Đề thi học sinh giỏi các môn văn hóa môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD và ĐT huyện Đông Sơn
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi các môn văn hóa môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD và ĐT huyện Đông Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_cac_mon_van_hoa_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_h.doc
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi các môn văn hóa môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD và ĐT huyện Đông Sơn
- UBND HUYỆN ĐÔNG SƠN KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC MÔN VĂN HÓA LỚP 9 PHÒNG GD&ĐT CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2017 – 2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Hóa học (Gồm có 02 trang) Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI Câu 1. (2.0 điểm) Hợp chất A có công thức R 2X, trong đó R chiếm 74,19% về khối lượng. Trong hạt nhân của nguyên tử R có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1 hạt. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Tổng số proton trong phân tử R 2X là 30. Tìm công thức phân tử của R2X. Câu 2. (2.0 điểm) 0 Có 166,5 gam dung dịch MSO4 41,561% ở 100 C. Hạ nhiệt độ dung dịch 0 xuống 20 C thì thấy có m 1 gam MSO4.5H2O kết tinh và còn lại m 2 gam dung 0 dịch X. Biết m1 - m2 = 6,5 và độ tan của MSO 4 ở 20 C là 20,92 gam trong 100 gam H2O. Xác định công thức muối MSO4. Câu 3. (2.0 điểm) Hãy viết lại các công thức sau cho đúng: Fe2(OH)3, Al3O2, K2Br3, H2NO3, Ca2(SO4)3, Na2H2PO4, Si2O4, NH4Cl2 và gọi tên các chất. Câu 4. (2,0 điểm ) Một hỗn hợp chứa Fe, FeO, Fe2O3. Nếu hòa tan m gam hỗn hợp trên bằng dung dịch HCl dư thì khối lượng H 2 thoát ra bằng 1% khối lượng hỗn hợp đem thí nghiệm. Nếu khử m gam hỗn hợp trên bằng H 2 dư thì thu được khối lượng nước bằng 21,15% khối lượng hỗn hợp đem thí nghiệm. Xác định phần trăm về khối lượng mỗi chất có trong m gam hỗn hợp trên. Câu 5. (2.0 điểm) Hòa tan NaOH rắn vào nước để tạo thành 2 dung dịch A và B với nồng độ phần trăm của dung dịch A gấp 3 lần nồng độ phần trăm của dung dịch B. Nếu đem trộn hai dung dịch A và B theo tỉ lệ khối lượng mA : mB = 5 : 2 thì thu được dung dịch C có nồng độ phần trăm là 20%. Hãy xác định nồng độ phần trăm của dung dịch A và nồng độ phần trăm của dung dịch B. Câu 6. (2.0 điểm) Người ta đun 2,5 gam amoni sunfat (NH4)2SO4 thương mại còn lẫn nhiều tạp chất với dung dịch NaOH dư thì thu được khí NH3. Khí này được hấp thụ hết bởi 80 ml dung dịch H2SO4 0,25M. Cho giấy quỳ tím vào dung dịch này thì thấy quỳ tím hóa đỏ. Khi thêm 50ml dung dịch NaOH 0,2M thì quỳ tím trở về màu ban đầu. Tính độ tinh khiết của muối amoni sunfat (NH4)2SO4 thương mại. 1
- Câu 7. (2.0 điểm) Viết các PTHH hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau: O2 H 2O ddBaCl 2 X(k) A(k) B(dd) C(r) O2(t0) FeS2 dd BaCl 2 ddHCl ddNaOH ddB Y(r) D(dd) E(r) F(dd) Câu 8. (2.0 điểm) Cho các chất: KMnO 4, Al, dung dịch HCl, S và các điều kiện cần thiết. Hãy viết phương trình hóa học điều chế các chất: O2, Cl2, H2, H2SO4. Câu 9. (2.0 điểm) Đốt cháy m1 gam đồng trong bình kín có chứa V lít khí oxi (đktc) thu được chất rắn M. Đun nóng M trong m 2 gam dung dịch H2SO4 90% thu được dung dịch N và khí P. Hấp thụ toàn bộ khí P trong 200 ml dung dịch KOH 0,25M thu được dung dịch Q có chứa 5,18 gam muối. Đun cạn dung dịch N cho nước bay hơi từ từ còn lại 60 gam tinh thể CuSO 4.5H2O. Nếu cho dung dịch N tác dụng với NaOH thì để thu được lượng kết tủa lớn nhất phải dùng hết 300ml dung dịch NaOH 2M. Tính m1, V, m2. Câu 10. (2.0 điểm) Có 4 ống nghiệm, mỗi ống chứa một dung dịch muối (không trùng kim loại cũng như gốc axit) là clorua, sunfat, nitrat, cacbonat của các kim loại Ba, Mg, K, Ag. a. Hỏi mỗi ống nghiệm chứa dung dịch muối nào? b. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt 4 dung dịch muối trên. (Học sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học) Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh: (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) 2