Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_dia_ly_lop_9_nam_hoc_2018.doc
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2018 - 2019 MÔN : Địa lí - LỚP 9 Thời gian : 90 phút ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Không kể thời gian phát đề) Câu 1. (4,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và các kiến thức đã học, hãy phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu ở nước ta. Câu 2. (4,0 điểm) Một chiếc máy bay cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 6h ngày 1/3/2006 đến Luân Đôn sau 12h bay, máy bay hạ cánh. Tính giờ máy bay hạ cánh tại Luân Đôn thì tương ứng là mấy giờ, ngày nào tại các địa điểm sau (biết rằng Việt Nam ở múi giờ số 7) Vị trí Tokyo New Delhi Sydney Washington Los Angeles Kinh độ 1350Đ 750Đ 1500Đ 750T 1200T Giờ Ngày, tháng Câu 3. (4,0 điểm) a/ Hãy xác định tọa độ địa lí và tên địa danh thuộc chủ quyền nước ta. Biết rằng độ cao của Mặt Trời lúc giữa trưa vào ngày 22/6 là 76 o11’30’’ và địa danh này có giờ sớm hơn giờ GMT là 7h27’44,7’’. b/ Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đến thiên nhiên Việt Nam? Câu 4. (4,0 điểm) a/ Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Nam. b/ Tại sao ở khu vực Bắc Trung Bộ thường có mưa lớn tập trung vào các tháng cuối năm? Câu 5. (4,0 điểm) Cho bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa cả năm của cả nước, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2012. Nội dung Cả nước Đồng bằng sông Đồng bằng Cửu Long sông Hồng Diện tích (nghìn ha) 7761,2 4184,0 1138,7 Sản lượng (nghìn tấn) 43737,8 24320,8 6881,3 (Nguồn: Tổng cục thống kê-2013) a/ Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng và Cả nước năm 2012. b/ Nhận xét tỉ trọng diện tích, sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước năm 2012 và giải thích. Hết ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
- ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN - NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn: Địa 9 Câu Nội dung kiến thức cần đạt Biểu điểm Câu 1 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu nước ta: (4điểm) 1. Vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ: 0,25 - Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai khí hậu nhiệt đới nửa cầu Bắc (từ 0,5 8034’B - 23023’B) nên nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn; tiếp giáp với biển Đông và chịu ảnh hưởng của biển sâu sắc. - Do lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc Nam (khoảng 16 vĩ độ) nên khí hậu 0,25 có sự khác biệt từ Bắc vào Nam. 2. Địa hình: 0,25 - Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ -> Khí hậu chịu sự chi phối 0,25 mạnh mẽ của địa hình, tạo nên các vành đai khí hậu theo độ cao: + Vành đai khí hậu nhiệt đới. 0,25 + Vài đai khí hậu cận nhiệt đới gió mùa trên núi. 0,25 + Vành đai khí hậu ôn đới gió mùa trên núi. 0,25 - Phân hóa theo hướng sườn: sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió 0,25 mưa ít. 3. Hoạt động gió mùa: có 2 loại gió mùa hoạt động luân phiên quanh năm 0,5 trên lãnh thổ nước ta: - Mùa đông: Gió mùa đông bắc hoạt động từ vĩ tuyến 16 0B trở ra, gió tín 0,5 phong ở phía nam. - Mùa hạ: Gió mùa tây nam, gió mùa đông nam. 0,25 - Sự luân phiên các khối khí theo mùa và các hướng khác nhau tạo nên 0,25 tính phân mùa của khí hậu. Câu 2 - Để biết giờ ở các địa điểm trên, thì ta phải biết giờ ở London. (4điểm) Tân Sơn Nhất (múi giờ số 7), London (múi số 0) (=24h). Khoảng cách 1,0 chênh lệch từ Tân Sơn Nhất và London: 0 – 7 =-7 múi giờ. Khi máy bay xuất phát tại Tân Sơn Nhất 6h thì giờ ở London là: 6 - 7 = - 1h ( 23h ngày 28/2/2006). Lúc đó ở Anh đang là 23h ngày 28/2/2006. Sau 12h bay ( 23 + 12 = 35h – 24h = 11h ngày 1/3 ) máy bay đến Anh lúc 11h ngày 1/3/2006. 1,0 - Khi ở London là 11h thì giờ ở Tokyo là: Còn Tokyo ở múi giờ số: 135 : 15 = 9 lại 4 London cách Tokyo: 0 + 9 = 9 múi giờ. địa điểm, 11 + 9 = 20h ngày 1/3/2006. mỗi Tương tự ta tính giờ các địa điểm còn lại ta được bảng kết quả sau: địa Vị trí Tokyo New Deli Xitni Washington LotAngiolet điểm Kinh độ 1350Đ 750Đ 1500Đ 750T 1200 đúng Giờ 0h 16h 21h 6h 3h được 0,5 Ngày, tháng 1/3/2006 1/3/2006 1/3/2006 1/3/2006 1/3/2006 điểm Câu 3 a, Tìm tọa độ đại lí: (4điểm) * Tìm vĩ độ: - Vào ngày 22/6, lúc giữa trưa Mặt trời chiếu vuông góc vào chí tuyến Bắc 0,5
- (23o27’B). - Địa danh có góc nhập xạ lớn nhất lúc giữa trưa là 76 o11’30’’ thuộc chủ 0,5 quyền nước ta nên nằm trong vùng nội chí tuyến sẽ có vĩ độ là: 76o11’30’’ + 23o27’ – 90o = 8o38’30’’B * Tìm kinh độ: - Giờ của địa danh này sớm hơn giờ GMT là 7h27’44,7’’ địa danh này ở Bán cầu Đông. 0,5 - Kinh độ của địa danh này là: (360o : 24h) x 7h27’44,7’’ = 111o55’55’’Đ. => Tọa độ địa lí của địa danh này là: (111o55’55’’Đ ; 8o38’30’’B) 0,5 * Địa danh này là Cột mốc Trường Sa, thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. b) Ảnh hưởng của Biển đông đến thiên nhiên nước ta: 0,5 * Ảnh hưởng đến khí hậu - Làm tăng ẩm làm độ ẩm tương đối của không khí đạt cao trên 80%, làm giảm tính lục địa của bộ phận lãnh thổ phía Tây đất nước. - Biển Đông mang đến lượng mưa, làm ấm khối khí hậu lạnh mùa đông và làm mát khối khí nóng mùa hè. Do đó, mặc dù nước ta nằm sát đường Chí tuyến Bắc mà quá trình hoang mạc hóa không xãy ra * Ảnh hưởng đến địa hình: Địa hình ven biển đa dạng do có sự tác động 0,5 của quá trình xâm thực, bồi tụ diễn ra trong quá trình tương tác giữa biển và lục địa. Tạo nên các vịnh, đầm phá, đảo ven biển, rạn san hô, bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ * Ảnh hưởng đến sinh vật: - Tăng nguồn ẩm do sự trao đổi nhiệt-ẩm diễn ra hàng ngày cùng khí hậu nóng đã hình thành cảnh quan rừng nhiệt đới tiêu biểu thay thế cảnh quan 0,5 hoang mạc và bán hoang mạc như các khu vực Tây Nam Á, Bắc phi cùng 1 vĩ độ. - Biển còn là yếu tố góp phần hình thành rừng ngập mặn một cảnh quan độc đáo, giàu năng suất sinh học. 0,5 * Biển Đông là nơi giàu về khoáng sản và hải sản (dẫn chứng: kho muối vô tận, mỏ dầu và khí đốt ở thềm lục địa trử lươngh lớn, cát, Titan, hàng ngàn loài hải sản, rong biển, ) * Biển Đông cũng là nơi xuất hiện nhiều cơn bão làm ảnh hưởng đến các yếu tố tự nhiên khác ở nước ta. Hiện tượng triều cường làm tăng cường các vùng đất ngập mặn Câu 4 a. Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Nam: 2,0 (4điểm) - Trường Sơn Nam gồm các dãy núi chạy theo hướng B - N, ĐB - TN so le kế nhau, tạo thành vòng cung lưng quay ra biển. Hai đầu Trường Sơn Nam cao, ở giữa các cao nguyên (kể tên một số đỉnh núi và độ cao). - Có hai sườn không đối xứng. Sườn Đông hẹp và dốc, có núi đâm ngang ra biển (kể tên) tạo nên các vũng vịnh; sườn Tây thoải. . - Các cao nguyên nằm hoàn toàn về phía tây của dãy Trường Sơn Nam, rộng lớn và có tính phân bậc (kể tên các cao nguyên). b. Khu vực Bắc Trung Bộ thường có mưa lớn vào các tháng cuối 2,0 năm vì: Ở khu vực Bắc Trung Bộ có mưa lớn tập trung vào các tháng cuối năm (mùa thu đông) do chịu tác động của các nhân tố:
- - Gió mùa mùa đông thổi qua vịnh Bắc Bộ nhận thêm nhiều hơi nước và gặp bức chắn địa hình Trường Sơn Bắc (chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam) chặn lại gây mưa lớn. - Mùa thu đông ven biển miền Trung thường có bão nhiệt đới hoạt động với tần suất cao đem đến mưa nhiều; vào các tháng 9, 10, 11 vùng thường có mưa do dải hội tụ nhiệt đới và do hoạt động của frông . Câu 5 a/ Vẽ biểu đồ: (4điểm) - Biểu đồ thích hợp nhất: Vẽ biểu đồ: vẽ biểu đồ cột (có 2 trục tung), đảm bảo tính thẩm mỹ, có chú giải, có tên biểu đồ 1,5 Các biểu đồ khác không cho điểm. b/ Nhận xét, giải thích. Cả nước ĐBSCL ĐBSH Diện tích 100,0 53,9 14,7 0,5 Sản lượng 100,0 55,6 15,7 * Nhận xét: - Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng về diện tích và sản lượng lúa 0,5 lớn, chiếm trên một nửa diện tích và sản lượng lúa của cả nước (d/c). - Đồng bằng sông Hồng có tỉ trọng về diện tích và sản lượng lúa nhỏ hơn 0,5 nhiều so với ĐBSCL và chỉ chiếm 14,7% về diện tích và 15,7% sản lượng lúa của cả nước. * Giải thích -ĐBSCL: + Có diện tích tự nhiên lớn (gấp khoảng 3 lần ĐBSH), trong đó có 3/4 0,5 diện tích đất nông nghiệp; diện tích gieo trồng lúa chiếm 99% diện tích gieo trồng cây lương thực. -ĐBSH: + Diện tích tự nhiên hẹp hơn nhiều so với ĐBSCL, trong đó chỉ có 0,5 khoảng trên 50% đất nông nghiệp và càng ngày càng bị thu hẹp một phần do công nghiệp hoá, đô thị hoá tác động. ĐT:0978939963