Đề thi học kì 2 môn Công nghệ Lớp 7

docx 9 trang Hoài Anh 6780
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Công nghệ Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_2_mon_cong_nghe_lop_7.docx

Nội dung text: Đề thi học kì 2 môn Công nghệ Lớp 7

  1. 1. Vai trò của chăn nuôi Chăn nuôi cung cấp nhiều sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. a) Cung cấp thực phẩm(thịt,trứng,sữa) phục vụ đời sống. b) Chăn nuôi cho sức kéo như trâu, bò, ngựa. c) Cung cấp phân bón cho cây trồng. d) Cung cấp nguyên liệu gia công đồ dùng. Y dược và xuất khẩu. 2.Nhiệm vụ phát triển chăn nuôi ở nước ta. - Phát triển chăn nuôi toàn diện ( Đa dạng về loài, đa dạng về quy mô ). - Đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất(giống, thức ăn, chăm sóc thú y ). - Tăng cường cho đầu tư nghiên cứu và quản lý ( Về cơ sở vật chất, năng lực cán bộ ) - Nhằm tăng nhanh về khối lượng, chất lượng sản phẩm chăn nuôi cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 3. Khái niệm giống vật nuôi - Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra, mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng xuất và chất lượng sản phẩm như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định. 4.Phân loại giống vật nuôi. a) Theo địa lý b) Theo hình thái ngoại hình c) Theo mức độ hoàn thiện của giống. d) Theo hướng sản xuất. 5. Nhiệm vụ của giống vật nuôi trong chăn nuôi. - Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi - Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi. 6. Sự sinh trưởng của vật nuôi. Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể.
  2. VD:Sự sinh trưởng của lợn Móng Cái: +Lợn mới sinh:1,2kg. +Lợn cai sữa:15kg. +Lợn trưởng thành:50=>100kg. 7. Sự phát dục của vật nuôi. -Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể. VD:Gà trống thành thục sinh dục: biết gáy,biết đạp mái,mào to ,rõ. 8. Khái niệm về chọn giống vật nuôi Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi. 9. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi. a.Chọn lọc hàng loạt. - Là phương pháp dựa vào các điều kiện chuẩn đã định trước để lựa chọn từ đàn vật nuôi những cá thể tốt nhất làm giống. -Ưu điểm:đơn giản,phù hợp với trình độ KT về công tác giống còn thấp. b.Kiểm tra năng suất. - Vật nuôi chọn lọc được nuôi trong một môi trường điều kiện chuẩn, trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đã đạt được đem so sánh với kết quả đã định trước để chọn con tốt nhất. 10.Nhân giống vật nuôi. A. Chọn phối. +Thế nào là chọn phối. - Chọn ghép đôi giữa con đực và con cái để cho sinh sản gọi là chọn phối. +Các phương pháp chọn phối. - Chọn ghép con đực và con cái trong cùng giống đó để nhân lên một giống tốt. - Chọn ghép con đực với con cái khác giống nhau để lai tạo giống. B. Nhân giống thuần chủng. +Nhân giống thuần chủng là gì?
  3. - Là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống. - Tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, giữ vững và hoàn chỉnh đặc tính của giống đã có. +Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả? - Muốn nhân giống thuần chủng đạt kết quả phải xác định rõ mục đích, chọn phối tốt, không ngừng chọn lọc và nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi 11.Thức ăn vật nuôi. A. Thức ăn vật nuôi. -Là sản phẩm có nguồn gốc từ ĐV,TV và chất khoáng,cung cấp năng lượng,các chất dd cần thiết cho vật nuôi tồn tại và phát triển. VD:rơm,rạ, KL: Vật nuôi chỉ ăn được những thức ăn nào phù hợp với đặc điểm sinh lý tiêu hoá của chúng. B.Nguồn gốc thức ăn vật nuôi. - Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng: +Thức ăn từ TV: thức ăn tinh, thức ăn thô,thức ăn ủ xanh, +Thức ăn từ ĐV: bột cá,bột tôm, +THức ăn từ chất khoáng cung cấp Ca,Na,P, 12. Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi. + Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. + Tăng sức để kháng cơ thể. + Cung cấp các chất dinh dưỡng. 13. Chế biến thức ăn cho vật nuôi. - Làm tăng mùi vị, tính ngon miệng,dễ tiêu hóa.(thức ăn ủ men) - Khử các chất độc hại và các loại vi trùng có hại(nấu chín thức ăn). -Giảm khối lượng,tăng giá trị dd (thái nhỏ,ủ tươi rau,cỏ) - Các phương pháp chế biến thức ăn.
  4. + Phương pháp vật lí:cắt ngắn thức ăn thô xanh,nghiền nhỏ thức ăn hạt,xử lí nhiệt thức ăn có chất độc hại,khó tiêu. + Phương pháp chế biến bằng vi sinh vật: các loại thức ăn giàu tinh bột dùng phương pháp đường hóa hoặc ủ lên men. + Phương pháp hóa học:kiềm hóa thức ăn có nhiều xơ (rơm,rạ). + Thức ăn hỗn hợp:phối trộn nhiều loại thức ăn để tạo ra thức ăn hỗn hợp. 14.Dự trữ thức ăn cho vật nuôi. - Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và luôn có đủ nguồn thức ăn dự trữ cho vật nuôi. - Các phương pháp dự trữ thức ăn. + Dự trữ thức ăn ở dạng khô bằng nguồn nhiệt từ mặt trời hoặc sấy bằng điện, bằng than (lúa,ngô,khoai,sắn, ). + Dự trữ thức ăn ở dạng nước ( ủ xanh các loại rua cỏ tươi). 15. Sản xuất thức ăn vật nuôi. A. Phân loại thức ăn - Dựa vào thành phần dinh dưỡng của thức ăn,thức ăn vật nuôi được chia thành 3 loại: - Thức ăn có hàm lượng prôtêin > 14% là thức ăn giàu protêin. - Thức ăn có hàm lượng gluxít > 50% là thức ăn giàu gluxít. - Thức ăn có hàm lượng xơ > 30% là thức ăn thô. B. Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu Prôtêin. - Chế biến các sản phẩm động vật làm thức ăn vật nuôi. - Nuôi giun đất,cá,tôm,cua,trai,ốc, và khai thác thủy sản. - Trồng xen canh,tăng vụ cây họ đậu. C. Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu Gluxít và thức ăn thô xanh. -Thức ăn giàu Gluxit:luân canh,gối vụ để sản xuất ra nhiều lúa,ngô,khoai,sắn, -Thức ăn thô xanh: +Tận dụng đất vườn,rừng,bờ mương để trồng nhiều loại cỏ,rau xanh cho vật nuôi. +Tân dụng các sản phẩm phụ trong trồng trọt như rơm,rạ,thân cây lạc,đỗ,
  5. I.PHẦN BÀI TẬP THAM KHẢO : Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng Câu 1: Vai trò của chăn nuôi trong nền kinh tế là gì A. Cung cấp phương tiện di chuyển, sức kéo. B. Cung cấp lương thực, thực phẩm. C. Sản xuất vắc-xin. D. Tất cả đều đúng. Câu 2: Sản xuất vắc-xin thường hay được thử nghiệm trên con vật nào? A. Lợn. B. Chuột. C. Tinh tinh. D. Gà. Câu 3: Con vật nào dưới đây KHÔNG cung cấp sức kéo: A. Trâu. B. Bò. C. Dê. D. Ngựa. Câu 4: Mục đích cuối cùng của nhiệm vụ ngành chăn nuôi ở nước ta là để: A. Phát triển chăn nuôi toàn diện. B. Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất. C. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lý D. Tăng nhanh về khối lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Câu 5: Có mấy cách phân loại giống vật nuôi? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
  6. Câu 6: Giống Lợn Lan đơ rát thuộc giống lợn theo hướng sản xuất nào? A. Giống kiêm dụng. B. Giống lợn hướng mỡ. C. Giống lợn hướng nạc. D. Tất cả đều sai. Câu 7: Giống bò vàng Nghệ An là giống được phân loại theo hình thức: A. Theo địa lý. B. Theo hình thái, ngoại hình. C. Theo mức độ hoàn thiện của giống. D. Theo hướng sản xuất. Câu 8: Để được công nhận là một giống gia cầm thì số lượng cần phải có khoảng bao nhiêu con? A. 40.000 con. B. 20.000 con. C. 30.000 con. D. 10.000 con Câu 9: Năng suất trứng của giống Gà Lơ go là: A. 150 – 200 quả/năm/con. B. 250 – 270 quả/năm/con. C. 200 – 270 quả/năm/con. D. 100 – 170 quả/năm/con. Câu 10: Tỉ lệ mỡ trong sữa của giống bò sữa Hà Lan là: A. 7,9% B. 3,8 – 4% C. 4 – 4,5% D. 5%
  7. Câu 11: Buồng trứng của con cái lớn lên cùng với sự phát triển của cơ thể, quá trình đó được gọi là: A. Sự sinh trưởng. B. Sự phát dục. C. Phát dục sau đó sinh trưởng. D. Sinh trưởng sau đó phát dục. Câu 12: Gà mái bắt đầu đẻ trứng, quá trình đó được gọi là: A. Sự sinh trưởng. B. Sự phát dục. C. Phát dục sau đó sinh trưởng. D. Sinh trưởng sau đó phát dục. Câu 13: Chọn giống vật nuôi là gì? A. Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực lại làm giống. B. Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi cái lại làm giống. C. Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái lại làm giống. D. Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi còn bé lại làm giống. Câu 14: Chọn phối là gì? A. Chọn phối là ghép đôi con đực với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi. B. Chọn phối là nhằm phát huy tác dụng của chọn lọc giống. C. Chất lượng đời sau sẽ đánh giá được chất lượng của đời trước. D. Chọn phối là chọn con đực và con cái cùng giống cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi. Câu 15: Giống lợn Ỉ là giống được chọn phối theo phương pháp nào? A. Chọn phối cùng giống.
  8. B. Chọn phối khác giống. C. Chọn phối lai tạp. D. Tất cả đều sai. Câu 16: Nhân giống thuần chủng là gì? A. Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ. B. Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của hai giống khác nhau. C. Tạo ra được nhiều cá thể của giống đã có. D. Là ghép đôi con đực với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi. Câu 17: Phương pháp nào dưới đây là nhân giống thuần chủng: A. Gà Lơ go x Gà Ri. B. Lợn Móng Cái x Lợn Lan đơ rát. C. Lợn Móng Cái x Lơn Ba Xuyên. D. Lợn Móng Cái x Lợn Móng Cái. Câu 18: Trong các chất dinh dưỡng sau, chất nào được cơ thể hấp thụ trực tiếp không cần qua bước chuyển hóa? A. Protein. B. Muối khoáng. C. Gluxit. D. Vitamin, nước. Câu 19: Protein trong thức ăn sau khi qua đường tiêu hóa của vật nuôi chuyển thành chất dinh dưỡng nào dưới đây mà cơ thể có thể hấp thụ? A. Nước. B. Axit amin. C. Đường đơn.
  9. D. Ion khoáng. Câu 20: Thế nào là thức ăn giàu Protein? A. Là thức ăn có chứa hàm lượng protein > 14%. B. Là thức ăn có chứa hàm lượng protein > 30%. C. Là thức ăn có chứa hàm lượng protein > 50%. D. Là thức ăn có chứa hàm lượng protein > 20%. Câu 21: Chế biến thức ăn nhằm mục đích gì: A. Làm tăng mùi vị, dễ tiêu hóa, khử bỏ chất độc hại. B. Giữ thức ăn lâu hỏng, luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi. C. Tạo thức ăn hỗn hợp. D. Phân loại thức ăn. Câu 22: Hạt đậu nành (đậu tương) sau khi làm chín sẽ giúp vật nuôi: A. Ăn ngon miệng hơn. B. Tiêu hóa tốt hơn. C. Khử bỏ chất độc hại. D. Tất cả đều sai.