Đề thi khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

docx 24 trang thaodu 8140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_chat_luong_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_n.docx

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I Năm học : 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài 90 phút Câu 1: (2 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ” a/ Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung chính của đoạn văn. b/ Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng. Câu 2 (1 điểm): Cho thông tin “An lau nhà’’. Hãy thêm tình thái từ để tạo một câu cầu khiến và môt câu nghi vấn. Câu 3 (2 điểm): Viết đoạn văn ( khoảng 10 câu) theo mô hình diễn dịch với nội dung: Nguyên nhân dẫn tới cái chết của lão Hạc. Câu 4 : (5 điểm) Em hãy nhập vai Xiu trong truyện ngắn “ Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn OHen-ri kể lại quá trình hồi sinh của nhân vật Giôn-xi. HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HKI Năm học : 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn lớp 8 Câu 1: (2 điểm) a ) Đoạn văn được trích trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. (0.5điểm) - Nội dung chính của đoạn văn: Bộ mặt đau khổ, đáng thương của lão Hạc khi bán cậu vàng. (0.5đ) b) Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh. (0.5đ) - Từ tượng hình: móm mém - Từ tượng thanh: hu hu Tác dụng: Các từ tượng hình, tượng thanh làm nổi bật hình ảnh, dáng vẻ của lão Hạc - một lão nông già nua, khắc khổ, đang khóc thương khi lỡ đối xử tệ bạc với cậu vàng. (0.5đ) Câu 2: (1 điểm) Thêm tình thái từ thích hợp trong câu “An lau nhà’’ để tạo câu cầu khiến và câu nghi vấn.(Mỗi câu đúng 0.5 điểm) VD: - An lau nhà đi. - An lau nhà chưa ? Câu 3: (2 điểm) *Yêu cầu kĩ năng: (0,75 điểm ) - Đúng hình thức đoạn văn: Lùi vào đầu dòng, chữ đầu viết hoa, kết thúc xuống dòng. ( 0,25 điểm)
  2. - Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, đủ hai thành phần chính, đứng ở đầu đoạn văn. ( 0,25 điểm) - Diễn đạt lưu loát, đảm bảo số câu văn quy định. ( 0,25 điểm ) *Yêu cầu nội dung: ( 1,25 điểm ) - Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát, trừng phạt bản thân mình của lão Hạc. ( 0,25 ) - Cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính. ( 0,25 ) - Cái chết của lão Hạc giúp chúng ta nhận ra cái chế độ thực dân nửa phong kiến thối nát, cái chế độ thiếu tình người, đẩy người dân đặc biệt là nông dân đến bước đường cùng. ( 0,5 ) - Qua đây, chúng ta thấy số phận cơ cực, đáng thương của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng 8. ( 0,25 ) Câu 4: (5điểm) a. Về hình thức: (1 điểm) + HS biết làm một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. + Nhập vai Xiu để kể lại ( Xưng tôi ngôi thứ 1) + Bài viết có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, có kỹ năng dựng đoạn, liên kết đoạn, hành văn lưu loát, có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố kể, miêu tả và biểu cảm. b. Về nội dung: (4 điểm) 1. Mở bài: Giới thiêu được nhân vật tôi-người kể chuyện (chú ý h.s nhập vai nhân vật Xiu). Nêu được ND cần kể lại. 2. Thân bài: * Nhân vật Xiu kể lại quá trình hồi sinh của Giôn- xi. + Xiu giới thiệu về h.c sống và tâm trạng của Giôn-xi khi chờ đợi cái chết. - Xiu giới thiệu được h.c sống của Giôn-xi. (nghề nghiệp, tuổi tác, đặc biệt đang trong tình trạng bệnh tật và nghèo khó, có cụ Bơ-men là hàng xóm và cùng làm nghề họa sĩ) - Tâm trạng của Giôn- xi khi chờ đợi cái chết như thế nào.(chán nản, thẫn thờ chờ chiếc là thường xuân cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi lìa đời) + Xiu kể về tâm trạng của Giôn-xi khi hồi sinh nhờ chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men vẽ (Phần này yêu cầu kể chi tiết). - Khi chiếc lá thường xuân vẫn còn đó trong một đêm mưa tuyết Giôn-xi đã bừng tỉnh và ngắm nhìn nó thật lâu, sau đó cô đã nói với Xiu những gì, cô muốn ăn, làm đẹp và đặc biệt là muốn vẽ: Giôn-xi đã thực sự hồi sinh. Cô đã vượt qua được cái chết, sự sống đã trở lại với Giôn-xi nhờ vào chiếc lá mỏng manh dẻo dai mà chính Giôn-xi đã nhận ra. - Khi bác sĩ đến và khẳng định bệnh tình của Giôn-xi hoàn toàn vượt qua giai đoạn khó khăn - Nhân vật tôi (Xiu) kể lại cho Giôn- xi nghe về sự hy sinh thầm lặng của cụ Bơ-men và khẳng định chiếc lá cuối cùng của cụ là một kiệt tác ( chú ý các chi tiết MT và B.C trong phần này) 3. Kết bài: Nêu được cảm nghĩ về tình bạn trong sáng, về tình yêu thương, sự hy sinh giữa những con người nghèo khổ
  3. PHÒNG GD&ĐT VŨ THƯ ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS BÁCH THUẬN Năm học : 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài 90 phút Câu 1: (2 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ” a/ Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung chính của đoạn văn. b/ Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng. Câu 2 (1 điểm): Cho thông tin “An lau nhà’’. Hãy thêm tình thái từ để tạo một câu cầu khiến và môt câu nghi vấn. Câu 3 (2 điểm): Viết đoạn văn ( khoảng 10 câu) theo mô hình diễn dịch với nội dung: Nguyên nhân dẫn tới cái chết của lão Hạc. Câu 4 : (5 điểm) Em hãy nhập vai Xiu trong truyện ngắn “ Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn OHen-ri kể lại quá trình hồi sinh của nhân vật Giôn-xi. HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HKI Năm học : 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn lớp 8 Câu 1: (2 điểm) a ) Đoạn văn được trích trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. (0.5điểm) - Nội dung chính của đoạn văn: Bộ mặt đau khổ, đáng thương của lão Hạc khi bán cậu vàng. (0.5đ) b) Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh. (0.5đ) - Từ tượng hình: móm mém - Từ tượng thanh: hu hu Tác dụng: Các từ tượng hình, tượng thanh làm nổi bật hình ảnh, dáng vẻ của lão Hạc - một lão nông già nua, khắc khổ, đang khóc thương khi lỡ đối xử tệ bạc với cậu vàng. (0.5đ) Câu 2: (1 điểm) Thêm tình thái từ thích hợp trong câu “An lau nhà’’ để tạo câu cầu khiến và câu nghi vấn.(Mỗi câu đúng 0.5 điểm) VD: - An lau nhà đi. - An lau nhà chưa ? Câu 3: (2 điểm) *Yêu cầu kĩ năng: (0,75 điểm ) - Đúng hình thức đoạn văn: Lùi vào đầu dòng, chữ đầu viết hoa, kết thúc xuống dòng. ( 0,25 điểm) - Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, đủ hai thành phần chính, đứng ở đầu đoạn văn. ( 0,25 điểm) - Diễn đạt lưu loát, đảm bảo số câu văn quy định. ( 0,25 điểm ) *Yêu cầu nội dung: ( 1,25 điểm ) - Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát, trừng phạt bản thân mình của lão Hạc. ( 0,25 )
  4. - Cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính. ( 0,25 ) - Cái chết của lão Hạc giúp chúng ta nhận ra cái chế độ thực dân nửa phong kiến thối nát, cái chế độ thiếu tình người, đẩy người dân đặc biệt là nông dân đến bước đường cùng. ( 0,5 ) - Qua đây, chúng ta thấy số phận cơ cực, đáng thương của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng 8. ( 0,25 ) Câu 4: (5điểm) a. Về hình thức: (1 điểm) + HS biết làm một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. + Nhập vai Xiu để kể lại ( Xưng tôi ngôi thứ 1) + Bài viết có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, có kỹ năng dựng đoạn, liên kết đoạn, hành văn lưu loát, có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố kể, miêu tả và biểu cảm. b. Về nội dung: (4 điểm) 1. Mở bài: Giới thiêu được nhân vật tôi-người kể chuyện (chú ý h.s nhập vai nhân vật Xiu). Nêu được ND cần kể lại. 2. Thân bài: * Nhân vật Xiu kể lại quá trình hồi sinh của Giôn- xi. + Xiu giới thiệu về h.c sống và tâm trạng của Giôn-xi khi chờ đợi cái chết. - Xiu giới thiệu được h.c sống của Giôn-xi. (nghề nghiệp, tuổi tác, đặc biệt đang trong tình trạng bệnh tật và nghèo khó, có cụ Bơ-men là hàng xóm và cùng làm nghề họa sĩ) - Tâm trạng của Giôn- xi khi chờ đợi cái chết như thế nào.(chán nản, thẫn thờ chờ chiếc là thường xuân cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi lìa đời) + Xiu kể về tâm trạng của Giôn-xi khi hồi sinh nhờ chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men vẽ (Phần này yêu cầu kể chi tiết). - Khi chiếc lá thường xuân vẫn còn đó trong một đêm mưa tuyết Giôn-xi đã bừng tỉnh và ngắm nhìn nó thật lâu, sau đó cô đã nói với Xiu những gì, cô muốn ăn, làm đẹp và đặc biệt là muốn vẽ: Giôn-xi đã thực sự hồi sinh. Cô đã vượt qua được cái chết, sự sống đã trở lại với Giôn-xi nhờ vào chiếc lá mỏng manh dẻo dai mà chính Giôn-xi đã nhận ra. - Khi bác sĩ đến và khẳng định bệnh tình của Giôn-xi hoàn toàn vượt qua giai đoạn khó khăn - Nhân vật tôi (Xiu) kể lại cho Giôn- xi nghe về sự hy sinh thầm lặng của cụ Bơ-men và khẳng định chiếc lá cuối cùng của cụ là một kiệt tác ( chú ý các chi tiết MT và B.C trong phần này) 3. Kết bài: Nêu được cảm nghĩ về tình bạn trong sáng, về tình yêu thương, sự hy sinh giữa những con người nghèo khổ Phần I (5.0đ): Cho đoạn văn: ( .) Làng tôi không thiếu gì các loại cây nhưng hai cây phong này khác hẳn- chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm chúng cũng nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.
  5. 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ của văn bản. 2. Nhân vật “tôi” trong đoạn là ai? Nhân vật đó có vai trò thế nào trong văn bản? 3. Xác định và phân tích cấu tạo của một câu ghép trong đoạn. Cho biết vị trí của câu ghép đó đối với đoạn văn. 4. Tìm ít nhất hai từ tượng thanh, hai từ tượng hình trong đoạn và nêu tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung. 5. Kỷ niệm tuổi thơ luôn có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi người. Với cảm hứng được khơi gợi từ văn bản có những câu văn trên, hãy viết một đoạn văn ngắn về một kỉ niệm sâu sắc của mình. Phần II (5.0đ): Văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” có viết: ( ) Việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân hủy của pla-xtic. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi. 1. Hãy cho biết Ngày Trái Đất là ngày nào? Được khởi xướng năm nào và Việt Nam tham gia từ bao giờ? - Quảng cáo - 2. Nêu nội dung của đoạn văn. 3. Thực tế hiện nay nhiều siêu thị, cửa hàng, đã sử dụng túi giấy và các loại túi thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông. Hãy viết một văn bản thuyết minh để giới thiệu về một trong những loại túi đó. Phần I: 1. – Tác phẩm: Hai cây phong – Tác giả: Ai-mai-tốp – Xuất xứ: trích từ truyện Người thầy đầu tiên
  6. 2. – Nhân vật tôi: người họa sĩ, người kể lại câu chuyện – Vai trò: - Quảng cáo - + Mạch kể nhân vật tôi, là mạch kể chính trong tác phẩm. + Giúp cho câu chuyện trở nên chân thực, hấp dẫn. + Giúp câu chuyện giàu cảm xúc hơn 3. – Câu ghép: – Vị trí: Đứng ở đầu đoạn, khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của hai cây phong. 4. – Từ tượng thanh: rì rào, vù vù – Từ tượng hình: dẻo dai, nghiêng ngả, rừng rực – Tác dụng; + Hình ảnh hai cây phong hiện lên sinh động, hấp dẫn + Làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn đa dạng, phong phú của hai cây phong. 5. – Kỉ niệm tuổi thơ ấy là gì? Diễn ra ở đâu? Vào lúc nào? – Diễn biến kỉ niệm đó – Kỉ niệm đã để lại cho em ấn tượng, bài học sâu sắc gì? Phần II
  7. 1. – Ngày 22/4 là ngày Trái Đất – Được khởi xướng năm 1970. – Việt Nam tham gia năm 2000 2. – Nội dung: sự nguy hại của bao bì ni lông với môi trường và thực trạng túi ni lông bị vứt bừa bãi. 3. – Loại túi em định thuyết minh là loại túi gì: túi vải, túi giấy – Lịch sử ra đời của loại túi đó – Cấu tạo – Công dụng – Ý nghĩa (so sánh với bao bì ni lông Phần I. Trắc nghiệm (2,0đ) 1.Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất (từ câu 1.1 đến câu 1.4). “ Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi.Vừa thấy tôi, lão báo ngay: – Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! – Cụ bán rồi? – Bán rồi! Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.Tôi hỏi cho có chuyện: – Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ” (Ngữ văn 8, tập 1)
  8. 1 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào: A. Lão Hạc. B. Tôi đi học. C. Trong lòng mẹ. D. Hai cây phong. 1 2. Đoạn trích trên thuộc thể loại: A. Nghị luận. B. Thuyết minh. - Quảng cáo - C. Truyện ngắn. D. Tiểu thuyết. 1 3. Dấu hai chấm trong đoạn trích dùng để: A. Báo trước lời đối thoại. B. Báo trước phần giải thích. C. Báo trước phần thuyết minh. D. Báo trước lời dẫn trực tiếp. 1 4. Phương thức biểu đạt chính của văn bản có đoạn trích là: A. Miêu tả. B. Tự Sự. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất (từ câu 2.1 đến câu 2.3). ”Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ”. (Ngữ văn 8- tập 1) 2 1. Đoạn trích trên được kể theo ngôi kể: A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai.
  9. - Quảng cáo - C. Ngôi thứ ba. D. Ngôi thứ tư. 2 2. Câu nào là câu ghép trong các câu sau: A. Ta khó mà ở cho vừa ý họ. B. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. C. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. D. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. 2 3. Câu ghép trong đoạn trích trên các vế được nối với nhau bằng cách nào: A. Dấu phẩy + quan hệ từ. B. Dấu chấm. C. Dấu hai chấm. D. Dấu hỏi chấm. Phần II. Tự luận (8,0đ) 3 (2,0đ) Xác định nội dung chính của đoạn trích ở câu 1. Qua nhân vật Lão Hạc, em có suy nghĩ gì về phẩm chất và số phận người nông dân trong xã hội cũ? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn ngắn từ (5 đến 7 câu). 4 (6,0đ) Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em yêu thích. 1. + Câu 2: 1.1 1.2 1.3 1.4 A C A B
  10. 2.1 2.2 2.3 A D A 3. – Đoạn trích thể hiện tâm trạng đau đớn, dằn vặt, xót xa, ân hận của lão Hạc khi bán con chó vàng. – Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ, bất hạnh. Nhưng ông lại có những phẩm chất cao quý đáng trân trọng đó là sự chăm chỉ, hiền lành, nhân hậu, giàu lòng vị tha, và có tình thương yêu con tha thiết. Nhưng cuối cùng con người bất hạnh đó đã phải lựa chọn cho mình một cái chết thật đau đớn. Cái chết đó là sự lên án sâu sắc thực tại xã hội phong kiến, đã đẩy những người nông dân vào bước đường cùng 4. – Hình thức: Viết đảm bảo hình thức văn bản thuyết minh, đúng kiểu câu, chính tả, trình bày sạch sẽ. – Về nội dung: Học sinh có thể lập ý theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm nổi bật được đặc điểm cấu tạo, công dụng của đồ dùng đó. Cụ thể: đảm bảo cơ bản theo dàn ý sau – Mở bài: + Định nghĩa khái quát về đối tượng thuyết minh. – Thân bài: + Giới thiệu về hình dạng của đối tượng thuyết minh. + Giới thiệu về màu sắc, chất liệu của đối tượng thuyết minh. + Cấu tạo của đối tượng thuyết minh gồm mấy phần, chất liệu, màu sắc, công dụng của mỗi phần + Công dụng chung của đối tượng thuyết minh. + Nhưng lưu ý khi sử dụng và cách bảo quản. – Kết bài: + Giá trị của đối tượng thuyết minh trong hiện tại và tương lai
  11. I. Văn – Tiếng Việt: (4đ) 1: (2đ) Cho đoạn văn sau: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.” (Ngữ văn 8- Tập1- NXB Giáo dục) a) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? ( 1đ) b) Những suy nghĩ trong đoạn văn trên là của nhân vật nào? ( 0,5đ) c) Nêu nội dung chính của đoạn văn? ( 0,5đ) 2.: (2 điểm ). Nhận biết a) Câu ghép là gì? ( 0,5đ) - Quảng cáo - b) Tìm câu ghép trong đoạn trích sau và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu? (1,5đ) Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. (Theo Vũ Tú Nam, Biển đẹp) II. Tập làm văn: (6đ) Thuyết minh về một giống vật nuôi mà em thích. I. Văn – Tiếng Việt: 1. a. Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Lão Hạc”.
  12. - Quảng cáo - Tác giả: Nam Cao b. Suy nghĩ của nhân vật ông giáo. c. Nội dung chính của đoạn văn: Nêu lên một thái độ sống, một cách ứng xử: cần có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về những người xung quanh, biết tự đặt mình vào hoàn cảnh người khác thì mới có thể hiểu đúng về họ. 2. – Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V được gọi là một vế câu. – Câu ghép trong đoạn trích: + Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. + Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. – Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: quan hệ điều kiện( giả thiết) – kết quả. II. Tập làm văn: 1. Mở bài: Giới thiệu chung về con vật nuôi. 2. Thân bài: – Nguồn gốc: Nó có nguồn gốc từ đâu? Thuộc loại nào? – Hình dáng: + Giới thiệu bao quát con vật (Lớn bằng chừng nào? Độ bao nhiêu ký? Thân hình ra sao?) + Các đặc điểm về ngoại hình của con vật (Đầu, thân, chân, đuôi mỗi bộ phận có những đặc điểm gì nổi bật?) – Đặc tính hoạt động: Thói quen sinh hoạt của con vật. – Đặc tính sinh sản.
  13. – Cách chăm sóc con vật nuôi. – Lợi ích của con vật nuôi trong gia đình. 3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về con vật nuôi đó 1. (1.0đ): Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời yêu cầu dưới đây: “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”. (Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng, Ngữ văn 8, T1, NXB GD Việt Nam, 2011, tr.18) a. Tìm các từ cùng thuộc một trường từ vựng và gọi tên trường từ vựng đó. b. Tác dụng của các trường từ vựng đó. 2. (1.0đ): Những thay đổi trong nhận thức và hành động của em sau khi học xong các văn bản nhật dụng ở lớp 8. 3. (3.0đ): Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về cuộc đời, số phận của lão Hạc, trong đó có sử dụng: các loại dấu câu đã học, một câu ghép, trợ từ, thán từ và trình bày theo cách diễn dịch với câu chủ đề: “Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh vô cùng”. 4. (5.0đ) Giới thiệu về mái trường em đang học. 1. a. + Các từ: “mặt”, “mắt”, “da”, “gò má”, “đùi”, “đầu”, “cánh tay”, “miệng” cùng một trường chỉ bộ phận cơ thể người. + Các từ: “trông nhìn”, “ôm ấp”, “ngồi”, “áp”, “ngả”, “thấy”, “thở”, “nhai” cùng một trường chỉ hoạt động của con người.
  14. - Quảng cáo - + Các từ: “sung sướng”, “ấm áp” cùng một trường chỉ trạng thái của con người. b. Tác giả sử dụng các từ thuộc các trường từ vựng đó nhằm diễn tả những cảm nhận, hành động và niềm sung sướng, hạnh phúc tột cùng của bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ và cảm nhận sự ấm áp của tình mẫu tử. 2. – Văn bản: “ Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”: đã cho em hiểu về tác hại ghê gớm của bao bì ni lông và vai trò của môi trường đối với con người. Từ đó, thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông; tuyên truyền cho người thân và bạn bè nhận thức về tác hại của bao bì ni lông – Văn bản: “ Ôn dịch, thuốc lá” đã giúp em nhận ra những tác hại cũng như những nguy cơ của thuốc lá đối với người hút và những người xung quanh. Từ đó, khuyên bảo, vận động mọi người tránh xa thuốc lá. – Văn bản: “Bài toán dân số” giúp em nhận ra nguy cơ của việc bùng nổ dân số và vấn đề dân số đối với tương lai của dân tộc cũng như toàn nhân loại 3. Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh. Khi còn sống thì lão sống âm thầm, nghèo đói, cô đơn và đến khi lão chết thì lão quằn quại, đau đớn vô cùng đáng thương. Tuy thế, lão Hạc lại có bao phẩm chất tốt đẹp như hiền lành, chất phác, nhân hậu, trong sạch và tự trọng Lão Hạc là một điển hình về người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ được Nam Cao miêu tả chân thực, với bao trân trọng, xót thương, thấm đượm một tinh thần nhân đạo thống thiết. ( Câu in đậm là câu ghép) 4. Mở bài: Giới thiệu khái quát về ngôi trường: Tên trường, địa điểm . Thân bài: – Nguồn gốc của ngôi trường, tên trường có từ bao giờ, mang ý nghĩa gì? – Vị trí: + Phong cảnh ngôi trường có gì đặc biệt, gây ấn tượng. + Kiến trúc, quy mô, bề thế của ngôi trường: (Số lượng phòng học, phòng chức năng, phòng thực hành, phòng hành chính, số lượng học sinh, số lớp – Hoạt động dạy và học như thế nào? Bề dày thành tích trong những năm qua: về hoạt động dạy và học, hoạt động Đội, hoạt động thể dục thể thao, các câu lạc bộ (nếu có)
  15. – Cảm nhận của em về ngôi trường, thầy cô, bè bạn: Kết bài: Khẳng định vị trí vai trò của mái trường THCS đối với việc học tập của em; là nơi ươm mầm, chắp cánh cho em biến ước mơ thành hiện thực trong tương lai; là sự nghiệp giáo của địa phương nói riêng và ngành giáo dục huyện Triệu Phong nói chung Phần I: Tiếng Việt (2đ) Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng viết vào tờ giấy làm bài. 1. Từ “Này” trong phần trích: “Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! (Lão Hạc) thuộc từ loại nào dưới đây? A. Thán từ B. Quan hệ từ C. Trợ từ D. Tình thái từ 2. Dấu ngoặc đơn dùng để: A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. B. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại. C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. D. Đánh dấu phần chú thích. 3. Trong những câu sau, câu nào là câu ghép? A. Tôi mải mốt chạy sang. B. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra. C. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt. D. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.
  16. 4. Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng hình? A. Líu lo B. Véo von C. Lon ton D. Rả rích - Quảng cáo - 5. Thành ngữ nào dưới đây sử dụng phép tu từ nói quá ? A. Chuột sa chĩnh gạo B. Đầu voi đuôi chuột C. Khỏe như voi D. Lên thác xuống ghềnh. 6. Câu văn “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ! (Nam Cao) sử dụng phép tu từ nói giảm nói tránh nhằm: A. Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. B. Tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề. C. Tránh thô tục, thiếu lịch sự. D. Phóng đại quy mô, tính chất của sự vật, sự việc. 7. Từ “ạ” trong câu “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!” (Nam Cao) là: A. Trợ từ B. Thán từ C. Tình thái từ D. Quan hệ từ. 8. Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì? “Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.” (O Hen-ri)
  17. A. Ẩn dụ B. Hoán dụ - Quảng cáo - C. Nói quá D. Nói giảm nói tránh Phần II: Đọc – hiểu văn bản (3,5đ) Em hãy đọc phần trích sau: “Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại: – Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng: – Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu ” (Theo SGK Ngữ Văn 8, tập một, trang 30-31) 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên. 3. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Từ văn bản có đoạn văn được dẫn ở trên, em rút ra được quy luật gì trong cuộc sống? 4. Trong cuộc sống hôm nay, nếu chứng kiến cảnh người phụ nữ hay một bé gái bị chồng, cha ngược đãi, em sẽ ứng xử như thế nào? (Viết thành một đoạn văn từ 6 đến 8 dòng). Phần III: Tập làm văn (4,5đ)
  18. Ngày đầu tiên đi học luôn để lại những ấn tượng khó phai mờ trong ngăn kí ức tuổi thơ của mỗi người. Bằng một bài văn, hãy kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của em. Phần I: Tiếng Việt 1 2 3 4 5 6 7 8 A D B C C B C D Phần II: Đọc – hiểu văn bản 1. – Đoạn văn trích từ tác phẩm “Tắt đèn” – Tác giả: Ngô Tất Tố 2. Phương thức biểu đạt chủ yếu: Tự sự. 3. – Nội dung chính của đoạn văn: Diễn tả cuộc phản kháng quyết liệt của chị Dậu với cai lệ khi hắn cùng người nhà lí trưởng đến nhà vợ chồng chị Dậu đòi bắt anh Dậu vì thiếu sưu. – Quy luật: Tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh 4. – Giải thích để người ngược đãi hiểu đó là việc làm vi phạm luật bình đẳng giới, vi phạm quyền trẻ em. – Chạy báo để mọi người xung quanh cùng biết, cùng can ngăn, đưa người bị hại ra khỏi nơi bị ngược đãi. – Báo cho chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng gần nhất để kịp thời xử lý kẻ ngược đãi. Phần III: Tập làm văn a. Mở bài: Giới thiệu về ngày đầu tiên đi học, ấn tượng chung. b.Thân bài:
  19. Lần lượt kể lại các sự việc trong ngày đầu tiên đi học – Trước ngày khai trường: mẹ đưa đi mua quần áo mới, cặp sách, giày dép – Trên đường đến trường: + Miêu tả cảnh vật trên đường đến trường + Tâm trạng, cảm xúc của em trên đường đến trường – Khi đến trường và khi dự lễ khai giảng: + Miêu tả lại quang cảnh của trường, không khí đông vui náo nhiệt trên sân trường. + Các hoạt động diễn ra trong lễ khai giảng + Ấn tượng, cảm xúc của em về ngôi trường – Tâm trạng của em khi ngồi trong lớp học. Ấn tượng về thầy (cô) giáo, về bạn bè như thế nào? c. Kết bài:Nêu ấn tượng sâu sắc, cảm xúc, suy nghĩ của em về ngày đầu tiên đến trường 1. (3đ) Đọc đoạn trích sau: “ Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. (Lão Hạc-Nam Cao) a. Người kể trong đoạn trích là ai? Kể về sự việc gì? b. Chỉ ra các thán từ và các tình thái từ được sử dụng trong đoạn trích trên? c. Đặt một câu ghép chỉ nguyên nhân vì sao lão Hạc gởi tiền cho ông giáo? 2. (2đ) Nêu đặc điểm nổi bật của văn thuyết minh? Hãy liệt kê các phương pháp thuyết minh đã học? - Quảng cáo -
  20. 3. (5đ) Dựa vào nội dung đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố, hãy tưởng tượng em là người chứng kiến tình huống chị Dậu chống trả lại cai lệ và tên người nhà lý trưởng. Hãy kể lại bằng lời văn của mình. 1. a) Người kể trong đoạn trích là lão Hạc, kể về việc lão bán con chó vàng mà lão yêu quý. b) – Các thán từ: Này, a. – Các tình thái từ: ạ, à. c) Đặt câu: Vì lão không muốn khi chết liên lụy đến hàng xóm nên lão đã gửi tiền ông giáo để lo ma chay cho mình. 2. * Đặc điểm – Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi tính khách quan, xác thực, hữu ích cho con người. - Quảng cáo - – Văn bản thuyết minh được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ . * Các phương pháp – Nêu định nghĩa, giải thích – Phương pháp liệt kê – Phương pháp nêu ví dụ – Phương pháp dùng số liệu – Phương pháp so sánh – Phương pháp phân loại, phân tích. 3. 1. Mở bài: – Giới thiệu hoàn cảnh gia đình chị Dậu.
  21. – Tình huống người kể sang nhà chị Dậu. 2. Thân bài – Diễn biến sự việc + Chị Dậu đang chăm sóc chồng + Thái độ của tên cai lệ và tên người nhà lý trưởng khi mới đến, Chị Dậu cầu xin ra sao + Cao trào của sự việc (thái độ hung hãn của tên cai lệ, sự phản ứng qua từng cách xưng hô của chị Dậu, hai bên lao vào ) + Kết quả sự việc qua lời khẳng định của chị Dậu 3. Kết bài – Ca ngợi hành động của chị Dậu vì thương chồng đã dũng cảm đứng lên bảo vệ chồng. – Khẳng định ý nghĩa của quy luật có áp bức, có đấu tranh 1. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi: ( ) “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì. Trong phút rạo rực ấy, cái câu nói của cô tôi lại nhắc lại: – Mày dại quá! Vào Thanh Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và bế em bé chứ. Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa ” a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Văn bản đó nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Thuộc thể loại gì? Kể theo ngôi thứ mấy? b) Đoạn văn trên kể lại sự việc gì?
  22. 2. Nguyên nhân sâu xa nào đã tác động đến tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để cho Giôn-xi phản ứng gì thêm? 2. (2đ) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: ( ) “Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ ” (Theo Vũ Tú Nam – Biển đẹp) - Quảng cáo - a) Xác định các câu ghép trong đoạn văn trên. b) Phân tích cấu trúc của các câu ghép và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép ấy. 3. (5đ) Nhập vai nhân vật chị Dậu kể lại câu chuyện trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” trích từ tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. 1. a) Đoạn văn trích từ văn bản “Trong lòng mẹ”, trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu”, tác giả là Nguyên Hồng, thể loại hồi ký (được viết năm 1938), kể theo ngôi thứ nhất. b) – Cảm giác sung sướng hạnh phúc của bé Hồng khi được ở trong vòng tay êm ái của mẹ. – Những lời cay độc của bà cô đã bị xóa nhòa khi Hồng được nằm trong lòng mẹ 2. – Nguyên nhân sâu xa tác động tới tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi là sự gan góc của chiếc lá thường xuân (cô không biết đấy là chiếc lá được vẽ); nó chống chọi kiên cường với thiên nhiên khắc nghiệt, cố bám lấy cuộc sống còn ngược lại, cô lại yếu đuối, buông xuôi. Hình ảnh chiếc lá cuối cùng không chịu rụng đã thức tỉnh, khơi gợi sự sống trong tâm trí cô.
  23. -. Nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để cho Giôn-xi phản ứng gì thêm tạo thành một kết thúc mở, đầy bất ngờ; để lại trong lòng người đọc những suy nghĩ sâu sắc và cảm xúc lắng đọng, khiến cho câu chuyện thêm hấp dẫn. 2. a) Xác định đúng 4 câu ghép: – Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. - Quảng cáo - – Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. – Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. – Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ. b) Phân tích được cấu trúc và xác định đúng mối quan hệ giữa các vế trong 4 câu ghép trên là quan hệ điều kiện – kết quả: – Trời // xanh thẳm, biển//cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. – Trời // rải mây trắng nhạt, biển // mơ màng dịu hơi sương. – Trời // âm u mây mưa, biển // xám xịt nặng nề. – Trời // ầm ầm dông gió, biển // đục ngầu, giận dữ 3. 1. Yêu cầu chung: – Dạng đề: Văn tự sự. – Nội dung trọng tâm: Nhập vai chị Dậu kể lại câu chuyện văn bản “Tức nước vỡ bờ”. – Kỹ năng: – Kể chuyện sáng tạo, ngôi kể thứ nhất (xưng tôi) – Ngôn ngữ kể phù hợp với câu chuyện, có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm. a) Mở bài: Nhân vật tôi (chị Dậu) giới thiệu khái quát câu chuyện và cảm xúc chung khi kể lại chuyện đó. b) Thân bài
  24. b.1. Giới thiệu về bản thân mình và hoàn cảnh gia đình: – Chị Dậu tự giới thiệu về mình và hoàn cảnh gia đình mình: đến mùa sưu thuế nhưng không có tiền đóng sưu – Anh Dậu bị đánh trói đến ngất xỉu, nhờ hàng xóm cứu giúp vừa tỉnh b.2 Diễn biến câu chuyện: * Quá trình tức nước: (các sự việc) – Bà lão hàng xóm giúp đỡ, nhắc nhở Chị Dậu nấu cháo chăm sóc cho anh Dậu – Bọn cai lệ và người nhà lí trưởng tiến vào, hằm hè, hung hăng đòi nộp sưu Chị Dậu tha thiết van xin – Tên cai lệ vẫn cương quyết đòi bắt trói anh Dậu. Hắn đánh chị Dậu thô bạo và nhảy đến trói anh Dậu * Quá trình vỡ bờ: (các sự việc) – Chị Dậu không nhịn được nữa, phản kháng mạnh mẽ, ấn dúi tên cai lệ ra cửa làm hắn ngả chỏng quèo – Tên người nhà lí trưởng chực đánh, chị Dậu vật nhau với hắn và cuối cùng quật ngã được anh ta – Anh Dậu sợ hãi vừa run vừa kêu nhưng chị Dậu bảo sẵn sàng chấp nhận hậu quả c) Kết bài: – Cảm nghĩ của chị Dậu sau sự việc: căm giận, uất ức bọn gian ác; tủi cực cho hoàn cảnh của mình