Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa lý Lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Thanh Miện (Có đáp án)

docx 5 trang thaodu 5440
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa lý Lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Thanh Miện (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_dia_ly_lop_11_nam_h.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa lý Lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Thanh Miện (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THPT THANH MIỆN LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Địa lí ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 01 trang Câu I (2,0 điểm) Xu hướng khu vực hóa kinh tế ngày càng phát triển mạnh. Em hãy cho biết: 1. Khu vực hóa kinh tế là gì? 2. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành dựa trên những cơ sở nào? 3. Những biểu hiện của khu vực hóa kinh tế? 4. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế? 5. Việt Nam hiện nay là thành viên của những tổ chức kinh tế khu vực nào? 6. Tên các hội nghị quốc tế và khu vực quan trọng mà Việt Nam đã tham gia trong năm 2011 qua đó góp phần nâng cao vai trò vị thế cuả nước ta trên trường quốc tế? Câu II (1,0 điểm) Sự kiện giờ Trái Đất đã diễn ra từ 20h30’ đến 21h30’ ngày thứ bẩy 31/03/2012. Hãy nêu sự hình thành và mục đích của sự kiện giờ trên Trái Đất? Giờ trên Trái Đất năm 2012 có thông điệp gì? Ý nghĩa của biểu tượng 60+ là gì? Câu III (2,0 điểm) 1. Trình bày một số vấn đề về kinh tế của Mĩ La Tinh? 2. Hãy giải thích câu nói: “Trung Đông chính là bàn cờ mà người đánh cờ là các cường quốc”? Câu IV (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: Giá trị xuất khẩu, cán cân thương mại của Hoa Kỳ, giai đoạn 2001-2008. (Đơn vị: Tỉ USD) Năm 1985 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 Xuất khẩu 218.8 393.6 584.7 781.9 729.1 693.1 724.8 818.5 Cán cân thương mại -133.7 -123.4 -186.2 -477.4 -450.1 -507.1 -578.3 -707.2 1. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ trong giai đoạn trên? 2. Nhận xét và giải thích hoạt động thương mại Hoa Kỳ? Câu V (2,0 điểm) 1. Trình bày các nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự phát triển nhảy vọt “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ II? Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì về sự phát triển? 2. Tại sao Nhật Bản lại chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hiện đại đòi hỏi nhiều chất xám? Hãy nêu vai trò của những ngành này trong nền kinh tế Nhật Bản? Hết (Giám thị không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: . Số báo danh: Chữ ký của giám thị 1: Chữ ký của giám thị 2: . .
  2. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM - THANG ĐIỂM TRƯỜNG THPT THANH MIỆN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Địa lí Hướng dẫn chấm - thang điểm có 04 trang Câu Ý Nội dung Điểm Câu I 1 Khu vực hóa kinh tế là gì? (2,0 Một quá trình diễn ra những liên kết về nhiều mặt giữa các quốc gia nằm trong 0.25 đ) một khu vực địa lí, nhằm tối ưu hóa những lợi ích chung trong nội bộ khu vực và tối ưu hóa sức cạnh tranh đối với các đối tác bên ngoài khu vực. 2 Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành dựa trên những cơ sở nào? - Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế 0.25 giới. - Do các quốc gia có những nét tương đồng về VTĐL, văn hóa, xã hội có chung mục tiêu lợi ích phát triển nên đã liên kết với nhau thành các tổ chức liên kết đặc thù. 3 Những biểu hiện của khu vực hóa kinh tế? - Hình thành các tổ chức liên kết khu vực: NAFTA,EU,ASEAN,APEC, 0.25 - Hình thành các tổ chức liên kết tiểu vùng ở các châu lục: tam giác tăng trưởng Singapo-Malaisia-Inđônêsia, liên kết vùng Ma-xơ-rai-nơ, 4 Hệ quả của khu vực hóa kinh tế? - Thuận lợi: 0.25 + Tạo nên động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế. + Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ trong phạm vi khu vực cũng như giữa các khu vực với nhau. + Thúc đẩy quá trình mở cửa, tăng cường quá trìn TCH. - Khó khăn: 0.25 + Vấn đề tự chủ về kinh tế, chủ quyền lãnh thổ quốc gia, 5 Việt Nam hiện nay là thành viên của những tổ chức kinh tế khu vực nào? - ASEAN : 28/7/1995 0.25 - APEC : 14/11/1998 6 Tên các hội nghị quốc tế và khu vực quan trọng mà Việt Nam đã tham gia 0.5 trong năm 2011 qua đó góp phần nâng cao vai trò vị thế cuả nước ta trên trường quốc tế? - Hội nghị cấp cao ASEAN lần tứ 18(7-8/5/2011 tại Inđô) - Hội nghị cấp cao ASEAN lần tứ 19(17-19/11/2011 tại Inđô) - Hội nghị cấp cao ĐNA lần thứ 6
  3. - Hôi nghị cấp cao về diễn đàn hợp tác kinh tế CA-TBD lần 19(12-13/11/2011 tại Hoa Kỳ) - Hội nghị biến đổi khí hậu thế giới lần thứ 17 (28/11-10/12/2011 tại Nam Phi) Câu Hãy nêu sự hình thành và mục đích của sự kiện giờ trên Trái Đất? Giờ trên II Trái Đất năm 2012 có thông điệp gì? (1,0 - Hình thành: 0.25 đ) + Là sáng kiến của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên(WWF) về biến đổi khí hậu + Diễn ra đầu tiên tại Otraylia vào ngày 31/03/2007 - Mục đích: 0.25 + Tiết kiệm năng lượng. + Tác động ý thức BVMT của mọi người Ý nghĩa của biểu tượng 60+ là gì? - 60 phút kêu gọi tắt điện. 0.5 - Dấu “+” sau số 60 là không chỉ dừng lại ở 60 phút mà còn hơn nữa, Câu 1 Trình bày một số vấn đề về kinh tế của Mĩ La Tinh? III - Đặc điểm 0.5 (2,0 + Nợ nước ngoài nhiều. đ) + Kinh tế tăng trưởng không đều. + Đầu tư nước ngoài giảm mạnh. + Phụ thuộc vào tư bản nước ngoài. - Nguyên nhân: 0.25 + Duy trì chế độ phong kiến lâu đời. + Chính phủ không đề ra được đường lối phát triển kinh tế độc lập - tự chủ, sáng tạo. + Tình hình chính trị thiếu ổn định. - Giải pháp: 0.25 + Củng cố bộ máy nhà nước. + Phát triển giáo dục. + Quốc hữu hoá một số ngành kinh tế. + Tiến hành công nghiệp hoá + Tăng cường và mở rộng buôn bán với nước ngoài. 2 Hãy giải thích câu nói: “Trung Đông chính là bàn cờ mà người đánh cờ là các cường quốc”? - Đây là nơi tập trung hầu hết những mâu thuẫn trên thế giới: mâu thuẫn về 0.5 dân tộc, VTĐL,lịch sử, tôn giáo, văn hóa, nguồn nước ngọt. - Do VTĐL của Trung Đông rất quan trọng về chính trị, ngã ba các châu lục và là cái “rốn” đầu mỏ TG. 0.5 Cho nên các cường quốc đều muốn chứng minh tàm ảnh hưởng của mình. Câu 1 Vẽ Biểu đồ IV - Tính giá trị nhập khẩu 0.5 (3,0 + Công thức: C= X-N đ) Trong đó: C: Cán cân thương mại X: Giá trị XK N: Giá trị NK
  4. Giá trị nhập khẩu của Hoa Kỳ, giai đoạn 2001-2008. (Đơn vị: Tỉ USD) Năm 1985 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 Nhập 352.5 517.0 770.6 1259.3 1179.2 1200.2 1303.1 1525.7 khẩu - Tính cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu 0.5 Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ, giai đoạn 2001-2008. (Đơn vị: %) Năm 1985 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 Xuất 38.3 43.2 43.1 38.3 38.2 36.6 35.7 34.9 khẩu Nhập 61.7 56.8 56.9 61.7 61.8 63.4 64.3 65.1 khẩu - Vẽ biểu đồ 1.0 + Vẽ biểu đồ miền chính xác, đảm bảo khoảng cách năm, có tính thẩm mĩ. (dạng khác không cho điểm) + Có chú thích. + Có tên biểu đồ. (Nếu thiếu hoặc sai một yếu tố trừ 0,25 điểm) 2 Nhận xét và giải thích hoạt động thương mại Hoa Kỳ? - Nhận xét 0.5 + Tổng giá trị XNK tăng nhanh(DC), tuy nhiên không ổn định + Giai đoạn 1985-2000: giá trị XK tăng(SLCM), giá trị NK tăng(SLCM) + Giai đoạn 2001- 2002: Giá trị XK, NK đều giảm(SLCM) + Giai đoạn 2003-2004: giá trị XK tăng(SLCM), giá trị NK tăng(SLCM) + Cán cân thương mại âm, nhập siêu - Giải thích 0.5 + Đây là quốc gia có nền kinh tế lớn trên TG với nhiều thế mạnh buôn bán với các nước khác nên tổng giá trị XNK tăng. - 2000-2001 giảm do sự kiện 11/9 - Nhập siêu vì mức sống cao nên phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của người dân. Câu V 1 Trình bày các nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự phát triển nhảy vọt “thần kỳ” 0.5 (2,0 của kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ II? đ) - Chú trọng tăng cường đầu tư vốn, hiện đại hóa nền sản xuất. - Tập trung cao độ vào những ngành kinh tế then chốt, ngành sinh lời nhanh, có những ngành trọng điểm trong từng giai đoạn(DC) - Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng. - Sự giúp đỡ của HK Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì về sự phát triển? 0.5 - Có chiến lược tập trung vốn trong và ngoài nước để nhanh chóng đổi mới thiết bị, công nghệ, mua các phát minh, các bằng sáng chế,. - Có chiến lược phát triển các ngành kinh tế phù hợp cho từng thời kỳ tránh đầu tư phát triển tràn lan mà cần đầu tư phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. - Phát triển cơ cấu kinh tế hai tầng.
  5. - Áp dụng chính sách mở cửa, đẩy mạnh liên kết các nước, các khu vực. 2 Tại sao Nhật Bản lại chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hiện đại 0.5 đòi hỏi nhiều chất xám? Hãy nêu vai trò của những ngành này trong nền kinh tế Nhật Bản? - Phát triển những ngành đòi hỏi nhiều chất xám vì : + NB là nước nghèo tài nguyên khoáng sản. + Do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng năng lượng. + Phẩm chất người lao động NB. + Tăng sức cạnh tranh với các cường quốc khác. + Nguyên nhân khác: Không thỏa mãn với những thành tựu đạt được, kinh tế phụ thuộc nhiều thị trường nước ngoài, - Vai trò của những ngành này trong nền kinh tế Nhật Bản? 0.5 + Là ngành kinh tế mũi nhọn được ưu tiên phát triển. + Góp phần đem lại lợi nhuận đáng kể, tạo vị trí cao của nền kinh tế NB. ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II + III + IV + V = 10,00 điểm