Đề thi giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Thanh (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Thanh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2016_2017_tru.doc
Nội dung text: Đề thi giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Thanh (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS NAM THANH ĐỀ THI, ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 6 GIAI ĐOẠN III NĂM HỌC: 2016-2017 (Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian giao đề) Câu 1(2 điểm) Nhân hoá là gì? Chỉ ra nhân hoá trong các ví dụ sau đây và cho biết đó là kiểu nhân hoá nào? a. Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả. (Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng) b. Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta. (Ca dao) Câu 2 (3 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Chú bé loắt choắt Ca lô đội lệch Cái xắc xinh xinh Mồm huýt sáo vang Cái chân thoăn thoắt Như con chim chích Cái đầu nghênh nghênh Nhảy trên đường vàng a. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai? b. Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Câu 3 (5 điểm) Tả lại quang cảnh sân trường em trong một buổi sáng chào cơ đầu tuần.
- ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM Câu 1 : - Nêu đúng định nghĩa về nhân hoá: 0,5 đ - Chỉ ra được đúng nhân hoá trong mỗi ví dụ được 0,5 đ a. Nhân hoá : Cô, lão, bác, cậu b. Nhân hoá qua từ “ơi” - Chỉ rõ đúng kiểu nhân hoá, mỗi kiểu được 0,25 đ a. Kiểu nhân hoá: Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật b. Kiểu nhân hoá: Trò chuyện xưng hô với vật như với người. Câu 2: a. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ Lượm của tác giả Tố Hữu (1 đ) b. Trình bày cảm nhận về đoạn thơ: HS cần trình bày các ý sau (2 đ) - Giới thiệu được tác giả, tác phẩm và hình ảnh Lượm trong đoạn trích 0.25đ - Cảm nhận hình ảnh đặc sắc nhất: Đọc hai khổ thơ, ta thấy Lượm là một chú bé thật xinh xắn, hồn nhiên và đáng yêu:0.75đ + Ngoại hình: Lượm xuất hiện với dáng hình nhỏ nhắn, xinh xắn thể hiện qua từ láy tượng hình “loắt choắt”. + Trang phục: gọn gàng, giản dị, xinh xắn, đáng yêu phù hợp với dáng người, công việc của chú bé “Cái xắc xinh xinh/ Ca lô đội lệch” + Tính cách, cử chỉ, hoạt động: nhanh nhẹn “thoăn thoắt”, hồn nhiên, yêu đời, yêu công việc “Mồm huýt sáo vang/ Như con chim chích”. Tác giả khéo léo sử dụng nghệ thuật so sánh càng tô đậm hình ảnh tự tin, hồn nhiên của Lượm. Với nhịp thơ 2/2, các từ láy tượng hình kết hợp nghệ thuật so sánh, nhà thơ đã khắc hoạ chân dung chú bé Lượm thật sống động, đáng yêu.0.25đ - Ý nghĩa hình ảnh Lượm:0.5đ + Lượm - một thiếu niên, tuổi còn trẻ nhưng rất anh dũng, không sợ nguy hiểm, bom đạn của kẻ thù trên đường đi liên lạc khiến người đọc vô cùng yêu mến, cảm phục. + Hình ảnh Lượm làm ta nhớ tới biết bao tấm gương những anh hùng không ngại gian khổ, không quản hi sinh thân mình trong cuộc kháng chiến chống Pháp để góp phần bảo vệ Tổ quốc. Lượm là tấm gương sáng cho thế hệ mai sau noi theo. - Khái quát lại suy nghĩ, tình cảm của bản thân về hình ảnh Lượm qua đoạn trích.0.25đ Câu 3: (5.0 điểm) A.Mở bài(0.5đ) - Giới thiệu khái quát về buổi lễ chào cờ đầu tuần và ấn tượng của người viết B.Thân bài: (4.0đ) - Miêu tả khái quát thời gian, không gian buổi lễ: mấy giờ, việc chuẩn bị trên sân trường, lễ đài(HS chuẩn bị kê bàn ghế, chuẩn bị cờ, xếp hàng, trang trí lễ đài )1.0đ
- - Nội dung buổi chào cờ: bạn Liên đội trưởng lên điều hành buổi lễ chào cờ,cả trường hát quốc ca, 1.5đ - Miêu tả các hoạt động vui chơi ngoại khoá; các tiết mục văn nghệ, câu hỏi đố vui, kể chuyện về Bác Hồ 1.0đ - Kết thúc buổi lễ, tâm trạng của học sinh 0.5đ C. Kết bài(0.5đ) Bộc lộ cảm xúc của người viết về buổi chào cờ đầu tuần