Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS môn Sinh học - Năm học 2021-2022

docx 2 trang Hoài Anh 9870
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS môn Sinh học - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_thcs_mon_sinh_hoc_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS môn Sinh học - Năm học 2021-2022

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ THI THỬ Môn thi: SINH HỌC (Đề thi có 02 trang, gồm 06 câu) Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1: a) Xét phép lai P: AaBbXDXd x AaBbXDY, biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, tỉ lệ đời con có ít nhất 1 tính trạng trội là bao nhiêu? b) Cho các dạng đột biến sau: I. Mất đoạn NST II. Đột biến thể một III. Đột biến thể ba IV. Thay thế 1 cặp nucleotit V. Lặp đoạn NST VI. Đảo đoạn NST. Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây không làm thay đổi hàm lượng ADN trong tế bào? Đó là những dạng nào? c) Nguyên tắc bổ sung G – X, A – U và ngược lại được thể hiện ở các phân tử và cơ chế di truyền nào sau đây? (1) Phân tử ADN mạch kép (2) Phân tử tARN (3) Quá trình phiên mã (4) Quá trình dịch mã (5) Phân tử mARN (6) Quá trình sao mã d) Quan sát một tế bào đang thực hiện phân bào, người ta thấy các nhiễm sắc thể đang sắp xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Trình bày các căn cứ để xác định tế bào đó đang thực hiện quá trình nguyên phân hay giảm phân? e) Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng thì gen lặn biểu hiện ra kiểu hình khi nào? f) Trong thực tế, người ta không phát hiện ra bệnh nhân có thừa hoặc thiếu một NST số 1 và NST số 2. Giải thích. Câu 2: a) Hình dưới đây mô tả các trạng thái khác nhau của một cặp NST tương đồng qua các kì của phân bào - Các giai đoạn từ I đến VI thuộc kì nào của quá trình phân bào nào? Giải thích. - Nếu 1 tế bào ở giai đoạn I có kiểu gen là Aabb thì kiểu gen của tế bào ở giai đoạn VI là gì? Biết rằng các sự kiện diễn ra giống nhau giữa các NST và các tế bào đều phân bào giống nhau. b) Một cá thể ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 16. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 100 tế bào có cặp NST số 2 không phân ly trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Hãy cho biết: - Loại giao tử có 8 NST chiếm tỷ lệ bao nhiêu? - Nếu cơ thể này tự thụ phấn, loại hợp tử có 15 NST chiếm tỷ lệ bao nhiêu? Câu 3: Trên một cây người ta thấy có một cành có lá to hơn hẳn so với lá trên các cành khác trên cây. Cắt một đoạn của cành có lá to này đem trồng người ta thu được cây có tất cả các lá đều to. a) Hãy đưa ra giả thuyết giải thích rõ cành cây lá to hình thành trên cây có lá bình thường bằng cách nào. b) Làm thế nào để có thể xác định được chắc chắn giả thuyết nêu ra là đúng?
  2. c) Biết rằng cây bình thường có kiểu gen AaBB. Khi cho lai giữa cây có lá bình thường với cây có tất cả lá đều to thu được F1. Xác định tỉ lệ kiểu gen ở F1. Câu 4: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài. Cho cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn (P) tự thụ phấn, thu được F1 có 42,1875% cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn;14,0625% cây thân cao, hoa đỏ, quả dài; 14,0625% cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn; 4,6875% cây thân thấp, hoa đỏ, quả dài; 14,0625% cây thân cao, hoa trắng , quả tròn; 4,6875% cây thân cao, hoa trắng, quả dài; 4,6875% cây thân thấp, hoa trắng, quả tròn; 1,5625% cây thân thấp, hoa trắng, quả dài. Biết rằng không xảy ra đột biến và trao đổi chéo. a) Xác định quy luật di truyền chi phối. b) Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F1, xác suất thu được cá thể mang 3 cặp gen dị hợp là bao nhiêu? Câu 5: Bảng dưới đây cho biết tỉ lệ phần trăm của 4 loại nucleotit có trong ADN của các sinh vật khác nhau. ADN %X %A %G %T Cá hồi 21 29 21 29 Chuột 22 28 22 28 Nấm men 19 31 19 31 Rùa 22 28 22 28 a) Ở mỗi sinh vật trên, ADN đều có %A = %T, %G = %X. Tỉ lệ các loại nucleotit này phản ánh đặc điểm cấu trúc nào của phân tử ADN. b) Giải thích tại sao tỉ lệ phần trăm mỗi loại nucleotit của rùa và chuột lại bằng nhau, nhưng rùa và chuột có đặc điểm khác nhau. c) Trong quá trình tổng hợp mARN và trong quá trình nhân đôi ADN, nếu xảy ra sự bắt cặp nhầm của một nucleotit tự do trong môi trường nội bào với một nucleotit trên mạch làm khuôn thì sai sót xảy ra trong quá trình nào để lại hậu quả nghiêm trọng hơn? Giải thích. Câu 6: Ở chuột, xét một gen đột biến lặn nằm trên NST thường làm cho thể đột biến bị chết ngay khi mới sinh. Một đàn chuột bố mẹ gồm 200 con (ở mỗi kiểu gen, số cá thể đực bằng số cá thể cái) khi ngẫu phối đã sinh được F1 gồm 1500 chuột con, trong đó có 15 con có kiểu hình đột biến và bị chết lúc mới sinh. Biết rằng quá trình giảm phân xảy ra bình thường, sức sống và khả năng thụ tinh của các loại giao tử là tương đương nhau. a) Xác định số lượng chuột bố mẹ ở mỗi kiểu gen. b) Trong số cá thể trưởng thành F1, số cá thể dị hợp tử tham gia vào sinh sản là bao nhiêu? HẾT - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên: . Số báo danh: