Đề thi học kì 1 môn Sinh học Lớp 9

docx 18 trang Hoài Anh 16/05/2022 4120
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Sinh học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_1_mon_sinh_hoc_lop_9.docx

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học Lớp 9

  1. A. Phần bài tập Câu 1. Quan sát các hình ảnh dưới đây 1. Nước mắm 2. Nước cất 3. Nước đường 4. Oxygen 5. Hydrogen 6. Dung dịch natri clorid 0,9% Có mấy hình ảnh nói về chất tinh khiết A. 1B. 2 C. 3D. 4 Câu 2. Quan sát hình ảnh các chất sau đây 1. Nước khoáng 2. Vàng 3. Nước tương 4. Nitrogen 3. Nước cất 6. Nước cam Có mấy hình ảnh nói về hỗn hợp A. 1B. 2 C. 3D. 4
  2. Câu 3. Uống một cốc nước muối pha loãng mỗi ngày là một thói quen rất tốt cho sức khỏe. Nước muối giúp bạn thanh lọc cơ thể, chăm sóc răng miệng, cải thiện làn da, giấc ngủ. Để muối ăn hoà tan vào nước nhanh hơn, bạn Lan đã sử dụng những phương pháp dưới đây (1) Nghiền nhỏ muối ăn. (2) Đổ nhanh muối vào nước. (3) Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều. (4) Bỏ thêm đá lạnh vào. (5) Cho thêm 1-2 giọt chanh. Số phương pháp đúng là: A. 1B. 2 C. 3D. 4 Câu 4. Cho các phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp thường dùng sau (1) Phương pháp lọc (2) Phương pháp chiết (3) Phương pháp cô cạn (4) Phương pháp lắng (5) Phương pháp chưng cất Để tách lấy muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát, ta cần dùng mấy phương pháp A. 1B. 2 C. 3D. 4 Câu 5. Cho các phát biểu sau đây (1) Dung môi chỉ có thể là nước. (2) Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. (3) Chỉ có chất rắn mới hòa tan được trong nước. (4) Chất tan có thể là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí. (5) Quá trình hòa tan một chất rắn sẽ xảy ra nhanh hơn nếu chất đó được khuấy, trộn hoặc nghiền thành hạt nhỏ mịn. (6) Chất không tan trong nước thì cũng không tan trong các dung môi khác. Số phát biểu đúng là A. 1B. 2 C. 3D. 4
  3. Câu 6. Cho các trường hợp sau (1) Rót dầu ăn vào nước, khuấy đều (2) Hòa đường vào nước, khuấy đều (3) Hòa bột sắn vào nước, khuấy đều (4) Rót giấm ăn vào nước, khuấy đều (5) Rót rượu vào nước, khuấy đều Số trường hợp tạo thành huyền phù là A. 1B. 2 C. 3D. 4 Câu 7. Cho các hỗn hợp sau đây (1) Hỗn hợp giấm và đường (2) Hỗn hợp nước muối và cát (3) Hỗn hợp rượu và nước (4) Hỗn hợp dầu ăn và nước (5) Hỗn hợp xăng và nước (6) Hỗn hợp dầu ăn và xăng Có bao nhiêu hỗn hợp có thể tách riêng các chất bằng cách chiết? A. 1B. 2 C. 3D. 4 Câu 8. Cho các phát biểu sau đây (1) Huyền phù và nhũ tương là những hỗn hợp không đồng nhất (2) Huyền phù gồm các hạt chất rắn lơ lửng trong môi trường chất khí, ví dụ khói, bụi trong không khí (3) Nhũ tương gồm các giọt chất lỏng lơ lửng trong một chất lỏng khác (4) Hỗn hợp dầu ăn và nước khi được khuấy trộn là nhũ tương (5) Xốt mayonnaise là huyền phù. Số phát biểu đúng là A. 1B. 2 C. 3D. 4
  4. Câu 9. Quan sát các hình ảnh sau đây 1. Con cua 2. Robot 3. Cây quất 4. Con chuồn chuồn 5. Xe ô tô 6. Con mèo Có mấy hình ảnh là cơ thể sống? A. 2B. 3 C. 4D. 5 Câu 10. Cho các hình ảnh sau: 1. Tế bào trùng giày 2. Tế bào lông hút 3. Tế bào trùng roi 5. Tế bào trùng 4. Tế bào nhu mô lá 6. Tế bào cơ biến hình Số cơ thể sinh vật là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
  5. Câu 11. Cho các tế bào sau đây 1. Tế bào biểu bì hành tây 2. Tế bào trứng cá 3. Tế bào vi khuẩn 4. Tế bào biểu bì dạ dày 5. Tế bào niêm mạc miệng 6. Tế bào thịt quả cà chua Số tế bào nhân thực là A. 2B. 3 C. 4D. 5 Câu 12. Quan sát các tế bào dưới đây 1 2 3 4 5 6 Có mấy tế bào là tế bào nhân sơ A. 1B. 2 C. 3D. 4
  6. Câu 13. Cho các phát biểu sau đây (1) Mô là tập hợp các tế bào có cấu tạo giống nhau và cùng thực hiện một chức năng. (2) Nhiều cơ quan cùng phối hợp hoạt động để thực hiện một quá trình sống nào đó của cơ thể được gọi là hệ cơ quan. (3) Ở thực vật, chỉ có một hệ cơ quan là hệ chồi. (4) Hệ hô hấp ở cơ thể người thực hiện chức năng trao đổi khí với môi trường (lấy khí oxygen và thải khí carbon dioxide) (5) Mô biểu bì chỉ có ở cơ thể thực vật Số phát biểu đúng là A. 2B. 3 C. 4D. 5 Câu 14. Cho các hệ cơ quan sau đây (1) Hệ hô hấp (2) Hệ chồi (3) Hệ tuần hoàn (4) Hệ rễ (5) Hệ thần kinh (6) Hệ bài tiết Số hệ cơ quan thuộc cơ thể người là A. 2B. 3 C. 4D. 5 Câu 15. Cho các hệ cơ quan sau đây (1) Hệ hô hấp (2) Hệ chồi (3) Hệ tuần hoàn (4) Hệ rễ (5) Hệ thần kinh (6) Hệ bài tiết Số hệ cơ quan thuộc cơ thể thực vật là A. 2B. 3 C. 4D. 5
  7. Câu 16. Cho các phát biểu sau đây (1) Cơ thể đa bào có cấu tạo gồm nhiều tế bào. (2) Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ một số tế bào. (3) Không có cơ thể đơn bào nào có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. (4) Chỉ có cơ thể đa bào có khả năng di chuyển, còn cơ thể đơn bào thì không có khả năng này. (5) Cơ thể đơn bào có thể là sinh vật nhân sơ hoặc sinh vật nhân thực Số phát biểu đúng là A. 2B. 3 C. 4D. 5 Câu 17. Cho các phát biểu sau đây (1) Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là mô. (2) Trong cơ thể đa bào, tế bào thường được sắp xếp vào trong các mô, các cơ quan và các hệ cơ quan. (3) Mô là tập hợp các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện một chức năng nhất định. (4) Mô phân sinh là một loại mô động vật. (5) Các mô cùng thực hiện một hoạt động sống nhất định tạo thành cơ quan. Số phát biểu đúng là A. 1B. 2 C. 3D. 4 Câu 18. Cho các phát biểu về tế bào sau đây (1) Mọi tế bào đều không thể quan sát bằng mắt thường. (2) Tế bào là đơn vị cấu tạo của các cơ thể sống (3) Tất cả các loại tế bào đều có cùng hình dạng, nhưng chúng luôn có kích thước khác nhau. (4) Tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: sinh trưởng (lớn lên), hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm ứng, bài tiết và sinh sản (5) Hình dạng và kích thước tế bào phù hợp với chức năng mà chúng đảm nhận (6) Mọi tế bào đều có cấu tạo gồm ba thành phần chính là màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào hoặc vùng nhân. Số phát biểu đúng là A. 2B. 3 C. 4D. 5
  8. Câu 19. Quan sát hình ảnh các cơ quan của cây dưa chuột dưới đây Có mấy cơ quan thuộc hệ chồi A. 1B. 2 C. 3D. 4 Câu 20. Cho các loại mô sau 1. Mô biểu bì 2. Mô thần kinh 3. Mô dẫn 4. Mô cơ bản 5. Mô liên kết 6. Mô phân sinh Lá cây được cấu tạo từ bao nhiêu loại mô có ở trên A. 1B. 2 C. 3D. 4 Câu 21. Quan sát hình ảnh một số cơ quan ở cơ thể người dưới đây Có mấy cơ quan thuộc hệ hô hấp A. 1B. 2 C. 3D. 4
  9. Câu 22. Quan sát các hình ảnh sau đây 1. Vi khuẩn 2. Trùng roi xanh 3. Cây dâu tây 4. Con gà 5. Tảo silic 6. Trùng biến hình Có mấy cơ thể đa bào A. 1B. 2 C. 3D. 4 Câu 23. Quan sát các hình ảnh sau đây 1. Tảo lục 2. Con thỏ 3. Cây hoa hồng 4. Vi khuẩn E. coli 5. Nấm men 6. Con cá Có mấy cơ thể đơn bào A. 1B. 2 C. 3D. 4
  10. Câu 24. Cho các phát biểu sau đây (1) Mọi tế bào lớn lên rồi đều bước vào quá trình phân chia tế bào. (2) Sau mỗi lần phân chia, từ một tế bào mẹ sẽ tạo ra 2 tế bào con (3) Phân chia tế bào và lớn lên giúp sinh vật tăng kích thước, khối lượng. (4) Nhờ quá trình sinh sản mà cơ thể có được những tế bào mới để thay thế cho những tế bào già, các tế bào chết, tế bào bị tổn thương (5) Khi cơ thể ngừng lớn thì các tế bào trong cơ thể ngừng sinh sản (6) Chỉ có sinh vật đa bào mới lớn lên và sinh sản Số phát biểu đúng là A. 1B. 2 C. 3D. 4 Câu 25. Cho các hiện tượng sau đây (1) Sự gia tăng diện tích bề mặt của một chiếc lá (2) Sự tăng dần kích thước của một củ su hào (3) Sự xẹp, phồng của các tế bào khí khổng (4) Sự tăng dần kích thước của một quả ổi (5) Sự vươn cao của ngọn su su Có bao nhiêu hiện tượng thể hiện sự lớn lên và phân chia của tế bào? A. 1B. 2 C. 3D. 4 Câu 26. Cho các lực sau đây (1) Lực của vận động viên đẩy tạ dùng để ném quả tạ. (2) Lực của tay học sinh tác dụng làm bay tàu bay giấy. (3) Lực của tay học sinh tác dụng vào cặp khi xách cặp đến trường (4) Lực của lò xo bị ép tác dụng vào tay người. (5) Lực của lò xo tác dụng vào tay khi nó đang bị dãn. (6) Lực của vật treo trên sợi dây tác dụng vào sợi dây. Có mấy lực là lực đẩy A. 1B. 2 C. 3D. 4
  11. Câu 27. Cho các phát biểu về lực kế sau đây (1) Lực kế là dụng cụ để đo khối lượng. (2) Lực kế là dụng cụ đo trọng lượng. (3) Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng và khối lượng. (4) Lực kế là dụng cụ để đo lực. (5) Khi sử dụng phải luôn để lực kế thẳng, không thể đo theo phương nằm ngang Số phát biểu đúng là A. 1B. 2 C. 3D. 4 Câu 28. Quan sát các hình ảnh sau đây 1. Lực tay khi bóp quả bóng 2. Lực của gió từ máy sấy tác 3. Lực của hai thỏi nam châm cao su dụng làm bay tóc đẩy nhau 4. Lực tay tác dụng vào tạ 5. Lực khi bé gái thổi làm bay 6. Lực tay của 2 bạn tác dụng bông hoa bồ công anh vào sợi dây khi kéo co Có mấy hình ảnh cho thấy xuất hiện lực không tiếp xúc? A. 1B. 2 C. 3D. 4
  12. Câu 29. Quan sát các trường hợp sau đây 1. Lực kéo vật lên cao 2. Lực kéo của người bắn cung 3. Lực kéo của sợi dây 4. Lực đẩy xe hàng 5. Lực kéo của người lấy nước 6. Lực của 2 bạn kéo co Có bao nhiêu trường hợp lực tác dụng theo phương ngang? A. 1B. 2 C. 3D. 4 Câu 30. Cho các trường hợp sau đây 1. Lực xuất hiện khi vật trượt 2. Lực xuất hiện khi lốp xe lăn 3. Lực xuất hiện khi hai thỏi trên mặt đường trên mặt đường nam châm đẩy nhau 4. Lực xuất hiện khi lò xo bị 5. Lực xuất hiện khi ván trượt 6. Lực của dây cung tác dụng nén hay kéo giãn trượt trên tuyết lên mũi tên khi bắn Có bao nhiêu trường hợp là lực ma sát? A. 1B. 2 C. 3D. 4
  13. Thầy cô có nhu cầu chuyển giao đầy đủ bộ 80 đề kiểm tra thường xuyên KHTN 6 có ma trận và lời giải chi tiết. Liên hệ Zalo: 0932.99.00.90 B. Phần lời giải Câu 1. Có 3 chất tinh khiết: 1. Nước mắm 2. Nước cất 3. Nước đường Hỗn hợp Chất tinh khiết Hỗn hợp 4. Oxygen 5. Hydrogen 6. Dung dịch natri clorid 0,9% Chất tinh khiết Chất tinh khiết Hỗn hợp Câu 2. Có 3 hỗn hợp: 1. Nước khoáng 2. Vàng 3. Nước tương Hỗn hợp Chất tinh khiết Hỗn hợp
  14. 4. Nitrogen 3. Nước cất 6. Nước cam Chất tinh khiết Chất tinh khiết Hỗn hợp Câu 3. Phương pháp đúng là: (1) Nghiền nhỏ muối ăn. (3) Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều. → Số phương pháp đúng là: 2 Câu 4. Các phương pháp cần dùng để tách lấy muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát (1) Phương pháp lọc (3) Phương pháp cô cạn → Cần dùng 2 phương pháp Câu 5. Số phát biểu đúng là 3, bao gồm các phát biểu: (2) (4) và (5). Phát biểu sai được sửa lại là: (1) Dung môi quan trọng và phổ biến nhất là nước, tuy nhiên vẫn có những dung môi khác như xăng, cồn, dầu ăn, (3) Chất rắn, chất lỏng và chất khí.đều có thể hòa tan được trong nước. (6) Chất không tan trong nước thì vẫn có thể tan trong các dung môi khác. Ví dụ: Dầu ăn không tan trong nước nhưng tan trong xăng. Câu 6. (1) Rót dầu ăn vào nước, khuấy đều → Nhũ tương (2) Hòa đường vào nước, khuấy đều → Dung dịch (3) Hòa bột sắn vào nước, khuấy đều → Huyền phù (4) Rót giấm ăn vào nước, khuấy đều → Dung dịch (5) Rót rượu vào nước, khuấy đều → Dung dịch → Có 1 trường hợp tạo thành huyền phù Câu 7. Có 2 hỗn hợp có thể tách riêng các chất bằng cách chiết: (4) Hỗn hợp dầu ăn và nước (5) Hỗn hợp xăng và nước Câu 8.
  15. Số phát biểu đúng là 3, bao gồm các phát biểu: (1) (3) và (4). Phát biểu sai được sửa lại là: (2) Huyền phù gồm các hạt chất rắn lơ lửng trong môi trường chất lỏng, ví dụ nước bột màu (5) Xốt mayonnaise là nhũ tương. Câu 9. Số cơ thể sống là 4, bao gồm các phát biểu: (1) (3) (4) và (6). Cơ thể chỉ một cá thể sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản: cảm ứng, dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển Câu 10. Số cơ thể sinh vật là 3, bao gồm các phát biểu: (1) (3) và (5). Câu 11. Lưu ý: Tế bào động vật và tế bào thực vật đều là các tế bào nhân thực. Tế bào vi khuẩn là tế bào nhân sơ. Số tế bào nhân thực là 5, bao gồm (1) (2) (4) (5) và (6) Câu 12. Số tế bào nhân sơ là 2, bao gồm (2) và (4) Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh (không có màng nhân ngăn cách giữa chất nhân và tế bào chất) Câu 13. Số phát biểu đúng là 3, bao gồm các phát biểu: (1) (2) và (4). Phát biểu sai được sửa lại là: (3) Ở thực vật, có 2 hệ cơ quan chính là hệ chồi và hệ rễ. (5) Cơ thể người cũng có mô biểu bì Thầy cô có nhu cầu chuyển giao đầy đủ bộ 80 đề kiểm tra thường xuyên KHTN 6 có ma trận và lời giải chi tiết. Liên hệ Zalo: 0932.99.00.90 Câu 14. Có 4 hệ cơ quan thuộc cơ thể người là (1) Hệ hô hấp (3) Hệ tuần hoàn (5) Hệ thần kinh (6) Hệ bài tiết Câu 15. Có 2 hệ cơ quan thuộc cơ thể thực vật là (2) Hệ chồi
  16. (4) Hệ rễ Câu 16. Số phát biểu đúng là 2, bao gồm các phát biểu: (1) và (5). Phát biểu sai được sửa lại là: (2) Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ một tế bào. (3) Cơ thể đơn bào có thể nhìn thấy được bằng mắt thường: Gregarina (4) Cơ thể đơn bào có khả năng di chuyển: trùng roi, vi khuẩn, Câu 17. Số phát biểu đúng là 3, bao gồm các phát biểu: (1) và (5). Phát biểu sai được sửa lại là: (1) Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là tế bào. (4) Mô phân sinh là một loại mô thực vật. Câu 18. Số phát biểu đúng là 4, bao gồm các phát biểu: (2) (4) (5) và (6). Phát biểu sai được sửa lại là: (1) Có tế bào quan sát được bằng mắt thường: Tế bào trứng cá (3) Các loại tế bào khác nhau thường có kích thước và hình dạng khác nhau. Câu 19. Trong ảnh có 3 cơ quan thuộc hệ chồi: Hoa, lá, quả Câu 20. Có 4 loại mô cấu tạo nên lá cây: 1, 3, 4, 6 Câu 21. Có 3 cơ quan thuộc hệ hô hấp: 2, 3, 4 (mũi, khí quản, phổi) Câu 22. Có 2 cơ thể đa bào: 1. Vi khuẩn 2. Trùng roi xanh 3. Cây dâu tây Cơ thể đơn bào Cơ thể đơn bào Cơ thể đa bào
  17. 4. Con gà 5. Tảo silic 6. Trùng biến hình Cơ thể đa bào Cơ thể đơn bào Cơ thể đơn bào Câu 23. Có 3 cơ thể đơn bào: 1. Tảo lục 2. Con thỏ 3. Cây hoa hồng Cơ thể đơn bào Cơ thể đa bào Cơ thể đa bào 4. Vi khuẩn E. coli 5. Nấm men 6. Con cá Cơ thể đơn bào Cơ thể đơn bào Cơ thể đa bào Câu 24. Số phát biểu đúng là 3, bao gồm các phát biểu: (2) (3) và (4). Phát biểu sai được sửa lại là: (1) Không phải tế bào nào lớn lên cũng đều bước vào quá trình phân chia tế bào. (5) Khi cơ thể ngừng lớn, các tế bào trong cơ thể vẫn tiếp tục sinh sản (6) Sinh vật đơn bào cũng lớn lên và sinh sản. Thầy cô có nhu cầu chuyển giao đầy đủ bộ 80 đề kiểm tra thường xuyên KHTN 6 có ma trận và lời giải chi tiết. Liên hệ Zalo: 0932.99.00.90
  18. Câu 25. Có 3 hiện tượng thể hiện sự lớn lên và phân chia của tế bào, bao gồm: (1) (2) (4) và (5). Câu 26. Có 3 lực là lực đẩy, bao gồm: (1) (2) và (4). Câu 27. Số phát biểu đúng là 1, là phát biểu: (4). Phát biểu sai được sửa lại là: (1) (2) (3) Lực kế là dụng cụ để đo lực. (5) Có thể sử dụng lực kế để đo theo phương nằm ngang Thầy cô có nhu cầu chuyển giao đầy đủ bộ 80 đề kiểm tra thường xuyên KHTN 6 có ma trận và lời giải chi tiết. Liên hệ Zalo: 0932.99.00.90 Câu 28. Có 3 hình ảnh cho thấy xuất hiện lực không tiếp xúc: (2), (3) và (5) Còn lại là lực tiếp xúc Câu 29. Có 3 trường hợp lực tác dụng theo phương ngang: (2), (4) và (6) Câu 30. Có 3 trường hợp là lực ma sát: (1), (2) và (5)