Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Phòng giáo dục và đào tạo Thiệu Hóa

docx 6 trang thaodu 3860
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Phòng giáo dục và đào tạo Thiệu Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_phong_giao_duc_va_dao_tao.docx

Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Phòng giáo dục và đào tạo Thiệu Hóa

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THIỆU HÓA ĐỀ THI HỌC KÌ I LỚP 9 THỜI GIAN: 90 phút (Không kể thời gian giao phát đề) I/ XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ - Đánh giá năng lực tổng hợp của học sinh sau khi học xong học kì chương trình Ngữ văn 9 học kì 1 - Nắm vững tri thức ở các nội dung Đọc – hiểu, Tiếng Việt, Làm văn. - Khả năng vận dụng tri thức Đọc – hiểu, Tiếng Việt, Làm văn vào việc tiếp nhận văn bản và tạo lập văn bản. - Hình thức đánh giá: Tự luận II/ XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN ĐẠT 1. KIẾN THỨC - Nhận biết được tác giả, tác phẩm trong phần phần HKII Ngữ văn 9. - Nắm vững kiến thức về phần tiếng Việt HKI Ngữ văn 9. - Nắm được cách viết một đoạn văn nghị luận xã hội và một bài văn nghị luận văn học. 2.KĨ NĂNG - Học sinh có kĩ năng Đọc – hiểu văn bản nghệ thuật, biết nhận diện ptbđ Học sinh nhận biết được kiến thức tiếng Việt trong chương trình đã học. - Biết viết đoạn văn nghị luận xã hội có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp. - Học sinh có kĩ năng làm một bài văn nghị luận văn học . Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, biết chọn và phân tích dẫn chứng làm sáng rõ vấn đề cần nghị luận. Lời văn trong sáng, lưu loát, giàu hình ảnh, cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. - III/ LẬP BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC.
  2. MA TRẬN TỔNG ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 Mức độ cần đạt Tổng Nội dung Nhận Thông Vận dụng Vận dụng số biết hiểu cao I. Câu 1 -Nhận -Hiểu được -Từ ND Đọc - Ngữ liệu: văn bản nghệ diện giá trị biểu văn bản HS hiểu thuật.- Tiêu chí lựa chọn PTBĐ đạt của các có thể vận -Chỉ từ láy tu từ. dụng vào ngữ liệu: raPCHTt thực tế giao +01 văn bản hoàn chỉnh. rong văn tiếp + Độ dài đoạn trích bản. khoảng từ 7-10 dòng. Tổng Số câu 2 1 1 5 Số điểm 1,0 1,0 1,0 3,0 Tỉ lệ 10% 10% 10% 30% II. Câu 1: Nghị luận xã hội Viết đoạn Tạo - Khoảng 200 chữ văn lập - Trình bày suy nghĩ về vấn văn đề đặt ra trong câu truyện bản đọc hiểu ở phần I. Câu 2: Nghị luận văn học Viết bài - - Nghị luận về một đoạn văn. trích trong tác phẩm thơ. - Ngữ liệu: Các tác phẩm thơ văn học hiện đại kỳ I Số câu 1 1 2 Tổng Số điểm 7,0 2,0 5,0 Tỉ lệ 20% 50% 70% Tổng Số câu 2 1 3 1 7 cộng Số điểm 1,0 1,0 3,0 5,0 10,0 Tỉ lệ 10% 10% 50% 100% 30%
  3. IV/ THIẾT KẾ ĐỀ KIỂM TRA DỰA TRÊN MA TRÂN. I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi: Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông : - Xin ông đừng giận cháu ! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười : -Cháu ơi, cẳm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra : cả tôi nữa , tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. (Theo Tuốc-ghê-nhép, Ngữ văn 9, tập 1,trang 22 NXB Giáo dục, 2013) Câu 1:Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2: Người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đã sử dụng phương châm hội thoại nào trong giao tiếp? Câu 3: Chỉ ra sự giống và khác nhau về ý nghĩa của hai từ in đậm trong câu chuyện trên? Câu 4: Dựa vào văn bản em rút ra được bài học gì trong giao tiếp? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1( 2,0 điểm ): Dựa vào câu chuyện “Người ăn xin” của Tuốc-ghê-nhép, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ) bàn về Lòng yêu thương. Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu . Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá . Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu , Đên rét chung chăn thành đôi tri kỷ . Đồng chí! (Ngữ văn 9-Tr128 Tập I NXBGD 2011) V/ XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM A. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
  4. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ bộ môn của trường. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00 điểm). B. Đề và hướng dẫn chấm: Câu Đáp án Biểu điểm I.ĐỌC HIỂU 3,0 điểm 0.5 Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt tự sự. 0.5 Câu 2: Người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đã sử dụng phương I(3đ) châm hội thoại lịch sự. Câu 3: 0.5 * Giống nhau: về trạng thái cảm xúc, cả hai đều thấy xúc động, cảm động về nhau. 0.25 *Khác nhau: + Bàn tay cậu bé run run là trạng thái xúc động, cảm thương ông lão 0.25 của cậu bé. + Bàn tay run rẩy của ông già là sự cộng hưởng của hai trạng thái: tuổi già, sức yếu lại thêm nỗi súc động trước thái độ của cậu bé. Câu 4: Trong giao tiếp chúng ta cần biết tôn trọng, tế nhị, lắng nghe và 1,0 thấu hiểu lẫn nhau. Cũng giống như ông già và cậu bé, tuy khác nhau vè tuổi tác nhưng cả hai đều giống nhau ở tình yêu thương, sự cảm thông trântrọng. Câu 1: 2đ II a.Đảm bảo đúng thể thức một đoạn văn: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. 0.25 (2đ) Luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực. Cách lập luận phù hợp b. Xác định đúng vấn đề nghị luận : bàn về Tìnhyêu thương, sự cảm thông chia sẻ c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn:Vận dung các thao tác lập luận hợp lý, kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn về lòng yêu thương theo các hướng sau * Khái quát nội dung câu chuyện từ đó rút ra nội dung tư tưởng đạo lý 0,25 Câu chuyện ngắn gọn, giản dị mà hấp dẫn nhưng chứa đựng một đạo lí đẹp đó là tình yêu thương, sự trân trọng và sự cảm thông sâu sắc. 1.0 *Bàn luận: - Câu chuyện mang đến cho người đọc một ý nghĩa triết lí sâu sắc, tinh tế và cảm động:
  5. + Đối với ông lão vào hoàn cảnh khốn khổ, bần cùng thường bị xã hội coi thường. Nhưng cậu đã rất chân thành, tô trọng, lòng thương và sự quan tâm. Ông lão đã nhận thấy điều đó, cậu đã cho lão nhiều lắm. + Cậu bé cũng chợt hiểu ra từ cái nhìn chăm chăm và nụ cười nhân hậu của cụ. Cậu cũng thấy như vừa nhận được tình cảm - Yêu thương, cảm thông, chia sẻ, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau là đạo lí tốt đẹp của xã hội + Con người có tình yêu thương với nhau sẽ giúp cho mối quan hệ gần gũi, gắn bó nhất là những người gặp cảnh éo le, nghè khổ như ông lão -Người có tấm lòng yêu thương, san sẻ cũng phải thật sự chân thành. Tình thương ấy phải từ thiện tâm của mình, không vụ lợi. + Xã hội phát triển, tuy có người giàu, người nghèo nhưng xã hội không thờ ơ trước nỗi đau koor của đồng loại mà vẫn luôn sẵn sàng nhường cơm, sẻ áo . - Bên cạnh những nghĩa cử cao đẹp ấy vẫn còn nhiều người thờ ơ, ích 0,25 kỷ, vô tâm * Nhận thức, hành động 0,25 - Câu chuyện mang đến cho ta một bài học về cách ứng xử giữa người với người - Tuy nhiên lòng thương yêu phải được rèn luyện từ nhỏ. Câu 2. 5.0đ 0.5đ Yêu cầu: -Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận . -Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. -Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 0.5đ A-Më bµi -Giới thiệu về tác giả-tác phẩm. -Giới thiệu về vẻ đẹp của người lính trong bài thơ:. B-Th©n bµi. 0.5đ *Về nội dung: -Giới thiệu hoàn cảnh ra đời bài thơ-> làm nên vẻ đẹp ở họ. 0.5đ -Vẻ đẹp thể hiện ở cơ sở tạo nên tình đồng chí. 0.5đ +Chung hoàn cảnh xuất thân : đều là nông dân mặc áo lính. 0.5đ +Chung nhiệm vụ mục đích , lý tưởng. 1.0đ +Chia sẻ mọi gian lao thiếu thốn và niềm vui của cuộc đời người lính. *Về nghệ thuật:
  6. - Ngôn ngữ giản dị cô đọng, sử dụng thành ngữ. - Hình ảnh chân thực giàu tính biểu cảm, kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn. 0.5đ -Những câu thơ sóng đôi đối ứng nhau giữa “anh” và “tôi” diễn tả sinh động sự gắn kết của những người lính. *Đánh giá chung: +Đây là đoạn thơ tiêu biểu , điển hình cho phong cách thơ Chính Hữu đã 0.5đ thể hiện thành công hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp. *Kết bài: +Khẳng định lại vẻ đẹp hình tượng người lính qua đoạn thơ. +Thế hệ sau cần biết ơn thế hệ trước đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc, mang lại cuộc sống bình yên cho chúng ta ngày hôm nay. Lưu ý chung 1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. 5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.