Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_6.doc
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6
- Câu 2: (6 điểm)"Người thợ làm bút chì nâng niu sản phẩm của mình trước khi cho nó vào hộp: - Có năm điều con cần phải nhớ trước khi ta để con bước vào thế giới hỗn độn ngoài kia - Ông nói với bút chì - Lúc nào con cũng phải nhớ và không bao giờ được quên những điều ấy, khi đó, con mới trở thành một cây bút chì đẹp nhất, hiểu không? - Thứ nhất, con luôn có thể tạo ra những thứ rất vĩ đại, nhưng chỉ khi nào con nằm trong tay một ai đó. - Thứ hai, con phải liên tục chịu đựng những sự gọt giũa rất đau đớn, nhưng hãy nhớ, tất cả đau đớn ấy chẳng qua là để làm cho con đẹp hơn mà thôi. - Tiếp theo, con phải nhớ lúc nào con cũng có thể sửa chữa những lỗi mà con ghi ra. - Và một điều nữa, hãy biết phần quan trọng nhất trên cơ thể của con chính là phần ruột, phần bên trong chứ không phải là lớp vỏ ngoài. - Cuối cùng, con, bút chì, phải để lại vết chì của con trên bất cứ bề mặt nào mà con được sử dụng để viết, và phải liên tục viết, bất kể chuyện khó khăn gì, được không? (Trích câu chuyện: "Ngụ ngôn bút chì") Suy nghĩ của em về lời dặn dò của người thợ làm bút chì trong đoạn truyện trên 1. Về nội dung: Đáp ứng một số ý sau:* Giải thích ý nghĩa của câu chuyện: (1 điểm) Đoạn trích chủ yếu xoay quanh lời dặn dò của người thợ với chiếc bút chì. Lời dặn dò rất chân tình phù hợp đặc điểm của chiếc bút chì như: dùng để viết, muốn đẹp và sử dụng tốt phải thường xuyên gọt nhọn; cấu tạo có hai phần gồm phần gỗ bên ngoài chỉ để bảo vệ còn phần lõi chì bên trong mới quan trọng nhất dùng để viết; bút chì có thể viết lại những dòng khác nếu viết chưa tốt và viết đến khi thân bút không còn, lõi chì hết vv Từ lời dặn dò chân tình, tha thiết trên, ta thấy thấp thoáng bóng dáng của chính mỗi người trong những yêu cầu mà người thợ khuyên bút chì làm. Câu chuyện không chỉ dừng lại ở nghĩa đen mà hàm nghĩa ẩn dụ sâu sắc gửi đến người đọc bài học về sống đẹp, sống có ý nghĩa. * Đánh giá, bàn luận về ý nghĩa lời dặn dò của người thợ: ( 3,5 điểm) - Đây là lời khuyên đúng đắn, sâu sắc, bổ ích và rất thiết thực, phù hợp với mọi người với mọi thời đại (0,5 điểm) - Phân tích và nêu biểu hiện của lời khuyên; lấy dẫn chứng minh hoạ trong cuộc sống, trong thơ văn: (có 5 ý, mỗi ý 0,5 điểm) (2,5 điểm) + Con người luôn phải khiêm tốn. Dù mình có niềm tin trong cuộc đời mình có thể thành đạt, có thể sống trong hào quang nhưng phải luôn tâm niệm một điều thành công ấy có sự dìu dắt, giúp đỡ, động viên, có ánh mắt khích lệ, tin yêu của biết bao người thân xung quanh ta như chiếc bút chì nó có thể tạo ra những tác phẩm kiệt tác nhưng phải nằm trong tay của một con người tài năng. Bởi vậy chúng ta luôn phải khiêm nhường, một mình ta không thể tạo nên thành công. + Con người phải trải qua thử thách, phải đối mặt với bao thất bại khi đó mới trưởng thành, lớn khôn. Chính những cọ xát, trải nghiệm trong gian lao, vất vả ta mới rút cho mình bài học quý báu, mới đứng vững trước bao cạm bẫy của cuộc đời, để sống đẹp hơn, tốt hơn (dẫn chứng) + Con người luôn có thể sữa chữa được lỗi lầm trong quá khứ do mình gây ra với điều kiện mình nhận rõ những khuyết điểm ấy và luôn có niềm tin để sữa chữa làm lại từ đầu. (dẫn chứng) + Giá trị lớn nhất, tài sản quý nhất của con người không phải là vỏ bọc hình thức bên ngoài mà chính là ở trí tuệ, tâm hồn, trái tim, nhân cách bên trong + Dù bất kể khó khăn gì, con người cũng phải sống hết mình, làm việc hết mình để lại dấu ấn riêng của mình trong tâm hồn, trái tim người khác. (dẫn chứng) - Phản bác, lật ngược vấn đề cần nghị luận: (0,5 điểm) Nếu không có những đức tính trên, con người sẽ trở thành những kẻ khoe khoang, thiếu bản lĩnh, thiếu tự tin, thiếu kinh nghiệm sống, không biết đề cao giá trị bên trong mà chỉ xem trọng vỏ bọc bên ngoài; dễ ngã gục trước khó khăn, thử thách Cuộc đời sẽ trôi đi vô vị, tẻ nhạt * Bài học được rút ra : (0,5 điểm) + Luôn xác định đúng mục đích sống tốt đẹp cho chính mình từ lòng khiêm tốn; dũng cảm đối mặt với khó khăn thử thách; biết vươn dậy sau khi ngã; biết cống hiến, sống hết mình; biết nâng niu vẻ đẹp trí tuệ, tâm hồn bên trong 1
- Câu 3: (10 điểm) Cuộc sống tươi đẹp Đó là một ngày hè oi bức với cái nắng đỏ lửa. Cạnh hồ bơi của một khách sạn lớn, người đàn ông đã luống tuổi đang nằm dài trên chiếc ghế dựa, cặp kính râm lớn che gần hết gương mặt. Trông ông rất đỗi thư thái, tựa như đang tận hưởng những giây phút dễ chịu nhất trong ngày. Một cô giái trẻ bước tới chiếc ghế cạnh ông, quăng phịch túi đồ xuống đất rồi bực dọc kêu ca: - Rõ chán. Nắng gì mà như thiêu thế này! Nghe vậy, người đàn ông mỉm cười rồi nhẹ nhàng nói: - Trời nắng thật nhưng nó đẹp thế kia mà. Chính nắng đã làm màu hoa thêm đỏ thắm, nắng đánh thức lũ ve dậy ca hát, nhờ thế chúng ta mới được thưởng thức những âm thanh tuyệt vời phải không? Thoáng ngạc nhiên, cô gái lặng im. Có lẽ cô cũng đang lắng nghe âm thanh râm ran đâu đó trên vòm lá. Thế rồi, mưa bắt đầu lắc rắc. Cô quay sang người đàn ông vẻ tinh nghịch: - Nhưng mưa thì rõ chán thật phải không bác? Giờ thì bác nói cho cháu lý do để không chán ghét trời mưa khi phải nằm lỳ một chỗ thế này. - Này cô gái, cháu không thấy những khóm cây đang nở rộ và bãi cỏ mới cắt kia đang rất cần mưa đấy ư? Mưa sẽ cho chúng một sức sống mới. Bỗng nhiên cặp vợ chồng ngồi trên chiếc ghế bên trái người đàn ông to tiếng với nhau. Người chồng nhăn nhó: - Chán em thật đấy, có cái chìa khoá phòng cũng quên mang theo! - Còn anh? Mang máy hình mà quên lắp pin thì làm được gì? Người vợ cũng hậm hực kể tội chồng. - Anh chị cần pin chụp hình à? Cứ lấy của tôi mà dùng này! - Người đàn ông quay sang họ, thân tình bảo: - Mà này, chìa khoá dự phòng ở ngay quầy tiếp tân ấy, còn pin có thể mua ở bất cứ đâu. Cãi nhau sẽ mất vui trong khi chuyến du lịch của hai người đang tuyệt vời thế cơ mà. Cầm viên pin, hai vợ chồng ngượng ngùng nhìn nhau bằng ánh mắt ấm áp. Mọi bực dọc bỗng chốc tan biến. Thế nhưng sự yên tĩnh một lần nữa lại bị xáo trộn. Một cậu thiếu niên đỏ mặt tức giận: - Con không còn là trẻ con nữa mẹ à. Con có cuộc sống riêng của con. Con không thích mẹ lúc nào cũng kè kè theo con để bảo con phải làm điều này, không được làm điều kia như thế! Nói rồi cậu quay sang một bên tránh ánh mắt ngạc nhiên của người mẹ tội nghiệp. Đợi một lúc cho cơn giận của cậu bé lắng xuống, người đàn ông nhỏ nhẹ: - Cháu sai rồi, chàng trai trẻ à. Dẫu giận dữ thế nào đi nữa, cháu cũng không được nói với mẹ như thế. Có thể bây giờ cháu không nhận thấy, nhưng trên thế giới có nhiều người sẵn sàng đánh đổi tất cả để có mẹ ở bên cạnh cháu à! Ngay lúc đó, một người phụ nữ ở trong sảnh khách sạn đẩy chiếc xe lăn đến bên người đàn ông. Rất nhẹ nhàng, bà nhấc chồng mình - người đàn ông mù lòa và bị liệt hai chân lên xe, sửa lại cặp kính râm cho ông rồi cẩn thận đẩy xe ra cổng (Trích tác phẩm: "Hạt giống tâm hồn" - Tập 7) Suy nghĩ của em về câu chuyện trên. Câu 3: (10 điểm) Yêu cầu chung: Học sinh phải xác định đúng đây là kiểu bài nghị luận xã hội theo hướng mở về đạo lý tình cảm. Học sinh trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình về câu chuyện: “Cuộc sống tươi đẹp”. Nội dung cần nghị luận: cách nhìn nhận về cuộc sống: hãy biết vượt qua những mất mát, bất hạnh khó khăn trong cuộc sống để nhìn thế giới xung quanh bằng cặp mắt yêu đời, lạc quan; để cảm nhận cuộc sống luôn luôn tươi đẹp. Hãy biết vứt bỏ những bực dọc để trân trọng những gì mình đang có. Yêu cầu bài viết phải có bố cục hài hòa, các ý rõ ràng, ngôn ngữ, trong sáng, diễn đạt mạch lạc, lập luận khúc chiết, sắc sảo A.Mở bài: (1.0 điểm) Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, dẫn dắt câu chuyện vào 2
- B.Thân bài: (8.0 điểm) 1. Nêu suy nghĩ của bản thân về câu chuyện: Ý 1: Câu chuyện dội vào lòng người đọc sự ngỡ ngàng thích thú về cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống của người đàn ông: dù trời nắng hay trời mưa ông cũng nhìn thiên nhiên luôn tươi đẹp: “Nắng đã làm màu hoa thêm đỏ thắm, nắng đánh thức lũ ve dậy ca hát, nhờ thế chúng ta mới được thưởng thức những âm thanh tuyệt vời”; “những khóm cây đang nở rộ và bãi cỏ mới cắt kia đang rất cần mưa Mưa sẽ cho chúng một sức sống mới.” Ông đã nhẹ nhàng giải thích để cô gái hiểu và yêu cuộc sống hơn Như vậy trong cuộc sống, chúng ta đừng nhìn thế giới xung quanh bằng sự bi quan mà phải biết đi tìm, phát hiện vẻ đẹp của cuộc sống luôn ẩn chứa trong lòng những hoàn cảnh không thuận lợi, thiếu may mắn. Cuộc sống có bao điều kì diệu đang chờ đón ta, điều quan trọng ta có nhận ra hay không mà thôi (1.5 điểm) Ý 2: Câu chuyện còn đem đến cho người đọc sự bất ngờ về lời khuyên sâu sắc và cách ứng xử khéo léo của người đàn ông đối với hai vợ chồng bên cạnh khi họ to tiếng với nhau. Lời khuyên của ông giúp họ thấy mình thật hạnh phúc; giúp ta cảm nhận được trong cuộc sống phải xóa bỏ sự bực bội, khó chịu để đến với nhau bằng sự nhẹ nhàng, tôn trọng yêu thương nhau. Không có gì là khó khăn không vượt qua được mà cuộc sống còn nhiều điều thú vị; phải biết trân trọng những gì mình đang có (1.5 điểm) Ý 3: Lời khuyên đầy ân cần mà thấm thía của người đàn ông đối với cậu thiếu niên khi cậu ta làm tổn thương tình cảm của mẹ cậu giúp người đọc hiểu chân lý giản dị: mẹ chính là người ta luôn cần bên cạnh dù ta đã trưởng thành, có thể tắm mình trong hào quang hay vấp ngã giữa cuộc đời Mẹ luôn là người nâng đỡ, là điểm tựa cho ta trên hành trình dài rộng của cuộc đời. Ta vẫn mãi mãi nhỏ bé trong vòng tay dịu dàng chan chứa yêu thương của mẹ: “Đi hết cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con.” Bởi vậy phải luôn biết trân trọng niềm hạnh phúc thiêng liêng khi có mẹ bên cạnh (1.5 điểm) Ý 4: Câu chuyện kết thúc bất ngờ trong sự xúc động sửng sốt của người đọc khi biết được người đàn ông đã bị cuộc đời tàn nhẫn cướp đi ánh sáng từ đôi mắt và sức mạnh từ đôi chân. Ông bị mù loà và bị liệt cả hai chân. Nỗi bất hạnh, mất mát quá lớn so với một con người. Thế nhưng kì diệu thay, chính ông đã truyền niềm tin yêu cuộc sống cho mọi người, đã nhìn thế giới xung quanh, lắng nghe, cảm nhận cuộc sống bằng cả trái tim và tâm hồn nhạy cảm, tinh tế dạt dào tình yêu của mình. Nụ cười nhẹ nhàng, những lời khuyên sâu sắc của ông với cặp mắt xanh rờn tình yêu cuộc sống đã đem đến cho mọi người bao điều tốt đẹp. Tấm gương nghị lực phi thường, lòng yêu đời lạc quan của ông đã cho ta bài học sâu sắc về cuộc sống để ta biết nâng niu, quý trọng những gì xung quanh ta; để ta biết cảm nhận cuộc sống tươi đẹp, biết vươn lên phía trước (2.0 điểm) 2.Liên hệ với văn học, với cuộc sống, với bản thân: (1.5 điểm) - Liên hệ với một số tác phẩm văn học, các câu chuyện từ cuộc sống đời thường có liên quan đến nội dung câu chuyện trên - Bản thân rút ra được bài học sâu sắc về cách nhìn nhận cuộc sống bằng cặp mắt yêu đời để cởi bỏ sự mặc cảm, tự ti, chán nản, bực dọc; biết trân trọng hạnh phúc bình dị từ đó biết sống đẹp, sống có ý nghĩa C.Kết bài: (1.0 điểm) Khái quát, nâng cao: Câu chuyện thật sâu sắc cảm động giàu giá trị nhân văn, khơi dậy trong tâm hồn người đọc những rung cảm cao đẹp, trong sáng dạy ta biết yêu cuộc sống, biết vươn lên phía trước hướng tới “chân, thiện, mĩ” 3
- Câu 3: (10 điểm) Khát vọng của nàngViolet Trong khu vườn nọ, có một bông hoa Violet xinh xắn, luôn toả ngát hương thơm. Nàng sống hạnh phúc cùng với những người bạn láng giềng. Một ngày nọ, ngắm nhìn chị Hoa Hồng kiêu sa với sắc đẹp rực rỡ làm sáng cả khu vườn, Violet chợt thấy mình thật nhỏ bé liền than thở: “So với chị Hoa Hồng may mắn kia, mình chẳng là gì cả. Giá như mình được làm Hoa Hồng một lần trong đời nhỉ, một lần thôi để không phải nằm sát mặt đất thế này, mình cũng mãn nguyện lắm rồi.” Có một bà tiên tình cờ biết được sự tình bèn hỏi bông hoa nhỏ bé: - Chuyện gì xảy ra với con vậy? Nàng Violet cất giọng tha thiết: - Con biết Bà luôn nhân từ và đầy lòng yêu thương. Con cầu xin Bà hãy biến con thành Hoa Hồng! Bà tiên chăm chú nhìn bông hoa: - Con có biết mình đang đòi hỏi điều gì không? Một ngày nào đó con sẽ hối hận đấy. Nhưng Violet vẫn một mực nài nỉ. Động lòng trước khát khao của nàng, cuối cùng bà tiên đồng ý. Bà chạm ngón tay thần kỳ của mình vào thân Violet, ngay lập tức Violet biến thành cây hoa hồng xinh tươi, kiêu hãnh vươn cao với những bông hoa đỏ rực trên cành. Thế rồi một hôm, giông bão đi qua khu vườn, giật gãy các nhánh cây, làm bật gốc cả những cây cao to. Cả khu vườn bị vùi dập tơi tả trong gió bão trừ những loài hoa nhỏ bé nằm sát mặt đất như Violet. Bão tan. Bầu trời lại trong xanh. Các nàng Violet vẫy cành hoa tím, vui đùa bên nhau. Một nàng nhìn Hoa Hồng là Violet ngày nào, thương xót: - Các bạn nhìn kìa, cô ấy đang phải trả giá cho những mong muốn nhất thời của mình đấy! Nàng Hoa Hồng nằm quật dưới đất, thân hình gãy nát, tả tơi, dùng chút hơi thở cuối cùng thều thào: - Tôi chưa bao giờ biết sợ giông bão. Khi còn là một cành Violet bé nhỏ, đã có những lúc tôi cảm thấy thoải mái và hài lòng với mình. Nhưng khi cứ mãi như vậy, tôi chợt thấy mình nhỏ bé, nhàm chán và nhạt nhẽo. Tôi không muốn sống cuộc đời mà quanh năm chỉ biết bám mình vào đất với vẻ sợ sệt, yếu đuối, và khi mùa đông đến sẽ vùi lấp dưới lớp tuyết trắng xóa. Hôm nay, tuy sắp phải từ giã các bạn nhưng tôi rất vui sướng và mãn nguyện vì đã biết thế nào là thế giới muôn màu trên cao. Tôi đã sống như một Hoa Hồng đích thực để làm đẹp, tô điểm cho cuộc đời; dám ngẩng cao nhìn ánh Mặt Trời, nghe được lời thì thầm của chị Gió và vui đùa với các chị Sương Mai. Tôi có thể chạm vào nếp áo của vị thần Ánh Sáng bằng cánh hồng thơm ngát. Tôi sẽ chết nhưng tôi đã đi đến tận cùng của khát vọng sống. Tôi đã thực hiện được ước mơ của mình. Đó là điều ý nghĩa nhất trong cuộc đời tôi. Nói xong, nàng từ từ khép những cánh hồng héo úa và trút hơi thở cuối cùng với nụ cười mãn nguyện trên môi. (Trích TP: “Hạt giống tâm hồn”) Suy nghĩ của em về câu chuyện trên. Câu 3: (10 điểm) Yêu cầu chung: Học sinh phải xác định đúng đây là kiểu bài nghị luận xã hội theo hướng mở về đạo lý tình cảm. Học sinh trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình về câu chuyện ngụ ngôn: “Khát vọng của nàng Violet”. Nội dung cần nghị luận: khát vọng, ước mơ lòng dũng cảm vươn tới những điều tốt đẹp để thay đổi chính mình hay là tham vọng? Yêu cầu bài viết phải có bố cục hài hòa, các ý rõ ràng, ngôn ngữ, trong sáng, diễn đạt mạch lạc, lập luận khúc chiết, sắc sảo Vì đây là đề “mở” nên người chấm phải thật sự tôn trọng ý kiến của các em, không được áp đặt cách hiểu của mình. Tuy nhiên cũng tránh cách nhìn nhận lệch lạc của học sinh nếu có. Dàn ý sau đây là định hướng, gợi ý: A.Mở bài: (1 điểm) Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, dẫn dắt câu chuyện vào B.Thân bài: (8 điểm)Ý 1: Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu chuyện: (1 điểm) 4
- Câu chuyện ngụ ngôn với những tình tiết hấp dẫn, bất ngờ, thú vị, lôi cuốn người đọc kể về cuộc đời của một cây hoa Violet nhưng từ số phận của bông hoa nhỏ bé phải trả giá khi biến thành hoa hồng, người viết hàm nghĩa ẩn dụ sâu sắc muốn gửi gắm về quan niệm sống, cách sống của con người Ý 2: Trình bày suy nghĩ về quan niệm sống, cách sống của Violet – hoa hồng, nêu biểu hiện của quan niệm sống, cách sống đó. (5 điểm) Có thể học sinh trình bày theo hai quan điểm khác nhau, điều quan trọng các em phải lập luận tạo sức thuyết phục người đọc: + Quan điểm thứ nhất cho rằng: Con người nên tự bằng lòng với chính mình với những gì tạo hóa đã ban tặng, sống cuộc đời bình dị để lặng lẽ tỏa hương, lặng lẽ làm đẹp cuộc đời. Hạnh phúc không phải kiếm tìm đâu xa mà ở ngay quanh ta. Việc gì phải đánh đổi cả mạng sống để kiếm tìm ánh hào quang như bông Violet- hoa hồng kia. Mùa đông Violet bị vùi lấp dưới lớp tuyết trắng xóa thì đã sao? Đó là thời gian để ủ mầm sống cho mùa xuân vươn mình bừng tỉnh làm đẹp cho cuộc đời (lấy ví dụ trong văn học, cuộc sống để chứng minh) + Quan điểm thứ hai khẳng định (có thể đại đa số học sinh trình bày theo quan điểm này): đồng tình với lòng dũng cảm, khát vọng, ước mơ cao đẹp của Violet-hoa hồng. Khi chưa đọc xong câu chuyện, nghe câu nói: “các bạn nhìn kìa, cô ấy đang phải trả giá cho những mong muốn nhất thời của mình đấy.” Người đọc cứ nghĩ vậy là Violet thật đáng đời đang phải trả giá cho tham vọng của mình khi cầu xin bà tiên biến mình thành hoa hồng mặc dầu đã nghe lời cảnh báo. Thế nhưng thật bất ngờ và cảm động khi nghe lời thều thào đầy sâu sắc, tâm huyết của bông hoa để mỗi người giật mình soi vào quan niệm sống của mình: “Tôi chưa bao giờ biết sợ giông bão Tôi không muốn sống cuộc đời mà quanh năm chỉ biết bám mình vào đất với vẻ sợ sệt, yếu đuối Tôi đã sống như một Hoa Hồng đích thực để làm đẹp, tô điểm cho cuộc đời Tôi sẽ chết nhưng tôi đã đi đến tận cùng của khát vọng sống Đó là điều ý nghĩa nhất trong cuộc đời tôi.” Đây chính là ước mơ cao đẹp, khát vọng cháy bỏng, sẵn sàng đánh đổi cả mạng sống của mình để sống cho đúng nghĩa nhằm giải thoát sự đơn điệu, tẻ nhạt, nhàm chán để vươn ra ánh sáng. Đó là lòng dũng cảm đón nhận những bão giông, thử thách của cuộc đời để sống đẹp, sống có ích (lấy ví dụ trong văn học, cuộc sống để chứng minh) Ý 3: Phản bác lật ngược vấn đề cần nghị luận (2 điểm) +Với quan điểm thứ nhất: nếu sống cuộc đời bình lặng, êm đềm, giản dị như vậy, con người sẽ có lúc cảm thấy nhàm chán, tẻ nhạt, đơn điệu. Cuộc sống sẽ tù ngục quẩn quanh, bế tắc làm mai một hết niềm vui, không còn tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống, cảm thấy mình tầm thường biết bao Điều quan trọng không phải con người sống được bao nhiêu năm mà sống như thế nào +Với quan điểm thứ hai: dũng cảm thay đổi số phận của mình với ước mơ, khát vọng cao đẹp là điều đáng quý. Thế nhưng liệu rồi phải trả giá cho mạng sống của mình có đáng không? Điều quan trọng con người không chỉ biết không sợ bão giông, mà còn phải biết cách vượt qua bão giông để tiếp tục sống, tiếp tục cống hiến Câu chuyện còn gửi gắm dụng ý sâu xa, bức thông điệp là ở chỗ đó C.Kết bài: (1 điểm) Khái quát, nâng cao, liên hệ bản thân - Câu chuyện hàm ngôn sâu sắc dạy ta biết sống đẹp, sống có ích biết ước mơ, khát vọng có lòng dũng cảm để vươn tới những gì tốt đẹp, để cống hiến cho cuộc đời. Tuy nhiên phải biết đâu là tham vọng, đâu là khát vọng; biết vượt qua bão giông, thử thách để đứng vững giữa cuộc đời để không phải trả giá quá đắt cho khát vọng ấy - Liên hệ bản thân Lưu ý: Có thể đại đa số học sinh nghiêng về trình bày theo quan điểm thứ hai. Riêng đối với những em trình bày theo quan điểm thứ nhất, nếu lập luận sâu sắc tạo được sức thuyết phục người đọc, giám khảo vẫn phải tôn trọng chính kiến của các em 5
- C©u 1: Ph©n tÝch gi¸ trÞ biÓu c¶m cña c¸c biÖn ph¸p tu tõ ®îc nhµ th¬ TuyÕt Nga sö dông trong bµi th¬ sau: Nãi víi con vÒ bµ ngo¹i Con sÏ nh giät n¾ng Tríc hiªn bµ mïa ®«ng. Giät n¾ng t×m kim Giät n¾ng quÐt nhµ Giät n¾ng són r¨ng lß cß quanh cöa Giät n¾ng û eo theo bµ ®i chî LÔ mÔ khiªng c¶ chiÕc b¸nh ®a trßn. Con sÏ nh chó mÌo nhá cuèi vên §¸nh ®æ «ng tr¨ng xuèng n¬i ®¸y níc Tr¸n sng u vµ ¸o quÇn lÊm l¸p Rãn rÐn leo lªn «m gèi ngñ vê. Con sÏ nh Nh chó cón cßi ¨n mét b¸t c¬m hÕt ba chuyÖn cæ H¹t dÎ, th¶m bay, ®Ìn thÇn, chæi quû ThÕ giíi thÇn tiªn nÊp phÝa lng bµ. “Bµ yªu con kh«ng?” “Con sÏ lµ g×?” §«i m¾t thá n©u suèt ngµy hái mÑ. Dï con sinh bµ ®· kh«ng cßn n÷a Nhng bµ yªu con tõ xöa tõ xa Bµ göi cho con hoa tr¸i mïa thu §µn ong th¸ng 3 ¤ng tr¨ng th¸ng 6 Bµ göi cho con MÑ Vµ c©u h¸t Mai con lín råi vÉn ®ñ yªu th¬ng. C©u 1: (6 ®iÓm) Gi¸o viªn ph¶i viÕt thµnh bµi v¨n c¶m nhËn lång nghÖ thuËt vµ néi dung vµo nhau ph¶i ®¶m b¶o c¸c ý c¬ b¶n sau: 1, Nªu ®îc c¸c biÖn ph¸p tu tõ ®Æc s¾c trong bµi th¬: (2,5 ®iÓm) +H×nh ¶nh so s¸nh ngé nghÜnh: Con sÏ nh: giät n¾ng, chó mÌo nhá, chó cón cßi +Lèi Èn dô tinh tÕ, s©u s¾c xuyªn suèt bµi th¬: Con sÏ nh giät n¾ng/Tríc hiªn bµ mïa ®«ng. Bµ göi cho con hoa tr¸i mïa thu/ §µn ong thu/¤ng tr¨ng th¸ng 6 +§iÖp ng÷, ®iÖp cÊu tróc c©u: Giät n¾ng, con sÏ nh +Tõ l¸y tîng h×nh sinh ®éng, gîi c¶m: lß cß, lÔ mÔ, lÊm l¸p, rãn rÐn 6
- +DÊu chÊm löng, dÊu hái t¹o kho¶ng lÆng +Nh©n hãa ®éc ®¸o: Giät n¾ng t×m kim, giät n¾ng quÐt nhµ, giät n¾ng són r¨ng lß cß quanh cöa, giät n¾ng û eo theo bµ ®i chî, «ng tr¨ng +LiÖt kª: H¹t dÎ, th¶m bay, ®Ìn thÇn, chæi quû +Giäng th¬ võa t©m t×nh tha thiÕt võa mang s¾c th¸i dÝ dám, hån nhiªn phï hîp víi t©m lý trÎ th¬ +CÊu tróc c©u th¬ thay ®æi linh ho¹t, c¸ch ng¾t dßng ®Çy s¸ng t¹o 2, Ph©n tÝch s¾c th¸i biÓu c¶m: (3.0 ®iÓm) Bµi th¬ lµ lêi t©m t×nh tha thiÕt, chan chøa yªu th¬ng cña ngêi mÑ dµnh cho ®øa con th¬ ng©y khi nãi víi con vÒ bµ ngo¹i kÝnh yªu. Con gièng nh giät n¾ng t¬i míi, ®Çy søc sèng, hån nhiªn, ngé nghÜnh tríc bµ ngo¹i - hiªn nhµ mïa ®«ng l¹nh lÏo, ¶m ®¹m, c« ®¬n nh chÝnh cuéc ®êi bµ g¸nh chÞu bao vÊt v¶, nhäc nh»n, bao thiÖt thßi hy sinh thÇm lÆng ®Ó cho ch¸u cã cuéc sèng h¹nh phóc ngät ngµo. Lèi Èn dô tinh tÕ: “hiªn bµ mïa ®«ng” ®· ®èi chiÕu hai thÕ giíi kh¸c biÖt nhng cã sù kÕt nèi chÆt chÏ. §Ó råi tõ ch©n lý gi¶n dÞ kh¸i qu¸t Êy, h×nh ¶nh ngêi ch¸u hiÖn lªn thËt dÔ th¬ng, ®¸ng yªu: lòn còn theo bµ ®i chî, gióp bµ lµm viÖc cïng bao trß nghÞch ngîm, hiÕu ®éng cña trÎ th¬. Víi t×nh yªu th¬ng mªnh m«ng, dµo d¹t, bµn tay dÞu hiÒn, ©n cÇn cña bµ ®· ch¨m b½m, dç dµnh ch¸u ¨n tõng th×a c¬m b»ng c¶ l©u ®µi cæ tÝch kú diÖu cña m×nh trong cÆp m¾t ngì ngµng, thÝch thó, ngìng mé cña ch¸u; dêng nh sau lng bµ lµ c¶ thÕ giíi thÇn tiªn lung linh, hÊp dÉn. Con th¬ ng©y víi nh÷ng c©u hái: “Bµ yªu con kh«ng”, “Con sÏ lµ g×?”. Khæ cuèi ®ét ngét ®a ra sù thËt phò phµng: khi con sinh ra bµ ®· vÜnh viÔn ®i xa. ThÕ nhng kh«ng v× thÕ mµ bµi th¬ ch×m vµo mµu s¾c bi th¬ng, ngîc l¹i vÉn déi vµo trong t©m hån ngêi ®äc c¶m gi¸c Êm ¸p, h¹nh phóc. Bµ ngo¹i yªu con tõ khi con cha cÊt tiÕng khãc chµo ®êi. Bµ göi cho con nh÷ng g× tinh tóy nhÊt, ®Çy ®ñ nhÊt nh hoa tr¸i mïa thu; nh nh÷ng giät mËt vµng ãng, ngät ngµo cña ®µn ong th¸ng ba hót nhôy hoa cá mïa xu©n tinh kh«i, trµn trÒ nhùa sèng. T×nh yªu cña bµ dµnh cho con trßn trÞa viªn m·n, vÜnh h»ng, trong s¸ng nh «ng tr¨ng th¸ng 6 Vµ trªn hÕt bµ göi cho con mãn quµ v« gi¸ kh«ng g× trªn ®êi s¸nh ®îc ®ã lµ mÑ, lµ nh÷ng c©u h¸t Çu á trÜu nÆng yªu th¬ng ®i suèt cuéc ®êi con. Hµnh trang con bíc vµo ®êi chÝnh lµ t×nh yªu th¬ng v« bê cña bµ cña mÑ. -> Bµi th¬ båi ®¾p trong t©m hån con t×nh yªu tha thiÕt, niÒm kÝnh träng, ngìng mé, biÕt ¬n dµnh cho bµ ngo¹i kÝnh yªu cña m×nh qua lêi t©m t×nh s©u s¾c dÞu dµng cña mÑ. §Ó råi nh÷ng c©u ch÷ gi¶n dÞ, tinh tÕ Êy ®· neo ®Ëu vµo t©m hån ngêi ®äc niÒm xóc ®éng rng rng khi ai còng b¾t gÆp chÝnh bãng d¸ng cña m×nh trong ®ã ®Ó tõ ®ã biÕt n©ng niu, g×n gi÷ t×nh c¶m, m¸i Êm gia ®×nh, biÕt sèng ®Ñp h¬n, cã ý nghÜa h¬n. - Liªn hÖ h×nh ¶nh ngêi bµ, vÎ ®Ñp t×nh bµ ch¸u trong th¬, v¨n (0.5 ®iÓm) 7
- Câu 2: ( 4 điểm ) Dưới đây là một câu chuyện kể : Những bàn tay cóng Hôm ấy tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi là đủ ấm tay rồi, tôi hỏi con vì sao con mang tới hai đôi trong túi áo. Con tôi trả lời: “ Con làm như vậy từ lâu rồi, mẹ. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mượn và tay bạn đó sẽ không bị lạnh.” ( Theo Tuổi mới lớn, NXB Trẻ ) Hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng một trang giấy thi ) về ý nghĩa của câu chuyện trên. I/ Yêu cầu về kiến thức Đây là đề mở nên học sinh có thể trình bày suy nghĩ khác nhau từ câu chuyện trên cơ sở : - Giải thích được ý nghĩa của câu chuyện : tình yêu thương, sự sẻ chia được thể hiện qua những việc làm và suy nghĩ rất hồn nhiên của em bé. +Giải thích hành động của người con khi mang nhiều đôi gang tay: cho bạn mượn để bạn khỏi bị lạnh. + Hành động đã có từ lâu: Em bé đã từng chứng kiến những bàn tay cóng, thương bạn quyết định đem găng cho bạn mượn. - Suy nghĩ của người mẹ về hành động của con mình. - Nâng cao ; + Liên hệ thực tế để thấy những biểu hiện tốt đẹp đó luôn là đạo lí sống của con người trong xã hội + Bên cạnh đó còn có những việc làm trái với hành động của em bé trong câu chuyện. - Nêu bài học đối với bản thân; + Em bé rất yêu người khác, đặc biệt là người có hoàn cảnh khó khăn. + Trong cuộc sống có rất nhiều hoàn cảnh khó khăn, chúng ta phải thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau dù là hành động, suy nghĩ nhỏ nhất để làm cho cuộc đời đẹp hơn. II/ Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài văn nghị luận. - Bài viết có bố cục hoàn chỉnh, lập luận chặt chẽ, hành văn có cảm xúc không mắc lỗi diễn đạt, chính tả. 8
- Câu 2: (4 điểm) Đọc câu chuyện sau: Vết nứt và con kiến Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tôi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình. Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến bé nhỏ kia, biến trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn. ( Hạt giống tâm hồn 5- Ý nghĩa cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. HCM) Hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên và rút ra bài học cho bản thân. Câu 2: (4.0 điểm) Đây là dạng đề mở nên cần khuyến khích những ý tưởng sáng tạo khi bày tỏ những ý nghĩa khác từ câu chuyện gợi ra. Song khi bày tỏ những ý kiến đó phải có cách lí giải hợp lí, thuyết phục, lập luận chặt chẽ. 1. Về nội dung: Cần đáp ứng một số ý sau: a. Giải thích ý nghĩa câu chuyện: (0,5 điểm) Từ ý nghĩa câu chuyện “ Vết nứt và con kiến” rút ra vấn đề nghị luận: con người cần phải biết biến những khó khăn trở ngại trở ngại trong cuộc sống thành hành trang quý giá cho ngày mai. b. Bàn bạc- đánh giá – chứng minh (2.0 điểm) - Tóm tắt khái quát được vấn đề từ câu chuyện: cần kiên trì, bền bỉ, sáng tạo vượt qua những trở ngại, những áp lực, thách thức trong cuộc sống và biến nó thành những trải nghiệm thú vị, vô giá cho chính bản thân con người. - HS làm rõ các ý: + Trên đường đời, con người luôn gặp những khó khăn, trở ngại, thử thách. Đây là một tất yếu của cuộc sống. + Thái độ và hành động của con người: tìm những cách thức, biện pháp cụ thể để vượt qua nó hay né tránh, bỏ cuộc ( dẫn chứng cụ thể). + Lựa chọn đối mặt với khó khăn, thử thách và vượt qua nó là một lựa chọn đúng đắn, cần thiết, để nó thành hành trang quý giá cho tương lai ( dẫn chứng cụ thể). - Phê phán những thái độ và hành động sai: bi quan, chán nản, than vãn, bỏ cuộc, c. Bài học được rút ra: (0,5 điểm) -Trong cuộc đời ta sẽ gặp phải nhiều trở ngại, hãy nỗ lực sáng tạo và vươn lên. - Củng cố thái độ, hành động đúng cho bản thân và kêu gọi cộng đồng: rèn luyện sự quyết tâm, kiên trì, sự sáng tạo, niềm tin, hi vọng, lạc quan, trong khi giải quyết các vấn đề khó khăn trong cuộc sống. 2. Về hình thức: ( 1,0 điểm) Học sinh biết cách làm kiểu bài nghị luận. Bài viết có bố cục chặt chẽ. Biết vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận phù hợp. 9
- Câu 2 ( 4 điểm )Tuyệt vời Ba bảo tôi rất tuyệt vời. Tôi tự hỏi như thế có đúng không? Để rất tuyệt vời bạn Sa-ra bảo cần có mái tóc đẹp như bạn ấy. Tôi thì chẳng có. Để rất tuyệt vời Dát-xtin bảo cần có răng trắng khoẻ như răng bạn ấy. Tôi thì chẳng có. Để rất tuyệt vời bạn Dếch-xi-ca bảo mặt phải không tàn nhang. Tôi lại bị tàn nhang đầy mặt. Để rất tuyệt vời bạn Mác bảo phải là học sinh thông minh nhất lớp. Tôi lại không. Để rất tuyệt vời bạn Xti-phơn bảo phải biết pha trò kể chuyện tiếu lâm. Tôi lại không. Để rất tuyệt vời bạn Lau-ren bảo phải sống trong một căn nhà đẹp ở trong một khu phố sang trọng. Tôi lại không. Để rất tuyệt vời bạn Mát thêu bảo phải mặc quần áo và đi giầy thật xịn. Tôi lại không. Để rất tuyệt vời bạn Xa-ma-tha bảo phải sinh ra trong một gia đình giàu sang. Tôi lại không. Nhưng mỗi tối khi ba ôm hôn tôi và chúc tôi ngủ ngon thì người bảo: “ Con rất tuyệt vời và ba yêu con”. Ba tôi hẳn biết định nghĩa thế nào là rất tuyệt vời mà các bạn tôi không biết. ( CarlaO’Brien, theo chúng ta sẽ ổn thôi mà, bộ sách Những tấm lòng cao, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005). Suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện trên. Câu 2 Bài làm cần đáp ứng những yêu cầu sau : I. Về nội dung Xác định được ý nghĩa của câu chuyện: Dưới hình thức trò chuyện, câu chuyện là lời thắc mắc rất ngây thơ, đáng yêu của em bé về khái niệm thế nào là “rất tuyệt vời”.Theo cách hiểu về “ rất tuyệt vời” của các bạn thì em thấy mình chẳng có một điều gì là rất tuyệt vời cả. Nhưng với cha mình em lại là người “rất tuyệt vời”. Vậy “rất tuyệt vời”, với người cha, không phải là đứa con xinh đẹp, thông minh giỏi giang, sống trong một căn nhà giàu có, sang trọng, mà đơn giản chỉ vì đó là đứa con ngoan, ngoãn, hiếu thảo. Chỉ thế là đủ để một mái nhà lúc nào cũng ấm áp tình yêu thương và đối với người cha điều đó mới thật là rất tuyệt vời. 2. Rút ra bài học : Câu chuyện giản dị nhưng ý nghĩa khá sâu sắc.Tuyệt vời là hết sức hoàn hảo không có gì sánh được song đây là một khái niệm khá trừu tượng nên có nhiều cách hiểu khác nhau về quan niệm “ tuyệt vời”. Rất tuyệt vời không phải là khi ta thật xinh đẹp, giàu sang Nó không phải là cái gì quá cao siêu mà có khi chỉ là những điều rất bình dị nhưng có ý nghĩa đối với ai đó hoặc với mọi người trong cuộc sống. Ai cũng có thể là người “rất tuyệt vời” nếu biết sống đẹp, biết làm những điều có ý nghĩa và mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. II. Về hình thức : Học sinh biết cách làm kiểu bài nghị luận. Bài viết có bố cục chặt chẽ. Biết vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận phù hợp. 10