Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Quảng Ninh (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Quảng Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2016_2017_phong_gi.pdf
Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Quảng Ninh (Có đáp án)
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí UBND THÀNH PHỐ MÓNG CÁI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 - 2017 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (2,5 điểm) a, Nhớ và chép thuộc lòng khổ thơ cuối bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy b, Xác định từ láy và biện pháp tu từ có trong khổ thơ vừa chép. c, Qua bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 6 đến 8 câu) Câu 2 (1,5 điểm) a, Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào? - Nói băm nói bổ. - Nửa úp nửa mở. b, Sau khi học xong các phương châm hội thoại, khi giao tiếp em cần chú ý những gì? Câu 3 (1,0 điểm) Cho các câu sau: a, Em có chân trong đội tuyển bóng đá của nhà trường. b, Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Xác định phương thức chuyển nghĩa của từ chân trong các câu trên. Câu 4 (5,0 điểm) Thay lời nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân, hãy kể lại sự việc từ khi ông nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi nghe được tin làng cải chính.
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Câu 1: (2,5 điểm) a, Học sinh nhớ và viết lại chính xác khổ thơ cuối của bài thơ (0,5điểm) b, Xác định đúng từ láy: vành vạnh, phăng phắc (0,5 điểm). - Xác định: Ẩn dụ: Trăng cứ tròn vành vạnh. Nhân hóa: Ánh trăng im phăng phắc (0,5 điểm). c, Viết đúng hình thức 1 đoạn văn từ 6 đến 8 câu, các câu trong đoạn văn phải có sự liên kết chặt chẽ - Nội dung: + Nêu được thái độ sống: Uống nước nhớ nguồn: Nhớ ơn cội nguồn, cha mẹ, thầy cô, sống ân nghĩa thủy chung, sống có trước có sau không được quên đi quá khứ. (0,5 điểm) + Bằng các việc làm, hành động cụ thể để thể hiện truyền thống nhớ ơn: chăm ngoan, học giỏi, nghe lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô.Tri ân, tưởng nhớ tới các anh hùng liệt sĩ : Thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng, dọn dẹp đài tưởng niệm liệt sĩ (0,5 điểm) Câu 2: (1,5 điểm) a, Giải nghĩa các thành ngữ và nêu phương châm hội thoại có liên quan. - Nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo - Phương châm lịch sự .(0,5 điểm) - Nửa úp nửa mở: nói mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết - Phương châm cách thức. (0,5 điểm) b, Khi giao tiếp cần chú ý: nói đúng vào đề tài giao tiếp, nói ngắn gọn, rành mạch, tế nhị và tôn trọng người khác (0,5 điểm) Câu 3: (1,0 điểm) a, Từ chân (có chân trong đội tuyển): chuyển theo phương thức hoán dụ. b, Từ chân (chân mây): chuyển theo phương thức ẩn dụ. Câu 4: (5,0 điểm) 1. Yêu cầu: - Hình thức: Thể loại văn tự sự kết hợp nghị luận, miêu tả nội tâm với các hình thức độc thoại, đối thoại; bố cục gồm 3 phần, trình bày mạch lạc, vận dụng ngôi kể thứ nhất. - Nội dung:
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí a/ Mở bài: Giới thiệu bản thân mình là ông Hai, khái quát chung được tâm trạng của ông Hai b/Thân bài: - Kể lại diễn biến tâm trạng của ông Hai theo trình tự: Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc tâm trạng ông: sững sờ, ngạc nhiên, sau đó đau đớn, tủi hổ. Cử chỉ: cười nhạt thếch bước đi trong sự trốn tránh xấu hổ và nhục nhã. - Về nhà ông nằm vật ra giường, nghĩ đến sự hắt hủi của mọi người. Khi nói chuyện với vợ thì gắt gỏng, bực bội vô cớ. - Tâm trạng mấy ngày sau đó không dám ra khỏi nhà, lo lắng thường xuyên. - Tâm trạng khi nghe tin làng cải chính: vui mừng, phấn khởi, tự hào. Hành động vui vẻ chia quà cho các con, đi khoe tin làng chợ Dầu không theo giặc. c/ Kết bài: Khái quát về tâm trạng, tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước của ông Hai 2. Biểu điểm: - Điểm 4,0 - 5,0: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên, biết kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận một cách linh hoạt, chữ viết sạch sẽ, không mắc các lỗi: dùng từ, đặt câu, chính tả. - Điểm 3,0 - 3.75: Đảm bảo các yêu cầu trên. Kết hợp các yếu tố tương đối linh hoạt, còn sai một số lỗi nhỏ về dùng từ, diễn đạt, chính tả. - Điểm 1,0 - 2,75: Đảm bảo tương đối đầy đủ các yêu cầu trên song sắp xếp một số ý còn lộn xộn; trình bày cẩu thả, mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi câu, diễn đạt. - Điểm dưới 1,0: Bài viết chưa đảm bảo các yêu cầu trên hoặc lạc đề. * Chú ý: Trên đây là những gợi ý chính, khi chấm bài giáo viên căn cứ vào thực tế bài viết của học sinh để vận dụng cho điểm linh hoạt.
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí PHÒNG GD&ĐT BA ĐÌNH KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN 9 Năm học 2016 – 2017 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I (4.5 điểm): Câu 1: Chép chính xác khổ cuối bài thơ “Ánh trăng” (Ngữ văn 9, tập một) Câu 2: Bài thơ “Ánh trăng” là sáng tác của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ này? Câu 3: Chỉ ra các từ láy trong khổ thơ trên. Những từ láy đó cho ta cảm nhận gì về vẻ đẹp của vầng trăng? Câu 4: Với khổ thơ trên, tác giả đã cho ta thấy ánh trăng chính là biểu tượng của ánh nhìn vị tha từ quá khứ không hề đòi hỏi một sự đáp đền, chính điều đó khiến con người giật mình thức tỉnh. Từ hình ảnh mang tính biểu tượng này, em hãy viết một đoạn văn, khoảng nửa trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về lòng vị tha trong cuộc sống hôm nay. Phần II (4.5 điểm): Đọc đoạn văn sau: “Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi: - Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai? - Là con thấy mấy lị con u. - Thế nhà con ở đâu? - Nhà ta ở làng chợ Dầu. - Thế con có thích về làng chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ: - Có Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi: - À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé dơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: - Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: - Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ. Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy ”
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí (“Làng” – Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một) Câu 1: Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại hay độc thoại? Hãy giải thích rõ. Câu 2: Xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng vì sao Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là "Làng" mà không phải là “Làng Chợ Dầu”? Điều này có ý nghĩa gì? Câu 3: Qua những lời trò chuyện của ông Hai với đứa con út, ta thấy được tình cảm sâu nặng, chân thành của ông đối với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến. Bằng một đoạn văn theo cách lập luận tổng – phân – hợp, khoảng 12 câu, phân tích đoạn trích trên để làm rõ điều đó. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và lời dẫn trực tiếp (gạch chân, chú thích). Phần III (1.0 điểm): Trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, vì sao có thể nói: Chiến tranh hạt nhân “không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa”? Em có suy nghĩ gì trước lời cảnh báo của nhà văn Mác-két về nguy cơ hủy diệt sự sống và nền văn minh trên trái đất một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra?
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Câu Yêu cầu Điểm Phần I (4.5 điểm) Câu 1 Chép chính xác khổ thơ, có dấu chấm kết thúc. 0.5 (Nếu không có dấu chấm, trừ 0.25 điểm) Câu 2 - Tác giả: Nguyễn Duy 0.25 - Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1978, ba năm sau khi đất nước thống 0.25 nhất, khi đó Nguyễn Duy đang sống và công tác ở Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 3 - Từ láy: Vành vạnh, phăng phắc. 0.5 - Giá trị biểu cảm của các từ láy: + Cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tròn đầy, viên mãn của vầng 0.25 trăng; 0.25 + Đồng thời nhấn mạnh sự bất biến, vĩnh hằng, sự bao dung, độ lượng của thiên nhiên, của quá khứ ân tình. Câu 4 * Hình thức: Đúng đoạn văn, đủ dung lượng, không mắc lỗi chính tả. 0.25 (0.25 điểm) * Nội dung: 2.0 a. Thế nào là lòng vị tha? (0.5 điểm) - Lòng vị tha luôn tồn tại trong mỗi con người. - Vị tha chính là thái độ bao dung, độ lượng, là sự tha thứ xuất phát từ lòng yêu thương, từ trái tim nhân hậu b. Biểu hiện: (0.5 điểm) - Biểu hiện cụ thể của lòng vị tha: sống vì người khác, không ích kỉ, hẹp hòi (HS tự lấy ví dụ trong đời sống thực tế và các tác phẩm văn học). c. Ý nghĩa: (0.5 điểm) - Lòng vị tha khiến người với người gần nhau hơn, biết yêu thương và
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí sẻ chia, đoàn kết với nhau trong mọi hoàn cảnh để từ đó cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, nhân ái hơn. - Tuy nhiên, trong thực tế đời sống vẫn có không ít những kẻ ích kỉ, hẹp hòi, tham lam -> Làm cuộc sống nặng nề, giảm bớt lòng tin yêu giữa người với người. d. Liên hệ bản thân và rút ra bài học. (0.5 điểm) * Diễn đạt: Lưu loát, mạch lạc. (0.25 điểm) 0.25 Lưu ý: Đây là đoạn văn nghị luận xã hội có tính chất mở nên Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản mang tính định hướng, khi chấm cần linh hoạt và tôn trọng những suy nghĩ chân thực của học sinh. Khuyến khích những bài viết có liên hệ thực tế tích cực. Phần II (4.5 điểm) Câu 1 - Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại. 0.5 - Tại vì: Đoạn trích có hai nhân vật tham gia vào cuộc thoại là ông 0.5 Hai và thằng cu Húc. Trong đoạn có lời trao và lời đáp, được đánh dấu bằng các gạch đầu dòng ứng với mỗi lượt lời. Câu 2 Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là "Làng" mà không phải là “Làng Chợ Dầu” vì: - “Làng Chợ Dầu” chỉ một địa danh cụ thể, là ngôi làng của nhân vật 0.25 ông Hai trong truyện, nó chỉ có ý nghĩa hẹp. - Còn “Làng” có ý nghĩa khái quát chỉ làng xóm, quê hương nói 0.25 chung. - Dụng ý của tác giả khi đặt tên truyện là “Làng” là muốn nói tới một 0.25 vấn đề mang tính khái quát, phổ biến ở khắp các làng quê, ở mọi người nông dân trong kháng chiến chống Pháp. Bởi thế, nhan đề “Làng” sẽ có sức khái quát sâu rộng. - Nhan đề “Làng” còn góp phần bộc lộ chủ đề của tác phẩm: ca ngợi 0.25
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí tình yêu làng quê tha thiết của tất cả những người nông dân trong kháng chiến chống Pháp. Câu 3 Viết đoạn văn: a. Hình thức: 1.0 - Kiểu đoạn tổng – phân – hợp, độ dài khoảng 12 câu. (0.5 điểm) - Sử dụng câu cảm thán (gạch chân, chú thích) (0.25 điểm) - Có lời dẫn trực tiếp (gạch chân, chú thích) (0.25 điểm) b. Nội dung: Đoạn văn cần làm rõ các ý sau: * Về nội dung: - Tâm trạng day dứt của ông Hai khi trò chuyện với con. Tâm sự với 1.0 con, ông Hai muốn con khắc cốt ghi tâm về ngôi làng Chợ Dầu thân yêu. Dù biết rằng làng đã theo giặc, ông đã phải từ bỏ, nhưng trong sâu thẳm lòng mình, ông vẫn da diết nhớ làng (0.75 điểm) - Nét chuyển biến mới của nhân vật: yêu làng, nhớ làng nhưng một lòng gắn bó, thủy chung với cách mạng và kháng chiến (0.25 điểm) * Về nghệ thuật: - Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế qua cuộc trò chuyện 0.5 với con: tâm lí của ông Hai rất nhớ làng, rất yêu nước, (0.25 điểm) - Ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, xây dựng tình huống tinh tế. (0.25 điểm) Phần III (1.0 điểm) HS nêu được suy nghĩ của mình trước lời cảnh báo của Mác-két qua văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, qua một số gợi ý sau: - Chiến tranh hạt nhân không chỉ tiêu diệt nhân loại mà còn tiêu hủy 0.5 mọi sự sống trên trái đất: phản tiến hóa, phản “lí trí tự nhiên” (ở đây hiểu “lí trí tự nhiên” là quy luật tự nhiên, lôgic tất yếu của tự nhiên),
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí - Nhận thức rõ tính chất phản tiến hóa, phản tự nhiên của chiến tranh 0.5 hạt nhân: Nếu nổ ra, nó sẽ đẩy lùi sự tiến hóa trở về sự xuất phát ban đầu, tiêu hủy mọi thành quả của quá trình tiến hóa sự sống trong tự nhiên -> Liên hệ bản thân và rút ra bài học nhận thức và hành động.
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí PHÒNG GD&ĐT QUẬN HAI BÀ TRƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Đề chính thức MÔN NGỮ VĂN 9 Năm học 2016 – 2017 Thời gian làm bài: 90 phút (Ngày kiểm tra: 09/12/2016) Phần I (5.5 điểm): Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí! (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục) Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”. Câu 2: Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu thơ cuối đoạn thuộc kiểu câu gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh. Câu 3: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú). Phần II (4.5 điểm): Cho đoạn trích sau: Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn. (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Câu 1: Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào, của ai? Câu 2: Những từ in đậm trong câu: “Ơ, bác vẽ cháu đấy ư?” thuộc những từ loại nào? Nêu công dụng của những từ loại ấy trong câu trên. Câu 3: Trong đoạn trích, nhân vật anh thanh niên đã từ chối khi họa sĩ vẽ mình, muốn giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. Chi tiết này giúp em hiểu thêm điều gì về anh thanh niên? Câu 4: Từ nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm và những hiểu biết xã hội, hãy nêu suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Câu Yêu cầu Điểm Phần I (5.5 điểm) Câu 1 HS nêu đúng: - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng 0.5 đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên Việt Bắc. - Giải nghĩa cụm từ “đôi tri kỉ”: 0.5 Tri kỉ: biết mình; đôi tri kỉ: Đôi bạn thân thiết (hiểu bạn như hiểu mình) Câu 2 HS nêu được: - Theo cấu tạo ngữ pháp, câu thơ cuối là kiểu câu đặc biệt. 0.5 - Tác dụng: 0.5 + Về nghệ thuật: Tạo nhịp điệu, là bản lề khép mở ý thơ + Về nội dung: Giúp thể hiện ý đồ nghệ thuật của nhà thơ: biểu hiện sự cô đặc, dồn thụ sức nặng tư tưởng, cảm xúc của tác giả Câu 3 HS hoàn thành đoạn văn diễn dịch: - Mở đoạn: Đạt yêu càu về hình thức, nội dung: 0.5 - Thân đoạn: Biết bám vào ngữ liệu, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có dẫn chứng, lí lẽ làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng trong đoạn thơ: + Chung hoàn cảnh xuất thân 0.5 + Chung mục đích chiến đấu, lí tưởng 0.75 + Chung gian khổ, chung niềm vui 0.75 * Lưu ý: - Đúng ý, diễn đạt được song chưa thật sâu. 1.5 đ - Diễn xuôi ý thơ, dài dòng, còn mắc một vài lỗi diễn đạt. 1.0 đ - Ý quá sơ sài, nhiều lỗi diễn đạt. 0.5 đ
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí - Chưa thể hiện được phần lớn số ý, hoặc sai lạc về nội dung, diễn đạt kém 0.25 đ * Giám khảo căn cứ vào mức điểm trên để cho các điểm còn lại. - Sử dụng một câu cảm thán (đúng, có gạch chân và chú thích) 0.5 - Sử dụng một lời dẫn trực tiếp (đúng, có gạch chân và chú thích) 0.5 - Đoạn văn quá dài (quá ngắn) hoặc nhiều đoạn (sai kiểu đoạn) trừ 0.5 đ Phần II (4.5 điểm) Câu 1 HS nêu đúng: - Tên tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa 0.5 - Tác giả: Nguyễn Thành Long 0.5 Câu 2 HS chỉ ra được: - Từ “Ơ”: thán từ -> Bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên. 0.5 - Từ “ư”: tình thái từ -> Dùng để hỏi 0.5 Câu 3 HS nêu được một đức tính tốt đẹp khác của anh thanh niên: đức tính 0.5 khiêm tốn. Câu 4 HS phải đảm bảo những yêu cầu về: - Nội dung: Trình bày ý hiểu về tính khiêm tốn; thấy được vẻ đẹp, ý 1.5 nghĩa của tính khiêm tốn trong cuộc sống của mỗi cá nhân, con người Việt Nam từ đó có những liên hệ cần thiết - Hình thức: là một đoạn văn nghị luận (tự chọn kiểu lập luận) có sự 0.5 kết hợp với các phương thức biểu đạt, diễn đạt sinh động, độ dài theo quy định * Lưu ý: Khuyến khích HS có suy nghĩ riêng, tuy nhiên phải lí giải hợp lí, thuyết phục. Phần liên hệ cần chân thành. Không cho điểm đoạn có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực.
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Đề chính thức MÔN NGỮ VĂN 9 Năm học 2016 – 2017 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I (6.0 điểm): “Làng” là tác phẩm thành công của nhà văn Kim Lân viết về người nông dân. Trong tác phẩm, nhà văn có viết: “Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu Ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.” Câu 1: Đoạn trích trên diễn tả tâm trạng gì của ông Hai? Vì sao ông Hai lại có tâm trạng như vậy? (1.0 điểm) Câu 2: Ghi lại những câu văn có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm ở trong đoạn văn trên. Chép chính xác 4 câu thơ khác trong một đoạn trích “Truyện Kiều” mà em đã được học cũng sử dụng hình thức độc thoại nội tâm này. (1.5 điểm) Câu 3: Em hãy viết đoạn văn tổng – phân – hợp (khoảng 12 câu) phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai từ khi nghe tin làng Dầu theo giặc đến khi tâm sự với người con út. (Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và câu cảm thán, chú thích rõ) (3.5 điểm) Phần II (4 điểm): Mở đầu bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí!
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Câu 1: Em hãy giải nghĩa từ “đồng chí”. Theo em, cách người lính gọi nhau là “đồng chí” như trong đoạn thơ trên có ý nghĩa gì? (1.0 điểm) Câu 2: Từ những cảm nhận về đoạn thơ trên và bằng những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp. (3.0 điểm)
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Câu Nội dung Điểm Phần I (6.0 điểm) Câu 1 - Đoạn trích trên diễn tả tâm trạng đau đớn, tủi hổ của ông Hai. 0.5 - Ông Hai có tâm trạng ấy vì ông nghe tin làng mình theo giặc từ 0.5 miệng những người đàn bà đi tản cư. Câu 2 - Ghi lại câu văn có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm: Chúng nó 0.5 cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu - Chép đúng 4 câu thơ trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” có 1.0 sử dụng hình thức độc thoại nội tâm (4 câu thơ miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho Kim Trọng hoặc 4 câu thơ miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho cha mẹ) Câu 3 - Hình thức: Đúng cấu trúc đoạn văn tổng – phân – hợp. 0.5 - Nội dung: Đảm bảo các ý sau: 2.0 + Khi mới nghe tin: Tâm trạng sững sờ, xấu hổ, uất ức (0.25) + Về đến nhà: Tâm trạng lo lắng, đau đớn, tủi hổ (0.25) + Suốt mấy ngày hôm sau: Từ sững sờ, day dứt tâm trạng ông Hai biến thành sự sợ sệt trong nỗi tủi hổ khiến ông không dám ló mặt ra ngoài. (0.25) + Khi mụ chủ nhà biết chuyện: ông rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng. (0.25) + Ông tâm sự với người con út để giãi bày minh oan (0.25) Lưu ý: Khi phân tích, HS cần làm rõ được tình yêu làng, yêu nước, 1.0 yêu kháng chiến của ông Hai. (0.5) - Kiến thức tiếng Việt: + Câu bị động (có gạch chân và chú thích rõ) (0.5) + Câu cảm thán (có gạch chân và chú thích rõ) (0.5)
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Phần II (4.0 điểm) Câu 1 - Đồng chí: Người cùng chí hướng. 0.5 - Các xưng hô “đồng chí” trong đoạn thơ: thể hiện mối quan hệ thân 0.5 mật, trân trọng, gắn bó của những người lính. Câu 2 * Hình thức: Đủ độ dài, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, đúng 0.5 cấu trúc đoạn văn. * Nội dung: Đảm bảo các ý sau: 0.25 - Khẳng định tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp và trong sáng nhất đối với mỗi con người. 0.75 - Biểu hiện của một tình bạn đẹp: + Chân thành, tôn trọng lẫn nhau. + Sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với nhau trong mọi hoàn cảnh 0.75 - Ý nghĩa của một tình bạn đẹp: + Bạn sẽ cùng ta sẻ chia những buồn vui trong cuộc sống. + Bạn giúp ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. + Một người bạn tốt sẽ giúp ta hoàn thiện hơn về nhân cách, bởi ta học hỏi được ở bạn nhiều điều - Liên hệ: 0.75 + Phê phán những người chưa biết quý trọng tình bạn (chơi với bạn không chân thành, còn vụ lợi ) + Liên hệ bản thân: đã và sẽ làm gì để xây dựng và giữ gìn một tình bạn đẹp?
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG ANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN 9 Đề chính thức Năm học 2016 – 2017 (Đề thi gồm có 1 trang) Thời gian làm bài: 90 phút Phần I (4.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui chơi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới”. Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn trích trên có trong văn bản nào? Câu 2 (1.5 điểm): Tìm trong đoạn trích trên các từ, cụm từ chỉ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em. Câu 3 (2.0 điểm): Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 1/2 trang giấy thi) phát biểu ý kiến về sự quan tâm, chăm sóc của nhà trường và chính quyền địa phương đối với trẻ em. Phần II (6.0 điểm): Trong bài thơ “Ánh trăng”, Nguyễn Duy viết: “Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.” Câu 1 (0.5 điểm): Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ “Ánh trăng”? Câu 2 (1.0 điểm): Giải thích nghĩa của hai từ “mặt” trong câu thơ thứ nhất. Từ “mặt” nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức nào? Câu 3 (1.5 điểm): Trong bài thơ, các hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” đã được nói
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí đến ở một khổ thơ khác. Hãy chép chính xác khổ thơ đó. Theo em, các hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” ở khổ thơ này về ý nghĩa có gì khác so với hai khổ thơ trên? Câu 4 (3.0 điểm): Em hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp (khoảng 10 đến 12 câu) cảm nhận về nỗi niềm xúc động và suy nghĩ sâu sắc của nhà thơ được thể hiện qua hai khổ thơ trên, trong đoạn văn có sử dụng câu ghép. (Gạch chân dưới câu ghép)
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Câu Nội dung Điểm Phần I: 4.0 điểm 1 - HS nêu đúng tên văn bản: “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền 0.5 được bảo vệ và phát triển của trẻ em” - Lưu ý: Nếu HS nêu tên văn bản thiếu hoặc sai một vài từ thì không cho điểm. 2 - HS chỉ ra các từ, cụm từ chỉ đặc điểm, tâm sinh lý của trẻ em: + “trong trắng” hoặc “đều trong trắng” 0.25 + “dễ bị tổn thương” 0.25 + “phụ thuộc” hoặc “còn phụ thuộc” 0.25 + “hiểu biết” 0.25 + “ham hoạt động” 0.25 + “đầy ước vọng” 0.25 3 HS hoàn thành đoạn văn theo yêu cầu: * Về hình thức: - Khoảng 2/3 trang giấy thi 0.5 - Kiểu đoạn: Tùy chọn kiểu lập luận, có sự kết hợp các phương thức biểu 0.5 đạt, diễn đạt sinh động, hấp dẫn * Về nội dung: Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, song phải bày tỏ được những suy nghĩ, ý kiến, nhận thức, thái độ, hành động đúng 0.75 đắn khi nói về sự quan tâm, chăm sóc của nhà trường, chính quyền địa 0.75 phương đối với trẻ em; từ đó biết trân trọng, thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với bạn bè, thầy cô, nhà trường, xã hội * Biểu điểm: - Đạt các yêu cầu về nội dung và hình thức, diễn đạt lưu loát, sinh động, 2.0 hấp dẫn. - Diễn đạt lưu loát, sinh động, hấp dẫn được song ý chưa thật sâu. 1.5
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí - Diễn đạt đủ ý, song dài dòng, còn mắc vài lỗi diễn đạt 1.0 - Thiếu ý, diễn đạt kém 0.5 * Lưu ý: - Không cho điểm đoạn văn biểu hiện suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực. - Nếu đoạn văn quá dài (hơn 1 trang giấy) hoặc quá ngắn (ít hơn ½ trang giấy) trừ 0.25 Phần II: 6.0 điểm 1 HS nêu đúng: Bài thơ được viết năm 1978, tại Thành phố Hồ Chí Minh 0.5 2 * HS giải nghĩa: - Từ “mặt” trong “Ngửa mặt”: Mặt người, một bộ phận trên cơ thể con 0.25 người, từ trán xuống cằm. - Từ “mặt” trong “nhìn mặt”: Mặt trăng, một vật thể trên trời. 0.25 * HS nêu đúng: - Từ “mặt” trong “nhìn mặt” được dùng theo nghĩa chuyển. 0.25 - Nghĩa chuyển được hình thành theo phương thức ẩn dụ 0.25 3 - HS chép chính xác một khổ thơ có hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, 1.0 “rừng”: Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ - Sai một câu (sai chính tả, thiếu từ, viết hoa chữ đầu dòng của 3 câu cuối khổ ) trừ 0,25 điểm * Học sinh có nhiều cách diễn đạt, song cần nêu được: - Hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” ở khổ thơ vừa chép được dùng 0.25 với nghĩa thực. Hoặc HS có thể nói: Đó là hình ảnh của thiên nhiên tươi mát, hồn nhiên, gắn bó với thời tuổi trẻ và thời chiến tranh gian lao ở rừng.
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí - Hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” ở hai khổ thơ trên được dùng với 0.25 nghĩa ẩn dụ. Hoặc HS có thể nói: Đó là biểu tượng cho quá khứ gian lao, nghĩa tình, đầy ắp kỉ niệm đẹp đẽ. 4 HS hoàn thành đoạn văn theo yêu cầu: * Về hình thức: - Khoảng 10 đến 12 câu. - Có sử dụng câu ghép - Kiểu đoạn: Lập luận theo kiểu đoạn tổng hợp – phân tích – tổng hợp (Tổng – phân – hợp) diễn đạt sinh động, hấp dẫn, có cảm xúc * Về nội dung: Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, song phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Mở đoạn: Đạt yêu cầu về hình thức, nội dung. - Thân đoạn: Bám vào ngữ liệu (hai khổ thơ) để phân tích hiệu quả của các dấu hiệu nghệ thuật (thơ năm chữ, từ nhiều nghĩa, điệp ngữ, các biện pháp tu từ ) có dẫn chứng, lí lẽ làm nổi bật nỗi niềm xúc động, suy ngẫm sâu sắc của nhà thơ khi đối diện với vầng trăng cũng là đối diện với quá khứ nghĩa tình. - Kết đoạn: Đạt yêu cầu về hình thức, nội dung. * Biểu điểm: - Đạt các yêu cầu về nội dung và hình thức, diễn đạt lưu loát, sinh động, 3.0 hấp dẫn, cảm nhận sâu sắc - Đạt các yêu cầu về nội dung và hình thức, diễn đạt lưu loát, sinh động, 2.5 hấp dẫn, song ý chưa thật sâu. 2.0 - Diễn đạt song còn mắc vài lỗi diễn đạt. 1.5 - Diễn xuôi ý thơ, dài dòng, còn mắc vài lỗi diễn đạt. 1.0 - Ý quá sơ sài, nhiều lỗi diễn đạt - Chưa thể hiện được phần lớn ý hoặc sai lệch về nội dung, diễn đạt 0.5 kém
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí * Lưu ý: - Nếu đoạn văn quá dài (hơn 13 câu) hoặc quá ngắn (ít hơn 9 câu) hoặc nhiều đoạn, sai kiểu đoạn: Trừ 0.25 điểm - Chưa gạch chân dưới câu ghép: Trừ 0.25 điểm