5 điểm). Cho bảng số liệu dưới đây: Năm 1982 1984 1986 1988 1990 1992 1994 1996 1999 Số dân 56,2 58,6 61,2 63,2 66,2 69,4 72,5 75,3 76,3 (triệu người) Sản lượng lúa 14,4 15,6 16,0 17,0 19,2 21,6 23,5 26,4 31,4 (triệu tấn) 1. Trên cùng một biểu đồ, hãy vẽ các đường biểu diễn số dân và sản lượng lúa ở nước ta từ năm 1982 đến năm 1999. 2. Nhận xét mối quan hệ giữa tăng dân số và tăng sản lượng lúa trong thời gian nói trên. Hết Lưu ý: - Thí sinh không được ghi bất kỳ thông tin cá nhân nào vào đề thi. - Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam và máy tính cầm tay. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 2
  3. UBND THÀNH PHỐ LÀO CAI KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 PHÒNG GD&ĐT TP LÀO CAI CẤP THÀNH PHỐ Năm học: 2020 - 2021 Đề thi: Môn Địa lý HƯỚNG DẪN CHẤM CHÍNH THỨC (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) A. Hướng dẫn chấm: - Bài thi chấm theo thang điểm 20. Điểm của bài thi là tổng các điểm thành phần, không làm tròn số, điểm thành phần nhỏ nhất là 0,25. - Học sinh làm cách khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa. B. Biểu điểm: Câu Nội dung kiến thức Điểm Câu 1 a, Vào ngày 22/6 và 22/12, ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất 0,25 ở chí tuyến Bắc và Nam. Các địa điểm nằm trên đường Xích đạo quanh năm (2,0 đ) lúc nào cũng có những ngày đêm dài ngắn như nhau. b, Các địa điểm ở vòng cực: - Ngày 22/6: vòng cực Bắc ngày dài suốt 24 giờ còn vòng cực Nam đêm dài 0,25 suốt 24 giờ. - Ngày 22/12: vòng cực Nam ngày dài suốt 24 giờ còn vòng cực Bắc đêm 0,25 dài suốt 24 giờ. c, Các địa điểm ở địa cực: - Ngày 22/6: ở địa cực Bắc ngày dài suốt 6 tháng, địa cực Nam đêm dài 0,25 suốt 6 tháng. - Ngày 22/12: ở địa cực Nam ngày dài suốt 6 tháng, địa cực Bắc đêm dài 0,25 suốt 6 tháng. d, Giải thích: Có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất, vì: - Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất lúc nào cũng chỉ chiếu 0,25 sáng được 1 nửa. - Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động quanh Mặt Trời nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu 0,25 Nam về phía Mặt Trời. - Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa 0,25 điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ. Câu 2 Khu vực Vị trí giới hạn Đặc điểm địa hình a. Vùng núi Nằm ở tả ngạn - Là vùng đồi núi thấp, nổi bật với các dãy núi (3,5 đ) Đông Bắc Sông Hồng hình cánh cung. 0,5 - Địa hình cac xtơ khá phổ biến, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và hùng vĩ. b. Vùng núi Nằm ở giữ Là những dải núi cao, đồ sộ nhất nước ta, những 0,5 Tây Bắc Sông Hồng và sơn nguyên đá vôi hiểm trở, kéo dài theo hướng sông Cả TB- ĐN. c. Vùng núi Từ phía nam Là vùng núi thấp, có 2 sườn không đối xứng: 3
  4. Trường Sơn sông Cả -> dãy sườn đông dốc, sườ tây thoải và nhiều nhánh 0,5 Bắc núi Bạch Mã núi đâm ra biển. d. Vùng núi Từ dãy BMã Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ, lớp đất và CN -> CN Di Linh đỏ ba zan phủ trên các cao nguyên rộng lớn. 0, 5 Trường Sơn Nam b. Địa hình đồi núi có ảnh hưởng đến khí hậu nước ta. Cụ thể là: - Địa hình đồi núi nước ta chủ yếu là đồi núi thấp nên tính chất nhiệt đới được bảo 0,5 toàn trên phần lớn lãnh thổ (85% núi ở nước ta là núi thấp dưới 1000 m). - Các dãy núi đâm ngang ra biển (chạy theo hướng tây – đông) ngăn cản bớt ảnh 0,5 hưởng của gió mùa Đông Bắc làm cho khí hậu có sự phân hoá theo chiều Bắc – Nam (phía bắc đèo Hải Vân, nhất là ở phía bắc đèo Ngang có mùa đông lạnh và ít mưa hơn, nhưng phía nam đèo Hải Vân có khí hậu nóng quanh năm). - Dãy Trường Sơn làm cho khu vực từ đèo Ngang đến Mũi Dinh có mùa mưa lệch 0,25 hẳn về thu đông. - Trên các cao nguyên và núi cao có khí hậu cận nhiệt và ôn đới (như Sa Pa, Đà 0,25 Lạt, Bạch Mã, Hoàng Liên Sơn, Mẫu Sơn ) Câu 3 * Những hậu quả của dân số nhanh: - Kinh tế: (2,0 đ) + Tốc độ tăng trưởng chưa phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế. Khó giải 0,25 quyết công ăn việc làm vì nguồn lao động nước ta tăng nhanh trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển. + Ảnh hưởng đến tích lũy và tiêu dùng, tạo mâu thuẫn giữa cung và cầu. 0,25 Chuyển dich cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ diễn ra chậm. 0,25 - Sức ép chất lượng cuộc sống: Chất lượng cuộc sống người dân chậm nâng cao; GDP/đầu người thấp; Sức ép các vấn đề phát triển y tế, văn hóa giáo dục ; Thiếu việc làm, thất nghiệp lớn. - Sức ép tới tài nguyên môi trường: Tài nguyên suy giảm do khai thác quá 0,25 mức; Ô nhiễm môi trường. * Phương hướng giải quyết việc làm, nhằm sử dụng hợp lí nguồn lao động nước ta. - Phân bố lại nguồn lao động và dân cư giữa các vùng; Thực hiện chính sách 0,5 dân số. Đa dạng các loại hình đạo tạo ở nông thôn; Phát triển công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị. - Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm; Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu 0,5 tư, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu; Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Câu 4 - Nhân tố quyết định là nhân tố KT-XH, cụ thể là: * Dân cư và LĐ ở nông thôn 0,5 (2,0 đ) - Số dân ở nông thôn đông chiếm 66,9% năm 2014 và lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đông 46,3% LĐ làm việc trong nông nghiệp. - Người nông dân giàu kinh nghiệm SX nông nghiệp, đặc biệt là thâm canh lúa nước. * Cơ sở vật chất – kĩ thuật: 0,5 - Các CSVC kĩ thuật phục vụ trồng trọt, chăn nuôi ngày càng được hoàn 4
  5. thiện. - Công nghiệp chế biến nông sản được phát triển và phân bố rộng khắp đã góp phần làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông nghiệp, nâng cao hiệu quả SX, ổn định và phát triển các vùng chuyên canh. *Chính sách phát triển nông nghiệp 0,5 - Những chính sách của Đảng và nhà nước là cơ sở để động viên nông dân vươn lên làm giàu, thúc đẩy phát triển nông nghiệp. - Một số chính sách cụ thể là¨phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu. *Thị trường trong và ngoài nước 0,5 - Thị trường được mở rộng thúc đẩy sự đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. -Sức mua của thị trường trong nước hạn chế nên việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nhiều vùng còn khó khăn. - Biến động của thị trường xuất khẩu nhiều khi ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của 1 số cây trồng quan trọng như cà phê, cao su, rau quả a. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đã phát triển các thế mạnh sau: 0,5 Câu 5 * Thế mạnh về khai thác khoáng sản và thủy điện: (3,5 đ) - Là vùng giàu khoáng sản nhất nước ta; nhiều loại và có trữ lượng lớn như than (Quảng Ninh) sắt (Thái Nguyên), thiếc (Cao Bằng), apatit (Lào Cai) -> Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản. - Vùng có nhiều sông ngòi, lắm thác ghềnh tiềm năng thủy điện lớn ->Thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, 0,5 * Thế mạnh về trồng rừng, cây công nghiệp, cây dược liệu và rau quả cận nhiệt và ôn đới: - Dựa vào ưu thế về địa hình, đất đai rộng lớn, khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh vùng đã phát triển các loại cây như sau: + Cây công nghiệp: Là vùng trồng chè lớn nhất nước ta (Thái Nguyên, Phú Thọ ). + Cây dược liệu và cây ăn quả: Thảo quả, tam thất, sâm quy, hồi; đào, lê, táo, mận 0,5 *Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn: - Vùng có các cao nguyên rộng, có nhiều đồng cỏ tự nhiên nên ngành chăn nuôi gia súc phát triển khá mạnh: + Đàn trâu bò: chiếm 57,3% đàn trâu bò cả nước. + Đàn lợn: chiếm 22% tổng số đàn lợn cả nước. * Thế mạnh về khai thác thủy sản và du lịch: - Vùng khai thác và nuôi trồng thủy sản ở các ao, hồ, sông, suối và vùng 0,5 biển rộng lớn ở phía đông nam. - Vùng có nhiều danh lam, thắng cảnh để phát triển du lịch: Du lịch vịnh Hạ Long, du lịch sinh thái Sa Pa, hồ Ba Bể b. Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì để sản xuất lương thực là: 5
  6. * Thuận lợi về ĐK tự nhiên như: - Diện tích đất đai được sử dụng vào hoạt động nông nghiệp lớn (là đồng bằng châu thổ lớn thứ 2 của cả nước). Đất phù sa màu mỡ được hệ thống 0,25 sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp; - Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm rất thích hợp cho việc sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Nguồn nước phong phú, đảm bảo việc tưới tiêu. 0,25 * Thuận lợi về ĐK dân cư như: - Dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn; 0,25 người dân trong vùng đã có nhiều kinh nghiệm truyền thống trong trồng lúa với trình độ thâm canh cao. - Cơ sở hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước. Công nghiệp chế biến 0,25 lương thực thực phẩm phát triển. Ngoài ra, các chính sách mới của Nhà nước (giao đất, khoán sản xuất, trợ cấp vốn, kĩ thuật) cũng góp phần khuyến khích nông dân hăng hái sản xuất. *Khó khăn: 0,25 - Thời tiết diễn biến thất thường, hiện tượng thừa nước về mùa mưa và thiếu nước về mùa khô, gây úng lụt, hạn hán. 0,25 - Dân số đông, nên diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp. a. Tọa độ địa lý: - Điểm cực Bắc 105020’Đ 0,25 Câu 6 230 23’B (2,5 đ) 1040 40’Đ - Điểm cực Nam 8034’B 0,25 2,0 b. Ta biết tỉ lệ bản đồ Việt Nam trong Đông Nam Á (Atlát – Trang 4 ) là 1: 50 000 000 Khoảng cách (theo đường chim bay) từ thủ đô Hà Nội (Việt Nam) đến thủ đô Manila (Phi-lip-pin) trên bản đồ đo được là: 3,5 cm. Vậy khoảng cách thực (theo đường chim bay) từ thủ đô Hà Nội (Việt Nam) đến thủ đô Manila (Phi-lip-pin) là: 3,5 x 50 000 000 = 175 000 000 cm Đổi 175 000 000 cm = 1750 km - Nhận xét: Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam từ 21,20C -> 0,25 Câu 7 27,60C (tăng 6,40C). - Giải thích: Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam là do lãnh 0,75 (1,0 đ) thổ nước ta kéo dài theo nhiều vĩ độ (theo chiều Bắc – Nam). Càng vào Nam, càng gần xích đạo nên có góc chiếu của tia sáng mặt trời lớn nên nhận được lượng nhiệt mặt trời càng nhiều. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc càng vào Nam càng suy yếu và từ dãy Bạch Mã vào Nam ít chịu ảnh hưởng của loại gió mùa này. 6
  7. 1.Vẽ biểu đồ: 2,0 - Xử lý số liệu: Tính tốc độ tăng trưởng của số dân và sản lượng lúa. Câu 9 (Lấy năm 1982 =100%; ghi vào bài làm). - Vẽ 2 đường biểu đồ đường biểu diễn: 1 cho dân số và 1 cho sản lượng. (3,5 đ) 2. Nhận xét: - Dân số năm 1999 bằng 135,7% so với năm 1982. Gia tăng dân số vẫn cao 0,5 và khá đều đặn. - Sản lượng lúa tăng khá nhanh, đặc biệt từ năm 1990 trở lại đây. Năm 1999 bằng 218% so với 1982. 0,5 - Mặc dù dân tăng nhanh, nhưng sản lượng lúa tăng nhanh hơn, vượt trên mức gia tăng dân số. Chính vì vậy mà sản lượng lúa bình quân đầu người vẫn tăng hơn. - Nước ta từ chỗ thiếu đói nay không những đảm bảo nhu cầu trong nước 0,5 mà còn xuất khẩu lương thực; vấn đề lương thực thực phẩm cũng được giải quyết hoàn chỉnh hơn do đảm bảo tốt hơn an ninh lương thực cho người. 20,0 Tổng điểm điểm Hết 7
  8. Câu 2 (3,5 điểm). Địa hình vùng núi nước ta chia làm 4 vùng. Bằng kiến thức đã học, em hãy: a. So sánh sự khác nhau giữa 4 vùng núi chính ở nước ta. b. Địa hình đồi núi có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta? Câu 3 (2,0 điểm). Gia tăng dân số nhanh ở nước ta để lại những hậu quả gì? Nêu đề xuất của em về phương hướng giải quyết việc làm, nhằm sử dụng hợp lí nguồn lao động nước ta. Câu 4 (2,0 điểm). Trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta thì nhân tố nào được coi là yếu tố quyết định để tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp hiện nay? Hãy phân tích ảnh hưởng của nhân tố đó. Câu 5 (3,5 điểm). a. Trình bày các ưu thế về tự nhiên để phát triển các thế mạnh kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. b. Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì để sản xuất lương thực? Câu 7 (1,0 điểm). Cho bảng số liệu dưới đây: Địa điểm Lạng Sơn Hà Nội Huế Đà Nẵng TP. Hồ Chí Minh Nhiệt độ trung bình 21,2 23,9 25,2 25,7 27,6 năm (0C) Dựa vào bảng số liệu trên và kiến thức đã học hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam ở nước ta? Câu 8 (3,5 điểm). Cho bảng số liệu dưới đây: Năm 1982 1984 1986 1988 1990 1992 1994 1996 1999 Số dân 56,2 58,6 61,2 63,2 66,2 69,4 72,5 75,3 76,3 (triệu người) Sản lượng lúa 14,4 15,6 16,0 17,0 19,2 21,6 23,5 26,4 31,4 (triệu tấn) 1. Trên cùng một biểu đồ, hãy vẽ các đường biểu diễn số dân và sản lượng lúa ở nước ta từ năm 1982 đến năm 1999. 2. Nhận xét mối quan hệ giữa tăng dân số và tăng sản lượng lúa trong thời gian nói trên. 8
  9. Câu Nội dung kiến thức Điểm Câu 2 Khu vực Vị trí giới hạn Đặc điểm địa hình a. Vùng núi Nằm ở tả ngạn - Là vùng đồi núi thấp, nổi bật với các dãy núi (3,5 đ) Đông Bắc Sông Hồng hình cánh cung. 0,5 - Địa hình cac xtơ khá phổ biến, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và hùng vĩ. b. Vùng núi Nằm ở giữ Là những dải núi cao, đồ sộ nhất nước ta, những 0,5 Tây Bắc Sông Hồng và sơn nguyên đá vôi hiểm trở, kéo dài theo hướng sông Cả TB- ĐN. c. Vùng núi Từ phía nam Là vùng núi thấp, có 2 sườn không đối xứng: Trường Sơn sông Cả -> dãy sườn đông dốc, sườ tây thoải và nhiều nhánh 0,5 Bắc núi Bạch Mã núi đâm ra biển. d. Vùng núi Từ dãy BMã Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ, lớp đất và CN -> CN Di Linh đỏ ba zan phủ trên các cao nguyên rộng lớn. 0, 5 Trường Sơn Nam b. Địa hình đồi núi có ảnh hưởng đến khí hậu nước ta. Cụ thể là: - Địa hình đồi núi nước ta chủ yếu là đồi núi thấp nên tính chất nhiệt đới được bảo toàn trên phần lớn lãnh thổ (85% núi ở nước ta là núi thấp dưới 1000 m). 0,5 - Các dãy núi đâm ngang ra biển (chạy theo hướng tây – đông) ngăn cản bớt ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm cho khí hậu có sự phân hoá theo chiều Bắc – 0,5 Nam (phía bắc đèo Hải Vân, nhất là ở phía bắc đèo Ngang có mùa đông lạnh và ít mưa hơn, nhưng phía nam đèo Hải Vân có khí hậu nóng quanh năm). - Dãy Trường Sơn làm cho khu vực từ đèo Ngang đến Mũi Dinh có mùa mưa lệch hẳn về thu đông. 0,25 - Trên các cao nguyên và núi cao có khí hậu cận nhiệt và ôn đới (như Sa Pa, Đà Lạt, Bạch Mã, Hoàng Liên Sơn, Mẫu Sơn ) 0,25 Câu 3 * Những hậu quả của dân số nhanh: - Kinh tế: (2,0 đ) + Tốc độ tăng trưởng chưa phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế. Khó giải 0,25 quyết công ăn việc làm vì nguồn lao động nước ta tăng nhanh trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển. + Ảnh hưởng đến tích lũy và tiêu dùng, tạo mâu thuẫn giữa cung và cầu. 0,25 Chuyển dich cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ diễn ra chậm. 0,25 - Sức ép chất lượng cuộc sống: Chất lượng cuộc sống người dân chậm nâng cao; GDP/đầu người thấp; Sức ép các vấn đề phát triển y tế, văn hóa giáo dục ; Thiếu việc làm, thất nghiệp lớn. - Sức ép tới tài nguyên môi trường: Tài nguyên suy giảm do khai thác quá 0,25 mức; Ô nhiễm môi trường. * Phương hướng giải quyết việc làm, nhằm sử dụng hợp lí nguồn lao động nước ta. - Phân bố lại nguồn lao động và dân cư giữa các vùng; Thực hiện chính sách 0,5 dân số. Đa dạng các loại hình đạo tạo ở nông thôn; Phát triển công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị. - Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm; Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu 0,5 tư, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu; Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. 9
  10. Câu 4 - Nhân tố quyết định là nhân tố KT-XH, cụ thể là: * Dân cư và LĐ ở nông thôn 0,5 (2,0 đ) - Số dân ở nông thôn đông chiếm 66,9% năm 2014 và lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đông 46,3% LĐ làm việc trong nông nghiệp. - Người nông dân giàu kinh nghiệm SX nông nghiệp, đặc biệt là thâm canh lúa nước. * Cơ sở vật chất – kĩ thuật: 0,5 - Các CSVC kĩ thuật phục vụ trồng trọt, chăn nuôi ngày càng được hoàn thiện. - Công nghiệp chế biến nông sản được phát triển và phân bố rộng khắp đã góp phần làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông nghiệp, nâng cao hiệu quả SX, ổn định và phát triển các vùng chuyên canh. *Chính sách phát triển nông nghiệp 0,5 - Những chính sách của Đảng và nhà nước là cơ sở để động viên nông dân vươn lên làm giàu, thúc đẩy phát triển nông nghiệp. - Một số chính sách cụ thể là¨phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu. *Thị trường trong và ngoài nước - Thị trường được mở rộng thúc đẩy sự đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi 0,5 cơ cấu cây trồng, vật nuôi. -Sức mua của thị trường trong nước hạn chế nên việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nhiều vùng còn khó khăn. - Biến động của thị trường xuất khẩu nhiều khi ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của 1 số cây trồng quan trọng như cà phê, cao su, rau quả a. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đã phát triển các thế mạnh sau: 0,5 Câu 5 * Thế mạnh về khai thác khoáng sản và thủy điện: (3,5 đ) - Là vùng giàu khoáng sản nhất nước ta; nhiều loại và có trữ lượng lớn như than (Quảng Ninh) sắt (Thái Nguyên), thiếc (Cao Bằng), apatit (Lào Cai) -> Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản. - Vùng có nhiều sông ngòi, lắm thác ghềnh tiềm năng thủy điện lớn ->Thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, 0,5 * Thế mạnh về trồng rừng, cây công nghiệp, cây dược liệu và rau quả cận nhiệt và ôn đới: - Dựa vào ưu thế về địa hình, đất đai rộng lớn, khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh vùng đã phát triển các loại cây như sau: + Cây công nghiệp: Là vùng trồng chè lớn nhất nước ta (Thái Nguyên, Phú Thọ ). + Cây dược liệu và cây ăn quả: Thảo quả, tam thất, sâm quy, hồi; đào, lê, táo, mận 0,5 *Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn: - Vùng có các cao nguyên rộng, có nhiều đồng cỏ tự nhiên nên ngành chăn nuôi gia súc phát triển khá mạnh: + Đàn trâu bò: chiếm 57,3% đàn trâu bò cả nước. + Đàn lợn: chiếm 22% tổng số đàn lợn cả nước. 10
  11. * Thế mạnh về khai thác thủy sản và du lịch: - Vùng khai thác và nuôi trồng thủy sản ở các ao, hồ, sông, suối và vùng 0,5 biển rộng lớn ở phía đông nam. - Vùng có nhiều danh lam, thắng cảnh để phát triển du lịch: Du lịch vịnh Hạ Long, du lịch sinh thái Sa Pa, hồ Ba Bể b. Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì để sản xuất lương thực là: * Thuận lợi về ĐK tự nhiên như: - Diện tích đất đai được sử dụng vào hoạt động nông nghiệp lớn (là đồng bằng châu thổ lớn thứ 2 của cả nước). Đất phù sa màu mỡ được hệ thống 0,25 sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp; - Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm rất thích hợp cho việc sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Nguồn nước phong phú, đảm bảo việc tưới tiêu. 0,25 * Thuận lợi về ĐK dân cư như: - Dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn; người dân trong vùng đã có nhiều kinh nghiệm truyền thống trong trồng lúa 0,25 với trình độ thâm canh cao. - Cơ sở hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước. Công nghiệp chế biến 0,25 lương thực thực phẩm phát triển. Ngoài ra, các chính sách mới của Nhà nước (giao đất, khoán sản xuất, trợ cấp vốn, kĩ thuật) cũng góp phần khuyến khích nông dân hăng hái sản xuất. *Khó khăn: 0,25 - Thời tiết diễn biến thất thường, hiện tượng thừa nước về mùa mưa và thiếu nước về mùa khô, gây úng lụt, hạn hán. 0,25 - Dân số đông, nên diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp. - Nhận xét: Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam từ 21,20C -> 0,25 Câu 7 27,60C (tăng 6,40C). - Giải thích: Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam là do lãnh 0,75 (1,0 đ) thổ nước ta kéo dài theo nhiều vĩ độ (theo chiều Bắc – Nam). Càng vào Nam, càng gần xích đạo nên có góc chiếu của tia sáng mặt trời lớn nên nhận được lượng nhiệt mặt trời càng nhiều. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc càng vào Nam càng suy yếu và từ dãy Bạch Mã vào Nam ít chịu ảnh hưởng của loại gió mùa này. 11
  12. 1.Vẽ biểu đồ: 2,0 - Xử lý số liệu: Tính tốc độ tăng trưởng của số dân và sản lượng lúa. Câu 9 (Lấy năm 1982 =100%; ghi vào bài làm). - Vẽ 2 đường biểu đồ đường biểu diễn: 1 cho dân số và 1 cho sản lượng. (3,5 đ) 2. Nhận xét: - Dân số năm 1999 bằng 135,7% so với năm 1982. Gia tăng dân số vẫn cao 0,5 và khá đều đặn. - Sản lượng lúa tăng khá nhanh, đặc biệt từ năm 1990 trở lại đây. Năm 1999 bằng 218% so với 1982. 0,5 - Mặc dù dân tăng nhanh, nhưng sản lượng lúa tăng nhanh hơn, vượt trên mức gia tăng dân số. Chính vì vậy mà sản lượng lúa bình quân đầu người vẫn tăng hơn. - Nước ta từ chỗ thiếu đói nay không những đảm bảo nhu cầu trong nước 0,5 mà còn xuất khẩu lương thực; vấn đề lương thực thực phẩm cũng được giải quyết hoàn chỉnh hơn do đảm bảo tốt hơn an ninh lương thực cho người. 12