Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 6+8+9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hưng Hòa (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 6+8+9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hưng Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_689_nam.docx
Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 6+8+9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hưng Hòa (Có đáp án)
- ĐỀ THI KSCL HỌC KỲ 1. NĂM HỌC 2016-2017 MÔN NGỮ VĂN 9. Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1(3 điểm): Cho đoạn thơ: Năm mươi sáu ngày đêm bom gầm pháo giội, Ta mới hiểu thế nào là đồng đội. Đồng đội ta Là hớp nước uống chung Nắm cơm bẻ nửa Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa Chia khắp anh em một mẩu tin nhà Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.(Gíá từng thước đất – Chính Hữu) a. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? b. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? c. Phép tu từ nổi bật trong đoạn thơ ?Nêu ngắn gọn tác dụng của phép tu từ đó? d. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7-10 dòng) cảm nhận cái hay của hình ảnh những người lính “Chia khắp anh em một mẩu tin nhà” trong đoạn thơ trên? Câu 2(7 điểm): Cảm nhận nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo Việt gian( “Làng” của Kim Lân,SGK Ngữ văn 9 tập 1) ĐỀ THI KSCL HỌC KỲ 1. NĂM HỌC 2016-2017 MÔN NGỮ VĂN 9. Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1(3 điểm): Cho đoạn thơ: Năm mươi sáu ngày đêm bom gầm pháo giội, Ta mới hiểu thế nào là đồng đội. Đồng đội ta Là hớp nước uống chung Nắm cơm bẻ nửa Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa Chia khắp anh em một mẩu tin nhà Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.(Gíá từng thước đất – Chính Hữu) a. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? b. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? c. Phép tu từ nổi bật trong đoạn thơ ?Nêu ngắn gọn tác dụng của phép tu từ đó? d. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7-10 dòng) cảm nhận cái hay của hình ảnh những người lính “Chia khắp anh em một mẩu tin nhà” trong đoạn thơ trên? Câu 2(7 điểm): Cảm nhận nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo Việt gian( “Làng” của Kim Lân,SGK Ngữ văn 9 tập 1)
- HƯỚNG DẪN CHẤM KSCL HỌC KỲ 1. MÔN NGỮ VĂN 9 Câu 1: a.PTBĐ chính của đoạn thơ là: Biểu cảm(0,5 điểm) b.Thể thơ:Tự do(0,5 điểm) c.Phép điệp ngữ:Cụm từ “chia nhau”lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ(0,5 điểm) Tác dụng: - Nhấn mạnh tình đồng chí đồng đội trong kháng chiến.Các anh chia sẻ với nhau từ những vất vả gian lao, khó khăn thiếu thốn đến những niềm vui nho nhỏ của đời lính. -Bộc lộ cảm xúc tự hào, trân trọng, ngợi ca của Chính Hữu dành cho người lính. Nếu HS nêu được cả 2 ý:0,5 điểm Nếu HS nêu được 1 ý: 0,25 điểm d. Về kỹ năng: biết viết đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn Về nội dung: - Hình ảnh bộc lộ được vẻ đẹp tình đồng chí.Họ thấu hiểu nỗi niềm tâm sự, nỗi nhớ gia đình, quê hương của nhau.Vì vậy, khi một người có “tin nhà’, họ cùng nhau vui mừng.Mẩu tin tuy ngắn ngủi nhưng đó là cả hậu phương vững chắc tạo sức mạnh tinh thần cho người lính vượt qua tất cả. -Thấy được phong cách nghệ thuật của CH:cảm xúc dồn nén, từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Kỹ năng:0,25 điểm, nội dung:0,75 điểm Câu 2: a, Yêu cầu về nội dung: LĐ 1(LĐ phụ) Nêu hoàn cảnh nghe tin dữ: ông Hai đang sống trong tâm trạng vui sướng, hạnh phúc vì tin thắng trận liên tiếp thì nghe tin làng của ông theo Việt gian. Tình huống này bộc lộ được tình yêu lang, yêu nước của ông Hai LĐ 2:Tình yêu làng yêu nước của ông Hai được thể hiện qua diễn biến tâm trạng: - Bất ngờ, sững sờ, không thể nào tin nổi( phân tích qua những biểu hiện trên nét mặt, giọng nói ) - Đau đớn, tủi nhục, thương con, căm giận kẻ bán nước ( qua hành động, độc thoại ) -Tuyệt vọng, giằng xé giữa đi hay ở, giữa yêu làng hay thù làng ->Quyết định dứt khoát, đau đớn: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”
- - Tuy đã quyết tâm thù làng nhưng tận trong sâu thẳm, ông không nguôi nhớ làng. Vì vậy ông trò chuyện cùng con trai nhỏ để bộc bạch nỗi lòng =>Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo: đặt nhân vật vào tình huống thử thách, miêu tả tâm lý tinh tế, hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm b, Yêu cầu về kỹ năng: Biết tạo lập văn bản 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Biết xây dựng luận điểm, luận cứ, diễn đạt trôi chảy. Biểu điểm: Đảm bảo cơ bản các yêu cầu về nội dung và kỹ năng: 6 - 7 điểm Đảm bảo 2/3 yêu cầu về nội dung, và đảm bảo yêu cầu về kỹ năng: 5-5,75 điểm Đảm bảo ½ yêu cầu về nội dung và đảm bảo về kỹ năng: 4-4,75 điểm Đảm bảo ½ yêu cầu về nội dung và còn lúng túng về kỹ năng: 3-3,75 điểm Còn lại, GV chiết điểm cho phù hợp
- ĐỀ THI KSCL HỌC KỲ 1.MÔN NGỮ VĂN 6. NĂM HỌC 2016-2017 Thời gian:90 phút(không kể thời gian phát đề) Câu 1(3 điểm):Cho đoạn văn: “Mấy hôm sau, chim lại đến ăn khế. Ăn xong, chim bảo người em vào lấy túi ba gang đi lấy vàng.Chim đậu xuống đất, xòe cánh đỡ người em lên lưng rồi bay vút lên trời.Chim bay mãi, bay mãi, qua núi cao, qua biển rộng bao la và đỗ xuống một hòn đảo đầy vàng bạc châu báu.Người em đi khắp đảo ngắm nhìn thỏa thích rồi lấy vàng bỏ đầy túi ba gang. Chim phượng hoàng bảo lấy thêm, người em cũng không lấy. Xong xuôi, chim lại đưa người em trở về nhà.Từ đó người em trở nên giàu có.Vợ chồng người em đem thóc gạo, vàng bạc ra giúp đỡ những người nghèo khổ.(Truyện cổ tích “Cây khế”) a.Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? b Truyện cổ tích thường có chi tiết kỳ ảo hoang đường.Hãy chỉ ra và nêu ngắn gọn ý nghĩa của một chi tiết mà em thích nhất đoạn truyện trên? c.Viết từ 3 đến 4 câu cảm nhận về nội dung của đoạn văn trên? c.Tìm danh từ trong câu văn gạch chân ở đoạn văn trên? Câu 2(7 điểm):Tuổi học trò ai cũng có những kỷ niệm đẹp về bạn bè dưới mái trường yêu dấu. Hãy kể lại một kỷ niệm mà em nhớ nhất về người bạn của mình. ĐỀ THI KSCL HỌC KỲ 1.MÔN NGỮ VĂN 6. NĂM HỌC 2016-2017 Thời gian:90 phút(không kể thời gian phát đề) Câu 1(3 điểm):Cho đoạn văn: “Mấy hôm sau, chim lại đến ăn khế. Ăn xong, chim bảo người em vào lấy túi ba gang đi lấy vàng.Chim đậu xuống đất, xòe cánh đỡ người em lên lưng rồi bay vút lên trời.Chim bay mãi, bay mãi, qua núi cao, qua biển rộng bao la và đỗ xuống một hòn đảo đầy vàng bạc châu báu.Người em đi khắp đảo ngắm nhìn thỏa thích rồi lấy vàng bỏ đầy túi ba gang. Chim phượng hoàng bảo lấy thêm, người em cũng không lấy. Xong xuôi, chim lại đưa người em trở về nhà.Từ đó người em trở nên giàu có.Vợ chồng người em đem thóc gạo, vàng bạc ra giúp đỡ những người nghèo khổ.(Truyện cổ tích “Cây khế”) a.Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? b Truyện cổ tích thường có chi tiết kỳ ảo hoang đường.Hãy chỉ ra và nêu ngắn gọn ý nghĩa của một chi tiết mà em thích nhất trong đoạn truyện trên? c.Viết từ 3 đến 4 câu cảm nhận về nội dung của đoạn văn trên? c.Tìm danh từ trong câu văn gạch chân ở đoạn văn trên?
- Câu 2(7 điểm):Tuổi học trò ai cũng có những kỷ niệm đẹp về bạn bè dưới mái trường yêu dấu. Hãy kể lại một kỷ niệm mà em nhớ nhất về người bạn của mình. HƯỚNG DẪN CHẤM KSCL HỌC KỲ 1. MÔN NGỮ VĂN 6 Câu 1: a.PTBĐ chính của đoạn văn là: Tự sự(0,5 điểm) b. HS có thể tùy chọn chi tiết và nêu ngắn gọn được ý nghĩa chi tiết đó Ví dụ: Chi tiết chim phượng hoàng chở người em bay qua núi cao biển rộng bao la đỗ xuống một hòn đảo đầy châu báu Ý nghĩa: chi tiết kỳ ảo hoang đường, là phần thưởng xứng đáng cho người em c. HS viết từ 3-4 câu: -Nêu được nội dung của đoạn: Chim chở người em đi lấy vàng ở hòn đảo .Vợ chồng người em trở nên giàu có và giúp đỡ mọi người -Nêu được nhận xét, suy nghĩ, bài học của em về nội dung của đoạn truyện: Thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của tác giả dân gian, tạo nên sức hấp dẫn. Thẻ hiện được quan niệm ước mơ của nhân dân về đạo lý ở hiền gặp lành.Từ đó mỗi chúng ta biết sống nhân hậu, thật thà, biết yêu thương chia sẻ HS nêu được 2 ý trên và diễn đạt rõ ràng đạt 1 điểm HS nêu thiếu 1 ý:0,5 điểm c.Danh từ: Vợ chồng, người em, thóc gạo, vàng bạc, người Đúng 5 danh từ: 0,5 điểm.Đúng từ 2-3 danh từ: 0,25 điểm. đúng 1 danh từ không cho điểm Câu 2: a, Yêu cầu về nội dung: Biết kể một kỷ niệm về bạn: xây dựng tình huống truyện, các sự việc mở đầu, diễn biến, kết thúc, kỷ niệm phải có ý nghĩa với bản thân b, Yêu cầu về kỹ năng: Biết tạo lập văn bản tự sự 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Diễn đạt trôi chảy, rõ ràng Biểu điểm: Đảm bảo cơ bản các yêu cầu về nội dung và kỹ năng: 6 - 7 điểm Đảm bảo 2/3 yêu cầu về nội dung, và đảm bảo yêu cầu về kỹ năng: 5-5,75 điểm Đảm bảo ½ yêu cầu về nội dung và đảm bảo về kỹ năng: 4-4,75 điểm
- Đảm bảo ½ yêu cầu về nội dung và còn lúng túng về kỹ năng: 3-3,75 điểm Còn lại, GV chiết điểm cho phù hợp ĐỀ THI KSCL HỌC KỲ 1.MÔN NGỮ VĂN 8. NĂM HỌC 2016-2017 Thời gian:90 phút(không kể thời gian phát đề) Câu 1(3 điểm):Cho đoạn văn: “Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy giờ vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi: -Sao không lại đây, Hiên?Lại đây chơi với tôi. Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn chơi với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước đến gần, trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi: -Sao áo mày rách thế, Hiên? Áo lành đâu không mặc? Con bé bịu xịu nói: - Hết áo rồi, chỉ còn cái này - Sao không bảo u mày may cho? Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có thể đi mò cua bắt ốc thì lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương cũng như ban sáng, Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng với Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm: - Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ chị ạ - Ừ, phải đấy.Để chị về lấy Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo.Sơn đứng yên chờ đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui (Truyện ngắn”Gió lạnh đầu mùa”- Thạch Lam) a.Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? b.Tìm các từ tượng hình có trong đoạn văn trên? c. Chỉ ra mối quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép được gạch chân ở đoạn văn trên?? d.Viết đoạn văn ngắn cảm nhận chi tiết chị em Sơn cho bạn chiếc áo ấm trong đoạn văn trên? Câu 2(7 điểm): Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao đã thể hiện một cách cảm động phẩm chất cao quý, tiềm tàng của người nông dân trong xã hội cũ qua nhân vật Lão Hạc.
- Hãy làm sáng tỏ nhận định trên? HƯỚNG DẪN CHẤM KSCL HỌC KỲ 1. MÔN NGỮ VĂN 8 Câu 1: a.PTBĐ chính của đoạn văn là: Tự sự(0,5 điểm) b.Từ tượng hình: Co ro, tả tơi, bịu xịu, hăm hở, ấm áp, vui vui Từ tượng thanh:Thì thầm Đùng từ 5-6 từ ::0,5 điểm Đúng từ 2-3 từ:0,25 điểm Đúng 1 không cho điểm c.Mối quan hệ ý nghĩa giữa các về trong câu ghép được gạch chân: So sánh(0,5 điểm) d.Về kỹ năng: biết viết đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn Về nội dung: - Tái hiện được chi tiết - Nêu được ý nghĩa của chi tiết: + chi tiết bất ngờ, thể hiện được phong cách viết truyện ngắn của TL. +Chi tiết không chỉ bộc lộ được tính cách ngây thơ hồn nhiên mà còn chan chứa lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương của chị em Sơn. Cái áo cũ chị em Sơn cho chứa đựng biết bao tình người ấm áp “thương người như thể thương thân’ +Bộc lộ được tình thương và lòng trắc ẩn của nhà văn dành cho trẻ em Hình thức:0,25 điểm, nội dung:0,75 điểm Câu 2: a, Yêu cầu về nội dung: * Làm rõ được vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc: -nhân hậu, sống có tình có nghĩa( qua cách chăm sóc con Vàng, nỗi đau khi phải bán con Vàng ) -Nhân cách trong sạch, giàu lòng tự trọng(qua cách từ chối sự giúp đỡ, chọn cái chết ) -Yêu con( qua sự đau đớn khi con bỏ đi, nỗi nhớ thương con, cái chết ) *Tất cả được thể hiện bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo: đặt nhân vật vào tình huống thử thách, miêu tả tâm lý tinh tế, hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
- =>Từ đó bộc lộ được thái độ trân trọng, ngợi ca, niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp, tiềm tàng của nhà văn NC dành cho người nông dân trong xã hội cũ b, Yêu cầu về kỹ năng: Biết tạo lập bài văn chứng minh 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Biết xây dựng luận điểm, luận cứ, diễn đạt trôi chảy. Biểu điểm: Đảm bảo cơ bản các yêu cầu về nội dung và kỹ năng: 6 - 7 điểm Đảm bảo 2/3 yêu cầu về nội dung, và đảm bảo yêu cầu về kỹ năng: 5-5,75 điểm Đảm bảo ½ yêu cầu về nội dung và đảm bảo về kỹ năng: 4-4,75 điểm Đảm bảo ½ yêu cầu về nội dung và còn lúng túng về kỹ năng: 3-3,75 điểm Còn lại, GV chiết điểm cho phù hợp