Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề chính thức - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Long An

docx 2 trang thaodu 6081
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề chính thức - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Long An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_ngu_van_lop_9_de_chin.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề chính thức - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Long An

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH LONG AN MÔN THI: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC NGÀY THI: 17/4/2019 THỜI GIAN: 150 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề gồm có 02 trang) I/ PHẦN ĐỌC HIỂU (8,0 ĐIỂM) Câu 1 (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu dưới đây: “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái.” a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả? b. Hãy nêu tên một bài thơ khác cũng viết về người lính trong chương trình Ngữ văn 9. Hiện thực chiến tranh trong hai bài thơ có gì giống và khác nhau? Câu 2 (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, em hãy trả lời các câu hỏi: “Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.” a. Nêu khái quát nội dung của đoạn thơ trên? Để diễn tả thành công nội dung đó, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật đặc sắc gì của văn học trung đại? b. Xác định biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong đoạn thơ và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó. Trang 1/2
  2. Câu 3 (4,0 điểm) Ngọn gió và cây sồi Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi: - Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi từ tốn trả lời: - Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. (Theo Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ) Qua câu chuyện trên, em hãy viết một đoạn văn nêu lên suy nghĩ của mình. II/ PHẦN LÀM VĂN (12,0 ĐIỂM) Bàn về thơ văn hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945-1975, có ý kiến cho rằng “Ngoài hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc còn có hình ảnh người lao động mới.” Bằng những hiểu biết về văn học giai đoạn này, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh : Số báo danh : Trang 2/2