Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học 7 - Năm học 2021-2022
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_sinh_hoc_7_nam_hoc_2021_2.doc
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học 7 - Năm học 2021-2022
- ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN: SINH HỌC 7 NĂM HỌC: 2021 -2022 Câu 1(2 điểm): Những câu sau đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn a. Vách tế bào ở tế bào thực vật là cho tế bào có hình dạng nhất định. b. Miền sinh trưởng là phần quan trọng nhất của rễ vì làm cho rễ dài ra c. Giun đất phân tính vì có cả con đực và con cái d. Cành san hô thường dùng trang trí là khung xương đá vôi của chúng Câu 2 (2 điểm) Tìm điểm khác nhau cơ bản trong cấu tạo trong của rễ và thân non. Câu 3 (3 điểm) a. Đặc điểm cấu tạo nào khiến châu chấu đa dạng về tập tính và môi trường sống? b. So sánh các loài sâu bọ khác như: bọ ngựa, cánh cam, kiến, mối, bọ hung khả năng di chuyển của châu chấu có linh hoạt hơn không? Tại sao? Câu 4. Cho các loài động vật sau: trùng roi, trùng đế giày, trùng kiết lị, trùng sốt rét. a. Các loài động vật trên được xếp vào ngành động vật nào? b. Vì sao chúng được xếp vào ngành đó? Câu 5 Hãy giải thích vì sao thụ tinh trong, đẻ trứng lại tiến hóa hơn thụ tinh ngoài, đẻ trứng? Câu 6 a. Hãy cho biết giun tròn và giun dẹp loài nào có tốc độ tiêu hóa cao hơn? Vì sao? b. Ngành động vật thân mềm có lợi ích gì đối với đời sống con người và đối với môi trường tự nhiên? Câu 7 Phân tích những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn? Câu 8 Vì sao chó và mèo đều là thú ăn thịt nhưng đặc điểm cấu tạo răng, hàm, vuốt của chúng lại khác nhau? Câu 9 Hiện nay ở một số địa phương người dân đi bắt giun đất để bán. Theo em việc làm này có hại cho đất trồng không? Hãy giải thích cho người dân biết về vai trò của giun đất.