Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Cam Lộ (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 5100
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Cam Lộ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Cam Lộ (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2018 – 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Khóa ngày 24/10/2018 Môn thi: Ngữ văn 9 Thời gian 120 phút (không kể thời gian phát đề) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc bài viết giới thiệu về tiểu thuyết Một lít nước mắt (Aya Kitou) và trả lời các câu hỏi. "Một lít nước mắt" kể về cuộc đời của cô bé Aya Kitou. Aya Kitou chỉ sống trên cõi đời vỏn vẹn hơn 20 năm do bản thân mắc phải căn bệnh hiểm nghèo quái ác mang tên “Thoái hóa tiểu não”. Căn bệnh đã khiến tương lai của cô là một con đường hẹp và ngày càng trở nên hẹp hơn. Thậm chí, việc tự mình bước đi, tự tay làm một điều gì đó cũng trở nên quá xa vời đối với cô gái nhỏ. Căn bệnh ngày càng phát triển khiến cô mất đi khả năng kiểm soát cơ thể mình, mới đầu chỉ là khó khăn trong việc đi lại, dần dần Aya phải ngồi xe lăn, không thể cầm đũa hay không phát âm theo ý muốn được nữa. Cuối cùng, cô bé phải nằm liệt giường. Việc viết nhật ký mới đầu chỉ là phương pháp điều trị để Aya có thể phần nào điều khiển cơ thể mình và cũng để bác sĩ theo dõi tốc độ phát triển bệnh. Nhưng dần dần cuốn nhật ký lại trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của cô. Trong suốt 6 năm kiên trì viết nhật ký, cô kể về những cảm nhận và suy tư của bản thân trong suốt thời gian chứng kiến cơ thể mình từng bước từng bước gánh lấy một số phận đau đớn. Đọc "Một lít nước mắt", ta thấy hình ảnh một cô bé tật nguyền về cơ thể nhưng lại có sự mạnh mẽ phi thường. Không phải cô cố gắng thể hiện mình như một anh hùng mà nghị lực của Aya chỉ đơn giản là sự cố gắng nhỏ bé nhằm chống chọi lại căn bệnh quái ác đang ngày ngày tàn phá cơ thể mình. Sự yêu đời, nâng niu cuộc sống trong Aya được thể hiện qua những sở thích bình dị nhất như ngắm nhìn bầu trời xanh, đọc sách hay ước mơ nhỏ nhoi được về nhà thăm gia đình Dù cơ thể tật nguyền nhưng Aya chưa bao giờ từ bỏ con đường tìm kiếm giá trị bản thân. "Một lít nước mắt" – hãy đọc để thấu hiểu, thông cảm cho những người không may mắn và để nhìn lại bản thân mình, để sống trọn vẹn và ý nghĩa hơn. (Theo Internet) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. Câu Căn bệnh đã khiến tương lai của cô là một con đường hẹp và ngày càng trở nên hẹp hơn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? Câu 3. Xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong câu: "Một lít nước mắt" – hãy đọc để thấu hiểu, thông cảm cho những người không may mắn và để nhìn lại bản thân mình, để sống trọn vẹn và ý nghĩa hơn. PHẦN II. LÀM VĂN Câu 1. (7.0 điểm) Qua văn bản ở Phần Đọc hiểu, em có suy nghĩ gì về quan điểm sống: biết thấu hiểu, cảm thông cho những người không may mắn và từ đó nhìn lại bản thân mình, sống có ý nghĩa hơn? Câu 2. (10.0 điểm) Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp. (Ai-ma-tốp) Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) của Ngô Tất Tố (Ngữ văn 8, tập 1, Nxb Giáo dục, 2004). Hết (Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
  2. PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2018 – 2019 Khóa ngày 24/10/2018 Môn thi: Ngữ văn 9 PHẦN I. ĐỌC HIỂU Câu Nội dung yêu cầu Điểm 1 Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh 0.5 Biện pháp nghệ thuật: So sánh: Căn bệnh đã khiến tương lai của cô / là / một con đường 0.75 2 hẹp và ngày càng trở nên hẹp hơn -> Tác dụng: giúp câu thơ tăng tính hàm súc, gợi cảm, gợi hình, 0.75 giúp người đọc hình dung rõ về tương lai ngày càng bị bó chặt, giam hãm trong căn bệnh hiểm nghèo của Aya Kitou. 3 Hành động nói: điều khiển (cầu khiến) 1.0 Tổng điểm 3.0 PHẦN II. LÀM VĂN Câu Nội dung yêu cầu Điểm I. Yêu cầu về kĩ năng - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận. - Bài làm có bố cục rõ 3 phần, hệ thống ý sáng tỏ, hợp lí, hoàn chỉnh. - Diễn đạt chính xác, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, thuyết phục; ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. II. Yêu cầu về nội dung Học sinh có thể sắp xếp, kết hợp nhiều thao tác lập luận để làm bài văn nghị luận, sau đây là một số gợi ý mang tính định hướng: a. Giải thích - Giải thích: + Thấu hiểu, cảm thông: đặt mình vào vị trí người khác, nhận 1.5 biết, hiểu một cách đầy đủ, sâu sắc suy nghĩ, cảm xúc, hoàn cảnh của người đó. 1 + Nhìn lại bản thân mình: đánh giá lại bản thân (để biết mình đã sống như thế nào, đã làm được gì, có gì ). + Sống có ý nghĩa: sống có đam mê, hoài bão, có nghị lực, làm được những điều tốt đẹp - Ý nghĩa vấn đề (sự thấu hiểu, cảm thông cho những người không may mắn và từ đó nhìn lại bản thân mình, sống có ý nghĩa hơn): Hãy biết quan tâm, yêu thương người khác và trân trọng những gì mình đang có để có cuộc sống tốt đẹp.
  3. b. Bàn luận về vấn đề - Xung quanh chúng ta có rất nhiều người kém may mắn, vì vậy, chúng ta cần có sự thấu hiểu, chia sẻ. +) Ý nghĩa của sự thấu hiểu, chia sẻ: 4.0 + Đối với người không may mắn: có thêm động lực, nguồn lực để vượt qua khó khăn. + Đối với chúng ta: được mọi người yêu thương. + Đối với xã hội: tạo nên một xã hội nhân văn, gắn kết. +) Thấu hiểu, chia sẻ không chỉ trong nhận thức mà còn bằng hành động. - Cần thấy mình may mắn hơn rất nhiều người, từ đó có nghị lực, bản lĩnh, vươn lên vượt qua hoàn cảnh cũng như trân trọng những gì đang có, biết yêu cuộc sống, nhiệt tình học tập, làm việc và cống hiến. => Khẳng định đây là quan điểm đúng đắn. c. Bài học, liên hệ mở rộng - Bài học: + Biết đồng cảm, chia sẻ với cộng đồng xung quanh, không nên 1.5 sống vô cảm, ích kỉ. + Biết trân trọng bản thân, sống có ích, có ý nghĩa, không đầu hàng số phận, hoàn cảnh. - Liên hệ bản thân. a. Giải thích Nhà văn qua tác phẩm - nơi kết tinh tư tưởng, tình cảm và tài năng của mình, sẽ khơi lên ở người đọc: - sự đồng điệu, đồng cảm để có thể hiểu, chia sẻ, thương xót trước 2.0 nỗi đau của người khác (niềm trắc ẩn); - ý thức phản kháng cái ác khi nhà văn phô bày, lên án cái xấu, cái 2 ác; - sự tự hào về những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật, từ đó nảy sinh khát vọng khôi phục và bảo vệ những điều tốt đẹp của con người. => Ý nghĩa câu nói của Ai-ma-tốp: Vai trò của nhà văn, của tác phẩm văn học trong việc nhân đạo hóa con người. b. Làm sáng tỏ nhận định qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ - Hoàn cảnh ngặt nghèo, bế tắc của gia đình chị Dậu (dẫn chứng) => gợi lên sự đồng cảm, xót thương của người đọc về nỗi thống khổ của gia đình chị Dậu, của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. 6.0 - Bọn tay sai: hống hách, hung hãn, thô tục nhưng hèn kém, yếu ớt (dẫn chứng) -> vạch trần, lên án sự tàn ác của xã hội thực dân phong kiến đương thời.
  4. Chị Dậu: phản kháng khi bị đẩy đến đường cùng (đấu lí, đanh thép cảnh cáo, chống trả) (dẫn chứng). -> Khơi dậy cảm xúc căm giận trước cái xấu đồng thời thôi thúc, cổ vũ con người hành động chống lại cái xấu, cái ác như hành động của người phụ, người nông dân vốn yếu thế trong xã hội cũ. - Những phẩm chất tốt đẹp của chị Dậu - người phụ nữ, người nông dân Việt Nam (dẫn chứng) => từ sự cảm thương, căm giận và khâm phục, người đọc có mong muốn, khát vọng chân chính là khôi phục, gìn giữ và bảo vệ những điều tốt đẹp ấy. => Giá trị nhân đạo của tác phẩm, tinh thần nhân đạo của nhà văn Ngô Tất Tố. c. Đánh giá, mở rộng - Khẳng định tính đúng đắn của nhận định; khẳng định lại vai trò, trách nhiệm, phẩm chất của một nhà văn chân chính (kết hợp giữa 2.0 tâm và tài ); khẳng định giá trị của tác phẩm Tắt đèn. - Liên hệ mở rộng một số tác phẩm khác. - Liên hệ quan điểm, ứng xử của bản thân trước cái xấu, cái ác cũng như những điều tốt đẹp trong cuộc sống từ những cảm xúc, bài học mà các tác phẩm văn học mang lại (biết yêu, ghét, cổ vũ, phản kháng ). Tổng điểm 17.0 * Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. - Giám khảo linh động khi chấm, đặc biệt với những bài viết có tính sáng tạo.