Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 8 môn Hóa học - Năm học 2016-2017

doc 3 trang thaodu 8830
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 8 môn Hóa học - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_8_mon_hoa_hoc_nam_hoc_2016_201.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 8 môn Hóa học - Năm học 2016-2017

  1. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 MÔN HÓA HỌC NĂM HỌC: 2016 - 2017 ( Đề gồm 2 trang) Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2,0 điểm) A là hợp chất của kim loại M và Oxi. Trong đó Oxi chiếm 25,81% về khối lượng. a. Xác định nguyên tố M và công thức hoá học của A b. Cho chất A vào nước dư, có chứa vài giọt dung dịch phenolphtalein. Nêu và giải thích hiện tượng hoá học xảy ra. Câu 2: (2,0 điểm) Hoàn các phương trình hóa học sau to 1. + O2  H2O + SO2  2. Al + HNO3 Al(NO3)3 + N2  + NO + H2O to 3. KMnO4  + MnO2 + O2  to 4. CnH2n+2 + O2  + Câu 3: (2,0 điểm) Bằng phương pháp hóa học, em hãy trình bày cách nhận biết 5 dung dịch không màu, mất nhãn sau: NaOH, H2O, HCl, NaCl, Na2CO3 Câu 4: (2,0 điểm) Hỗn hợp khí X gồm: NO, NxO, CH4. Trong đó NO chiếm 30% về thể tích, NxO chiếm 30% còn lại là CH4. Trong hỗn hợp CH4 chiếm 22,377% về khối lượng. 1. Xác định công thức hoá học của NxO 2. Tính tỷ khối của X so với không khí Câu 5: (2,0 điểm) 1. Từ các chất FeS2, H2O, Na. Viết PTHH điều chế Natri hidroxit, lưu huỳnh trioxit, sắt, sắt (II) sunfat. 2. Hỗn hợp khí gồm: khí Oxi, khí hidro và khí cacbon đioxit. Trình bày phương pháp loại bỏ khí hidro và khí cacbon đioxit ra khỏi hỗn hợp Câu 6: (2,0 điểm) Cho 13,44 lít hỗn hợp khí X gồm Hidro và Axetilen (C 2H2) có tỉ khối so với khí Nito bằng 0,5. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam hỗn hợp X có thành phần như trên trong bình kín chứa 28,8 gam khí oxi, phản ứng xong làm lạnh để hơi nước ngưng tụ hết thu được khí Y ( biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn). 1. Viết phương trình các phản ứng hoá học xảy ra và xác định phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp X. 2. Xác định phần trăm thể tích và phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp Y. Câu 7: (2,0 điểm) Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau: - Cho 6g MgO vào cốc B đựng dung dịch H2SO4. - Cho m gam Al vào cốc A đựng dung dịch HCl. Khi cả MgO và Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m? Câu 8: (2,0 điểm) Cho 4,48 lít khí CO (đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam FexOy xảy ra phản ứng hoàn toàn theo sơ đồ sau :
  2. to FexOy + CO  Fe + CO2 Sau khi phản ứng xong người ta thu được một hỗn hợp khí X có tỷ khối so với H2 bằng 20. 1. Tính % theo thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí X. 2. Tìm công thức oxit sắt. Câu 9: (2,0 điểm) 1. Nhiệt phân 39,5 gam kali pemangannat thu được chất rắn X có khối lượng 36,3 gam. Tính thành phần phần trăm các chất trong X 2. Kim loại trong muối sunfat chiếm 40% về khối lượng. Tính phần trăm khối lượng của kim loại đó trong hợp chất với oxi. Câu 10: (2,0 điểm) Độ tan của CuSO4 ở nhiệt độ t1 là 20g, ở nhiệt độ t2 là 34,2g. Người ta lấy 134,2g dung dịch CuSO4 bão hòa ở nhiệt độ t2 hạ xuống nhiệt độ t1 thấy tách ra 25g tinh thể CuSO4.nH2O. Tìm công thức tinh thể CuSO4.nH2O ( Cho: K=39; Na=23; Mg=24; Al=27; Fe=56; Cu=64; Mn=55; C=12; H=1; O=16; N=14; S=32; Cl=35,5) Hết