Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Hóa học Lớp 12 THPT - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình

doc 2 trang thaodu 3600
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Hóa học Lớp 12 THPT - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_nam_h.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Hóa học Lớp 12 THPT - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG BÌNH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2018-2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Khóa ngày 14 – 3 – 2019 Môn: Hóa Họ và tên: LỚP 12 THPT Số báo danh: Thời gian 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề gồm có 02 trang Câu 1 (2,0 điểm) 1. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ chuyển hoá sau: (1) (2) (3) (4) (5) (6) C2H4  C2H4Cl2  C2H6O2  C2H2O2  C2H2O4  C4H6O4  C5H8O4 (Các chất hữu cơ viết dưới dạng công thức cấu tạo thu gọn. Ghi điều kiện phản ứng, nếu có). 2. Viết phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau: a) Vinylaxetat tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng. b) Trùng hợp metyl metacrylat. c) Glucozơ tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac, đun nóng. d) Đipeptit Gly-Ala tác dụng với dung dịch HCl dư. e) Dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch Na2CO3. g) Cho kim loại Ba vào dung dịch (NH4)2CO3. (Các chất hữu cơ viết dưới dạng công thức cấu tạo thu gọn). 3. Viết công thức cấu tạo các hợp chất bền, mạch hở, có công thức phân tử C3H6O2. Câu 2 (2,25 điểm) 1. Hợp chất X (C 7H6O3) là dẫn xuất của benzen, chứa hai nhóm chức ở vị trí ortho với nhau và có những tính chất sau: - Tác dụng với dung dịch NaHCO3 tạo ra chất Y có công thức C7H5O3Na. - Tác dụng với anhiđrit axetic tạo chất Z có công thức C9H8O4. - Tác dụng với metanol (xúc tác H 2SO4 đặc) tạo ra chất T có công thức C 8H8O3. Chất T có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2. Xác định công thức cấu tạo các chất X, Y, Z, T. Viết các phương trình hóa học xảy ra (ghi điều kiện phản ứng nếu có). 2. Nung đá vôi đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn B và khí C. Sục đến dư khí C vào dung dịch NaAlO2 (Na[Al(OH)4]) thu được kết tủa hidroxit D và dung dịch E. Đun nóng dung dịch E thu được dung dịch chứa muối F. Nung D đến khối lượng không đổi thu được chất rắn G. Điện phân nóng chảy G thu được kim loại H. Cho chất rắn B vào nước được dung dịch K. Cho kim loại H vào dung dịch K thu được muối T. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch muối T. Xác định các chất B, C, D, E, F, G, H, K, T và viết các phương trình hóa học xảy ra. 3. Trộn 1ml dung dịch H 3PO4 0,100M với 1ml dung dịch CaCl 2 0,010M có xuất hiện kết tủa hay không? Giải thích bằng định lượng. Cho: H3PO4: pKa1= 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32; pKs(CaHPO4) = 6,60; pKs(Ca3(PO4)2) = 26,60. Câu 3. ( 2,0 điểm) 1. Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2, N2O và dung dịch chứa 8m gam muối. Tỉ khối của X so với H2 bằng 18. Tính giá trị m. 2. Hỗn hợp Z gồm hai muối M2CO3 và MHCO3. Chia 67,05 gam Z thành ba phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 53,19 gam kết tủa. Phần 2 cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl2 dư, thu được 11,82 gam kết tủa. Phần 3 tác dụng tối đa với V ml dung dịch KOH 2 M. Tính giá trị của V và viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra (dạng ion thu gọn) trong từng thí nghiệm trên. 3. Thực hiện phản ứng điện phân 200 ml dung dịch A gồm CuSO 4 aM và NaCl 0,2M với điện cực trơ, bình điện phân có màng ngăn, cường độ dòng điện I = 5A, đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2 điện cực thì ngừng điện phân. Dung dịch sau điện phân tác dụng vừa đủ với 1,02 gam Al2O3. Tính nồng độ mỗi muối trong dung dịch A và thời gian điện phân.
  2. Câu 4. (1,75 điểm) 1. X là amino axit có công thức H2NCnH2nCOOH, Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Cho hỗn hợp E gồm tripeptit Ala-X-X và Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M, thu được m gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z cần 25,2 lít khí O 2 (đktc), thu được N 2, Na2CO3 và 50,75 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Xác định X, Y và tính khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong Z. 2. Hòa tan hết 37,28 gam hỗn hợp Q gồm Fe 3O4, Cu trong 500 ml dung dịch chứa HCl 2,4M và HNO3 0,2M, thu được dung dịch P và khí NO. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch P, lọc, lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 41,6 gam chất rắn H. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch P có khí NO thoát ra và thu được m gam kết tủa. - - Biết sản phẩm khử của NO3 là NO duy nhất, Cl không bị oxi hóa trong các quá trình phản ứng, các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị m. 3. Cho A, B là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và M A < MB; C là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với A; T là este hai chức tạo bởi A, B và C. Đốt cháy hoàn toàn 22,32 gam hỗn hợp D gồm A, B, C, T cần vừa đủ 26,432 lít khí O 2 (đktc), thu được khí CO 2 và 18,72 gam nước. Mặt khác 22,32 gam D tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,08 mol Br 2. Cho cùng lượng D trên tác dụng hết với dung dịch KOH dư thì khối lượng muối thu được là bao nhiêu? Câu 5. (2,0 điểm) 1. Hãy xác định công thức cấu tạo của các hợp chất A, B, C, D, E, F, G, H, I trong sơ đồ sau: LiAlH HBr Mg/ete 1.CO2 Br2, P 1.KOH/EtOH 4 a) A B C D E F + 2.H O+ 2.H3O 3 PCC O 1. ClMg CH OH/HCl khan O I 3 H G 2. Thêm V lít dung dịch H 2SO4 0,260M vào V lít dung dịch gồm Pb(NO 3)2 0,020M và Ba(NO3)2 0,040M tách kết tủa thu được dung dịch A. Hãy tính pH của dung dịch A. - Cho: pKa (HSO4 ) = 2,00; pKs (BaSO4) = 9,93; pKs (PbSO4) = 7,66; 2+ 3. Viết các đồng phân của hợp chất, ion phức: [Co(en)2Cl2].H2O và [Pt(NH3)4Cl2] . Cho: O=16; Na = 23; C = 12; H = 1; Ca = 40; Fe = 56;Cu = 64; Al = 27; Ba = 137; Ag = 108; N = 14; Cl =35,5. Hết