Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 7

docx 5 trang Hoài Anh 27/05/2022 8290
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_2_mon_giao_duc_cong_dan_7.docx

Nội dung text: Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 7

  1. Bài 12. Sống và làm việc có kế hoạch 1. Sống và làm việc có kế hoạch - Sống và làm việc có kế hoạch là xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý. - Quyết tâm thực hiện kế hoạch có chât lượng, kết quả cao. * Ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch. - Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức. - Đạt kết quả cao trong công việc. - Không cản trở, ảnh hưởng đến người khác. Bài 13. Quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em theo quy định của Pháp luật nước ta. 1. Quyền của trẻ em - Quyền được khai sinh và có quốc tịch. - Quyền được sống chung với bố mẹ, được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình. - Quyền được học tập, vui chơi, giải trí, tham gia hoạt động văn hoá, thể thao. - Quyền được bảo vệ chăm sóc sức khoẻ, giáo dục. - Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể danh dự và nhân phẩm. 2. Bổn phận của trẻ em. - Trong gia đình: yêu quý, kính trọng, hiếu thảo,vâng lời, giúp đỡ ông bà cha mẹ; yêu thương đùm bọc, chăm sóc giúp đỡ anh chị em - Trong xã hội: yêu quê hương đất nước; có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng và chấp hành pháp luật; thực hiện nếp sống văn minh; tôn trọng, lễ phép với người lớn; Bảo vệ tài nguyên môi trường; không tham gia tệ nạn xã hội; chăm chỉ học tập rèn luyện đạo đức. 3. Hành vi thực hiện đúng và hành vi vi phạm quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam. Hành vi đúng Hành vi vi phạm quyền trẻ em Tổ chức hoạt động vui chơi giải trí cho Đánh đập trẻ em T.em Tạo cơ hội để trẻ tật nguyền hoà nhập Có hành vi trục lợi từ việc chăm sóc trẻ với cộng đồng. em
  2. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng. Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; 4.Việc thực hiện quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam. - Tập trung xử lý nghiêm các hành vi xâm hại trẻ em và các tổ chức nhận việc chăm sóc trẻ em nhưng có hành vi trục lợi. - Lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của trẻ em. - Áp dụng các phương pháp giáo dục tích cực để trẻ em có thời gian vui chơi bên cạnh việc học hành - Xây nhiều trường học, khu vui chơi cho trẻ em vùng khó khăn Bài 14. Hiểu khái niệm về môi trường, tài nguyên thiên nhiên 1.Môi trường, tài nguyên thiên nhiên Môi trường: Là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. - Những điều kiện tự nhiên có sẵn trong tự nhiên (Rừng, núi, sông), hoặc do con người tạo ra (Nhà máy, đường sá, công trình thuỷ lợi, rác, khói bụi, ). - Tài nguyên thiên nhiên: Là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người (tài nguyên rừng, đất, nước, sinh vật biển, khoáng sản ).Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường. Mọi hoạt động khai thác TN đều có ảnh hưởmg đến môi trường. 2. Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên: - Môi trường và tài nguyên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người. - Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. - Tạo phương tiện sống, phát triển trí tuệ đạo đức con người. - Tạo cuộc sống tin thần cho con người. Làm con người vui tươi, khoẻ mạnh, làm giàu đời sống tin thần. 3. Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện bảo vệ môi trường. - Bảo vệ môi trường là giữ cho m.trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường; ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra. 4. Biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên
  3. - Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên; phục hồi, tái tạo thiên nhiên có thể phục hồi được. - Ban hành, thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường. - Giáo dục mọi người - Rèn thói quen biết tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật. Bài 15. Di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể - Di sản văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Có 2 loại di sản văn hóa, đó là: - Di sản văn hóa phi vật thể: là những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác. - Di sản văn hóa vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia. + Di tích lịch sử văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. + Danh lam thắng cảnh: là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị Lịch sử thẩm mĩ, khoa học. Bài 16 : Tín ngưỡng và tôn giáo 1.Tín ngưỡng và tôn giáo - Tín ngưỡng: lòng tin vào một cái gì đó thần bí (thần linh, thượng đế, chúa trời.) - Tôn giáo: Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. Ý nghĩa: Tín ngưỡng và tôn giáo ở đất nước nào cũng có, tuy nhiên ỏ Việt Nam mang màu sắc riêng. Nhà nước ta luôn quan tâm đến tôn giáo với những chính sách thích hợp khích lệ hoạt động tôn giáo lành mạnh, giúp phát triển đất nước.
  4. Mê tín dị đoan: Tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép.) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng. 2. Phân biệt được tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan. Tín ngưỡng và tôn giáo: Người Việt Nam có tục thờ cúng tổ tiên thể hiện sự tôn kính với tổ tiên, dòng tộc và người già thường đi chùa, ăn chay thể hiện đức tin vào đạo phật. Tuy nhiên có một số người sa đà vào chuyện cúng bái như gọi hồn, nhảy đồng gây tốn kém. Hoặc có một số đối tượng tổ chức lôi kéo mọi người vào những đạo giáo không chính thống như : hội thánh đức chúa trời, Pháp Luân Công 3. Nêu được nội dung quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo theo quy định của pháp luật và trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân. * Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo được pháp luật quy định: Công dân có quyền theo, không theo 1 tín ngưỡng, tôn giáo nào; khi đã theo có quyền thôi không theo, bỏ để theo một tín ngưỡng tôn giáo khác. * Trách nhiệm của công dân: Chúng ta phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác. - Tôn trọng nơi thờ tự: Chùa, miếu, đền, nhà thờ. - Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. 4. Nhận biết được các hành vi đúng – sai có liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. - Hành vi đúng: Đạo giáo giúp con người sống vươn tới chân thiện mỹ, giúp đất nước yên bình, thịnh vượng, gia đình hạnh phúc. Hành vi sai : Tà giáo khiến con người sống tâm không thiện, luôn có xu hướng tách rời cộng đồng, gia đình và tư tượng kích động, chống phá mọi người, nhà nước Bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời ngày 02-09-1945. Bác Hồ làm Chủ tịch. - Nhà nước Việt Nam DCCH ra đời là thành quả của cuộc Cách mạng tháng 8-1945, do ĐCSVN lãnh đạo.
  5. - Ngày 2.7.1976 Quốc hội đổi tên thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Vì: Chiến dịch HCM lịch sử đã giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Cả nước bước vào thời kì quá độ lên CNXH. - Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do ĐCSVN lãnh đạo. 2. Hệ thống tổ chức, chức năng, trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bộ máy nhà nước: Là hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương gồm 4 loại cơ quan: Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát - Quốc hội là cơ quan bao gồm những người có tài, có đức do nhân dân lựa chọn, bầu ra, tham gia làm những việc quan trọng nhất của nhà nước: - HĐND là cơ quan bao gồm những người có tài, đức do nhân dân địa phương lựa chọn bầu ra, tham gia công việc nhà nước ở địa phương - Toà án nhân dân là Cơ quan xét xử có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp và xét xử các vụ việc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân → GD con người ý thức tuân theo pháp luật, giữ gìn trật tự kĩ cương. - Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm soát các hoạt động tư pháp. Trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng - tội phạm thì VKSND thực hiện quyền công tố NN (Khởi tố, truy tố người có hành vi phạm tội ra trước Toà án). 3. Nêu được quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Công dân có quyền và trách nhiệm giám sát, góp ý kiến vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại điện do mình bầu ra, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ các cơ quan nhà nước, giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành công vụ.