Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Khối 9 (Có đáp án)

docx 3 trang thaodu 4381
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Khối 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_khoi_9_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Khối 9 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Môn: Ngữ văn Đề bài Câu 1 (8,0 điểm) Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ. (Theo: Hạt giống tâm hồn - NXB Tổng hợp TP HCM, 2008) Những suy ngẫm của em về quan niệm trên. Câu 2(12,0 điểm) “Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”. (Tiếng nói văn nghệ – Nguyễn Đình Thi). Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến qua bài thơ “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy Đáp án : Câu 1: a. Giải thích ý nghĩa câu nói HS cần chỉ rõ: - Tự làm giàu mình: tự nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn mình - Mỉm cười: biểu hiện của niềm vui, sự lạc quan, yêu đời - Cho đi: là biết quan tâm, chia sẻ với mọi người - Tha thứ: là sự bao dung, độ lượng với lỗi lầm của người khác =>Ý cả câu: Tâm hồn con người sẽ trở nên trong sáng, giàu đẹp hơn nếu biết lạc quan, sẻ chia và độ lượng với mọi người. b. Bàn luận về ý nghĩa câu nói HS khẳng định tính đúng đắn của vấn đề trên cơ sở triển khai những nội dung sau: - Lạc quan, yêu đời giúp con người có sức mạnh để vượt lên những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, có niềm tin về bản thân và hướng đến một khát vọng sống tốt đẹp ( lấy dẫn chứng, phân tích).
  2. - Biết quan tâm, chia sẻ, con người đã chiến thắng sự vô cảm, ích kỷ để sống giàu trách nhiệm và yêu thương hơn (HS lấy dẫn chứng, phân tích). - Biết bao dung, độ lượng, con người sẽ trút bỏ đau khổ và thù hận để sống thanh thản hơn và mang lại niềm vui cho mọi người (HS lấy dẫn chứng, phân tích). - Ngoài sự lạc quan, sẻ chia, độ lượng con người còn có thể bồi đắp, và nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng những ứng xử tốt đẹp khác (HS lấy dẫn chứng, phân tích). c. Bài học nhận thức và hành động: - Sự giàu có về tâm hồn có ý nghĩa quyết định sự hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Cần có ý thức gìn giữ và bồi đắp để đời sống tinh thần, tình cảm của bản thân không bị xói mòn và chai sạn bởi mặt trái của cuộc sống hiện đại. - Để làm được điều đó, phải bắt đầu từ những thái độ sống tích cực, có ý nghĩa với mình và mọi người. Câu 2: Thí sinh có nhiều cách triển khai khác nhau nhưng đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau: 1.Giải thích nhận định - “Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác”: Văn học không chỉ là tấm gương phản chiếu cuộc sống mà còn là sản phẩm tâm hồn của người nghệ sĩ. Tác phẩm văn học là con đẻ tinh thần của nhà văn, là kết quả của quá trình lao động miệt mài, nghiêm túc; là nơi kết tinh tài năng, sáng tạo, tình cảm, tâm huyết của người nghệ sĩ; là nơi kí thác, gửi găm tình cảm, tâm tư, chiêm nghiệm của người nghệ sĩ. -“Tác phẩm vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”:Tác phẩm là cầu nối giữa nhà văn với bạn đọc. Nhà văn quan sát, cảm nhận thế giới hiện thực rồi từ đó tái hiện, tái tạo một đời sống riêng trong tác phẩm của mình. Đến lượt tác phẩm lại đưa đời sống cá biệt ấy đến với cuộc đời chung, với mọi người. Suy ngẫm, cảm xúc mà người nghệ sĩ gửi gắm vào tác phẩm sẽ truyền đến người đọc tạo ra sự rung động, đồng điệu, đồng cảm, tạo ra tiếng nói tri âm giữa tác giả với bạn đọc. - “Sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng” được truyền đến mọi người tức là tác phẩm văn học đã có những tác động mạnh mẽ vào cuộc sống. Khi sợi dây truyền của nó là những xúc động mãnh liệt của tâm hồn thì người đọc sẽ được soi tỏ bằng những quan điểm nhân văn tích cực giúp họ biết cách điều chỉnh hành vi từ đó hướng tới cách sống đẹp hơn. => Ý kiến trên là sự khẳng định các giá trị đồng thời của tác phẩm văn chương trong mối quan hệ: nhà văn - tác phẩm -bạn đọc.
  3. 2. Chứng minh qua bài thơ “Ánh trăng” * Khái quát - Nguyễn Duy là gương mặt trẻ của thơ ca kháng chiến chống Mỹ - “Ánh trăng “ là bài thơ thành công của Nguyễn Duy viết về những vấn đề sau chiến tranh . Bài thơ sáng tác năm 1978 và được in trong tập thơ cùng tên. * Ánh tăng là lời tâm sự tha thiết sâu lắng, chân thành : + Trăng là người bạn tri kỉ, gắn bó sâu năng với con người từ thuở ấu thơ và cả những năm tháng gian khổ của chiến tranh. Con người nhủ với lòng mình chung thủy, sắt son với trăng “ngỡ không bao giờ quên”. + Khi chiến tranh lùi xa, người lính trở về với cuộc sống hòa bình, người bạn chung tình thuở trước đã trở thành “người dâng qua đường” . Con người đã lãng quên vầng trăng. + Trong khoảnh khắc hiện đại biến mất, thành phố mất điện , ánh trăng lại hiện ra. Con người gặp lại ánh trăng tình nghĩa, không hao khuyết, vẫn như thuở nào. Cuộc gặp gỡ bất ngờ mà kỳ diệu , vầng trăng đánh thức những kỷ niệm xưa, trăng khắc nhớ về: quá khứ xa và gần, đất nước và quê hương, thiên nhiên và cuộc sống đối diện với trăng là đối diện với phần đời đẹp nhất. * “Ánh trăng” là lời tự nhử và lời nhắn gửi về thái độ sống tri ân, nghĩa tình cùng quá khứ: + Trăng vẫn chiếu sáng tròn vành vạnh, dẫu cho người vô tình. Cái tròn đầy im lặng cuả trăng là biểu tượng cho nghĩa tình thủy chung, sự bao dung độ lượng và thái độ nghiêm khắc, làm con người trăn trở, suy nghẫm, nhận ra sự vô tình, bội bạc của mình. Đó là bừng tỉnh của nhân cách, trở về với lương tâm trong sạch tốt đẹp. + Ánh trăng còn nhắc nhở người đọc thái độ sống thủy chung ân nghĩa. Nó không chỉ là chuyện của một người, một thế hệ mà là chuyện của nghiều người, nhiều thế hệ. Nó có ý nghĩa cảnh tỉnh, gợi cho mọi người sống đẹpxứng đáng với những người đã khuất, với chính mình, trân trọng quá khứ để vững bước tới tương lai. Bài thơ nói chuyện trăng để nói chuyện đời, chuyện tình nghĩa 3. Đánh giáchung - Với giọng điệu tâm tình , tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, bài thơi gợi nhắc về lối sống đẹp - Ý kiến của nguyễn Đình thi có ý nghĩa với cả người sáng tác và bạn đọc Hết